Top 4 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Nhiều Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Chảy Máu Cam Có Rất Nhiều Nguyên Nhân Khác Nhau

Thông số kỹ thuật Chảy máu cam có rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Chảy máu cam có rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Khoảng 60% mọi người từng ít nhất 1 lần bị chảy máu cam, hiện tượng chảy máu ở một hoặc 2 bên lỗ mũi, bất ngờ và không có nguyên nhân rõ ràng.

Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam là một hiện tượng phổ biến, tuy trông có vẻ đáng sợ nhưng Dung dịch sát khuẩn tay nhanh hiếm khi tình trạng này gây ra vấn đề sức khoẻ nào nghiêm trọng. Mũi có nhiều mạch máu nằm sát bề mặt phía trong, vô cùng dễ vỡ nên có thể làm chảy máu cam. Tình trạng này thường gặp ở người lớn hoặc trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 10.

Có hai loại chảy máu cam:

Chảy máu cam phía ngoài do các mạch máu ở mũi vỡ ra.

Chảy máu cam phía trong xuất hiện ở phần sâu nhất của mũi, máy quét rác sàn nhà công nghiệp máu có thể chảy xuống cổ họng và gây ra các trường hợp nguy hiểm.

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Mũi rất dễ bị tổn thương và chảy máu. Đó là vì mũi có vai trò quan trọng trong việc làm ấm và ẩm luồng không khí chúng ta hít thở. Dưới lớp da mỏng trong lỗ mũi có vô số các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cho luồng không khí đi vào phổi.

Có một số nguyên nhân làm đứt các mạch máu này gây ra hiện tượng chảy máu mũi.

Một cú đập vào mặt có thể gây chảy máu mũi, cho dù xương mũi có bị vỡ hay không. Nhiễm trùng hoặc khô mũi sẽ làm tăng khả năng chảy máu. Một kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Phẫu thuật Hộp sọ (Mỹ) cho biết những người bị chảy máu mũi có nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn cao gấp 7 lần so với người khác.

Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng cũng góp phần gây chảy máu mũi, nhất là khi trời hanh khô thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy vào mùa đông hơn 40% số bệnh nhân đến khoa cấp cứu là do chảy máu cam, và vào mùa nóng khô ở nhiều vùng châu Phi, cũng có nhiều người bị chảy máu cam hơn.

Nếu chảy máu cam do bị đứt các mạch máu phía ngoài thì máu thường chảy ra ngoài, còn do các mạch máu phía trong bị đứt thì máu thường chảy xuống cổ, và người bị thường nhổ ra hoặc nuốt vào bụng. Đôi khi, có bệnh nhân nôn ra máu nhưng không phải do xuất huyết nội tạng mà do vô tình trước đó nuốt phải máu do chảy máu cam mà không biết.

Những ai dễ bị chảy máu cam?

Trẻ em dễ bị hơn người lớn, nhưng cũng chỉ bị nhẹ và thường là chảy máu phía ngoài. Thường thì máu tự ngừng chảy mà không cần phải đi gặp bác sĩ. Trong số trẻ phải đến gặp bác sĩ thì đến 93% là chỉ cần điều trị đơn giản, như là ép chặt chỗ vết thương bằng cách nút bông. Trẻ nhỏ hay có tật cạy gỉ mũi, việc này cũng dễ gây tổn thương lớp da mỏng bên trong lỗ mũi gây chảy máu.

Nhóm thứ hai có nguy cơ là người già trên 65 tuổi và có thể bị nặng hơn. Ở tuổi này, chảy máu mũi có thể là biểu hiện của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, ví dụ như rối loạn máu chảy máu đông, viêm xoang mãn tính, hoặc ung thư bạch cầu.

Người sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc xịt mũi có chứa steroid cũng dễ bị chảy máu cam.

Chảy máu cam phía trong nhìn chung ít xảy ra hơn nhưng lại hay gặp ở người già. Vấn đề này cũng khó xử lí hơn và thậm chí có thể kéo dài nhiều giờ.

Mất máu nhiều đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu máu hoặc cần được truyền máu. Tuy nhiên nguy cơ thiệt mạng do chảy máu cam là cực kì thấp. Trong số 2,4 triệu ca tử vong ở Mỹ trong năm 1999 thì có 4 ca là do chảy máu cam.

Làm gì khi bị chảy máu cam?

