Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Sự Mỏi Cơ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nguyên Nhân Mỏi Cơ Và Cách Điều Trị

Mỏi cơ, đau cơ là tình trạng bệnh không phân biệt lứa tuổi hay giới tính…Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vậy nguyên nhân gây mỏi cơ là gì và điều trị ra sao?

Đối tượng có thể bị mỏi cơ

Những người tập thể dục thể thao cường độ mạnh hoặc những người phải thường xuyên vận động cơ bắp nhiều

Nhân viên văn phòng, giáo viên, thợ may, lái xe, phi công…cũng rất dễ bị mỏi cơ do đặc trưng nghề nghiệp của họ là phải ngồi nhiều.

Những người mắc các bệnh như đau cột sống, đau cơ vai gáy, đau cứng cổ, đau xơ cơ…

Những người bị loãng xương do thiếu canxi, vitamin cũng dẫn tới mỏi cơ kéo dài.

Những bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ khiến các cơ trong cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi

Nguyên nhân gây mỏi cơ

Theo nhiều bác sĩ, nguyên nhân chính gây nên tình trạng mỏi cơ là do sự giải phóng axit lactic trong cơ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân này gần đây đã bị nghi ngờ. Tờ Proceedings of the National Academy of Sciences đã đăng tải trực tuyến một bài báo cáo của tiến sĩ Marks, ông nói rằng mấu chốt của bệnh mỏi cơ là nằm ở dòng canxi bên trong các tế bào cơ. Sự co cơ được kiểm soát bởi các dòng canxi trong tế bào cơ, khi các cơ mỏi hay mệt, các ống nhỏ trong cơ làm thất thoát một lượng nhỏ canxi khiến cho sự co cơ bị suy yếu. Đồng thời, lượng canxi thoát ra này sẽ kích thích hoạt động của một loại enzim ăn mòn các sợi cơ, góp phần tạo nên sự mỏi cơ.

Còn đối với người bệnh nhược cơ, nguyên nhân gây sự mỏi cơ, suy yếu cơ trong cơ thể là do cơ thể người bệnh tự sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể acetylcholin, làm cho các thụ thể này không vận chuyển được đến đầu sau của synap. Sự giảm hiệu lực dẫn truyền thần kinh phối hợp với sự hạ thấp acetylcholin, dẫn đến hậu quả ngày càng ít các sợi cơ được hoạt hóa khi có các xung đến cơ và do đó sư yếu cơ, mỏi cơ tăng lên.

Đối với những người bị bệnh mỏi cơ do vận động quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh hay ngồi quá nhiều việc điều trị mỏi cơ rất đơn giản và dễ dàng. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi, tránh các động tác gây đau. Thực hiện các bài tập làm tăng tuần hoàn cho cơ bắp như yoga, kéo giãn cơ, xoa bóp nhẹ nhàng các cơ…hoặc có thể sử dụng dầu để xoa bóp làm tăng sự tuần hoàn. Đồng thời có một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.

Đối với những người bị mỏi cơ do loãng xương dẫn tới mỏi cơ kéo dài thì cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Bởi chế độ ăn uống cũng góp phần đáng kể trong việc cải thiện và bảo vệ bộ xương. Bạn có thể lựa chọn chế độ ăn uống ít có tính axit có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của toàn bộ cơ thể, bổ sung và tiêu thụ đủ vitamin D, tập thể dục thường xuyên và loại bỏ các chất kích thích…

Đối với bệnh nhược cơ, người bệnh có thể cảm thấy các cơ bắp khỏe khoắn hơn vào buổi sáng (thường là sau một đêm nghỉ ngơi) và mệt mỏi hơn vào buổi chiều muộn (sau một ngày hoạt động). Để điều trị nhược cơ, cần phải có một chẩn đoán rõ ràng, chính xác, đồng thời loại trừ tất cả các bệnh có triệu chứng giống với nhược cơ. Bệnh nhân nhược cơ cần phải có một quá trình điều trị thuốc lâu dài hoặc phải phẫu thuật.

Hiện nay, có 3 phương pháp chính điều trị nhược cơ đó là:

Phương pháp điều trị sẽ được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân khác nhau chứ không phải áp dụng giống nhau cho tất cả các bệnh nhân.

Tóm lại, mỏi cơ do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan gây ra. Để điều trị mỏi cơ, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó việc điều trị mới có hiệu quả tốt nhất. Với bệnh mỏi cơ do nhược cơ gây ra, các triệu chứng chỉ có thể thuyên giảm chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời.

Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ

Cơ Thể Mệt Mỏi Là Do Nguyên Nhân Gì?

Cảm giác cơ thể mệt mỏi, kiệt sức giống như một phản ứng “đình công” của cơ thể khi chúng ta làm việc quá độ, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ. Đa số các trường hợp thì mệt mỏi không phải vấn đề sức khỏe, tuy nhiên nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài thì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý.

