Top 8 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí Tại Việt Nam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nguyên Nhân Nào Gây Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

1. Khí thải từ phương tiện giao thông

Đây được coi là một trong những nguyên nhânchủ yếu gây ra tình trngj ô nhiễm môi trường không khí. Hàng ngày TP. Hà Nội có hơn 770 nghìn xe ô tô và gần 5,8 triệu xe máy tham gia lưu thông trên đường. Con số này ở TPHCM lầ lần là 700 nghìn ô tô và 7,5 triệu xe máy. Chưa tính đến các phương tiện giao thông từ các địa phương khác đi qua. Có nhiều phương tiện trong đó cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.

2. Khói bụi từ hoạt động xây dựng

Tạ các thành phố lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa dường như diễn ra liên tục mới. Nhiều trong số không có biện pháp che chắn bụi. Nhất là các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng ctrên đường.

3. Khí thải từ sản xuất công nghiệp

Khí thải từ các cơ sở dản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Ở Việt Nma hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp như: khai tahcs than, khai thác dàu khí, nhà máy nhiệt điện, sản xuất gạch, tái chế rác… cùng với đó là hàng trăm các làm nghề khác. Các cơ sở sản xuất này thải ra môi trường một lượng lớn các khí CO, CO2, Fluor, SOx …. độc hại cho cơ thể.

Đốt rơm rạ từ lâu đã trở thành một thói quen của nhiều người dân Việt Nam. Tại nhiều địa phương người dân đốt rơm ra để làm phân cho chất, tiêu diệt mầm cỏ dịch hại. Nhưng trong khói trong khói đốt rơm rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng, khí CO, CO2, SO2, NO2… Đây đều là những chất độchại cho sức khỏe con người.

5. Sử dụng bếp than tổ ong

Bếp than tổ ong từ lâu đã được người dân sử dụng để đun nấu trong sinh hoạt cũng như để kinh doanh. Chỉ tính riêng TP Hà Nội đã có khoảng 60.000 bếp than tổ ong được sử dụng mỗi ngày.

6. Ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan

Ngoài 5 nguyên nhân kể trên ô nhiễm không khí còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu giao mùa, núi lử, cháy rừng.

Chủ động phòng tránh ô nhiễm không khí

Để tránh tình trạng ô nhiễm không khí chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp từ thụ động đến chủ động. Một số biện pháo thụ động có thể kể đến như

Hạn chế ra đường trong những ngày ô nhiễm cao

Đeo khẩu trang chống bụi mịn khi ra đường

Lau dọn nhà cửa

Sử dụng máy lọc không khí

Biện pháp tốt nhất đề giảm thiểu ô nhiễm không khí đó là giảm thiểu tối đa các hoạt động gây ô nhiễm không khí.

Không đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ, tết.

Không đốt rơm rạ, hạn chế sử dụng bếp than tổ ong.

Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ

Các phương tiện chở vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng phải được che chắn kỹ.

Xử lý rác công nghệ tiên tiến, không đốt rác.

Xử lý khói bụi xuất phát từ các làng nghề công nghiệp.

Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành.

Nguyên Nhân Gây Ra Ô Nhiễm Không Khí ? Nguồn Gây Ô Nhiễm Không Khí

Cùng với môi trường đất, nước,.. môi trường không khí cũng đang bị ô nhiễm nặng nề. Đây đang là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Vậy nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là gì?

1. Tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố, trong đó cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đã và đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân trên phạm vi toàn cầu.WHO cho biết, kể từ năm 2014, thế giới đang phải đối mặt với “tình trạng y tế khẩn cấp”, có khả năng sẽ gây thất thoát lớn cho Chính phủ các nước.

Những dữ liệu nhất được khảo sát từ 2.000 thành phố lớn cho thấy, tại các vùng tập trung đông dân cư, mức độ ô nhiễm tăng cao với sự xuất hiện những làn khói bụi độc hại cấu thành từ khói thải của các loại phương tiện giao thông, bụi bẩn từ các công trường, khói độc từ các nhà máy điện và việc đốt củi, than ở các hộ gia đình.

Theo một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí khoa học danh tiếng Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm, thậm chí còn vượt qua cả tổng số người chết do virus HIV và bệnh sốt rét cộng lại. Tại nhiều quốc gia, số người chết do ô nhiễm không khí gấp 10 lần số người chết do tai nạn giai thông.

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp… mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đây được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là gì? Một số nguyên nhân chính

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động tự nhiên khác có tác động tiêu cực tới môi trường.

Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn. Cụ thể như:

Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bão cát mang theo bụi mịn cũng khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.

Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí Metan, Clo, Lưu huỳnh… cũng khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào hiện tượng ô nhiễm không khí.

Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại. Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Giao thông vận tải: Giao thông cũng là một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

Ngoài ra còn do hoạt động sinh hoạt của người dân như đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

Các Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch, gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa, dần dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh, động vật khác.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Có 2 nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí đó là : Ô nhiễm không khí từ tự nhiên và ô nhiễm không khí do con người gây nên. Trong đó, ô nhiễm không khí do con người là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề như ngày nay.

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Các hiện tượng như: Núi lửa, cháy rừng, bão, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… đây là những yếu tố tự nhiên và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí do con người

+ Ô nhiễm không khí do công nghiệp

Đây được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí lớn nhất, các chất khí độc hại như (CO2, CO, SO2, NOx) các chất hữu cơ chưa cháy hết như: muội than, bụi, những khí này có nồng độ rất cao nếu không được xử lí tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó.