Nhiều người hay luống cuống khi gặp tình huống này vì không biết sẽ bị bao lâu và mất nhiều máu hay chưa. Nhưng nhìn chung thì không đáng phải lo ngại như vậy.

Nếu bị nặng, máu vẫn tiếp tục chảy lâu hơn 30 phút hoặc chảy máu do bị va đập mạnh vào đầu hoặc chảy máu do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó, thì phải đến gặp bác sĩ ngay.

Nếu bạn hay bị chảy máu cam, có thể thử dùng thuốc xịt chống xung huyết (làm giảm ngạt mũi) hoặc bôi thuốc làm mềm, giữ ẩm cho niêm mạc mũi.

Điều trị chảy máu cam

1. Bổ sung dưỡng chất

Vì chúng ta đã biết chảy máu cam thiếu chất gì, nên điều cần làm bây giờ là bổ sung những dường chất thiếu hụt đó.

Vitamin C: Lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày cho người lớn là từ 75-90mg. Vitamin C có thể dễ dàng tìm thấy trong rau củ quả như cam, quýt, chanh, dâu tây, việt quất, ổi, ớt chuông, …

Vitamin K: Các loại rau xanh như súp lơ, cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, măng tây, bắp cải, … đều chứa nhiều vitamin K.

Kali: Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm trái cây như bơ, chuối, …; rau xanh; củ quả như cà chua, cà rốt; sữa chua; cá, nghêu, …

Sắt: Thực phẩm giàu sắt bao gồm hải sản: tôm, cua, sò huyết, …; thịt đỏ: thịt bò, dê, vịt,…; các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

2. Loại bỏ dị vật

Nếu chảy máu cam do dị vật, loại bỏ là điều cần thiết, nhưng bạn cần gặp bác sĩ chứ không nên tự làm tại nhà.

3. Điều trị tại nhà

Chảy máu mũi phía ngoài có thể điều trị tại nhà. Khi chảy máu cam, hãy ngồi dậy và giá máy chà sàn đơn siết chặt phần mềm của mũi, để lỗ mùi đóng hoàn toàn. Giữ nguyên tư thế đó trong 10 phút, hơi nghiêng về phía trước và thở bằng miệng.

Không được nằm xuống hay ngửa cổ ra sau, vì có thể khiến máu chảy xuống dạ dày gây kích ứng.

Xin cảm ơn!

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Do Đâu?

– Viêm mũi cấp tính và mạn tính: Bệnh viêm mũi khiến lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn và các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi, đặc biệt khi bạn hay ngoáy mũi.

– Nhiễm trùng xoang hoặc khối u: Chảy máu mũi có máu màu đậm hoặc mùi hôi ở người lớn có nguy cơ cao là do nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Cần điều trị ngay bởi đây là nguồn gốc gây ung thư mũi xoang.

– Bệnh viêm mũi dị ứng: Khi các yếu tố dị ứng tấn công, các mô dọc theo mũi bị sưng lên, đồng thời các mao mạch cũng giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Đặc biệt, triệu chứng viêm mũi dị ứng là thường xuyên hắt hơi và chúng có thể khiến các lớp lót của vách ngăn bị loét và dễ gây chảy máu hơn.

– U xơ vòm mũi họng: Bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi,… kèm theo đó là tình trạng chảy máu cam: là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm mũi họng cần hết sức cẩn trọng.

– Thói quen ngoáy mũi: Không những mất vệ sinh mà còn khiến lông mũi bị rụng, làm thương tổn niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu.

– Tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng khiến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn,…Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.

– Do thời tiết: Chảy máu cam thường gặp khi thời tiết lạnh, khô hanh. Lúc này mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây chảy máu mũi.

– Thay đổi sinh lý: Phụ nữ mang thai thường xuyên bị chảy máu cam và nguyên nhân được xác định là do thay đổi nội tiết tố.

– Thiếu vitamin C: Đây là nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu lợi, vết thương lâu lành và đặc biệt là chảy máu cam.

– Dị vật trong mũi: Nhức đầu thường xuyên và bị chảy máu mũi là 2 triệu chứng phổ biến cho hiện tượng trong mũi có dị vật.

