Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Quan Trọng Nhất Dẫn Đến Sự Phát Triển Thần Kì Của Nhật Bản Vì Sao Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nguyên Nhân Quan Trọng Nhất Cho Sự Phát Triển Thần Kỳ Ở Nhật Bản

Câu 58. Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ?

Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ? Hướng dẫn làm bài. * Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản kể trên, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

– Nguyên nhân quan trọng nhất để Nhật có bước phát triển thần kì về kinh tế là tận dụng được thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai . Nhật hết sức coi trọng khoa học – kĩ thuật, vừa mua phát minh nước ngoài, vừa phát triển cơ sở nghiên cứu trong nước.

– Nhật có hàng trăm viện khoa học – kĩ thuật tập trung nghiên cứu công nghiệp.

– Do đó Nhật đứng đầu về trình độ phát triển khoa học – kĩ thuật, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.

– Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc dân tộc.

– Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc, truyền thống dân tộc, đào tạo những con người yêu nước có năng lực và ý chí vươn lên để thích nghi với sự biến đổi của thế giới.

* Nguyên nhân nêu trên có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc xây dựng nền kinh tế ?

Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật là bài học kinh nghiệm, giúp các nước đang phát triển nhận rõ vai trò quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong việc xây dựng nền kinh tế của mình, trong đó, yếu tố cơ bản là giáo dục vì con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế, con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nên kinh tế tri thức.

Sự Phát Triển Thần Kỳ Của Du Lịch Nhật Bản

Trên thế giới, Nhật Bản trước đây vốn nổi tiếng là thị trường gửi khách mà ít chú trọng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế đến do những nguyên nhân như: sự ưu tiên của Chính phủ cho phát triển các ngành công nghiệp – điện tử, giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch rất cao làm hạn chế lượng khách quốc tế đến Nhật Bản…

Hiện nay, Nhật Bản chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng khách đi du lịch nước ngoài ở châu Á. Qua số liệu thống kê của ngành du lịch Nhật Bản từ năm 2000 trở lại đây, số lượng khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài thường dao động ở con số 14 triệu đến hơn 18 triệu khách/năm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản nổi lên là thị trường đón khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc vì trước đó, Nhật Bản chưa bao giờ được xếp là cường quốc du lịch ở châu Á và thế giới xét ở góc độ đón khách quốc tế. Nhưng giờ đây, cả châu Á và thế giới sẽ phải có cách nhìn nhận khác về du lịch Nhật Bản.

Số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản luôn tăng mạnh qua các năm gần đây. Năm 2011, khi thảm họa xảy ra, số lượng khách quốc tế tới Nhật Bản chỉ khoảng 6,21 triệu khách; nhưng đến năm 2015 đã đạt ngưỡng 19,73 triệu khách, và tăng gần bốn lần so với 5,21 triệu khách đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2003 khi Nhật Bản phát động chiến dịch “Visit Japan” (Đến thăm Nhật Bản).

Chi tiêu của du khách nước ngoài cũng đạt con số kỷ lục là 3,48 nghìn tỷ yên, tăng 71,5% so với năm 2014. Điều này cũng có nghĩa riêng ngành du lịch đón khách quốc tế của Nhật Bản hiện nay đã tương đương với công nghiệp xuất khẩu ô tô của nước này. Năm 2015, cũng là năm đầu tiên trong vòng 45 năm trở lại đây, số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản vượt qua con số khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài.

Nếu xét mốc thời gian 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 thì số khách tới Nhật Bản tăng hơn 300%, một con số thể hiện tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong việc đón khách quốc tế đến của ngành Du lịch Nhật Bản. Vậy nguyên nhân nào cho sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản?

Nguyên nhân của sự tăng trưởng

Khi lý giải về nguyên nhân của sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản, các chuyên gia du lịch và kinh tế nhìn chung đều có chung nhận định, Nhật Bản luôn là một trong những điểm đến lý tưởng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên, trước thảm họa tháng 3/2011, du lịch chưa bao giờ được đánh giá đầy đủ là một ngành kinh tế tiềm năng, có ảnh hưởng lớn tới cán cân thương mại và kinh tế của Nhật Bản. Chỉ sau khi thảm họa xảy ra, Nhật Bản muốn xây dựng lại hình ảnh đất nước mình trong mắt bạn bè và du khách quốc tế, khi đó Chính phủ và chính quyền các địa phương (đặc biệt là ở các khu vực bị thảm họa) cũng như các doanh nghiệp du lịch của Nhật Bản mới xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản thông qua các chương trình du lịch trọn gói, giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

