Top 8 # Xem Nhiều Nhất Nhận Biết Hcl Và H2So4 Bằng Phương Pháp Hóa Học Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

1. Chỉ Dùng Thêm Quỳ Tím, Hãy Nhận Biết Các Dung Dịch Sau: A) H2So4, Naoh, Hcl, Bacl2. B) Nacl, Ba(Oh)2, Naoh, H2So4. 2. Bằng Phương Pháp Hóa Học, Hãy Nhận

Trích mỗi chất một ít làm thuốc thử:

Câu 1/

– Dung quì tím cho vào tứng dung dịch trên

+) Quì tím hóa xanh là NaOH

+) Quì tìm chuyển màu đỏ là H2SO4, HCl (1)

+) Quì tím không đổi màu là BaCl2.

– Cho dung dịch BaCl2 vừa nhần biết ở trên vào nhóm (1)

+) Xuất hiện kết tủa trắng là: H2SO4, Còn lại không hiện tượng là dd HCl

PTHH: $H_2SO_4+BaCl_2 to BaSO_4↓ + 2HCl$

– Dung quì tím cho vào tứng dung dịch trên

+) Quì tìm chuyển màu đỏ là H2SO4

+) Quì tím không đổi màu là NaCl.

– Cho dung dịch H2SO4 vừa nhận biết được qua nhóm (2)

+) Xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2, Còn lại là dung dịch không đổi màu, ống nghiệm nóng lên là NaOH.

PTHH: $H_2SO_4+Ba(OH)_2 to BaSO_4↓ + 2H_2O$

Câu 2/

– Dung quì tím cho vào tứng dung dịch trên

+) Quì tím hóa xanh là NaOH

+) Quì tìm chuyển màu đỏ là HCl

+) Quì tím không đổi màu là NaNO3, NaCl (3).

– Cho dung dịch AgNO3 vào lần lượt dung dịch nhóm (3).

+) Xuất hiện kết tủa trắng là NaCl, còn lại là NaNO3.

PTHH: $AgNO_3 + NaCl to AgCl↓ + NaNO_3$

– Cho dung dịch HCl vào từng dung dịch trên

+) Ống nghiệm nào có sủi bọt khí là K2CO3

PTHH: $K_2CO_3 + 2HCl to KCl + H_2O + CO_2↑$

+) Còn lại không hiện tượng là KOH, K2SO4, KNO3 (4)

– Dung quì tím cho vào tứng dung dịch nhóm (4)

+) Quì tím hóa xanh là KOH

+) Quì tím không đổi màu là K2SO4, KNO3 (5).

– Cho vào nhóm (5) dung dịch BaCl2

+) Xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2, còn lại không hiện tượng là KNO3

PTHH: $BaCl_2 + K_2SO_4 to BaSO_4↓ + 2KCl$

Câu 3/

– Cho từng dung dịch trên qua H2SO4

+) Kết tủa tan tạo dung dịch Cu(OH)2

+) Tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2

+) Có sủi bọt khí xuất hiện là Na2CO3

PTHH: $Cu(OH)_2 + H_2SO_4 to CuSO_4 + 2H_2O$

$Ba(OH)_2 + H_2SO_4 to BaSO_4↓ + 2H_2O$

$Na_2CO_3 + H_2SO_4 to Na_2SO_4 + H_2O + CO_2↑$

b) BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3

– Cho từng dung dịch trên qua H2SO4

+) Xuất hiện kết tủa trắng và có khí thoát ra là: BaCO3

+) Chất rắn tan tạo sủi bọt khí là: Na2CO3

+) Chất rắn tan: Na2CO3

+) Chất rắn không tan là BaSO4.

PTHH: $BaCO_3 + H_2SO_4 to BaSO_4 + H_2O + CO_2$

$Na_2CO_3 + H_2SO_4 to Na_2SO_4 + H_2O + CO_2$

– Cho các kim loại trên qua dung dịch HCl

+) Chất rắn nào không ta là: Cu

+) Chất rắn tan, có sủi bọt khí thoát ra là Al, Zn (dung dịch tương ứng thu được là AlCl3 và ZnCl2)

– Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch muối tương ứng của hai kim loại trên

+) Xuất hiện kết tủa trắng là AlCl3 ⇒ Kim loại ban đầu là Al

+) Xuất hiện kết tủa trắng rồi tan là ZnCl2 ⇒ Kim loại ban đầu là Zn

$2Al + 6HCl to 2AlCl_3 + 3H_2$

$Zn + 2HCl to ZnCl_2 + H_2$

$AlCl_3 + NH_3 + H_2O to Al(OH)_3 + NH_4Cl$

$ZnCl_2 + 6NH_3 + 2H_2O to [Zn(NH_3)_4](OH)_2 + 2NH_4Cl$

Tính Chất Và Ứng Dụng Của Axit Clohidric Hcl Và Axit Sunfuric H2So4

Axit clohidric (HCl)

1. Tính chất vật lý của axit clohidric (HCl)

Dung dịch khí hidro clorua trong nước được gọi là axit clohidric. Dung dịch HCl đậm đặc có nồng độ ≈ 37% là dd bão hòa hidro clorua.

Ở điều kiện thông thường, axit clohidric là một chất lỏng không màu, trong suốt, nặng hơn nước và có thể bốc khói nếu dd đậm đặc.

2. Tính chất hóa học của axit clohidric (HCl)

Axit clohidric có đầy đủ tính chất hóa học của axit.

a) Làm đổi màu quỳ tím

Dung dịch axit HCl làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.

b) Tác dụng với kim loại

Dung dịch axit HCl tác dụng với nhiều kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa tạo thành muối clorua và khí H 2.

c) Tác dụng với bazo

Axit clohidric tác dụng với bazo tạo thành muối clorua và nước.

HCl + KOH → KCl + H 2 O

d) Tác dụng với oxit bazo

Axit clohidric tác dụng với oxit bazo tạo thành muối clorua và nước.

e) Tác dụng với muối

Axit clohidric tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

3. Ứng dụng của axit clohidric (HCl)

Axit clohidric được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:

– Điều chế muối clorua

– Làm sạch, tẩy gỉ bề mặt kim loại trước khi sơn, mạ hay hàn…

– Dùng trong chế biến dược phẩm, thực phẩm…

– Dùng để sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ quan trọng.

Tính chất và ứng dụng của axit clohidric và axit sunfuric

1. Tính chất vật lý của Axit sunfuric (H2SO4)

Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi và rất dễ tan trong nước, khi tan tỏa nhiều nhiệt. Axit sunfuric nặng gần gấp 2 lần nước (D = 1,83 g/cm 3).

Khi pha loãng H 2 SO4 cần cho axit vào nước, không được làm ngược lại vì rất nguy hiểm.

2. Tính chất hóa học của Axit sunfuric (H2SO4)

Axit sunfuric loãng và đặc có những tính chất hóa học khác nhau.

2.1. Axit sunfuric loãng

H 2SO 4 loãng có đầy đủ tính chất đặc trưng của một axit giống như axit clohidric. Đó là:

– Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

– Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Zn, Al, Fe…) → Muối sunfat + H 2 ↑

– Tác dụng với bazo (Na 2O, CaO, CuO…) → Muối sunfat + H 2 O

2.2. Axit sunfuric đặc

H 2SO 4 đặc có những tính chất hóa học riêng.

a) Tác dụng với kim loạib) Tính háo nước

H 2SO 4 đặc có tính háo nước. Do đó phải hết sức lưu ý khi sử dụng axit này.

3. Ứng dụng của Axit sunfuric (H2SO4)

Axit sunfuric có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất và trong công nghiệp:

– Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa tổng hợp …

– Dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, chất dẻo, tơ sợi

– Dùng trong chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim

– Sản xuất thuốc nổ, muối, axit

Và rất nhiều ứng dụng quan trọng khác.

4. Sản xuất axit sunfuric

Trong công nghiệp, H 2SO 4 được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc với những nguyên liệu là: lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), nước và không khí.

Quy trình sản xuất H 2SO 4:

– Sản suất lưu huỳnh đioxit bằng cách đốt S trong không khí:

5. Cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat

– Để nhận biết H 2SO 4 và muối sunfat, ta dùng thuốc thử là dd muối Bari: BaCl 2, Ba(NO 3) 2 hay dùng Ba(OH) 2 …

– Để phân biệt H 2SO 4 và muối sunfat, ta có thể dùng kim loại: Zn, Mg, Al, Fe…

Giải bài tập về axit clohidric HCl và axit sunfuric H2SO4

Câu 1. Có những chất: CuO, BaCl 2 ,Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dd HCl, dd H 2SO 4 loãng sinh ra:

a) chất khí cháy được trong không khí?

b) dd có màu xanh lam?

c) chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?

d) dd không màu và nước?

