Top 14 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Trẻ Em Hay Bị Chảy Máu Mũi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nguyên Nhân Bé Hay Bị Chảy Máu Mũi

Chảy máu mũi (CMM) thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi. Trẻ từ ba-tám tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân CMM được chia làm hai nhóm: tại chỗ và toàn thân.

– Các yếu tố tại chỗ : chấn thương (ngoáy mũi), dị vật (chảy dịch thối một bên cộng với CMM), phẫu thuật mũi xoang hay mắt, phản ứng viêm (ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, các kích thích do môi trường), các thuốc xịt (cocaine), u trong hốc mũi lành hay ác tính (ở trẻ em hay gặp polyp mũi, thoát vị màng não, hay u thần kinh đệm), độ ẩm thấp (nhất là trong mùa đông lạnh), khí dung …

– Các yếu tố toàn thân : các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh Willebrand (một bệnh chảy máu có tính di truyền), bệnh rối loạn đông máu (hemophilia), u ác tính, các bệnh gan, giảm tiểu cầu, hóa trị, thiếu máu, suy tim, thiếu sinh tố C và K, dùng thuốc aspirin, các thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng…

Điều trị gồm Chày máu mũi trước và chảy máu mũi sau

Chảy máu mũi trước : Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước, ở một bên mũi. Trường hợp này, người bệnh có thể bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi). Với biện pháp này, đại đa số trường hợp sẽ có thể làm ngưng chảy máu sau 10 – 12 phút.

Bệnh nhân có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Nếu đã dùng các biện pháp trên, nhưng mũi vẫn chảy máu, nên đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử lý thích hợp.

– Suy hô hấp tuần hoàn do hạ oxy máu.

– Sẹo xơ, hẹp họng sau hoại tử nhiều mô mềm do bị chèn ép bởi bấc mũi sau.

– Hoại tử cánh mũi hoặc vách ngăn do bấc mũi sau gây tình trạng thiếu máu nuôi.

– Viêm xoang do tắc nghẽn phức hợp lỗ thông mũi xoang cùng bên.

– Hội chứng sốc nhiễm độc.

– Viêm phổi hít.

“Vạch Trần” Nguyên Nhân Trẻ Bị Viêm Mũi Chảy Máu

Trẻ em là đối tượng thường hay bị viêm xoang mũi chảy máu do chưa có đủ kiến thức về cách vệ sinh mũi khi bị chảy mũi, nghẹt mũi nên theo quán tính khi bị ngứa hay cảm thấy khó chịu sẽ cho tay vào ngoáy mũi nên dễ viêm nhiễm và cháy máu mũi.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ bị viêm mũi chảy máu mũi là dấu hiệu, triệu chứng cho thấy tình trạng bệnh viêm xoang mũi đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm mũi chảy máu gồm có:

– Vệ sinh mũi sai cách: Việc làm sạch những chất nhầy trong mũi là điều rất cần thiết khi trẻ bị viêm xoang. Nhưng việc sử dụng dung dịch xịt mạnh vào trong mũi sẽ dễ gây sung huyết, chảy máu mũi. Bên cạnh đó, việc dùng corticoids quá thường xuyên có thể gây nhờn thuốc, làm bệnh nặng hơn. Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, không nên cho trẻ dùng thuốc xịt quá 7 ngày.

– Hắt xì quá mạnh: Khi bị ngạt mũi hoặc xịt mũi vệ sinh, người bệnh thường có thói quen xì mũi thật mạnh để đẩy các chất nhầy ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc xoang, gây tổn thương dẫn đến chảy máu.

– Ngoáy mũi: Khi mũi khó chịu, trẻ thường hay có thói quen dùng tay ngoáy mũi. Bàn tay lại là nơi chứa nhiều vi rút gây tổn thương niêm mạc mũi làm chảy máu mũi..

– Thời tiết lạnh và khô: Bệnh viêm mũi chảy máu có nguy cơ tăng cao khi tiết lạnh và khô, vi khuẩn dễ tấn công ảnh hưởng đến mạch máu, làm chúng tổn thương và gây chảy máu.

