A. SACCAROZO
I. Tính chất vật lý và cấu tạo phân tử của Saccarozo
1. Tính chất vật lý của Saccarozo
– Là chất kết tinh, không màu, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước.
– Nóng chảy ở 1850C
– Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện,…
2. Cấu tạo phân tử của Saccarozo
– Công thức phân tử của Saccarozo: C12H22O11.
công thức cấu tạo của saccarozo
II. Tính chất hóa học của Saccarozo
– Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ nên không còn nhóm chức anđehit trong phân tử, saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.
1. Saccarozo thể hiện tính chất hoá học của Ancol đa chức
– Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
2. Saccarozo Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo dung dịch đồng Saccarat màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 <img title="overset{t^{0}}{
3. Saccarozo Phản ứng thủy phân:
III. Điều chế và Ứng dụng của Saccarozo
1. Điều chế Saccarozo
- Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.
2. Ứng dụng của Saccarozo
- Dùng làm thức ăn cho người
- Là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm
- Là nguyên liệu để pha chế thuốc
- Dùng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát
- Dùng tráng gương, tráng ruột phích.
3. Sản xuất đường saccarozơ
B. MANTOZO
– Mantozo là đồng phân của Saccarozo
I. Cấu tạo phân tử của Mantozo
– Công thức phân tử C11H22O11.
– Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:
II. Tính chất hóa học của Mantozơ
– Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm -CHO và các nhóm -OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả ancol đa chức và anđehit.
1. Mantozo có tính chất của ancol đa chức
– Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam (phức đồng màu xanh lam).
2C12H22O11 + Cu(OH)2 <img title="overset{t^{0}}{
2. Mantozo có tính chất của anđehit
– Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương tương tự như Glucozo
C12H22O11 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → C12H22O12 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
3. Phản ứng thủy phân của Mantozo
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
III. Điều chế Mantozơ
– Thủy phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa.
C. TINH BỘT
I. Cấu tạo phân tử của tinh bột
– Công thức phân tử (C6H10O5)n .
– Công thức cấu tạo: tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin).
II. Tính chất vật lí của tinh bột (C6H10O5)n.
– Màu trắng, có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô…), củ (khoai, sắn…) và quả (táo, chuối…).
– Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
III. Tính chất hoá học của tinh bột (C6H10O5)n.
– Phản ứng của hồ tinh bột với dung dịch I2 tạo thành dung dịch xanh tím. (nếu đun nóng dung dịch bị mất màu, để nguội màu xuất hiện trở lại).
⇒ Phản ứng này thường được dùng để nhận biết hồ tinh bột.
– Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)
– Khi có men thì thủy phân: Tinh bột → đextrin → mantozơ → glucozơ
IV. Điều chế tinh bột (C6H10O5)n
– Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
D. XENLULOZO
I. Cấu tạo phân tử của Xenlulozo
– Công thức phân tử (C6H10O5)n.
cấu tạo phân tử xenlulozo
II. Tính chất vật lí của Xenlulozo (C6H10O5)n.
– Là chất rắn, màu trắng, hình sợi, không mùi, không vị.
– Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen,…
III. Tính chất hóa học của Xenlulozo (C6H10O5)n.
– Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ).
– Phản ứng este hóa với axit axetic và axit nitric:
[C6H7O2(OH)3] + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)]n + 3nH2O
[C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
IV. Ứng dụng của Xenlulozo
– Các vật liệu chứa nhiều xenlulozơ như tre, gỗ, nứa,…thường được dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình,…
– Xenlulozơ nguyên chất và gần nguyên chất được chế thành sợi, tơ, giấy viết, giấy làm bao bì, xenlulozơ trixetat dùng làm thuốc súng. Thủy phân xenlulozơ sẽ được glucozơ làm nguyên liệu để sản xuất etanol.
E. BÀI TẬP VỀ SACCAROZO, XENLULOZO & TINH BỘT
Bài 3 trang 34 SGK Hóa 12: a) So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
* Lời giải bài 3 trang 34 SGK Hóa 12:
a) Tính chất vật lý
Hợp chất Glucozo Xenlulozo Saccarozo Tinh bột Màu sắc Không màu Màu trắng Không màu Màu trắng Trạng thái ở ĐK thường Rắn Rắn Rắn Rắn Tính tan trong nước Tan Không tan Tan Tan trong nước nóng (tạo hồ tinh bột) Cấu trúc dạng Tinh thể Sợi Kết tinh bột (vô định hình)
– Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
– Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng: dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là amilopectin. Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, xoắn lại với nhau và có phân tử khối lớn. Còn amilopectin có cấu tạo mạng không gian gồm cấc mắt xích α-glucozơ tạo nên.
– Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn.
Bài 4 trang 34 SGK Hóa 12: Hãy nêu những tính chất hóa học giống nhau của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Viết phương trình hóa học (nếu có)
* Lời giải bài 4 trang 34 SGK Hóa 12:
– Do saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều thuộc nhóm disaccarit và polisaccarit nên chúng đều có phản ứng thủy phân.
– Thủy phân saccarozo:
– Thủy phân tinh bột:
– Thủy phân xenlulozo :
Bài 5 trang 34 SGK Hóa 12: Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) giữa các chất sau:
a) Thủy phân saccarozo, tinh bột và xenlulozơ.
b) Thủy phân tinh bột (có xúc tác axit), sau đó cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3(lấy dư)
c) Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3/ H2SO4
* Lời giải bài 5 trang 34 SGK Hóa 12:
a) Thủy phân saccarozo, tinh bột và xenlulozơ.
– Thủy phân saccarozo:
– Thủy phân tinh bột:
– Thủy phân xenlulozo :
b) Thủy phân tinh bột (có xúc tác axit), sau đó cho SP tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư.
– Thủy phân tinh bột :
– Sản phẩm thu được là glucozo. Cho phản ứng AgNO3/NH3
c) Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3/ H2SO4
Bài 6 trang 34 SGK Hóa 12: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
* Lời giải bài 6 trang 34 SGK Hóa 12:
– Theo bài ra ta có số mol saccarozo là: nC12H22O11= 100/342 (mol).
– Phản ứng thuỷ phân:
Saccarozo Glucozo Fructozo
– Phản ứng tráng bạc:
– Theo PTPƯ thuỷ phân: nglucozo = nfructozo = nsaccarozo = 100/342 (mol).
⇒ ∑nC6H12O6 = 2.nsaccarozo = 2.(100/342) = 100/171 (mol).
– Vì glucozo và fructozo cùng tham gia phản ứng tráng gương
⇒ nAgNO3 = nAg = 2.nC6H12O6 = 2.(100/171) = 200/171(mol).
– Vậy theo PTPƯ tráng bạc, khối lượng Ag sinh ra và khối lượng AgNO3 cần dùng là
⇒ mAg = (200/171).108 = 126,3 (g)
⇒ m(AgNO3) = (200/171).170 = 198,8(g)