Mệt mỏi – khi nào cần lưu tâm?

Hầu hết chúng ta ai cũng trải qua cảm giác mệt mỏi, nhất là khi làm việc, hoạt động gắng sức, ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc khi mắc cảm cúm. Nhưng, khi cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng kéo dài liên tục, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày hoặc kèm theo tình trạng thay đổi cân nặng nhanh chóng thì bạn cần gặp bác sỹ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

Khi cơ thể bị thiếu máu, đồng nghĩa với chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy mà một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu đó chính là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. Lượng máu lên não không đủ cũng khiến cho bạn có thể thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số biểu hiện khác đặc trưng như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Khi thăm khám sức khỏe, bác sỹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu thiếu máu và khẳng định thông qua xét nghiệm máu.

Bệnh lý tiểu đường

là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Ở bệnh nhân tiểu đường, các tế bào luôn không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản, chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù cho không vận động nhiều.

Bệnh tuyến giáp

Lao là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Gầy ốm và sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp ở đa số người lao phổi. Bên cạnh đó, do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Những dấu hiệu quan trọng này lại dễ bị nhiều người bỏ qua.

Khi phải trải qua căng thẳng, bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Điều này được lý giải là khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra lượng cortisol nhiều hơn bình thường gây ra triệu chứng mệt mỏi của cơ thể.

Bệnh trầm cảm

Luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, hứng thú cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lý trầm cảm. Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, bác sỹ sẽ thăm khám và hỏi bệnh. Khi bạn có thêm một số biểu hiện khác như buồn bã, giảm khí sắc, mất hứng thú với các sở thích trước đây…kéo dài trên 2 tuần hoặc có ý nghĩ tự sát thì bạn có thể sẽ được chẩn đoán mắc trầm cảm.

>> Stress là gì? Làm thế nào để giảm stress hiệu quả

Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm. Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Psychobiotics – Giải pháp cho người bị trầm cảm, stress

Khi bạn có cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng trong thời gian kéo dài trên 2 tuần, đã thăm khám mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nào thì có thể bạn đang mắc phải một rối loạn mang tên Hội chứng mệt mỏi mạn tính. Cho tới hiện nay, các nhà khoa học chưa hiểu hết cơ chế cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng này, tuy nhiên nó là một tình trạng có thật và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng làm việc cũng như các hoạt động hàng ngày của người mắc phải. Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính do các vấn đề thuộc về tâm thần như lo âu, căng thẳng quá mức, sợ hãi, u uất…Những trường hợp này thậm chí phải sử dụng tới thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần để điều trị.

Thiền trong vài phút mỗi ngày giúp tâm trí thoải mái, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi

Đi bộ thư giãn, hít thở không khí trong lành giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố tiêu cực gây mệt mỏi, căng thẳng

Chia sẻ cảm giác căng thẳng của mình với người tin tưởng giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, giúp tâm trạng thoải mái hơn

Thử các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc các giấc ngủ ngắn giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng.

Sử dụng liệu pháp an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như Ecologic Barrier. Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics (những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng) được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress.

Một số cách để khắc phục tình trạng mệt mỏi căng thẳng (stress), lo âu và trầm cảm:

Mệt Mỏi Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Vì sao mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt

Mệt mỏi và kiệt sức khi mang thai có thể xuất phát từ triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở thai kỳ. Với các mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ bầu dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo.

Mẹ nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu kiểm tra ngay tại lần khám thai đầu tiên và tiến hành lại một lần nữa cuối ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.

Nếu bị thiếu sắt khi mang thai, bạn ngay tham khảo ngay bài viết: ” 10 loại thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu bị thiếu máu “.

Mất ngủ khi mang thai

Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở.

Ngoài ra, việc nghỉ ngơi không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều khiến mẹ bầu dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hormone, căng thẳng và tiểu đường thai kỳ.

Trầm cảm cũng có thể gây mệt mỏi hoặc mất ngủ, vì vậy nếu cảm thấy buồn, thất vọng hoặc không thể kiểm soát sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có ý nghĩ làm hại bản thân, hãy gọi ngay cho bác sĩ tư vấn.

Tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.

Nếu mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thì khi mang thai sẽ càng dễ mệt mỏi, sụt cân, thiếu sức sống, khó chịu và xây xẩm mặt mày. Mẹ còn có cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều và cân nặng bị giảm. Do đó, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì cần được theo dõi kỹ càng trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ

Với những mẹ bầu sử dụng thuốc khi mang thai như thuốc chống dị ứng, thuốc trị nghén hay thuốc giảm đau thường sẽ gặp phải một số tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng mệt mỏi.

