Top 9 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Hiv Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Những Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Lây Nhiễm Hiv

Theo Báo Người lao động, PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết thống kê 9 tháng năm 2018, cả nước xét nghiệm phát hiện mới gần 7.500 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là hơn 2.500, số bệnh nhân tử vong 1.436 trường hợp.

Số người nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (38%) và 30-39 (36%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (63%) và qua đường máu (23%). Trong số nhiễm mới HIV, có 36% là phụ nữ lây từ chồng, bạn tình bị nhiễm HIV, 24% là người quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ, 23% là người nghiện chích ma túy, 10% là người mua dâm, 5% là nam giới lây từ vợ, bạn tình bị nhiễm HIV, 2% là phụ nữ bán dâm.

Theo PGS Long, dịch HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở 2 TP lớn là TP HCM và Hà Nội, chiếm 35% số người nhiễm HIV của cả nước; tiếp đến là các tỉnh, thành Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, An Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai, mỗi tỉnh chiếm khoảng 3% số người nhiễm HIV cả nước.

Lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục

Không chỉ ở Việt Nam, quan hệ tình dục cũng là phương thức lây truyền HIV phổ biến nhất trên thế giới. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.

Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm virus HIV.

Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật – miệng, hay miệng – âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu răng thì HIV có khả năng lan truyền.

Giao hợp dương vật – hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ người này sang người kia.

Lây nhiễm HIV qua đường máu

Truyền máu trực tiếp từ người bị bệnh HIV sang người bình thường chính là đường lây lan HIV nhanh nhất. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp bởi trước khi lấy máu phải qua quá trình xét nghiệm xem có đủ điều kiện truyền hay không.

Thông thường, HIV lây truyền qua sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm virus không được diệt trùng đúng cách, đặc biệt ở người nghiện chích ma túy.

HIV truyền từ mẹ sang con

Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ.

Những con đường không lây nhiễm HIV

Theo Báo Lao động, các chuyên gia cho biết, virus HIV tồn tại nhiều nhất trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa của người nhiễm HIV. Khi đạt đủ số lượng sẽ dẫn đến lây truyền HIV từ người nọ sang người kia.

Ngoài ra, HIV còn có thể có trong nước bọt, nước tiểu, nước mắt hay mồ hôi. Tuy nhiên, HIV tồn tại trong những thể trên thường rất ít không đạt đủ ngưỡng để có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc từ người bệnh sang người lành bệnh. Đây được xem là cơ sở để khảng định HIV không dễ lây truyền qua các con đường tiếp xúc bình thường.

Không phải cứ đứng gần hay tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, hôn… là có thể lây nhiễm HIV. Khi ở ngoài cơ thể con người, HIV rất dễ bị tiêu diệt dưới môi trường nhiệt độ thông thường cùng các hóa chất khác.

Cách phòng chống

– Chung thủy một vợ một chồng. Không quan hệ với nhiều người, nhất là gái mại dâm khi chưa biết rõ sức khỏe của họ. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Khi phát hiện mắc bệnh HIV/AIDS cần báo cho bạn tình biết và cùng đi khám và chữa trị kịp thời, tránh lây bệnh cho người khác.

– Không dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích.

– Phải xét nghiệm, kiểm tra kỹ trước khi truyền máu cho người bệnh. Nhân viên y tế cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các thủ thuật tiêm chích trên người bệnh, đeo găng tay bảo vệ khi truyền máu và khi tiếp xúc với các dịch nôn, máu… của người mắc bệnh.

– Nếu có kế hoạch phẫu thuật thì bạn có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình trước đó vài tháng để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép để không phải dùng máu của bệnh viện.

– Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người mắc bệnh.

– Không phải bất kỳ người mẹ nào nhiễm HIV cũng đều lây truyền sang con, vì vậy khi biết mẹ bị nhiễm HIV cần đến ngay cơ sở y tế để có chế độ chăm sóc tốt nhất phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho em bé của bạn.

Nếu mẹ nhiễm HIV/AIDS có đủ khả năng kinh tế thì nên cho con ăn sữa bột ngoài hoàn toàn. Nếu mẹ không đủ khả năng kinh tế thì nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghiêm cấm không cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài hoặc sử dụng núm vú cao su cho trẻ, vì làm vậy sẽ khiến dạ dày trẻ non nớt bị tổn thương khiến HIV dễ dàng xâm nhập vào trẻ hơn.

– Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay, xăm mình… ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và lau bằng cồn để tiệt trùng.