Nên làm gì khi trẻ bị viêm xoang gây chảy máu mũi?

Viêm xoang bị chảy máu mũi khác hoàn toàn so với viêm xoang do các nguyên nhân khác. Khi trẻ bị viêm mũi và chảy máu cam, các mẹ nên:

– Đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp, được kê đơn thuốc đúng với mức độ bệnh đang mắc phải. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con uống, hãy dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh trường hợp nhờn thuốc hay tái phát bệnh.

– Uống siro Coje để phục hồi niêm mạc xoang: Viêm mũi, viêm xoang chỉ khỏi hẳn khi niêm mạc xoang được phục hồi trở về đúng với chức năng của mình. Siro Coje được các chuyên gia khuyên dùng vì có khả năng thông mũi xoang, giảm dị ứng; giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi; hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang và tăng sức để kháng, ngăn viêm mũi chảy máu tái phát trở lại. Coje không chứa kháng sinh, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Trời Lạnh Hay Bị Chảy Máu Mũi: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Trời lạnh hay bị chảy máu mũi là hiện tượng thường xảy ra đối với rất nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi đặc biệt là khi trời chuyển lạnh hanh khô như mùa đông của miền bắc.

Vì sao trời lạnh hỉ mũi ra máu?

Do thời tiết hanh khô cùng độ ẩm không khí thấp đây là thời điểm xảy ra hiện tượng “chảy máu cam” và mọi đối thượng, mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em do niêm mạc mũi mỏng, người trên 40 tuổi do sức đàn hồi thành mạch kém là những người dễ bị nhất.

Nguyên nhân chủ yếu chính là do thời tiết khô hanh dẫn đến mũi quá khô cùng các mao mạch bị co lại và có thể gây xuất huyết chảy máu.

Cách phòng tránh chảy máu cam khi trời lạnh

Khi trời lạnh bạn cần lưu ý giữ độ ẩm cho mũi bằng cách xịt nước biển hoặc nhỏ nước muối sinh lý. Trong trường hợp nếu bạn sử dụng điều hòa, các loại máy máy sưởi, chăn điện,..: do các sản phẩm này làm khô không khí thì bạn cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn gần điều hòa, đồng thời uống nhiều nước ấm.

Bạn cần bỏ thói quen ngoáy mũi bởi nó rất dễ gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Không nên bôi các loại thuốc, kem khi chưa được sự đồng ý của Bác Sĩ.

Đối với ngày lạnh bạn lên bổ sung các loại vitamin C, rau quả tươi, uống nhiều nước vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm giữ ấm như khi đi ra ngoài bạn nên mặc ấm, đeo khẩu trang để tránh khói bụi cùng thời tiết ảnh hưởng đến mũi.

Phương pháp xử lý khi bị chảy máu mũi

Khi bị chảy máu mũi bạn cần nghiêng đầu về phía trước không nên cúi hẳn đầu xuống vì như vậy máu sẽ chảy nhiều hơn. Bạn không lên ngẩng đầu quá cao hoặc ngửa đầu về phần sau bởi điều này khiến cho máu sẽ bị chảy ngược lại dạ dày gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Nếu máu mũi của bạn vẫn tiếp tục chảy bạn hãy dùng một tấm bông gòn được tẩm ướt dài khoảng 2 – 3cm đặt vào mũi. Khi đặt bông gòn vào thì bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy bạn cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận.

Sau 15 phút không cầm máu được thì bạn tốt nhất nên đưa người bệnh vào bệnh viện. Khi bạn bị chảy máu cam và cảm thấy đau ở vùng xoang, hai bên cánh mũi, trán, hốc mắt thì bạn lên đi bệnh viện để chụp chiếu đến đoán bệnh.

Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Mũi ( Máu Cam )

1. Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.

3. Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.

Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).

4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

5. Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe…

6. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

7. Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.