Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ Nội Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ Nội

Trĩ là một trong những bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến hiện nay. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong trường hợp các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại. Trĩ nội rất thường gặp, chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.

Nguyên nhân bệnh trĩ nội bao gồm:

1. Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.

2. Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.

3. Do Trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ sát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra.

4. Một số các nguyên nhân khác như:

– Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ.

– Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.

– Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt…), bệnh xơ gan, táo bón lâu ngàybệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

– Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu…

– Làm việc nặng, quá sức, làm việc ngồi quá lâu không đi lại.

– Do nhịn đại tiện, bị táo bón và tiêu chảy.

Trĩ nội nếu bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn. Bệnh có thể ra nhiều rắc rối trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Những Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ Nội, Trĩ Ngoại

Bệnh trĩ được gây ra bởi rất nhiều khác nhau. Bài viết này sẽ tổng hợp 8 nguyên nhân bệnh trĩ phổ biến nhất giúp chúng ta có cách điều trị và phòng bệnh phù hợp. Theo thống kê của bộ Y tế, đang có khoảng 1/2 dân số mắc bệnh trĩ và phần lớn tập trung ở người lớn tuổi. Bệnh trĩ là căn bệnh không quá khó điều trị không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ do lối sống không hợp lý, làm việc phải đứng hoặc ngồi quá nhiều, phụ nữ sau chúng tôi như chúng tôi biết thì nhiều người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ như sa búi trĩ, táo bón lâu ngày, đại tiện ra máu… Tuy bạn lo lắng không biết đang mắc phải căn bệnh gì nên thường tìm đến các hiệu thuốc mua về tự điều trị, tuy nhiên để chữa bệnh trĩ dứt điểm thì bạn cần tìm đến các phòng khám bệnh trĩ để được tư vấn và đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp với dấu hiệu mình đang mắc phải.

Các nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp

Do tuổi cao

Người già có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn những người trẻ tuổi bởi tuổi càng cao trương lực cơ trơn đại tràng, dây chằng và cơ thắt hậu môn bị suy giảm. Bên cạnh đó chức năng của các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng ở người già cũng bị suy yếu.

Do mang thai

Sở dĩ khi mang thai, chị em có nguy cơ cao bị trĩ bởi cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung tăng lên từ đó gây chèn ép cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành bệnh trĩ. Đối với nguyên nhân bệnh trĩ này thông thường chị em khó có thể tránh khỏi

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng, cung cấp không đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, uống nhiều rượu bia… chính là nguyên nhân bệnh trĩ hàng đầu bởi do chúng gây ra tình trạng táo bón hoặc béo phì (đối với những trường hợp ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh…) từ đó khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép

Ngồi 1 chỗ quá lâu, lười vận động

Thói quen sinh hoạt này là nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu bởi việc ngồi lâu hay lười vận động sẽ khiến khí huyết bị ứ đọng đồng thời gây áp lực lớn cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng. Lười vận động, tập thể dục hàng ngày cũng khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ bởi cơ thể bị trì trệ, máu khó lưu thông.

Đi đại tiện không đúng

Ngồi lâu, đọc báo xem điện thoại khi đi đại tiện, ngồi đại tiện không đúng tư thế, rặn mạnh khi đại tiện, nhịn đại tiện… cũng là nguyên nhân bị trĩ điển hình mà nhiều người không ngờ tới. Theo thống kê, những người ngồi đại tiện lâu quá 10 phút có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn 30% so với thông thường.

Vệ sinh không đúng cách

Không vệ sinh hậu môn thường xuyên (nhất là sau mỗi lần đại tiện), vệ sinh hậu môn, thụt rửa quá mạnh cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ. Việc giữ vệ sinh hậu môn rất quan trọng bởi bộ phận này rất dễ bị xước xát, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vì vậy các bạn cần hết sức lưu ý.

Lao động nặng

Việc bê vác nặng thường xuyên sẽ tạo áp lực lên vùng xương chậu, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới việc máu bị dồn ứ, không lưu thông, tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành.

Bị căng thẳng, stress kéo dài

Tuy chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa vấn đề stress với căn bệnh trĩ tuy nhiên ở một vài trường hợp (không hiếm gặp) bệnh nhân mắc trĩ do cũng đã gặp phải những vấn đề tâm lý trong một khoảng thời gian dài.