Ngay sau khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản (lần thứ hai) vào cuối năm 2012, ông Abe đã áp dụng một loạt các chiến lược tăng trưởng kinh tế (mà sau này được gọi là chính sách “Abenomics” – chính sách kinh tế của Abe) nhằm giúp vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau thảm họa tháng 3/2011, với việc làm cho các thủ tục tài chính được dễ dàng, thuận lợi, cũng như làm suy yếu đồng yên Nhật để thuận lợi cho hoạt động giao thương – xuất khẩu hàng hóa Nhật Bản ra nước ngoài.

Chính sách này ngay lập tức đã giúp cho giá cả hàng hóa và dịch vụ du lịch ở Nhật Bản rẻ hơn, qua đó thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế tới thăm Nhật Bản, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á.

Đi kèm với chính sách giảm giá đồng yên giúp cho hàng hóa dịch vụ du lịch rẻ hơn thì chính quyền của Abe thực hiện một loạt các chính sách phụ trợ nhằm tăng lượng khách quốc tế đến và tăng sự tiêu dùng của du khách như: cho thiết lập mạng lưới rộng lớn các của hàng miễn thuế (chỉ riêng năm 2015, số lượng cửa hàng miễn thuế tăng lên 3 lần, đạt con số 29.047 cửa hàng), hay như chính sách mở rộng và đa dạng các tuyến đường bay (chỉ tính riêng với thị trường Việt Nam, trước đây các chuyến bay nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với Tokyo chỉ có thể thông qua sân bay Narita nằm ở ngoại vi Tokyo thì hiện nay ngoài sân bay Narita, du khách Việt Nam tới Tokyo còn có thể đến trực tiếp sân bay Haneda ở trong nội đô Tokyo…), thêm vào đó là chính sách giảm giá vé máy bay.

Khi du lịch được nhìn nhận là một trong những lĩnh vực có thể giúp cho Nhật Bản phục hồi lại hình ảnh đất nước thì Chính phủ Nhật Bản cũng ngay lập tức nới lỏng chính sách nhập cảnh. Trong năm 2013, Nhật Bản đã thực hiện việc miễn thị thực 15 ngày cho các quốc gia ở Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia (trước đó thì công dân Indonesia, Brunei, Singapore đã được miễn thị thực nhập cảnh Nhật Bản).

Cho đến tháng 12/2014, Nhật Bản miễn thị thực nhập cảnh cho 67 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp lượng khách quốc tế đến Nhật Bản tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Đài Loan và các nước ASEAN.

Chương trình Hành động năm 2015 nhằm mục đích để tăng sự chi tiêu của du lịch inbound lên con số 4 nghìn tỷ yên và tạo thêm 400.000 việc làm mới vào năm Nhật Bản đón được 20 triệu lượt khách quốc tế.

Chính phủ Nhật cũng dành một nguồn ngân sách lớn cho hoạt động du lịch. Ví dụ ngân sách của Cơ quan Du lịch Nhật Bản năm 2015 là 10,39 tỷ yên, chia ra như sau: 8,45 tỷ yên cho các chính sách để thúc đẩy du lịch inbound; 0,63 tỷ yên để hỗ trợ sự phát triển của ngành Du lịch ở các khu vực; 0,06 tỷ yên để hỗ trợ ngành công nghiệp du lịch; 0,46 tỷ yên để phát triển hệ thống thống kê du lịch; và 0,48 tỷ yên để giúp tái tạo khu vực bị động đất ở Tohoku.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan của Nhật Bản thì cũng kể đến một số nguyên nhân khách quan như: Sau thảm họa tháng 3/2011, cả thế giới đã dành cho đất nước và con người Nhật Bản sự quan tâm, cảm thông và ngưỡng mộ vì ý chí và tinh thần vươn lên trong khó khăn.

Rất nhiều khách du lịch đến với Nhật Bản để tận mắt được nhìn thấy sự phục hồi của nước Nhật sau thảm họa. Nhân cơ hội này, Nhật Bản đã tích cực thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào đầu trao đổi sản phẩm du lịch.

