Triệu chứng
1. Theo chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu dựa vào triệu chứng chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có chứng điển hình là ợ hơi.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này:
+ Ợ nóng là khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid hoặc dịch mật dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản sẽ gây ra cảm giác nóng rát. Đây chính là hiện tượng ở nóng.
Ợ hơi là trong quá trình chuyển hóa thức ăn, hơi sẽ được sinh ra. Bình thường hơi sẽ được ra ngoài bằng đường hậu môn. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn chức năng co giãn, hơi sẽ bị thoát ra đừng miệng. Ngoài ợ hơi ra, triệu chứng ợ nóng và ợ chua cũng là triệu chứng mà người bệnh gặp rất nhiều:
+ Ợ chua thường xảy ra vào buổi sáng khi bụng chúng ta còn rỗng, đặc biệt là lúc đánh răng. Cường lực co bóp của dạ dày tăng lên cao nhất khi bụng rỗng, đẩy ngược dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến cuống miệng gây cảm giác ợ chua. Việc đánh răng cũng làm tăng kích thích, do vậy dễ gây buồn nôn. Nước vàng, chua bệnh nhân nôn ra chính là acid trong dịch vị.
2. Khàn giọng, đau họng, ho, hen
Acid dạ dày trào lên thực quản sẽ làm viêm tấy dây thanh quản, gây khàn giọng. Khác với khi bị cảm lạnh, đau họng hoặc ho do acid dạ dày trào ngược có thể trở nên mạn tính, lâu ngày có thể chuyển biến thành bệnh hen. Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là khi hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây rất có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Cảm giác đắng miệng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là do dịch mật gây ra. Dịch mật được dự trữ trong túi mật và đổ vào tá tràng để tiêu hóa các chất béo. Ở một số bệnh nhân, vì một nguyên nhân nào đó (rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh dạ dày, sự cố co cơ môn vị …), sự đóng mở của lỗ môn vị (nối giữa dạ dày và tá tràng) hoạt động không bình thường, khiến một phần dịch mật bị trào ngược vào dạ dày. Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể mang theo một lượng nhỏ dịch mật, khiến bệnh nhân có cảm giác đắng miệng.
Khi trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn – gây hiện tượng buồn nôn, nôn. Ngay cả khi bệnh chưa tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng đã dễ nôn hơn người bình thường khi cùng chịu một tác động gây nôn giống nhau (say tàu xe, ốm nghén …). Nếu tình trạng này diễn ra ngay sau khi ăn, khả năng bị trào ngược do acid dạ dày là khá lớn.
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Niêm mạc thực quản bị phù nề do tiếp xúc acid, gây hiện tượng khó nuốt (cảm giác vướng, nghẹn sau nuốt thức ăn độ 15 giây). Niêm mạc thực quản sau khi phù nề, khi lành để lại sẹo gây chít hẹp thực quản (một trong các biến chứng của bệnh) sẽ làm tăng cảm giác khó nuốt.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Tuy nhiên hiện tượng này thực chất là do đau đoạn thực quản chạy qua ngực. Khi acid trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau.
Nguyên nhân
Theo nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chính là do thói quen ăn uống chưa hợp lí. Chỉ vì thói quen ăn cho qua loa, ăn cho rồi, không ăn đúng bữa, ăn những thức ăn không tốt cho dạ dày mà dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hầu hết các bệnh nhân đều ăn uống không hợp lí, và không ai trong số họ biết, đấy chính là nguyên nhân chủ chốt của căn bệnh.Dạ dày là cơ quan dễ bị kích ứng sản sinh nhiều acid. Do vậy thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học dễ khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày do chất nicotin trong thuốc lá thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và Pepsine – những chất ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.
Stress là thủ phạm giấu mặt gây trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh không để ý. Vậy stress thực sự là gì? Tại sao nó lại gây trào ngược dạ dày thực quản? Stress là một hiện tượng phức tạp và khó có định nghĩa chính xác. Nó là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Stress có nhiều mức độ khác nhau và ở mỗi người là khác nhau. Khi ở ngưỡng thấp (thoáng qua) hay có thể hiểu là “hưng phấn”, stress giúp chúng ta tăng hiệu suất công việc. Tuy nhiên, khi stress quá mức (sốc) hay stress kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol. Cortisol này không chỉ dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, cortisol còn gây tăng acid HCl và Pepsine. Pepsine làm tăng tính kích thích của trào ngược, nó phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản. Ngoài ra, nó gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược tăng lên. Stress được coi là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản chính.
Những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản. Dạ dày của người bị viêm loét cũng luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này đóng mở bất thường tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.
Theo thị trường hiện nay thì có rất nhiều phương pháp và cách chữa trị bệnh dạ dày này. Theo thông tin chúng tôi hỏi được từ một số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều dùng các phương pháp như:
Dùng thuốc giảm đau: đây cũng là cách giúp họ kiềm hãm được cơn đau, nhưng khi họ ngừng thuốc thì cơn đau lại tái phát. Mà việc sử dụng thuốc giảm đau nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau, nên họ bắt đầu lo ngại
Việc ăn kiêng: họ tìm hiểu về việc ăn kiêng trên các trang diễn đàn và họ đã thực hiện cách chữa trị bằng việc ăn kiêng. Nhưng gần như họ nhận ra việc này không thể chữa dứt khoát được. Kể cả những người uống thuốc theo toa hay dùng đến tiểu phẫu, đều dể dàng tái bệnh lại.
Vậy làm thế nào để chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản? Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân muốn tìm được đáp án. Mục đích của điều trị là làm giảm sự trào ngược, hạn chế các biến chứng của trào ngược, làm các chất trào ngược lên nhanh chóng ra khỏi thực quản và bảo vệ niêm mạc thực quản. Để thực hiện mục đích này các bạn cần phối hợp dùng thuốc kèm với các biện pháp khác. Và cuối cùng chúng tôi đã tìm ra loại thuốc có thể giúp bạn chữa trị hết bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đây là phương thuốc gia truyền, được mang tên: Tỳ Bách Thảo
Hotline: 1900 9696 07 (từ 8:00 giờ đến 20:00 giờ)
TP.Hồ Chí Minh: lầu 3A, tòa nhà 97 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3 – ĐT: 0839313009.
Hà Nội: 99 Sơn Tây, chúng tôi Mã, Q. Ba Đình – ĐT: 0462603004
Đà Nẵng: 5 Đào Công Chính, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ – ĐT: 05113991778.