Lời khuyên của bác sĩ

Bởi vì, nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu do lối sống sinh hoạt của các bạn chưa hợp lý. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện những điều sau:

Uống nhiều nước – khoảng 2 lít nước mỗi ngày để máu được lưu thông cũng như điều hòa chức năng tiêu hóa, bài tiết của cơ thể.

Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chiên xào, bổ xung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ quả.

Tích cực vận động, tập thể dục đều đặn nhất là với những người cao tuổi.

Không bê vác đồ nặng và làm việc quá sức, nếu bắt buộc phải bê vác thì nên có 2 người trở lên.

Không ngồi đại tiện quá lâu, bỏ những thói quen không tốt khi đi đại tiện như đọc báo, xem điện thoại…

Tránh được những chủ quan là các bạn đã hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Phòng khám đa khoa Thái Hà

11 Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ Nội, Trĩ Ngoại Dễ Gặp Nhất

Người xưa có câu “thập nhân cửu trĩ” tức mười người thì có tới chín người mắc trĩ. Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt phụ nữ và người già là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì?

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết: chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ mà chỉ có thể xác định những yếu tố tác động gây bệnh trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ do táo bón

Khi bị táo bón trong thời gian dài, hàng ngày người bệnh phải dùng rất nhiều lực để rặn tống phân ra ngoài, lực này đè nén lên các tĩnh mạch hậu môn khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, lâu ngày gây co dãn. Ngoài ra, thông thường táo bón lại kèm theo phân rắn và phải mất thời gian đại tiện lâu, gây tác động xấu cho hậu môn, dẫn tới bệnh trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ do thói quen ăn uống

Những người ăn quá nhiều đạm, protein, uống nhiều rượu, bia, cà phê, … nhưng lại thiếu chất xơ, uống ít nước, … dẫn tới táo bón, gây ra bệnh trĩ. Thông thường, mỗi ngày cần nạp cho cơ thể 1,5 – 2 lít nước/ ngày, nên bổ sung các chất xơ có trong rau xanh, củ, quả, … có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh trĩ.

Nguyên nhân của bệnh trĩ do đứng, ngồi quá lâu

Vận động mạnh có thể bị trĩ

Những người làm các công việc như khuân vác, vận động viên thể thao ( cử tạ, xe đạp, …), đều là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ. Vận động mạnh thường xuyên sẽ dùng sức của cơ thể dồn xuống hậu môn, đùi và bắp chân, khiến các tĩnh mạch co dãn dẫn tới trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ do thói quen đại tiện

Cuộc sống phát triển, thiết kế nhà vệ sinh hiện đại khiến việc đi vệ sinh trở nên thoải mái hơn, ngồi lâu hơn,… đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân trĩ tăng lên. Ngồi đại tiện quá lâu, vừa đại tiện vừa đọc sách, báo, chơi điện tử hoặc hút thuốc, …. Khiến phân dồn xuống hậu môn nhưng không được đưa ra ngoài, vừa tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, vừa khiến các vi khuẩn xâm nhập trực tràng. Không chỉ tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành mà còn có thể dẫn tới viêm nhiễm hậu môn.

Người mắc bệnh béo phì

Người mắc bệnh bép phì rất dễ mắc bệnh trĩ bởi trọng lượng cơ thể lớn, đồng thời do ăn uống nhiều nên hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, thường mắc táo bón dẫn tới bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do quan hệ qua hậu môn

Quan hệ tình dục quá độ, quan hệ qua hậu môn,… cũng có thể dẫn tới bệnh trĩ. Hậu môn không có chức năng tiết chất nhờn cũng như co dãn như âm đạo, bởi vậy khi quan hệ sẽ khiến các tĩnh mạch dãn quá mức, gây đau đớn, búi trĩ hình thành. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ giới và đồng tính nam.

Phụ nữ mang thai, sinh nở

Đây là đối tượng dễ mắc trĩ nhất bởi khi mang thai, cơ thể có rất nhiều thay đổi, chế độ ăn uống cũng thay đổi. Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần trong tử cung gây áp lực cho vùng xương chậu và hậu môn và khi sinh thường thai phụ phải dùng lực rất lớn để rặn thai nhi ra ngoài dẫn tới hình thành búi trĩ.

Do tuổi cao

Khi bắt đầu bước sang tuổi “lục tuần”, cơ thể bắt đầu có những biểu hiện thoái hóa, hệ tiêu hóa cũng kém đi, cơ thể không còn linh hoạt như trước. Đặc biệt, các tĩnh mạch hậu môn lão hóa dần là điều kiện cho trĩ hình thành và phát triển.

Bị bệnh trĩ do rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, thói quen đại tiện của các bạn sẽ bị thay đổi (không còn đi đại tiện đều đặn như trước nữa). Khi đó các bạn có thể bị táo bón hoặc bị tiêu chảy. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ hình thành bệnh trĩ do hệ thống tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị tác động mạnh nên chúng bị căng giãn ra, sưng lên.

Bị bệnh trĩ do xơ gan

Đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, khi bị xơ gan sẽ dẫn đến tình trạng ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ do áp lực lên tĩnh mạch cửa bị tăng lên.

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý bằng cách cung cấp đủ nước và các chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tăng cường thể dục thể thao, tránh ngồi và đứng quá lâu một chỗ, không đi vệ sinh quá lâu…

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn đặc biệt sau mỗi lần đi đại tiện.

Không lạm dụng quan hệ qua hậu môn, có thể sử dụng một số chất bôi trơn an toàn để phòng tránh các thương tổn.

Đối với người già cần phải đặc biệt chú ý tới sức khỏe, cũng như tinh thần để phòng tránh táo bón.

Hy vọng những thông tin về nguyên nhân bệnh trĩ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn. Nếu các bạn còn thắc mắc có thể chat trên website để được tư vẫn miễn phí từ các chuyên gia.

Địa chỉ phòng khám: 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội.

Bác sĩ tư vấn

Nguyên Nhân Của Bệnh Trĩ Nội

Tùy vào vị trí phát sinh búi trĩ trên hay dưới đường lược mà người ta phân ra làm trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội có búi trĩ phát sinh phía trên đường lược và trĩ ngoại ngược lại. Thông thường khi bị trĩ nội, búi trĩ vẫn có thể tự động chui vào hậu môn mỗi lần đi đại tiện xong và phải bệnh ở cấp độ nặng nhất thì mới xuất hiện tình trạng sa búi trĩ. Về nguyên nhân của bệnh trĩ nội, cũng giống như bệnh trĩ thông thường tuy nhiên khác ở một số điểm sau đây.

Tĩnh mạch phình gập dẫn đến trĩ nội

Nguyên nhân chính bị trĩ nội là do mạch máu bị phù

Áp lực lên mạch máu lớn cũng khiến mạch dễ bị phù, hình thành nên búi trĩ ở tĩnh mạch khu vực hậu môn. Búi trĩ hình thành do nguyên nhân này thường có màu đỏ tươi, khá mềm và có bề mặt không được bằng phẳng. Đặc biệt là trĩ hình thành do nguyên nhân này rất dễ chảy máu.

Do hiện tượng xơ hóa

Xơ hóa là hiện tượng như thế nào? Trĩ nội khi bị tổn thương, đặc biệt là lúc chúng ta vệ sinh khu vực hậu môn khi đại tiện xong, có thể bị nhiễm trùng, viêm thì sẽ trở nên cứng, dẫn đến sa búi trĩ và đặc biệt lúc này sẽ khó chảy máu hơn.

Trĩ nội do dãn xoang tĩnh mạch

+ Do hệ thống tiêu hóa không tốt như táo bón, kiết lỵ… khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, dùng nhiều sức và nhiều khi làm tổn thương khu vực hậu môn, phát sinh trĩ nội.

+ Yếu tố thuộc về cơ học: Phụ nữ khi mang thai, xơ gan, táo bón…gây áp lực trực tiếp lên búi tĩnh mạch, từ đó làm phát sinh trĩ.

Một số nguyên nhân khác: Có thể kể đến một số nguyên nhân cũng góp phần hình thành trĩ nội như chế độ ăn không điều độ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ uống có chất kích thích, có cồn; Thiếu vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu, lao động nặng, hay có thói quen nhịn khi muốn đi đại tiện…là một trong những nguyên nhân khác gây nên trĩ nội.

Theo Healthplus.vn