Tổng hợp

Hiv/Aids Ở Nam Giới Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hay HIV/AIDS có tên tiếng Anh đầy đủ là human immunodeficiency virus infection/acquired immuno deficiency syndrome. Nó còn được gọi là bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, xảy ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus HIV, người bệnh thường có những triệu chứng tương tự cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó một thời gian dài, bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu gì khác. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, nó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.

Mặc dù các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phòng ngừa và điều trị HIV, nhưng đây vẫn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là ở nam giới thường chủ quan trong việc phát hiện các dấu hiệu, khiến bệnh tiến triển nhanh chóng đến giai đoạn nặng.

2. Con đường lây truyền HIV

Con đường lây truyền HIV/AIDS từ lâu đã được phổ biến rất rộng rãi. Cần phải biết rằng, bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Tất cả mọi người điều có khả năng cảm nhiễm HIV.

HIV được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể, nhưng nhiều nghiên cứu về dịch tể học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đống vai trò quan trọng trong việc lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức hay đường lây truyền chính của HIV, trong đó HIV-2 có xác suất truyền qua đường mẹ sang con và quan hệ tình dục ít hơn HIV-1.

Nhiễm HIV là một tình trạng mạn tính, hiện chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ, HIV có thể bị khống chế, bệnh nhân sẽ có thời gian sống dài gần như người không nhiễm HIV.

3. Phân loại HIV/AIDS

HIV tiến triển theo ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi những dấu hiệu và triệu chứng riêng. Trong đó:

– Giai đoạn 1: Là giai đoạn cấp tính, thường xảy ra từ 2 – 4 tuần sau lây nhiễm, và dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Ở giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, cơ thể sẽ có một lượng lớn virus trong máu và rất dễ gây lây nhiễm.

– Giai đoạn 2: Tình trạng bệnh này được gọi là nhiễm HIV không triệu chứng hoặc nhiễm HIV mạn tính. Trong giai đoạn này, HIV vẫn hoạt động nhưng sinh sản ở mức rất thấp. Chính vì vậy nên có thể bệnh nhân không có dấu hiệu nào trong thời gian này. Đối với người không dùng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm hoặc lâu hơn, nhưng một số có thể tiến triển qua giai đoạn này nhanh hơn.

– Giai đoạn 3: AIDS là giai đoạn nhiễm HIV nặng nhất. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu hoàn toàn. Cơ thể không còn khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội bùng phát. Nếu không được điều trị, những người bị AIDS thường duy trì sự sống khoảng 3 năm.

4. Dấu hiệu HIV/AIDS ở nam giới

4.1. Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính

Trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm HIV, người bệnh có thể bị các triệu chứng giống cúm, có thể kéo dài trong vài tuần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Các dấu hiệu ban đầu thường nhẹ, không rõ ràng, dễ dẫn đến chủ quan. Phổ biến nhất trong giai đoạn này bao gồm:

– Sốt.

– Đau họng.

– Phát ban cơ thể.

– Nhức đầu dữ dội.

Ngoài ra, vẫn có các dấu hiệu HIV ít phổ biến ở nam giới trong giai đoạn này bao gồm:

– Mệt mỏi.

– Loét miệng.

– Buồn nôn, nôn.

– Đổ mồ hôi đêm.

– Đau cơ và đau khớp.

– Hạch bạch huyết sưng.

– Loét trên bộ phận sinh dục.

4.2. Giai đoạn 2: không có triệu chứng

Sau khi những dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên biến mất, HIV thường không xuất hiện thêm biểu hiện nào nữa trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, virus vẫn tiếp tục nhân lên và bắt đầu làm suy yếu hệ miễn dịch, nhưng bên ngoài bệnh nhân trông vẫn có vẻ bình thường.

4.3. Giai đoạn 3: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

Đến thời điểm này, HIV đã phá hủy được hệ miễn dịch của cơ thể. Các dấu hiệu AIDS ở nam giới có thể bao gồm:

– Buồn nôn.

– Tiêu chảy dai dẳng.

– Mệt mỏi mãn tính.

– Giảm cân nhanh.

– Ho kéo dài.

– Sốt tái phát lại nhiều lần, ớn lạnh và đổ mồ hôi ban đêm.

– Phát ban, loét, vết thương ở miệng hoặc mũi, trên bộ phận sinh dục hoặc dưới da.

– Sưng kéo dài ở các hạch bạch huyết ở nách, háng hoặc cổ.

