Bệnh trĩ nội là các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược, bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Dấu hiệu bệnh trĩ nội sẽ dễ dàng được nhận biết thông qua 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Có dính một ít máu lẫn vào phân hay giấy vệ sinh sau khi đại tiện.
Cấp độ 2: Búi trĩ sưng phồng làm hẹp ống hậu môn khiến đại tiện khó khăn và đau đớn. Đồng thời, bị đẩy ra ngoài nhưng sau đó lại tự động thụt vào.
Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và không tự thụt vào được, phải dùng tay để ấn vào.
Thông thường, nguyên nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại đều xuất phát từ những thói quen không tốt của người bệnh. Do đó, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng bị mắc bệnh trĩ nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:
Bị táo bón: Nếu bị táo bón trong thời gian dài, khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, lâu ngày gây co dãn, tác động xấu cho hậu môn, dẫn tới bệnh trĩ.
Do quan hệ qua đường hậu môn: Hậu môn không có chức năng tiết chất nhờn cũng như co dãn như âm đạo, bởi vậy khi quan hệ sẽ khiến các tĩnh mạch dãn quá mức, gây đau đớn, búi trĩ hình thành.
Do thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, cay nóng, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… ăn ít rau xanh và uống ít nước sẽ dẫn đến táo bón, lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ.
Do tính chất công việc: Những người có công việc phải ngồi nhiều hay đứng quá lâu, thường xuyên làm việc nặng nhọc sẽ gây áp lực lớn lên vùng hậu môn tạo điều kiện hình thành nguyên nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại.
Do thói quen đại tiện: Ngồi đại tiện quá lâu, vừa đại tiện vừa đọc sách, báo, chơi điện tử hoặc hút thuốc… tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, vừa khiến các vi khuẩn xâm nhập trực tràng vừa tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành.
Phụ nữ mang thai, sinh nở: Khi thai nhi lớn dần trong tử cung gây áp lực cho vùng xương chậu và hậu môn và khi sinh thường thai phụ phải dùng lực rất lớn để rặn thai nhi ra ngoài dẫn tới hình thành búi trĩ.
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm bạn thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân bị trĩ nội.
Các phương pháp điều trị trĩ nội an toàn
Nhiều người thường tỏ ra lo lắng về việc điều trị trĩ nội và cho rằng cần phải phẫu thuật mới mang lại hiệu quả. Đó cũng là trường hợp của chị Nguyễn Thị P (29 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho hay: “Bác sỹ ơi, tôi bị trĩ nội độ 2 và được biết nguyên nhân bị trĩ nội của tôi là do thời gian ngồi một chỗ quá lâu và chế độ ăn uống thiếu nhiều chất xơ gây nên. Tuy nhiên, tôi đã điều trị bằng thuốc Tây y dài ngày cũng như cải thiện các tình trạng trên mà bệnh vẫn tái phát. Như vậy tôi có cần phẫu thuật cắt búi trĩ không? Mong bác sỹ sớm cho lời khuyên?”.
Trên thực tế, Thầy thuốc ưu tú -Thạc sỹ – Bác sỹ Ngoại khoa Phạm Văn Lai hiện đang công tác tại phòng khám 52 Nguyễn Trãi cho biết, việc điều trị bệnh trĩ nội cần căn cứ vào mức độ, nguyên nhân bị trĩ nội cũng như tình trạng sức khỏe, mà sau khi thăm khám bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
+ Đối với những trường hợp trĩ nội độ 1, 2 thì phương pháp điều trị thường là nội khoa. Thuốc được chỉ định là các loại thuốc Tây y dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc Đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn.
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ từ độ 3 trở lên (trĩ ngoại), các bác sỹ cho biết cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, hoặc thắt búi trĩ.
Như vậy, đối với trường hợp của chị P ở trên, khi đang bị trĩ nội cấp độ 2 có điều trị mà chưa khỏi hẳn thì có thể đến ngay phòng khám 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội để được bác sỹ thăm khám lại và tư vấn phác đồ cụ thể, đảm bảo an toàn, không gây tái phát.
Bên cạnh đó, để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen hàng ngày khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tránh làm việc quá sức hoặc đứng/ngồi một chỗ quá lâu…