Top 6 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Tự Nhiên Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước

Ngoài những nguyên nhân từ nhà máy các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, từ sinh hoạt hằng ngày như nấu ăn, giặt quần áo, rửa nhà vệ sinh, rửa xe ô tô, từ hệ thống thông cầu cống nghẹt như toilet, chất thải thực phẩm, nhựa, cao su, kim loại và các chất thải nhôm rỉ sét và bắt đầu bị rò rỉ.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Hiểu một cách đơn giản, ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng mà ở đó các mạch nước ngầm, sông, hồ, biển,… bị nhiễm các chất độc hại từ môt trường hoặc từ sinh hoạt của con người. Gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến con người và các sinh vật tự nhiên khác.

Ô nhiễm nguồn nước do nước thải hàng ngày

Việc sử dụng nước mỗi ngày trong sinh hoạt như, chúng tôi nấu ăn, giặt quần áo, rửa nhà vệ sinh , rửa xe ô tô của chúng tôi, vòi hoa sen và làm nhiều việc mà sử dụng nước trong các trường học, bệnh viện và những nơi công cộng. Các chất thải gây ô nhiễm và chất thải lỏng từ nhà vệ sinh và nước tiểu, nước thải và chất thải hòa tan (gọi là nước thải) được xử lý, làm sạch và đổ ra biển hoặc sông.

Ở một số nước triển, nước thải không được xử lý, nhưng nhanh chóng được xã vào các dòng sông chảy ra biển hoặc các con sông hồ gây ô nhiễm nước nước và gây nguy hiểm bởi vì họ gây ô nhiễm môi trường và và mang lại nhiều căn bệnh chết người từ nguồn nước ô nhiễm và làm mất cân bằng các hệ sinh thái bời nước ô nhiễm.

Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước do hệ thống thông cống nghẹt và bể phốt trong lòng đất

Tại mỗi nhà điều có nhà vệ sinh được kết nối với bể tự hoại thường nằm bên dưới ngôi nhà hoặc nhà vệ sinh, nó đi vào bể này, nơi mà phần rắn được tách ra từ một phần chất lỏng. Quá trình sinh học được sử dụng để phá vỡ các chất rắn và chất lỏng thường được thoát ra hệ thống thoát nước đất. Từ giai đoạn này, nó có thể thoát ra ngoài gây ô nhiễm trực tiếp hoặc thấm vào hệ thống nước ngầm dưới lòng đất thông cống nghẹt.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước thải và kim loại nặng không qua xử lí thải vài các đại dương

Ô nhiễm nước thải và kim loại

Nhiều sản phẩm chất lỏng (xăng dầu) được lưu trữ trong kim loại và thép ống ngầm. Hệ thống nước thải khác chạy trong ống ngầm. Làm thêm giờ, họ rỉ sét và bắt đầu bị rò rỉ. Nếu điều đó xảy ra, họ làm ô nhiễm đất, và các chất lỏng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường.

Ô nhiễm khí quyển tạo ra những cơn mưa axit.

Lắng đọng trong khí quyển là sự ô nhiễm của nguồn nước gây ra bởi ô nhiễm không khí. Mỗi khi không khí bị ô nhiễm với sulfur dioxide và nitrogen oxide, họ kết hợp với các hạt nước trong không khí và tạo thành một chất độc hại. Điều này rơi xuống thành mưa axit vào mặt đất, và được rửa sạch vào các nguồn nước. Kết quả là, các cơ quan nước cũng nhận được bị ô nhiễm và điều này ảnh hưởng động vật và các sinh vật nước.

Ô nhiễm không khí

Nguyên Nhân Nào Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm

Trong tất cả chúng ta ở đây thì chắc mọi người đều biết rằng sự quan trong của nước là như thế nào, cơ thể chúng ta không thể sống mà thiếu nước được. Ở Việt Nam hiện nay thì mọi người còn đánh giá rất thấp tầm quan trọng của nguồn nước. Theo một thống kê thì ở Việt Nam gần 90% lượng nước thải được đổ thẳng trực tiếp ra bên ngoài môi trường qua các nơi như ao hồ, sông suối từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến hệ sinh thái và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm trong sinh hoạt.

Bảo vệ môi trường đảm bảo nguồn nước ngầm.

Trong công cuộc hiện đại hóa đất nước thì các nhà máy, xí nghiệp hay các quán ăn nhà hàng mộc lên rất nhiều, chưa kể đến các cụm dân cư tập trung lại với nhau. Có một điều thất sự không muốn nói ra ở đây là ý thức của người dân chúng ta chưa được cao cho lắm. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm của chúng ta ngày một ô nhiễm.

Bạn đang cảm nhận được sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thường ngày của mình. Nếu bạn sống ở khu vực đô thị gần những con kênh thì dễ dàng cảm nhận được rỏ nhất mùi hôi từ nó bốc lên là kinh khủng như thế nào. Một số chất được xả trực tiếp ra như đồng, chì, kẽm… là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng ung thư cho chúng ta. Hiện nay vấn đề ưu tiên của nhà nước và mỗi chúng ta là xử lý vấn đề ô nhiễm nguồn nước môi trường, như bạn thấy không có một quốc gia phát triển nào mà để tình trạng ô nhiễm nguồn nước xảy ra.

Ô nhiễm nguồn nước với các chất độc hại và kim loại nặng gây ảnh hưởng rất nặng nề, bạn có bao giờ nghe tới cả một làng bị mắc bệnh ung thư do ô nhiễm nguồn nước hay chưa, đây là một trong những sự thật đau lòng mà chúng ta cần tránh phải.

Xử lý rác thải bảo vệ nguồn nước.

Chất thải công nghiệp: Khỏi cần nói thì bạn cũng biết ảnh hưởng nặng nề như thế nào khi bị xả chất thải công nghiệp ra môi trường. Đa số các nhà máy đều phải tuân thủ các biện pháp xử lý chất thải theo tiêu chuẩn, nhưng vì muốn tiết kiệm chi phí nên những đơn vị này mới cố tình xả chất thải thẳng ra ngoài môi trường. Đa số đây đều là những hóa chất độc hại bị nhiễm nặng nên khi vừa mới xả ra ngoài chúng ta dễ dàng nhận biết, thiết nghĩ đây là vấn đề mà người dân và nhà nước cùng nhau chung lòng mạnh tay xử lý.

Rác cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Chất thải từ nhà máy xả ra môi trường.

Hóa chất bảo vệ thực vật: Bạn đã thấy những cánh đồng lúa hay hoa màu được phun thuốc hay chưa, một phần thuốc này sẽ trực tiếp đổ ra sông, ao hồ trực tiếp gây ra tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, đây cũng là một phần nguyên nhân làm cho động vật trong nước dần mất môi trường sinh sống.

Chất thải động vật: Những cơ sở giết mổ động vật hay xác động vật chết không được xử lý, đây là một trong những nguyên nhân chính gây bùn phát các dịch bệnh như dịch tả, tiêu chảy… Lây lan qua đường nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Nguồn nước ngầm được đưa vào sử dụng.

Nguồn nước ngầm

Tất cả các nguồn nước trên sau khi thấm vào ao hồ thì chúng bắt đầu thấm vào nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì theo một thống kê tại Việt Nam hơn 50% dân số sử dụng nguồn nước này.

Hãy Nêu Rõ Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Và Hậu Quả Của Việc Nguồn Nước Bị Ô Nhiễm

Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.

Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

– Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

– Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Nguyên nhân nhân tạo

Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:

* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế

Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.

Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.

Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.

* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor… Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt… Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu…

* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

6 Nguyên Nhân Chính Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Thủy Lợi

Theo khảo sát nghiên cứu của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường và Tổng cục Thủy lợi, có 6 nguyên nhân chính gây ô nhiễm& suy giảm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

Tỉnh Bắc Ninh đã phải xây dựng nhiều trạm bơm lấy nguồn nước mới từ sông Đuống, Thái Bình thay thế cho nguồn ô nhiễm thuộc hệ thống sông Ngũ Huyện Khê. Ảnh: NH

Nước thải sinh hoạt

Báo cáo đánh giá môi trường quốc gia mới đây cho thấy, mức độ ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến chất lượng các nguồn tiếp nhận ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nước các kênh mương nội thành khá phổ biến.

Những năm gần đây, chất lượng nước một số ao, hồ, kênh mương khu vực nông thôn cũng đã ghi nhận hiện tượng nước bị ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS, BOD 5, Nitơ của các muối Amoni (NH 4+), Phosphat, Clorua (Cl–) và chất hoạt động bề mặt.

Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có các thành phần vô cơ, coliform và các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác. Nước thải sinh hoạt cũng chứa dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc phát sinh do sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt.

Nước thải y tế

Nước thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược, cơ sở sản xuất thuốc, trong đó, đáng kể nhất là nước thải bệnh viện.

Tính đến tháng 3/2017, cả nước có trên 13.000 cơ sở y tế, ượng nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh khoảng trên 150.000m3/ngày đêm, chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y, dược và sản xuất thuốc.

Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, dầu mỡ còn có những chất khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Nước thải công nghiệp

Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố, cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải gây ra áp lực lớn đối với các nguồn tiếp nhận và đây là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới tại các công trình thủy lợi.

Một số địa phương có lượng nước thải công nghiệp phát sinh lớn như Tp. Hồ Chí Minh 143.701 m3/ngày đêm, Bình Dương 136.700 m3/ngày đêm, Hà Nội 75.000 m3/ngày đêm, Bắc Ninh 65.000 m3/ngày đêm.

Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2016 của Tổng cục Môi trường cho thấy, lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, nhà máy chiếm khoảng 37% tổng lượng nước thải phát sinh. Trong đó, các cơ sở có quy mô xả thải nhỏ hơn 200m3/ngày đêm chiếm phần lớn, khoảng 65%.

Tính chất nước thải công nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi khu vực có sự khác biệt, tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất. Việc xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại các địa phương.

Nước thải làng nghề

Cùng với sự phát triển mở rộng của các làng nghề truyền thống, môi trường làng nghề đang bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, trong đó nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Nước thải làng nghề cũng là nguyên nhân chính khiến chất lượng nước trong các công trình thủy lợi bị suy giảm, ô nhiễm, điển hình tại các hệ thống Bắc Hưng Hải, Bắc Đuống, Sông Nhuệ.

Nguồn nước thải làng nghề đa phần có xu hướng bị ô nhiễm hữu cơ nặng nề do nước thải từ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Trong khi đó, ô nhiễm chất vô cơ lại chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy. Nước thải có hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm như dung môi, dư lượng các chất trong quá trình nhuộm…

Trước thực trạng nguồn nước trong công trình thủy lợi ô nhiễm, suy giảm, Tổng cục Thủy lợi đã xây dựng Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ NN-PTNT quản lý. Ảnh: NH

Nước thải nông nghiệp

Cùng với nước thải công nghiệp và làng nghề, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, đặc biệt là tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như ở vùng ĐBSCL.

Trung bình khoảng 20 – 30% thuốc BVTV và phân bón sẽ theo quá trình rửa trôi xâm nhập vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số nghiên cứu, tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi ước tính lên tới trên 681 triệu m3/ ngày. Nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật với một số thông số ô nhiễm đặc trưng bao gồm: BOD 5, COD, tổng Nitơ và tổng Coliform được quy định rõ trong QCVN 62-MT:2016/BNTMT.

Rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính… Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).

Ngoài chất thái rắn sinh hoạt nông thôn, hằng năm còn phát sinh lượng lớn chất thải rắn nông nghiệp. Ước tính mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất BVTV, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Theo ước tính, có khoảng 40 – 70% (tuỳ theo từng vùng) chất thải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch… nên đây cũng là một tác nhân gây ô nhiễm nước trogn công trình thủy lợi.

Trạm bơm Lương Tân thuộc hệ thống Thủy lợi Bắc Đuống, Bắc Ninh. Ảnh: NH

Đề xuất kiến nghị

Để thực hiện hiệu quả “Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ NN-PTNT quản lý”, hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái nguồn nước, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng nước trong công trình thủy lợi, tạo nguồn cấp nước ổn định, bền vững, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nước, Tổng cục Thủy lợi kiến nghị một số vấn đề sau.

Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ NN-TNT quản lý được huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, dự kiến khoảng 219 tỷ đồng, tập trung vào các nội dung điều tra, kiểm đếm, lắp đạt thiết bị quan trắc nhằm cải thiện chất lượng nước tưới tại một số công trình thủy lợi lớn, trọng điểm của đất nước.

Nguyên Huân – Mai Chiến