Khi bị chảy máu cam bạn cần bình tĩnh xử lý đúng cách theo hướng dẫn sau: Ngồi xuống ở tư thế lưng thẳng và đầu hơi ngả về phía trước rồi tiếp đó, dùng ngón trỏ bóp chặt mũi, thở bằng miệng. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu tình trạng máu cam chảy một bên hoặc hai bên xảy ra thường xuyên thì bạn nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân chảy máu mũi và có cách điều trị phù hợp nhất.

10 Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Ở Trẻ

Có hai loại chảy máu mũi:

Chảy máu mũi trước bắt nguồn từ khoang mũi trước, khiến máu chảy ra ngoài qua lỗ mũi. Đây là loại chảy máu mũi phổ biến nhất và nó thường không nghiêm trọng.

Chảy máu mũi sau bắt nguồn từ phía sau của đường mũi, gần cổ họng. Chảy máu cam sau ít phổ biến hơn chảy máu cam trước, nhưng chúng có thể nghiêm trọng và có thể gây mất nhiều máu. May mắn là trẻ em không thường bị chảy máu mũi sau.

Các nguyên nhân gây chảy máu cam bao gồm:

Hai nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ thường gặp là không khí môi trường hít vào quá khô hoặc do trẻ ngoáy mũi gây chảy máu.

Đôi khi trẻ bị chảy máu mũi vì trẻ đang bị dị ứng mũi hoặc cảm lạnh gây viêm mũi, cũng làm tổn thương mạch máu mũi.

Ngoài ra, chảy máu cam ở trẻ em có thể là do tác dụng phụ của thuốc xịt mũi steroid được sử dụng cho các triệu chứng dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Nếu trẻ sử dụng một trong những loại thuốc xịt này và bị chảy máu mũi, cần xin ý kiến bác sĩ về việc tạm thời ngừng thuốc xịt. Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, trẻ có thể phải ngừng xịt thuốc này hoàn toàn.

Chảy máu cam có thể chỉ bị vài lần, nhưng nếu trẻ hay chảy máu cam thì có thể do:

Tiếp xúc liên tục với không khí khô, nhất là mùa hè thời tiết oi bức, ngồi phòng máy lạnh liên tục kéo dài…

Sử dụng liên tục các loại thuốc xịt mũi có chứa steroid để trị viêm mũi dị ứng, thuốc phòng ngừa hen suyễn

Cảm lạnh tái phát

Trong một số trường hợp, chảy máu cam tái diễn có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu. Nhưng mẹ lưu ý, trẻ bị rối loạn đông máu thường kèm xuất huyết nơi khác như xuất huyết da gây bầm tím, xuất huyết khớp gây sưng khớp, xuất huyết tiêu hóa gây ói ra máu, đi tiêu phân đen, chảy máu khó cầm sau chấn thương nhẹ…

2. Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam ở trẻ em đa số sẽ tự hết, không ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại biến chứng gì nghiêm trọng với điều kiện là mẹ và trẻ phải biết xử trí đúng cách. Các bước sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi ban đầu như sau:

Ngồi hoặc đứng và hơi cúi người về phía trước để máu chảy ra mũi trước. Không nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau vì tư thế này làm máu chảy ra mũi sau, có thể khiến bé nuốt phải máu và có thể dẫn đến nôn mửa.

Bóp 2 cánh mũi vào nhau để cầm máu, đồng thời hướng dẫn trẻ há miệng ra để hít thở. Không kẹp chặt sống mũi (phần xương mũi cứng) vì điều đó không giúp cầm máu và không ấn vào một bên cánh mũi, ngay cả khi máu chỉ chảy ở một bên.

Nếu muốn, mẹ cũng có thể chườm lạnh hoặc chườm đá lên sống mũi. Điều này có thể giúp các mạch máu co lại và làm chậm quá trình chảy máu. Bước này thường không cần thiết, nhưng nhiều người thích làm.

3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Đa số các chảy máu cam sau xử trí đúng cách đều tự cầm. Một số trường hợp đặc biệt sau, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu:

Chảy máu cam ồ ạt hoặc gây khó thở

Chảy máu cam kèm da xanh xao, mệt mỏi hoặc mất phương hướng

Không ngừng chảy máu sau khi đã cầm máu đúng cách như hướng dẫn trên

sau cuộc phẫu thuật mũi gần đây hoặc trẻ có một khối u mũi đã biết

Chảy máu cam kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác như đau ngực

Chảy máu cam sau chấn thương, chẳng hạn như trẻ bị đánh vào mặt và mẹ lo ngại rằng con có thể bị các chấn thương khác (ví dụ gãy xương)

Chảy máu cam ở trẻ đang dùng các thuốc ngăn đông máu như Warfarin, Dabigatran, Rivaroxiban, Apixaban, Edoxaban, Fondaparinux, Clopidogrel (biệt dược: Plavix), Aspirin.

Chảy máu cam khó cầm và trẻ có nhiều vết bầm tím da, chảy máu nơi khác hoặc trẻ đã bị chảy máu cam nhiều lần.

4. Phòng ngừa chảy máu cam tái phát

Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị chảy máu cam mà mẹ có thể áp dụng tại nhà bao gồm:

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi ngủ, đặc biệt là khi không khí rất khô

Giữ ẩm cho mũi bằng cách sử dụng gel hoặc xịt mũi có chứa nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia .

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Một Bên Mũi?

Chảy máu cam một bên mũi chính đây là tình trạng mà nhiều gặp thường hay gặp phải và nó thường xuất hiện nhiều lần khiến cho bạn hoang mang. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và nó có nguy hiểm không?

Theo như các Dược sĩ – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết chảy máu mũi là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ ai nếu như chảy máu một bên với liều lượng ít thì bạn có thể tự khắc phục nhanh ngay tại nhà. Thế nhưng, nếu như tần suất của hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Hiện tượng chảy máu cam một bên mũi

Do bị nhiễm trùng cấu trúc xoang mũi đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp rất dễ dẫn tới tình trạng bị chảy máu ở một bên mũi. Thường gặp ở những đối tượng mắc bệnh về xoang mũi như:

Khi vẹo vách ngăn mũi sẽ khiến cho vùng xoang mũi bị viêm từ đó tạo kích thích và gây chảy máu ở mũi. Trường hợp người bệnh bị chảy máu do mũi bị nhiễm lạnh, do thời tiết quá lạnh mà người bệnh lại không biết cách giữ ấm cơ thể. Mũi sẽ tiếp xúc nhiều trực tiếp với nhiệt độ thấp từ đó sẽ gây chảy máu. Hoặc đối với những người ngồi điều hòa, máy lạnh lâu trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho vùng mũi xoang bị nhiễm lạnh khiến các mạch máu bị phá vỡ hoại tử niêm mạc gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Có thể là chảy máu cam một bên mũi trái hoặc chảy máu cam một bên mũi phải.

Hiện tượng chảy máu cam một bên mũi

Trường hợp do thói quen xấu gây ra cụ thể nhiều người hiện nay thường có thói quen dùng tay để ngoáy mũi và thế đôi khi vô tình mà ngoáy mũi quá sâu hoặc quá mạnh. Bạn dùng các vật nhọn cứng để ngoáy mũi nên rất dễ dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu mũi bên trong từ đó dẫ tới hiện tượng chảy máu.

Thường xuyên chảy máu cam một bên mũi có nguy hiểm không?

Mức độ tổn thương và gây nguy hiểm do chảy máu mũi một bên gây ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh. Nếu như bạn để mất máu thường xuyên hoặc quá nhiều sẽ gây thiếu máu. Khi đó cơ thể không đủ cung cấp lượng máu đã mất ảnh hưởng tới chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể của bạn.

Đối với việc điều trị chảy máu cam phải dựa vào rất nhiều nguyên nhân và tình hình cụ thể của người bệnh. Khi đó mới có phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biểu hiện của tình trạng chảy máu mũi nói lên điều gì?

Biểu hiện chảy máu: Máu chảy ra từ một bên lỗ mũi có nhiều lúc máu lẫn với dịch nước mũi qua lỗ mũi và chảy ngược xuống họng với lượng máu ít hoặc nhiều. Màu sắc của máu có thể tươi hoặc sậm hơn tùy từng trường hợp bệnh và cũng tùy từng nguyên nhân. Bạn nên quan sát trong mũi có thể thấy điểm chảy máu hoặc có những chỗ giãn mạch máu hoặc mũi bạn có thể sẽ xuất hiện dị vật hây chảy máu cam một bên mũi.

Tìm hiểu thêm thông tin Mách bạn cách chữa giun kim cho trẻ nhỏ và người lớn hiệu quả nhất.

Biểu hiện từ nguồn phát bệnh: Đối với những bệnh vùng mũi đều có thể là bệnh gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng tồn tại u lành tính trong khoang mũi như u mạch máu mũi hoặc u xơ vòm họng.

Khi chảy máu cam lượng ít hoặc dịch mũi dính máu thì đây chính là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh u ác tính từ đó muốn biết cụ thể bạn cần phải quan sát biểu hiện chảy máu. Nếu như khó xác định thì cần phải đến thăm khám các bác sĩ tại các chuyên khoa tai mũi họng. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý thêm, đối với hiện tượng chảy máu cam một bên mũi ở trẻ em thường là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm như: u xơ mũi hầu đây là triệu chứng ban đầu sau đó sẽ tái phát nhiều lần và số lượng máu chảy sẽ tăng dần lên. Bệnh nếu không được điều trị thì khối u sẽ phát triển lớn lúc này trẻ có thêm những triệu chứng tắc mũi hoặc ù tai … khiến cho trẻ khó chịu.

Nên làm gì khi bị chảy máu cam một bên mũi?

Nếu trường hợp chảy máu cam ít thì không đáng kể chỉ là lẫn trong dịch mũi bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ là được. Thế nhưng đối với những trường hợp máu mũi chảy thành dòng thì bạn cần phải thực hiện biện pháp cầm máu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đầu tiên bạn cần dừng mọi hoạt động sau đó dùng ngón tay bóp chặt cánh mũi lại kết hợp hơi cúi xuống lưng thẳng và thở bằng miệng. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 5 phút để cầm máu được tốt nhất. Hoặc bạn có thể dùng đá lạnh chườm gốc mũi cũng giúp cầm máu nhanh.

Nếu như tình trạng chảy máu cam thường xuyên xảy ra với bạn thì nên đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín để thăm khám. Việc nội soi mũi sẽ tìm ra được nguyên nhân thực sự sau đó xác định đến mức độ bệnh hiện tại. Bên cạnh đó bạn cần phải xét nghiệm máu về tình hình bệnh của mình. Cũng như nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ trực tiếp thăm khám cũng như điều trị cho bạn.

Việc điều trị chảy máu cam một bên mũi do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế để tìm ra và triệt tiêu tận gốc các bác sỹ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp như: Điều trị viêm xoang, viêm mũi, vẹo vách ngăn, u nang,… để cắt đứt triệu chứng chảy máu cam.

Còn trường hợp chảy máu do nguyên nhân đến từ bệnh trong cơ thể thì nên áp dụng phác đồ điều trị kết hợp với chuyên khoa tai mũi họng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị chảy máu cam được áp dụng như: kỹ thuật xâm lấn tối thiểu plasma nhiệt độ thấp tác dụng đến điểm chảy máu giúp cầm máu trong một lần. Phương pháp này không gây biến chứng và không làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu.

Đây chính là phương pháp giúp loại bỏ những triệu chứng chảy máu cam một bên mũi rất hiệu quả. Tránh những tổn thương đến tổ chức đường hô hấp và lỗ mũi. Bạn sẽ không phải phẫu thuật và không gây đau đớn đặc biệt là không có tác dụng phụ.

Nên làm gì khi bị chảy máu cam một bên mũi?

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương pháp này để thâm nhập vào khoang tuyến của khoang mũi hẹp. Nơi gây ra chảy máu mũi tiếp xúc với điểm chảy máu mũi bác sĩ tiến hành cầm máu. Phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao cũng như an toàn cho người bệnh. Thế nhưng khi bị chảy máu cam một bên mũi hoặc cả 2 bên thường xuyên cần nhanh chóng tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Bị chảy máu cam một bên mũi không nên ăn gì?

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày với những món ăn bổ máu thì người bệnh bị chảy máu cam cần tránh ăn những thực phẩm:

Thức ăn có tính cay nóng: Các món ăn được chế biến chứa nhiều tiêu, ớt, tỏi rất nóng và không tốt cho bệnh nhân chảy máu cam bạn nên hạn chế việc sử dụng chúng nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn

Hạn chế ăn những trái cây có tính nóng: Các loại quả giàu vitamin C rất tốt cho người bệnh chảy máu cam tuy nhiên khi dùng bạn cần tránh các quả như: vải, nhãn, mít, xoài,… bởi chúng rất nóng và có thể làm tăng nặng tình trạng.