– Mất trí nhớ hoặc rối loạn thần kinh.

5. Biến chứng của bệnh

Bên cạnh vấn đề các dấu hiệu HIV/AIDS ở nam giới là gì, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời bao gồm:

– Bệnh lao: Lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp do HIV và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bệnh bị AIDS.

– Cytomegalovirus: Nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu, virus này sẽ trỗi dậy, gây tổn thương mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.

– Nấm Candida: Gây phản ứng viêm và phủ lớp màu trắng dày trên màng nhầy của miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.

– Viêm màng não do nấm Cryptococcus: Là bệnh về hệ thống thần kinh trung ương thường đi kèm với HIV.

– Cryptosporidium: Đây là loại ký sinh trùng có thể phát triển trong ruột và đường mật, dẫn đến tiêu chảy mãn tính trầm trọng ở người bệnh AIDS.

– Sarcoma Kaposi: Đây là một khối u của các thành mạch máu, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như ống tiêu hóa và phổi.

– U lympho: Đây là loại ung thư có nguồn gốc từ các tế bào bạch cầu, thường xuất hiện đầu ở các hạch bạch huyết.

Ngoài những biến chứng có thể gặp do nhiễm HIV/AIDS trên, người bệnh còn có thể gặp phải các tình trạng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

6. Phương pháp điều trị

Hiện tại không có vaccine nào có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những người sống chung với AIDS có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp điều trị kháng virus, hay còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy).

ART là liệu pháp điều trị sử dụng các thuốc kháng virus, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-retrovirus). Các thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội.

Thuốc điều trị HIV có 2 tác dụng chính là:

– Làm giảm tải lượng virus: tải lượng virus được đo bởi số lượng HIV RNA có trong máu. Mục tiêu của thuốc điều trị HIV là làm giảm tải lượng virus xuống dưới mức có thể phát hiện được.

– Cho phép cơ thể khôi phục lại số lượng tế bào CD4 về mức bình thường.

Các loại thuốc điều trị HIV được phối hợp với nhau tùy tình trạng của bệnh nhân để phòng ngừa tình trạng kháng thuốc và phải được dùng hàng ngày để phát huy tác dụng. Quyết định đổi sang loại thuốc điều trị mới do tác dụng phụ của thuốc phải được cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng giữa bác sĩ điều trị và người bệnh.

7. Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân HIV/AIDS

Bệnh nhân bị HIV/AIDS ở nam giới cần có chế độ ăn uống cân bằng để tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định. Vậy những loại thực phẩm nên được bổ sung vào dinh dưỡng hàng ngày khi bị HIV/AIDS ở nam giới là gì?

– Nên ăn nhiều trái cây hoặc uống nước ép trái cây. Đây là loại thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.

– Thực phẩm có chứa carbohydrate giúp duy trì năng lượng cho cơ thể do HIV thường có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và làm cho người mắc bệnh yếu đi. Các loại thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm bánh mì, sắn, ngũ cốc, chuối xanh, kê, ngô, khoai tây, mì ống, gạo…

– Ăn nhiều rau để cung cấp hàm lượng chất xơ và các chất chống oxy hoá lành mạnh nhằm bảo vệ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các loại rau xanh lá, hoa quả khô, các loại hạt, đậu nành,.. cung cấp canxi và sắt, rất tốt cho cơ thể của người HIV dương tính.

– Các sản phẩm sữa giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và hàm lượng canxi. Bệnh nhân có thể sử dụng sữa, pho mát, sữa chua hoặc đậu nành, các loại hạt, yến mạch và dừa.

– Thực phẩm giàu đạm như trứng và thịt nạc cũng nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Một người đàn ông bị nhiễm HIV cần 100-150g protein mỗi ngày trong khi một phụ nữ cần 80-100g.

– Đường và chất béo lành mạnh giàu acid béo, omega-3, cung cấp vitamin A, D, E và K. Chất béo lành mạnh có trong các loại hạt, bơ, dầu ô liu, dầu thực vật và dầu cá.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS cũng nên duy trì vệ sinh tốt, rửa tay trước và sau khi ăn. Uống nhiều nước để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và bảo vệ hệ thống miễn dịch.

8. Phòng tránh HIV/AIDS ở nam giới

Nam giới có thể phòng tránh HIV bằng những cách sau:

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Dù quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn, nếu sử dụng đúng cách, bao cao su mang lại hiệu quả cao trong phòng tránh lây nhiễm HIV.