+ Phương tiện giao thông

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tiếp theo phải kể đến là do chất thải từ các phương tiện giao thông: Theo thống kê mới nhất của cơ quan chức năng, 6 tháng qua Hà Nội đã đăng ký thêm 233.000 xe mô tô, 21.399 ô tô, nâng tổng số phương tiện quản lí là 1.901.481 mô tô, 193.932 ô tô( chưa kể đến các xe cơ quan trung ương, xe quân đội và gần 30% xe 2 bánh các tỉnh lẻ hoạt động trên địa bàn ). Với con số này cho thấy, môi trường của chúng ta đang phải hứng chịu lượng khí thải độc hại rất lớn.

+ Thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cuối cùng cần nói đến là do thói quen sinh hoạt của người dân. Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu như củi, than tạo ra các khí độc hại.

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

+ Thay thế các loại máy móc, dây chuyền lạc hậu bằng cách chuyển đổi bằng các dây chuyền công nghệ cải tiến, hiện đại.

+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2

+ Thay đổi thói quen sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện di chuyển cá nhân, thực hiện các chính sách nhằm ưu tiên, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng một cách thường xuyên hơn.

+ Phủ xanh không gian sống bằng cách tích cực trồng cây xanh, lên án và nghiêm khắc trừng trị những đối tượng tàn phá môi trường, lâm tặc…

+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

+ Khuyến khích hộ dân dùng máy lọc không khí chính hãng trong nhà và nơi làm việc. Các sản phẩm như máy lọc không khí Sharp sẽ giúp khử khuẩn, thanh lọc không khí, loại bỏ các vi khuẩn, vi rút, nấm mốc có hại, cải thiện sức khỏe và phòng chống được các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra,Công nghệ Plasmacluster ion có tác dụng tái tạo phần tử nước trong không khí, khử sạch mùi hôi cứng đầu như thuốc lá, mùi hôi mang đến cho bạn một không gian sống trong lành, sạch sẽ, được mọi nhà tin dùng. Đây được coi là biện pháp hàng đầu khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí.

Hà Nội: 12 Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí

12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, gồm: khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; do tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Lấy một ví dụ để chứng minh nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ông Định cho biết: Hiện nay, nhiều người dân thành phố sử dụng than tổ ong để đun nấu, mỗi ngày trung bình đốt 528 tấn than. Đây là một trong những nguyên nhân khiến không khí trên địa bàn ô nhiễm như những ngày qua.

Người phát ngôn của UBND Hà Nội cho biết thêm, hiện thành phố có 10 trạm quan trắc cung cấp số liệu chính thức, trong đó có 2 trạm ở đại sứ quán Mỹ và đại sứ quán Pháp.

Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định

Trước thông tin từ người phát ngôn của UBND thành phố Vũ Đang Định, trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí của Hà Nội, có một nguyên nhân do đốt rơm rạ từ việc thu hoạch lúa của bà con nông dân các huyện ngoại thành.

Phóng viên Báo Kinh tế nông đặt câu hỏi: Tại sao những năm trước, nông dân cũng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, nhưng không hề có hiện tượng ô nhiễm không khí của Hà Nội. Năm nay việc đốt rơm rạ của bà con đã giảm hẳn thì lại xảy ra hiện tượng ô nhiễm này.

Hiện tượng ô nhiễm không khí chỉ xảy ra cục bộ chứ không phải trên diện rộng là toàn thành phố, một nguyên nhân mà phóng viên Báo Kinh tế nông thôn cho là chính, đó là việc vận chuyển nguyên vật liệu từ các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố đã làm cho bụi từ đây phát tán và làm ô nhiễm không khí của Thủ đô.

Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, cho biết, nguyên nhân khách quan của tình trạng này là Hà Nội đang vào giai đoạn chuyển mùa, nền nhiệt chênh lệch giữa đêm và sáng lớn gây hiện tượng sương mù, ảnh hưởng đến khuếch tán bụi, ô nhiễm.

Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội

“Theo số liệu điều tra của chúng tôi, mỗi ngày người dân thành phố sử dụng 528 tấn than, tương đương với 1.872 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường. Ngoài ra, đốt rơm rạ cũng thải ra lượng lớn khí CO2, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí”, ông Thái phát biểu.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết, hiện nay thành phố có khoảng 700.000 ôtô cùng hơn 5 triệu xe máy. Nếu số lượng phương tiện này đổ ra đường vào giờ cao điểm thì lượng khí thải rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, chưa kể những phương tiện không đủ điều kiện về khí thải.

Sở TNMT Hà Nội chỉ cung cấp chỉ số quan trắc ở trang chính thức của sở, các trang như Air Visual, Pam Air chỉ là các chỉ số từ các trạm quan trắc cảm biến, đánh giá nhanh để đưa ra khuyến cáo cho người dân. Ông Thái khẳng định

“Đến năm 2020, Hà Nội sẽ phấn đấu lắp đặt 20 trạm quan trắc cố định cùng với 12 trạm cảm biến, nâng tổng số trạm quan trắc trên địa bàn thành phố lên con số 32. Các trạm quan trắc không khí để đánh giá, nghiên cứu các giải pháp cải thiện chất lượng không khí”, ông Thái nói.

Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định cho biết, để khắc phục tình trạng này, TP. Hà Nội đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp như tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang toàn bộ bằng xe quét, hút bụi; xử lý ô nhiễm ao, hồ nội ngoại thành…

Đặc biệt, thành phố xây dựng kế hoạch vận động đến ngày 31/12/2020 không còn hộ xử dụng bếp than tổ ong.

Còn ông Thái cho biết, dự báo đến 3/10 khi thời tiết có mưa nên chất lượng không khí của Hà Nội sẽ dần được cải thiện.