Khi bị chậm kinh, nhiều chị em thường cho rằng đây là dấu hiệu của việc mang thai nếu trước đó họ có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nhiều người dù chậm kinh tới 1 tuần nhưng khi thử que vẫn chỉ lên 1 vạch. Điều này gây ra sự hoang mang không biết việc chậm kinh 1 tuần có phải do mang thai hay không? Vậy, nguyên nhân chậm kinh 1 tuần thử que 1 vạch là do đâu?
Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ là hiện tượng sinh lý có tính lặp đi lặp lại vào hàng tháng. Được tính từ ngày kinh đầu tiên của tháng này đến ngày kinh đầu tiên của tháng sau. Ở một người phụ nữ khỏe mạnh, độ dài một chu kỳ kinh thường dao động trong khoảng từ 28 – 30 ngày. Tuy nhiên, có không ít chị em gặp phải tình trạng kì kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường. Đây được gọi là hiện tượng chậm kinh, một biểu hiện rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến.
Trên thực tế, đối với những nữ giới đang tuổi sinh sản có hoạt động quan hệ tình dục thì chậm kinh thường là dấu hiệu của việc mang thai. Nhưng với những người không có quan hệ tình dục trước đó thì việc chậm kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau như do sự rối loạn nội tiết hay bệnh phụ khoa.
Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây chậm kinh là điều cần thiết giúp các chị em nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân để có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, những nữ giới trong độ tuổi sinh sản nếu có quan hệ tình dục thì chậm kinh chính là dấu hiệu mang thai rất dễ để nhận biết. Đặc biệt là khi chu kỳ kinh của người bạn gái xảy ra đều đặn hàng tháng thì việc bị chậm kinh 1 tuần có khả năng mang thai rất cao.
Và để xác minh suy đoán này có chuẩn xác hay không, nhiều chị em đã lựa chọn cách dùng que thử thai để phát hiện thai sớm. Đây là phương pháp sử dụng que thử để giúp phát hiện nồng độ hCG có trong nước tiểu của thai phụ. Bởi khi mang thai, nồng độ hCG của người nữ giới sẽ tăng cao.
Trong trường hợp bạn bị chậm kinh 1 tuần và thử que lên 2 vạch thì chắc chắn đã có thai. Còn với trường hợp que thử chỉ lên 1 vạch thì không có thai. Tuy nhiên, việc nữ giới bị chậm kinh 1 tuần thử thai lên 1 vạch nhưng vẫn có thai hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do những yếu tố sau:
Do sử dụng que thử sai cách hay chất lượng que thử thai không đảm bảo khiến cho kết quả thử thai bị sai lệch.
Do nữ giới đang sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến cho nồng độ hormone có trong nước tiểu không đủ nên que thử chỉ lên 1 vạch trong khi đã có thai…
Do chu kỳ kinh nguyệt không đều, sai lệch trong cách tính ngày chậm kinh nên kết quả chưa chính xác.
Chính vì vậy các chị em gặp phải trường hợp chậm kinh 1 tuần thử que lên 1 vạch muốn biết mình có thai hay không thì có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Tại đây bạn sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để cho kết quả chính xác nhất.
Nguyên nhân chậm kinh 1 tuần thử que 1 vạch
Đối với những trường hợp nữ giới bị chậm kinh 1 tuần nhưng không phải do lý do mang thai thì rất có thể đây là một biểu hiện của vấn đề bất thường trong cơ thể. Nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân từ tâm lý, thói quen sinh hoạt hay bệnh lý.
Việc xác định được chính xác tình trạng chậm kinh 1 tuần thử que 1 vạch do nguyên nhân nào gây ra là điều quan trọng. Bởi dựa vào đó các chị em mới có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường của bản thân để từ đó có cách khắc phục nhanh chóng. Bảo vệ tốt cho chức năng hoạt động của cơ quan sinh sản.
Có thể liệt kê những nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng chậm kinh ở nữ giới bao gồm:
Chậm kinh 1 tuần thử que 1 vạch do tâm lý
Ngoài ra, những nữ giới thường xuyên phải chịu đựng áp lực, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài… cũng sẽ làm ức chế sự rụng trứng. Điều này khiến cho trứng rụng muộn hơn, bởi vậy chu kỳ kinh sẽ đến muộn hơn bình thường gây ra tình trạng chậm kinh.
Trễ kinh 1 tuần do ảnh hưởng của cân nặng cơ thể
Ngoài ra, với những chị em bị tăng cân quá nhanh. Cơ thể sẽ sản xuất nhiều insulin. Đây là một loại hormone gây ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng, ngăn chặn sự rụng trứng khiến kinh nguyệt đến muộn.
Chậm kinh 7 ngày thử que lên 1 vạch do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc
Ở một số nữ giới, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh. Nguyên nhân là bởi các loại thuốc này có thể gây rối loạn nội tiết tố cơ thể và tác động trực tiếp vào chu kỳ kinh nguyệt.