– Không tiêm chích ma túy. Tốt nhất không nên sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.

– Không dùng chung hay tái sử dụng bơm kim tiêm.

– Luôn cẩn thận khi tiếp xúc với máu, hãy sử dụng găng tay hoặc đồ bảo hộ để ngăn lây nhiễm.

– Nên thực hiện xét nghiệm HIV theo khuyến cáo.

Ngoài ra, mọi người cần lưu ý về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nếu bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hoặc do quan hệ tình dục không an toàn… Để phòng tránh bệnh, cách tốt nhất bạn nên điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần.

9. Những câu hỏi thường gặp

Bệnh HIV có chữa khỏi được không?

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách chữa khỏi HIV/AIDS là gì. Hiện giờ, đây vẫn là điều ngoài tầm với của loài người. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn có 3 trường hợp hi hữu được chữa khỏi HIV có thể cung cấp thêm nhiều manh mối cho các nhà khoa học.

Bệnh nhân HIV/AIDS nếu điều trị bằng thuốc ARV sống được bao lâu?

Câu trả lời là với các loại thuốc ARV hiện tại, tuổi thọ của người dùng thuốc theo đúng phác đồ có thể dài hơn so với những người bị nhiễm mà không dùng thuốc. Người bệnh trước đó được chẩn đoán và bắt đầu điều trị ARV, có thể hạn chế sự nhân lên virus HIV. ARV có thể cho bệnh nhân một tuổi thọ gần như người bình thường và chất lượng cuộc sống tốt hơn hẳn.

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây HIV/AIDS không?

Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xảy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh.

Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

10. Hình ảnh HIV/AIDS ở nam giới

Phác Đồ Chuẩn Xét Nghiệm Hiv • Hỗ Trợ Hiv

Phác đồ chuẩn xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV là phương pháp giúp phát hiện xem cơ thể có bị nhiễm HIV hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm HIV/AIDS sau thời gian bao lâu thì sẽ cho kết quả chính xác? Điều này vẫn còn nhiều người còn chưa biết.Vì vậy để giải đáp những băn khoăn và thắc mắc của bạn bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm HIV/AIDS.

1. Một số mốc thời gian để làm xét nghiệm HIV

Thường thì sau 2 tuần thì người ta đã có thể tiến hành làm xét nghiệm PCR và cho kết quả chính xác xem có âm tính với HIV hay không rồi. Phương pháp này cũng không thể khẳng định chắc chắn 100% là chính xác. Bởi không có phương pháp nào chính xác hoàn toàn. Bên cạnh đó, xét nghiệm HIV âm tính hay dương tính còn phụ thuộc vào cơ thể của mỗi người.

Trong thời gian 22 ngày kể từ sau khi có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus HIV (tức là khoảng 3 tuần sau). Thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/ab combo có thể giúp phát hiện ra cả kháng nguyên lẫn kháng thể… một cách khá chính xác.

Sau 3 tháng từ khi có hành vi có nguy cơ đã lây nhiễm virus HIV – ví dụ như quan hệ tình dục.

Tính từ lần 1 sau 3 tháng có nguy cơ  thì sau 3 tháng tiếp sẽ tiến hành xét nghiệm lần 2.

Trường hợp đặc biệt:

Với trẻ sơ sinh bị di truyền do mẹ thì chỉ có thể xác định chính xác sau khi bé đủ 18 tháng tuổi – tức 1 năm rưỡi.

Thời gian để cho giá trị xét nghiệm trở nên chính xác là vào khoảng 3 – 6 tháng. Vì lúc này cơ thể người bệnh mới sản sinh ra các kháng thể để chống lại virus HIV. Và thực chất hầu hết các loại xét nghiệm không phải tìm ra virus HIV mà là đi tìm kháng thể chống virus HIV.

Tuy nhiên, trong quá trình xét nghiệm. Có nhiều trường hợp cơ thể đã nhiễm virus HIV nhưng các kháng thể vẫn chưa được sản sinh hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ. Nên xét nghiệm không xác định được mầm bệnh hoặc cho là không có bệnh.

Hiện nay, đa số sau 12 tuần mà các xét nghiệm cho kết quả âm tính thì bạn có thể yên tâm rằng không mắc virus HIV.

2. Sau 3 tháng nên đi làm xét nghiệm máu HIV có kết quả chính xác

Trong khoảng thời gian 3 tháng (12 tuần) sau khi có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus. Thực hiện thêm xét nghiệm HIV/Anti HIV cho phép phát hiện kháng thể virus HIV một cách chính xác tuyệt đối. Sau khi đã thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/ab combo lúc 3-4 tuần. Nếu cho kết quả âm tính thì khả năng không lây nhiễm rất cao và chắc chắn. Và nếu có sai sót thì tỉ lệ cũng rất thấp khoảng 10.000 ca xét nghiệm mới sai sót 1 ca.

Trong khoảng thời gian 6 tháng (24 tuần) sau khi có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus. Cần thực hiện tiếp xét nghiệm lần cuối để xác định chính xác khả năng nhiễm viru của mình.

3.Có ba loại kết quả xét nghiệm

Dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác. Vì có khi bé không có vi rút HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang. Do đó trẻ nhỏ sẽ xác định chính xác sau khoảng 18 tháng tuổi.

Âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV. Hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”.

Không xác định: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”. Cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể. Nên không xét nghiệm được rõ ràng. Những trường hợp này phải xét nghiệm lại.

Do vậy, tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:

Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.

Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 0909000966 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia

Tư Vấn Hiv Cho Bệnh Nhân Có Dấu Hiệu Bội Nhiễm Lao

Bệnh Lao có thể xuất hiện ở bất kì giai đoạn lâm sàng nào của bệnh nhân nhiễm HIV.. WHO ước tính Lao là nguyên nhân tử vong của 11% bệnh nhân AIDS. Bệnh nhân AIDS nếu được phát hiện và điều trị Lao sớm sẽ giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Biểu hiện :

Biểu hiện lâm sàng có thể điển hình như người không nhiễm HIV mắc Lao, nhưng có thể không điển hình tùy theo mức độ suy giảm miễn dịch, càng giai đoạn muộn, biểu hiện càng không rõ ràng và tiến triển càng nhanh dễ dàng dẫn đến tử vong.

Có 4 triệu chứng lâm sàng chỉ điểm một người bị nhiễm HIV cần khám phát hiện bệnh lao là: Có bất kì dấu hiệu ho,sốt, sút cân, ra mồ hôi đêm trên 2 tuần. Có nghĩa là một người bị nhiễm HIV nếu không có bất kì triệu chứng nào nói trên thì có thể coi là chưa mắc lao và có thể xem xét điều trị dự phòng lao.

Điều trị HIV cho người bệnh lao :

– Điều trị các thuốc chống lao

– Điều trị HIV theo phác đồ của bác sĩ theo tình trạng

– Điều trị lao cho người bệnh HIV/AIDS không khác biệt so với người bệnh không nhiễm HIV/AIDS.

Khi điều trị cần lưu ý một số điểm sau:

– Tiến hành điều trị lao sớm ở người HIV có chẩn đoán lao.

– Phối hợp điều trị thuốc chống lao với điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội khác bằng Cotrimoxazol và ARV (theo hướng dẫn hiện hành).

– Thận trọng khi điều trị phối hợp ARV vì có hiện tượng tương tác thuốc giữa rifampicin với các thuốc ức chế men sao chép ngược non-nucleocide (NVP) và các thuốc ức chế men Protease.

Điều trị và đánh giá kết quả khỏi bệnh lao ở người nhiễm HIV cũng giống như những bệnh nhân lao khác. Nghĩa là người bệnh được điều trị theo phác đồ, thuốc điều trị lao được cấp miễn phí. Người bệnh được cán bộ y tế quản lý tại địa phương tư vấn HIV – bội nhiễm lao và cấp thuốc điều trị ngoại trú; đồng thời, theo dõi giám sát người bệnh dùng thuốc lao trong suốt quá trình điều trị 8 tháng. Kết quả khỏi bệnh lao của người nhiễm HIV là khi đã điều trị đủ thời gian và kết quả xét nghiệm sau cùng không còn vi khuẩn lao.

Thể lao phổi ở người nhiễm HIV vẫn là phổ biến nhất, tuy nhiên lao phổi phối hợp lao ngoài phổi, lao ngoài phổi đơn thuần, lao tản mạn đường máu ( lao kê), lao màng não gặp nhiều hơn. Vì vậy, khám lâm sàng cho người nhiễm HIV cần chú ý khám toàn diện để phát hiện các bất thường ở cơ quan ngoài phổi.

Khi thấy có một trong các dấu hiệu trên cần đến ngay phòng khám lao, tại các Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện để được hướng dẫn khám, xét nghiệm hoặc có thể tìm hiểu qua dịch vụ tư vấn HIV trực tuyến.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.