Viết tất cả các PTHH xảy ra.

Bài làm:

a) Chất khí cháy được trong không khí:

b) Dd có màu xanh lam:

c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit:

d) Dd không màu và nước:

Câu 2. Sản xuất axit sunfuric H 2SO 4 trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất H 2SO 4 và dẫn ra những PƯHH.

Bài làm:

Quy trình sản xuất H 2SO 4:

Sản suất lưu huỳnh đioxit bằng cách đốt S trong không khí:

Sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa SO2 (xt: V2O5, 450 °C):

Sản xuất H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:

Câu 3. Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học?

a) Dung dịch HCl và H 2SO 4

b) Dung dịch NaCl và Na 2SO 4

Viết các PTHH xảy ra.

Bài làm:

Ở ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì dd chứa ban đầu là H 2SO 4.

Ở ống nghiệm không thấy hiện tượng gì thì dd chứa ban đầu là HCl.

Ở ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì dd chứa ban đầu là Na 2SO 4.

Ở ống nghiệm không thấy hiện tượng gì thì dd chứa ban đầu là NaCl.

Ở ống nghiệm nào xuất hiện bọt khí thì dd chứa ban đầu là H 2SO 4.

Ở ống nghiệm không thấy hiện tượng gì thì dd chứa ban đầu là Na 2SO 4.

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng t°?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?

Bài làm:

a) Phản ứng (2), (4) và (5). Fe dạng bột tác dụng với dd H 2SO 4 2M ở 25 °C, 50 °C và 35 °C Khi tăng t°, thời gian phản ứng giảm.

b) Phản ứng (3) và (5). Axit H 2SO 4 2M phản ứng với Fe ở 35 °C. Sử dụng Fe ở dạng bột thì thời gian phản ứng rút ngắn hơn Fe ở dạng lá.

Câu 5. Sử dụng những chất có sẵn sau: Cu, Fe, CuO, KOH, C 6H 12O 6 (glucozơ), dd H 2SO 4 loãng, H 2SO 4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:

a) Dd Dd H 2SO 4 loãng có những tính chất hóa học của axit.

b) H 2SO 4 đặc có những tính chất hóa học riêng.

Viết PTHH cho mỗi thí nghiệm.

Bài làm:

a) Chứng minh dd H 2SO 4 loãng có những tính chất hóa học của axit:

b) Chứng minh dd H 2SO 4 đặc có những tính chất hóa học riêng:

Tác dụng với kim loại nhưng không giải phóng khí hidro:

Câu 6. Cho một khối lượng mạt Fe dư vào 50 ml dd HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết PTHH.

b) Tính khối lượng mạt Fe đã tham gia phản ứng.

c) Tìm nồng độ mol C M của dd HCl đã dùng.

Bài làm:

Ta có: n H2 = 3,36 / 22,4 = 0,15 mol

a) PTHH của phản ứng:

b) Theo PTHH, ta có: n Fe= n H2= 0,15 mol

⇒ Khối lượng mạt Fe phản ứng: m Fe = 0,15 x 56 = 8,4 g

c) Theo PTHH, ta có: n HCl= 2n H2 = 0,3 mol

⇒ Nồng độ mol của dung dịch HCl: C M (HCl) = 0,3 / 0,05 = 6 M.

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dd HCl 3M.

a) Viết các PTHH.

b) Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

c) Hãy tính khối lượng dd H 2SO 4 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxit trên.

Bài làm:

a) Các PTHH:

b) Ta có: n HCl = 3 x 0,1 = 0,3 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và ZnO.

Theo đề ra, ta có: 80x + 65y = 12,1 (1)

Theo PTHH, ta có: n HCl = 2x + 2y = 0,3 (2)

Giải hệ pt (1) và (2), ta được: x = 0,05 mol ; y = 0,1 mol

⇒ m CuO = 0,05 x 80 = 4 g ; m ZnO = 12,1 – 4 = 8,1 g

⇒ % ZnO = 100 – 33,06 = 66,94%

c) Ta có PTHH xảy ra khi hòa tan hỗn hợp oxit vào dd H 2SO 4 loãng:

⇒ m H2SO4 = 0,15 x 98 = 14,7 g

⇒ Khối lượng dd H 2SO 4 20% cần dùng là:

m dd(H2SO4) = (m ct x 100) / C% = (14,7 x 100) /20 = 73,5 g

Nhận Biết Các Hợp Chất Hữu Cơ Bằng Phương Pháp Hóa Học

I/ Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết.