Tình trạng này thường xảy ra ở những trường hợp sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc nội tiết tố
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc hóa trị ung thư
…
Chậm kinh 1 tuần nhưng không có thai do mãn kinh sớm
Thông thường hiện tượng mãn kinh ở nữ giới sẽ xảy ra sau độ tuổi 40. Tuy nhiên có một số trường hợp nữ giới dưới độ tuổi 40 nhưng bị thiếu hụt một lượng hormone lớn cũng có thể bị mãn kinh sớm.
Đối với những trường hợp này, ngoài tình trạng chậm kinh các bạn cũng sẽ gặp phải một số dấu hiệu điển hình khác như khô âm đạo, đổ mồ hôi, dễ bị nóng…
Chậm kinh 1 tuần nhưng que thử lên 1 vạch do bệnh lý
Một nguyên nhân rất phổ biến khiến cho nhiều chị em chậm kinh không phải do mang thai đó chính là ảnh hưởng của các bệnh lý phụ khoa. Phần lớn các bệnh lý này xảy ra ở buồng trứng, tử cung. Đây là 2 bộ phận tạo ra kinh nguyệt ở nữ giới, do đó, khi chúng gặp vấn đề, chu kỳ kinh nguyệt của các chị em sẽ bị rối loạn như chậm kinh, rong kinh…
Có thể kể đến một số căn bệnh phụ khoa thường gây tình trạng chậm kinh ở nữ giới bao gồm: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung…
Thông thường khi mắc phải các bệnh lý phụ khoa này, ngoài tình trạng bị chậm kinh trong nhiều tháng liền. Các chị em còn gặp phải những biểu hiện bất thường khác như: Đau vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều, có màu lạ và mùi hôi bất thường, đau khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường, tiểu khó…
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tình trạng nữ giới bị chậm kinh 1 tuần thử que lên 1 vạch cũng có thể là do những nguyên nhân khác gây ra như:
Do luyện tập quá sức khiến cơ thể bị mất năng lượng gây ức chế hành kinh, dẫn đến kinh nguyệt chậm.
Uống nhiều rượu bia làm ảnh hưởng đến lượng hormone, gây rối loạn kinh nguyệt.
Hút thuốc lá khiến cho nicotine có trong thuốc lá tác động tiêu cực đến các cơ quan vùng chậu, giảm phân phối oxy đến các khu vực xương chậu, vì thế mà dễ bị tắc nghẽn vùng chậu, kinh nguyệt bị trễ.
Do rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi không hợp lý…
Phải làm gì khi bị chậm kinh? – Cách điều hòa kinh nguyệt ổn định
Có thể thấy tình trạng chậm kinh ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tùy vào từng trường hợp mà các chị em áp dụng cách xử lý khác nhau.
Với những trường hợp nhữ giới chậm kinh 1 tuần thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác tình trạng thai nhi để có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Còn với những trường hợp bị chậm kinh 1 tuần không phải do mang thai. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra trong 1, 2 chu kỳ thì bạn không cần lo lắng. Chỉ cần thay đổi lại thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống là sẽ giúp kỳ kinh ổn định trở lại. Nhưng nếu như bạn bị chậm kinh từ 3 chu kỳ trở lên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và tìm hướng điề trị đúng cách.
Hiện nay có nhiều cách chữa chậm kinh cho nữ giới bao gồm:
Chữa chậm kinh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống
Để giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định trở lại, không xảy ra tình trạng chậm kinh. Các chị em nên chú ý đến những vấn đề sau:
Duy trì thói quen uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày để đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể
Ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả giàu chất kali và chất đạm.
Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể
Tắm nước ấm
Tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng với cường độ vừa đủ
Luôn giữ cho tâm lý được ổn định và thoải mái.
Áp dụng các bài thuốc chữa chậm kinh dân gian như: dùng ngải cứu, dùng hoa hồng, mùi tây, gừng tươi
Chữa chậm kinh bằng thuốc
Đối với những trường hợp nữ giới bị chậm kinh do rối loạn nội tiết tố hay các bệnh phụ khoa. Tùy theo chính xác nguyên nhân gây chậm kinh mà bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc phù hợp như:
Thuốc bổ sung nội tiết tố: Áp dụng cho các trường hợp bị thiếu hoặc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Thuốc kháng sinh, kháng khuẩn…: Áp dụng cho các trường hợp bị mắc các bệnh viêm phụ khoa. Có tác dụng khắc phục các triệu chứngvà loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Thuốc Tây kết hợp với Đông Y: Phương pháp này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới
Thuốc có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu: Giúp tăng cường sinh lý cơ thể.
…
Chữa chậm kinh bằng phương pháp ngoại khoa
Cách điều trị này thường áp dụng cho những nữ giới bị chậm kinh do các bệnh phụ khoa ở giai đoạn nặng, có các triệu chứng nguy hại. Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các phương pháp ngoại khoa phù hợp để chữa trị các bệnh lý đồng thời khắc phục chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh sản. Từ đó hỗ trợ cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.
Bởi điều này có thể gây ra nhiều sự nguy hại cho sức khỏe. Tốt nhất khi bạn bị chậm kinh mà không rõ nguyên do, hãy đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia có trình độ hỗ trợ kiểm tra và tư vấn cách khác phục đúng cách, an toàn cho sức khỏe.