Quá trình trao đổi chất không hiệu quả

Trường hợp mẹ bầu không nạp đủ số calo cần thiết, ít vận động, bị căng thẳng, thiếu ngủ hay không uống đủ nước… sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể không hiệu quả. Khi sự trao đổi chất bị chậm lại sẽ khiến cho mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn so với bình thường.

Hiện tượng hạ đường huyết

Khi mẹ bầu thấy mình có các biểu hiện như run rẩy, tim đập nhanh, đói cồn cào, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, choáng váng thì có nghĩa là mẹ bầu đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Điều này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy rất mệt mỏi và da mặt tái nhợt. Vậy “mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao?”

Phương pháp điều trị và cải thiện cảm giác mệt mỏi

Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy lắng nghe cơ thể mình và nghỉ ngơi nếu thấy cần thiết. Đi ngủ sớm hơn và ngủ trưa ngay khi có thể. Việc chợp mắt từ 15 – 20 phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

Giảm bớt các mối quan tâm: Nếu cảm thấy không khỏe, mẹ hãy cân nhắc giảm giờ làm hoặc thỉnh thoảng xin làm việc tại nhà. Giảm bớt các mối quan hệ xã hội không cần thiết và cắt giảm công việc nhà.

Tập thể dục đều đặn: Dành ít nhất 20-30 phút luyện tập ở cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, kéo dãn cơ thể và hít thở sâu sẽ làm mẹ cảm thấy tốt hơn và quá trình trao đổi chất cũng hiệu quả hơn. Tập thể dục thường xuyên sẽ làm mẹ khỏe mạnh hơn, bớt mệt mỏi và đặc biệt có thể giúp tăng cường trí thông minh của thai nhi.

Uống nước đầy đủ: Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Nếu việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ, hãy uống ít nước hơn trước giờ đi ngủ khoảng vài tiếng và nhớ bù lại vào ban ngày.

Cách chăm sóc mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ

Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng.

Vào giai đoạn này, mệt mỏi do ốm nghén và sự gia tăng của hormone sẽ dễ khiến mẹ bị mệt nhất. Do đó, để giảm thiểu những cơn ốm nghén dễ gây ra mệt mỏi, mẹ cần lưu ý:

Không bao giờ được để bụng rỗng không. Hãy ăn một lát bánh mì hoặc một ít bánh quy ngay khi thức dậy hoặc khi đói.

Cần chia bữa ăn chính thành các bữa nhỏ. Có thể từ 6-7 bữa một ngày với một lượng ít.

Không nên ăn các món quá cay và các món muối chua, lên men.

Không uống nước ngay sau ăn mà nên đợi từ 20-30 phút hãy uống.

Nếu quá mệt mẹ bầu nên uống nước điện giải.

Nếu uống nước lọc mà thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể đổi sang các loại nước hoa quả và thảo dược như nước gừng, chanh, cam…

3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu thường bị mất ngủ, đau đầu, do trọng lượng của thai nhi lớn dần. Thời điểm này, mẹ cần chú ý đến các vấn đề chăm sóc mình và em bé để giúp giảm thiểu mệt mỏi như:

Lựa chọn tư thế nằm phù hợp. Tốt nhất là nên nằm nghiêng bên trái và thay đổi tư thế thường xuyên. Nằm ngửa có thể khiến mẹ bị chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể bị ngất.

Cần hạn chế các loại thực phẩm, nước uống có chứa caffein vì chúng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn cho mẹ bầu. Hơn nữa việc lạm dụng các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, hết sức nguy hiểm.

Tăng cường sắt trong chế độ ăn hàng ngày để phòng tránh thiếu máu và mệt mỏi. Thêm vào bữa ăn các loại thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, các loại đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh để mẹ bầu luôn được đảm bảo đủ sắt.

3 tháng cuối

Cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai . Mẹ hãy chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh, giảm bớt giờ ngủ trưa, sẽ giúp giấc ngủ đi vào dễ dàng hơn. Nên tập thói quen ngủ nằm nghiêng bên trái, uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên cao, sẽ giúp mẹ ngủ thoải mái hơn.

Ngâm chân bằng nước ấm với thảo dược hoặc sả, gừng vào mỗi tối. Một cách hiệu quả để giúp máu lưu thông, kích thích hệ tuần hoàn và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon, giảm bớt hiện tượng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối.

Chú ý đến tư thế ngồi, nằm, không đứng lưng để giảm hiện tượng đau lưng.

Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, chất béo và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp phòng tránh mệt mỏi hiệu quả.