– Muốn nhận biết hay phân biệt các hóa chất chúng ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có hiện tượng dễ dàng nhận biết được: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí ( nếu như bài cho phép) như độ tan, dễ bị phân hủy hay có mùi đặc trưng,…

– Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành (n – 1) thí nghiệm.

– Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.

1/ Chiết ( trích mẫu thử) các hóa chất cần nhận biết vào các ống nghiệm và ( đánh số thứ tự)

2/ Chọn thuốc thử thích hợp ( tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).

3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận.

– Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt.

– Xác định sự có mặt của các chất ( hoặc các ion) trong cùng một dung dịch.

– Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:

+ Nhận biết với thuốc thử tự do ( không hạn chế thuốc thử)

+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế ( thông thường chỉ dùng 1 thuốc thử và không được dùng thêm các hóa chất khác)

+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài ( thông thường dạng này chúng ta kẽ bảng vừa nhận biết hóa chất vừa lấy chất đó làm thuốc thử).

IV/Nhận biết các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hóa học

* Hiện tượng: có kết tủa màu vàng

* Hiện tượng: mất màu

* Thuốc thử: dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO 4) ở điều kiện thường.

* Hiện tượng: mất màu

* Hiện tượng: mất màu

* Hiện tượng: tạo dung dịch màu vàng, có mùi hạnh nhân.

* Hiện tượng: tạo dung dịch phức màu xanh lam.

* Hiện tượng: có sủi bọt khí

* Hiện tượng: có kết tủa trắng.

* Hiện tượng: có kết tủa trắng.

* Hiện tượng: có kết tủa bạc

* Hiện tượng: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

+ Riêng axit fomic (HCOOH) tham gia phản ứng tráng gương.

+ Axit acrylic làm mất màu dung dịch nước brom

* Lưu ý: Để phân biệt glucozo và fructozo người ta thử với dung dịch brom. Glucozo làm mất màu nước brom còn fructozo thì không.

Dung dịch vôi sữa cho dung dịch saccarat canxi trong suốt.

* Lưu ý: Phân biệt saccarozo và mantozo bằng phản ứng tráng gương (saccarozo không phản ứng).

Dung dịch I 2 cho sản phẩm màu xanh, khi đun nóng bị mất màu, sau khi để nguội lại xuất hiện màu xanh.

Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC

Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa Học

Các phương pháp hóa học xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn nhiều tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép kín.

Đôi khi phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn.

1.1 Phương pháp trung hòa

Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau

– Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm.-

– Bổ sung các tác nhân hóa học.

– Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.

– Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ amoniăc bằng nước axit.

Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân xử dụng cho quá trình.

1.2 Phương pháp oxy hóa và khử

Để làm sạch nước thải có thể dùng các chất oxy hóa như Clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, bicromat kali, oxy không khí, ozon…

Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.

Oxy hóa bằng Clo

Clo và các chất có chứa clo hoạt tính là chất oxy hóa thông dụng nhất. Người ta sử dụng chúng để tách H2S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit, phenol, xyanua ra khỏi nước thải.

Khi clo tác dụng với nước thải xảy ra phản ứng

Cl2 + H2O = HOCl + HCl

HOCl ↔ H+ + OCl-

Tổng clo, HOCl và OCl- được gọi là clo tự do hay clo hoạt tính.

Các nguồn cung cấp clo hoạt tính còn có clorat canxi (CaOCl2), hypoclorit, clorat, dioxyt clo, clorat canxi được nhận theo phản ứng

Ca(OH)2 + Cl2 = CaOCl2 + H2O

Lượng clo hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là: 10 g/m3 đối với nước thải sau xử lý cơ học, 5 g/m3 sau xử lý sinh học hoàn toàn.

Phương pháp Ozon hóa

Ozo tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa bằng ozo cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng của nước. Sau quá trình ozo hóa số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%, ozo còn oxy hóa các hợp chất Nito, Photpho…