Cùng với đó, phải kể đến sự tiếp cận của các hãng hàng không giá rẻ tới thị trường Nhật Bản như Jetstar, Air Asia. Trước đây chỉ có các hãng hàng không cung cấp các dịch vụ đầy đủ và trọn gói khai thác các tuyến bay tới Nhật Bản, các hãng hàng không giá rẻ gần như vắng bóng vì không được khai thác tuyến và sử dụng sân bay, dẫn đến giá vé máy bay tới Nhật Bản thường rất cao, gây khó khăn cho thị trường khách du lịch đại chúng.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên cơ sở phân tích và nhận định về thành quả cũng như nguyên nhân của sự phát triển du lịch Nhật Bản cho thấy, để du lịch phát triển tốt và bền vững, Nhật Bản đã tập trung và hướng vào giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề.

Theo đó, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong những năm gần đây đã rất chú trọng đến phát triển du lịch, coi phát triển du lịch là định hướng chiến lược và là quốc sách hàng đầu để chấn hứng nền kinh tế quốc gia (đặc biệt từ sau thảm họa động đất sóng thần tháng 3/2011) nên đã dành sự ưu tiên cho phát triển du lịch cả về cơ chế, chính sách, ngân sách đầu tư phát triển du lịch và sự phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Trên cơ sở coi du lịch là định hướng chiến lược, Chính phủ Nhật Bản đã chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan có sự liên thông và phối hợp chặt chẽ với ngành Du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo một vị thế nhất định với nước ngoài.

Ngành Du lịch Nhật Bản đã xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm du lịch và các chiến dịch phát triển du lịch đặc thù và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước mình, ví dụ như chương trình “Thăm Nhật Bản – Visit Japan”.

Cùng với đó, ngành Du lịch Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho phát triển du lịch có trọng điểm, với những mốc thời gian – giai đoạn cụ thể; đồng thời, rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành Du lịch ra nước ngoài nói chung và ở một số thị trường trọng điểm…

Trên cơ sở các bài học kể trên, thiết nghĩ, Việt Nam cần coi trọng công tác thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch đã có; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du khách quốc tế về mặt thủ tục, chất lượng dịch vụ du lịch, hàng rào thuế quan; tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn, riêng biệt để lôi cuốn sự chú ý của du khách; tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch; chú trọng xây dựng và chấn hưng hình ảnh đất nước thông qua du lịch, biến những bất lợi thành cơ hội để phát triển du lịch.

Kinh Tế Nhật Bản Và Sự Phát Triển “Thần Kỳ” Sau Thế Chiến Thứ 2

Là quốc gia bại trận, sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là về kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, nước Nhật đã tiến hành cải cách ruộng đất, cải tổ công ty và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân…Điều này đem đến sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1951-1973. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết sau.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 – nền kinh tế Nhật như thế nào?

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, nền kinh tế nước Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; thiếu năng lượng, lạm phát kinh tế, vấn nạn thất nghiệp…Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng.

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều được chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh, trong đó phần lớn bị phá hủy trong cuộc chiến. 6 triệu lính và người dân Nhật từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương quay trở về nước, Chính phủ nước này phải đối diện với gánh nặng – thất nghiệp.

Nhật là nước bại trận và chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh thế giới thứ 2

Giải thể các nhóm Zaibatsu: Việc này nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật, xóa bỏ quyền kiểm soát của một số công ty lớn trong nền kinh tế.

Đồng thời, thực hiện cải tổ các công ty theo hướng phu tập trung hóa. Giải pháp này đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ cho tất cả các ngành công nghiệp và thúc đẩy cơ chế thị trường hoạt động mạnh,

Giải quyết vấn đề việc làm: Thực hiện cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân. Đặc biệt, thực hiện dân chủ hóa lao động.

Trong khoảng thời gian từ 1945-1947, 3 đạo luật đã được ban hành là Luật công đoàn, Luật tiêu chuẩn lao động và Luật điều chỉnh các quan hệ lao động.

Cải cách ruộng đất: Quy định địa chủ chỉ được giữ lại một phần ruộng đất, tối đa là 5ha, giảm xuống còn 1ha. Phần còn lại nhà nước sẽ mua và chuyển nhượng cho những nông dân không có ruộng đất.

Sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ 2

Với “tinh thần nước Nhật” và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân “xứ Phù Tang”, khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.

Từ một đống đổ nát sau chiến tranh, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ. Cụ thể:

Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh

Từ 1952- 1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với thời điểm năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp và CHLB Đức.

Từ 1951- 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào sự phát triển thần kỳ

Tốc độ phát triển công nghiệp thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969.

Các ngành công nghiệp phát triển và đẩy mạnh

Những ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ nhanh. Mặc dù Nhật hầu như không có mỏ dầu, xong lại đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn, đến năm 1973 là 117 triệu tấn.

Năm 1960, ngành công nghiệp ô tô của Nhật đứng hàng thứ 6 trong thế giới tư bản và đến năm 1967 vươn lên hàng thứ 2 sau Mỹ.

Công nghiệp đóng tàu đến những năm 1970 chiếm 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản.

Sự phát triển nhanh của  một số ngành kinh tế lớn đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm đi đáng kể. Thay vào đó là sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp, dịch vụ.

Đến nay, Nhật đã vươn lên trở thành “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ

Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu châu Á và thế giới, được ví như “con rồng châu Á”. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, Nhật đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường chủ lực.

 “Yếu tố” nào đem đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật?

Phát huy vai trò của nhân tố con người

Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản phải để đến yếu tố đầu tiên là con người. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm. Trên cơ sở đó, người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới.

Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế- đầu tiên phải kể đến yếu tố con người

Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước.

Các nhà quản lý kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thắng lợi của công ty Nhật trên trường quốc tế.

Duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

“Đất nước mặt trời mọc” được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân.

Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao. Đây là một trong những nhân tố quyết định, đảm bảo cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao.

Về sử dụng vốn, Nhật cũng là một nước sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả. Tại Nhật Bản, nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn. Biện pháp có phần mạo hiểm này tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.

Những yếu tố quan trọng khác

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác như:

Tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kỹ thuật

Chú trọng vai trò điều tiết của kinh tế Nhà nước

Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước

Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng

Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Nguyên Nhân Vì Sao Dẫn Đến Kinh Nguyệt Không Đều

Vì sao kinh nguyệt không đều?

Vì sao kinh nguyệt không đều

Thông thường, kinh nguyệt của bạn gái có chu kỳ từ 28-32 ngày với lượng máu kinh ra khoảng từ 30-80ml và thời gian hành kinh trong khoảng 3-5 ngày.

Bạn gái bị kinh nguyệt không đều có chu kỳ bất thường, ngắn hoặc dài hơn so với bình thường; máu kinh lúc ra ít lúc ra nhiều và thay đổi về số lượng, màu sắc có thể chuyển sang đỏ nhạt hoặc đen sẫm, thời gian hành kinh quá dài (trên 7 ngày) hoặc quá ngắn (dưới 2 ngày).

Tư vấn miễn phí và đăng kí khám bệnh miễn phí qua nút sau đây hoặc hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0366.880.866 hoặc sử dụng tiện ích chat online phía dưới.

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều?

Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe 11 Thái Hà cho biết các trường hợp bị kinh nguyệt không đều chủ yếu là do các nguyên nhân như:

Tuyến giáp hoạt động kém

Các vấn đề về tuyến giáp có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới, ảnh hưởng đến các tuyến dưới đồi và làm mất kinh.

Tâm lý bất an

Nhiều chị em bị kinh nguyệt không đều có thể do áp lực đến từ cuộc sống, bao gồm công việc, gia đình… Tinh thần bị kích thích có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới.

Thiếu chất dinh dưỡng

Các bệnh phụ khoa

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều do các bệnh phụ khoa

Kinh nguyệt không đều nguyên nhân có thể do bị u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm phụ khoa …. Nếu như u nang buồng trứng khiến cho estrogen trong cơ thể nữ giới gia tăng thì lạc nội mạc tử cung khiến cho chị em bị đau bụng dữ dội, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn so với bình thường, rong kinh và thống kinh…

Sử dụng các chất kích thích

Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, có cồn… đều là những tác nhân khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Tập thể dục quá nhiều

Tập thể dục quá nhiều có thể làm thay đổi các hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Thực tế, hầu hết các vận động viên nữ, thường xuyên bị kinh nguyệt không đều do phải đối diện với cường độ tập luyện cao.

Cho con bú

Chất prolactin có trong sữa mẹ có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, 1/3 chị em bị giảm tần số rụng trứng. Do đó, mẹ cho con bú có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Chú ý: Nếu kinh nguyệt không đều kéo dài thì bạn gái nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi vì nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều có thể do bệnh lý gây ra và cần được điều trị phù hợp.