Fatigue During Pregnancy – https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/pregnancy-fatigue.aspx

Fatigue During Pregnancy: Is It Normal To Always Be Tired When Pregnant? – https://momlovesbest.com/fatigue-during-pregnancy

Daily Sleep and Fatigue Characteristics in Nulliparous Women during the Third Trimester of Pregnancy – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3250365/

Nguyên Nhân Gây Phù Nề Cơ Thể

Bị phù nề có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên, vị trí bị phù thường gặp là bọng mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phù là tình trạng sưng do lượng dịch bên trong cơ thể bị dư thừa và mắc kẹt giữa các mô. Lượng dịch này do các mao mạch bị tổn thương, gây rò rỉ và giải phóng dịch ra các mô xung quanh – khoảng giữa các tế bào. Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên, vị trí bị phù thường gặp là bọng mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phù chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể bị phù.

Da sưng, căng lên và có màu sáng hơn.

Dùng tay ấn nhẹ thấy da bị lõm vào trong, phải mất khoảng vài giây mới quay về trạng thái ban đầu.

Sưng ở bọng mắt, mặt hoặc mắt cá chân.

Tăng hoặc giảm cân

Quan sát tĩnh mạch ở tay và cổ sẽ thấy hiện rõ và đầy đủ hơn bình thường.

Đau đầu, rối loạn thị giác, hay quên.

Đau bụng, buồn nôn, nôn, thay đổi thói quen đại tiện.

Phù có thể do các vấn đề về tuần hoàn, nhiễm trùng, chết mô, suy dinh dưỡng, bệnh thận, quá tải dịch cơ thể và các vấn đề về điện giải. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị phù, bao gồm:

Suy tim: Khi một hoặc cả hai buồng dưới của tim không thể bơm máu đúng cách, máu có thể tích tụ ở các chi và gây phù.

Bệnh thận: Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc và loại bỏ dịch của thận bị ảnh hưởng, gây áp lực lên các mạch máu và khiến dịch bị rò rỉ ra ngoài. Người bị thận có thể bị phù ở mắt và chân. Đặc biệt, tổn thương cầu thận có thể dẫn đến hội chứng thận hư, làm giảm nồng độ albumin protein trong máu và gây phù nề.

Bệnh gan: Các bệnh lý về gan, trong đó có xơ gan, làm suy giảm chức năng gan và gây ra những thay đổi trong việc tiết hormone, các chất điều chỉnh chất lỏng và giảm sản xuất protein. Điều này làm cho chất lỏng rò rỉ ra khỏi các mạch máu vào các mô xung quanh. Xơ gan cũng làm tăng áp lực trong tĩnh mạch đưa máu từ ruột, lách và tuyến tụy đến gan, gây ra phù từ khoang bụng đến chân.

Thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể tiết ra các hormone kích thích giữ lại natri và nước nhiều hơn bình thường, khiến các vùng mặt, tay, chân bàn chân có thể bị phù và sưng. Bên cạnh đó, tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tắc nghẽn các tĩnh mạch đùi và dẫn đến phù nề. Khi mang thai, máu đông dễ dàng hơn và làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra phù. Tiền sản giật do tăng huyết áp khi mang thai, hoặc bệnh huyết áp cao cũng có thể gây phù.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống quá nhiều muối hoặc tiêu thụ ít vitamin B1, B6, B5, suy dinh dưỡng (thiếu protein) có thể làm tăng nguy cơ phù.

Bệnh đái tháo đường: Các biến chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm tim mạch, suy thận cấp, suy gan cấp, bệnh lý mất protein và một số loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị phù, sưng ở võng mạc.

Phù não: Một số nguyên nhân gây sưng phù trong não bao gồm chấn thương, u não, đột quỵ. Chấn thương ở đầu và khối u trong não sẽ gây ra tình trạng tích tụ nước và dẫn đến phù.

Dị ứng: Một số người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm hoặc côn trùng. Sưng phù nặng ở mặt và da là dấu hiệu của sốc phản vệ. Nếu sưng ở cổ họng có thể gây ngạt thở, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Tắc nghẽn mạch máu ở tứ chi: Bất kỳ sự tắc nghẽn nào ở tứ chi bao gồm các bệnh giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, khối u, phù bạch huyết ở cẳng chân đều có thể cản trở sự lưu thông của máu tạo ra áp lực lên tĩnh mạch, gây rò rỉ dịch và khiến chân bị phù.

Nếu bị phù kèm theo các triệu chứng sau, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ ngay để phát hiện và chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời:

Thở nhanh, thở ngắn, khó thở, đau tức vùng ngực: Đây có thể là dấu hiệu của phù phổi, người bệnh cần được xử trí điều trị kịp thời.

Chân đau và sưng khi không hoạt động trong thời gian dài mà không khỏi: Đó có thể là dấu hiệu của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị phù nề. Do đó, người bệnh cần theo dõi, nắm bắt biểu hiện phù và đến thăm khám bác sĩ sớm nếu bị phù trong thời gian dài, hoặc phù gây khó thở, đau ngực.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY