Top 11 # Xem Nhiều Nhất Phân Biệt Đá Ruby Và Sapphire Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Kiến Thức Đá Quý Cơ Bản Về Đá Sapphire, Ruby

Ruby và saphia đã quá quen thuộc với giới ưa chuộng đồ trang sức ở Việt Nam , tuy nhiên những kiến thức về chúng thì không phải ai cũng có được và nhiều khi dẫn đến việc mất tiền mua những món hàng không đáng giá và ít có giá trị khi ứng dụng chọn làm Đá Phong Thủy Hộ Mệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại đá quý có giá trị này.

1. Khái niệm về corundum nguồn gốc hình thành Sapphire’s và Ruby

Đá ruby và đá sapphire đều là 1 loại quặng có tên là “corundum” ngồn gốc từ tiếng Hy lạp “Kerand” hoặc “Kuruvinda”, sau này tên gọi corindon được người Ấn Độ miêu tả thành 2 thể loại, tuỳ theo màu sắc của nó: Ruby (rubinus) có nghĩa là màu đỏ và saphia (saphiarus) có nghĩa là màu xanh.

Mãi đến năm 1800 người ta mới biết rằng ruby và saphia cùng thuộc về một nhóm. Tên saphia cũng theo tiếng Hy lạp, saphiarus có nghĩa là màu xanh lam.

Ngày nay chúng ta cũng quan niệm rằng loại có màu đỏ được gọi là đá ruby (Corindon màu đỏ được gọi là ruby) và màu xanh được gọi là đá saphia (corindon màu lam được gọi là sapphire), các màu khác được gọi là sapphire màu như sapphire vàng, sapphire xanh lá chuối, sapphire cam .v.v.

2. Thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể

2.1 Thành phần hóa học

– Thành phần hóa học của corindon ở các vùng khác nhau thì hàm lượng các nguyên tố tạo màu có khác nhau một chút.

2.2. Cấu trúc tinh thể

– Corindon nằm trong nhóm hematit (X2O3), cấu trúc của nhóm khoáng vật này dựa trên hình 6 phương khép kín của nguyên tử oxy với các cation trong khối tám mặt giữa chúng. Trên cơ sở hình chiếu của cấu trúc corindon chỉ ra rằng có 2/3 khoảng trống của tám mặt là được lấp bởi cation Al3+. Liên kết hóa trị tĩnh điện (ev) hoặc lực lượng liên kết của mối liên kết Al3+. Bởi vì ion Al3+ được bao quanh bởi 6 ion oxy, hóa trị tĩnh điệncủa mỗi sáu liên kết nguyên tử Al-O trong phân tử bằgn 1/2. Mỗi ion oxy được chia sẻ giữa 4 khối tám mặt, nghĩa là 4 liên kết nguyên tử trong phân tử điện hóa trị bằng 1/2 lượng tỏa ra từ một vị trí oxy. Trong mặt cơ sở (0001) điều này cho phép chỉ 2 cặp Al-O liên kết từ mỗi oxy, mà chỉ ra bởi hai khối tám mặt chung nhau một oxy ở góc.

– Mỗi khối tám mặt chung 1 mặt giữa 2 lớp kề cận theo chiều thẳng đứng của các chồng khối tám mặt (sắp xếp chồng lên nhau). Crôm tham gia vào mạng của corindon dưới dạng 1 ion hoá trị 3 (Cr+3) thay thế đồng hình ion Al3+.

– Đặc tính tinh thể học của corindon: Corindon kết tinh trong biến thể ba phương của tinh hệ 6 phương, thuộc lớp 32/m với các yếu tố đối xứng sau:

Một trục đối xứng bậc ba, mà cũng tượng trưng cho 1 trục bậc 3 đảo.

Ba trục đối xứng bậc 2 vuông góc với trục bậc 3.

Ba mặt phẳng đối xứng vuông góc với trục bậc 2 và cắt nhau dọc theo trục có thứ tự cao.

Một tâm đối xứng.

Corindon là một khoáng vật của nhôm: Al2O3, kết tinh ở hệ lục phương, có hình dạng thường gặp là lăng trụ, hình tấm 6 mặt, hai tháp 6 phương.

Tinh thể dạng lưỡng tháp sáu phương trong đá hoa Lục Yên

Corindon có các biến thể sau: – Al2O3 tam phương là một biến thể vững chắc nhất trong tự nhiên, thành tạo trong khoảng nhiệt độ 500 – 15000C. – Al2O3 lục phương vững bền ở nhiệt Alađộ cao, sự chuyển 2O3 Albthành 2O3 thực hiện ở nhiệt độ 1500 – 18000C. – Lập phương có kiến trúc tinh thể của spinen.

3. Các tính chất vật lý và quang học

3.1. Tính chất vật lý

– Cát khai: Ruby, saphia không có cát khai, nhưng có thể tách theo một số hướng nhất định. – Vết vỡ: vỏ sò. – Độ cứng: Ruby, saphia có độ cứng tương đối là 9 (theo thang Mohs), chỉ đứng sau kim cương. Độ cứng của ruby, saphia cũng biến đổi theo các hướng khác nhau. – Màu vết vạch: trắng – Tỷ trọng: Ruby: 3,95 – 4,05, thường là 4,00 Saphia: 3,95 – 4,03 , thường là 3,99

3.2. Tính chất quang học

– Độ trong suốt: Từ trong suốt đến đục – Ánh: Mặt vỡ thường có ánh thuỷ tinh; mặt mài bóng thường có ánh từ thuỷ tinh đến gần ánh lửa. – Tính đa sắc: ruby: mạnh; đỏ phớt tía/ đỏ da cam Saphia: mạnh; lam phớt tím/ lam phớt lục Saphia vàng: yếu đến rõ; vàng/ vàng nhạt. Saphia lục: mạnh; lục/ vàng lục Saphia tím: mạnh; tím/ da cam – Chiết suất: 1,766 – 1,774 – Lưỡng chiết suất: 0,008 – Độ tán sắc: 0,018 – Phổ hấp thụ: Ruby: 6942, 6928, 6680, 6592, 6100, 5000, 4765, 4750, 4685. Saphia lam: màulam của Sri Lanka: 4701, 4600, 4550, 4500, 3790. Saphia vàng: 4710, 4600, 4500, nhưng yếu hơn. Saphia lục: 4710, 4600, 4500, nhưng hơi mạnh hơn. Saphia tím: có thể có cả phổ của ruby (Cr) và saphia (Fe).

– Lọc Chelsea: Ruby: đỏ mạnh

– Saphia lục: màu lục

– Saphia lam : hơi đen

– Saphia tím và lam tím: có thể hơi đỏ.

– Tính phát quang: Ruby : mạnh, đỏ phớt tím (huỳnh quang khác nhau theo những vùng mỏ). Saphia: Không có sự phát huỳnh quang đặc trưng cho mọi loại saphia, nó phụ thuộc vào màu sắc và xuất xứ của viên đá.

Ruby phát quang đỏ mạnh dưới tia cực tím, còn saphia thờng trơ

– Các hiệu ứng quang học: Hiện tượng ánh sao là đặc trưng nhất, hiện tượng mắt mèo thì ít gặp hơn. Ngoài ra còn gặp hiệu ứng đổi màu (hiệu ứng Alexandrit), màu viên đá thay đổi từ lam đến tía hoặc hiếm hơn từ lục đến nâu phớt đỏ.

​4. Đặc điểm bao thể

Trong ruby sự có mặt phổ biến các bao thể ở các dạng khác nhau. Điều đó giúp phân biệt giữa ruby tự nhiên và ruby nhân tạo.

Nếu viên đá chứa bao thể rutin hình kim que với số lượng khá lớn thì viên đá có ánh bên trong mềm mại (gọi là ánh lụa), nếu ta cắt theo kiểu cabochon thì có thể được viên ruby có hiện tượng mắt mèo hoặc hình sao. Giống như các loại đá khác ruby cũng có nhiều loại bao thể như: lỏng, khí, bao thể “rắn” và “hỗn hợp”: rutin, granat, biotit, apatit, fenspat, canxit,…

Các bao thể apatit, zircon, canxit, dolomit, rutin,…trong ruby Việt Nam

Các bao thể dạng lụa của rutin là nguyên nhân gây nên hiệu ứng “sao” trong ruby và saphia

5. Các phương pháp xử lý

5.1. Tác dụng của các tác nhân

– Nhiệt độ: Dưới tác dụng của nhiệt độ, màu sắc và độ tinh khiết của ruby, saphia có thể có những biến đổi khác nhau. – Axit: Rất khó tác dụng. Các chất bột hàn và dung dịch muối dấm chứa Bo có thể hòa tan bề mặt của viên corindon. – Chiếu xạ: Có thể tạo màu vàng đến vàng nâu từ loại saphia vàng nhạt.

5.2. Các phương pháp xử lý và tổng hợp

– Xử lý nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao và môi trường xử lý thích hợp có thể làm tăng chất lượng của ruby, saphia. Tăng độ đồng đều của màu, giảm các hiệu ứng màng mây, màng sữa và làm tăng độ tinh khiết. Hiện nay trên thị trường thì hơn 95% ruby và saphia đều đã qua xử lý nhiệt và được thị trường chấp nhận coi như là ruby, saphia tự nhiên. – Các phương pháp xử lý khác: Ngoài ra chúng còn được xử lý bằng cách khuyếch tán nhiệt, sửa bề mặt, chiếu xạ, nhuộm màu và sơn dầu. – Tổng hợp: Ruby và saphia được tổng hợpbằng nhiều phương pháp khác nhau: nóng chảy trong ngọn lửa, chất trợ dung hoặc phương pháp nhiệt dịch. Corindon tổng hợp các màu khác nhau

6. Nguồn gốc và phân bố

– Nguồn gốc: Corindon có nguồn gốc chủ yếu là biến chất, skarn, nhiệt dịch và magma. Tuy nhiên loại có giá trị thương phẩm chủ yếu được khai thác trong các kiểu nguồn gốc biến chất và skarn. – Ngày nay trên thế giới đã có nhều vùng mỏ ruby, saphia được khai thác như: Miến Điện, Sri Lanka, Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,…

Ruby, saphia Madagasca

– Ở Việt nam, chúng ta cũng lần lượt khai thác ruby, saphia từ các vùng mỏ Quỳ Châu (Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (Yên Bái), miền nam Việt Nam (Bảo Lộc, Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông,…).

7. Chế tác

Ruby cũng như saphia có thể cắt theo nhiều kiểu khác nhau, song phổ biến nhất là kiểu cắt hỗn hợp: Phần đỉnh cắt kiểu kim cương (brilliant), còn phần đáy cắt bậc, đối với viên ruby và saphia chất lượng hảo hạng, người ta cũng hay dùng kiểu cắt bậc vừa để đảm bảo trọng lượng vừa để duy trì được các hiệu ứng quang học. Còn các kiểu chế tác đáy tầng và kiểu kim cương cũng gặp nhưng hiếm hơn nhiều. Khi chế tác corindon ta cần phải lưu ý đến các đặc điểm sau:

– Định hướng trục quang (cả đối với kiểu mài giác lẫn kiểu mài cabochon sao). – Tính phân bố màu sắc. – Độ đậm nhạt của màu (màu càng nhạt thì càng phải nhiều tầng, mỗi tầng càng phải nhiều giác và các giác càng phải nhỏ). – Đặc điểm phân bố khuyết tật v.v

Nếu các viên đá có chất lượng kém hoặc nhiều khuyết tật thì người ta có thể cắt thành các hạt hình tròn, kiểu cabochon hoặc dùng để chạm khắc. Riêng viên đá có hiệu ứng sao được cắt theo kiểu cabochon để phô bày hiệu ứng quang học hấp dẫn đó. Ngoài ra, tùy hình dáng, kích thước người ta có thể cắt ruby, saphia thành các kiểu khác nhau tùy ý thích của người tiêu dùng nhằm giữ được trọng lượng tối đa như đối với kim cương: Đó là kiểu emơrôt, kiểu baguette, hình tim, hình tam giác, hình hạt dưa, hình thang, hình chữ nhật, v.v.

8. Phân biệt

Hiện nay 95% lượng ruby, saphia trên thị trường đã qua xử lý bằng các phương pháp khác nhau.

– Nhận biết ruby, saphia xử lý nhiệt: Ruby, saphia có thể được xử lý nhiệt bằng phương pháp thông thường (chỉ dung nhiệt độ cao tác động lên viên đá làm thay đổi màu sắc và độ tinh khiết), hoặc xử lý nhiệt hoặc khe nứt (dùng thuỷ tinh chì để lấp đầy vào các khe nứt trong quá trình xử lý nhiệt). Để nhận biết chúng phải quan sát các đặc điểm bên trong, các biến đổi của bao thể do tác động của nhiệt độ, phát hiện thuỷ tinh lấp đầy bằng các bọt khí,…

Một dấu hiệu của ruby xử lý nhiệt kèm lấp đầy khe nứt và các bọt khí trong ruby tổng hợp

– Nhận biết ruby, saphia tổng hợp: Hiện nay, ngoài phương pháp nóng chảy trong ngọn lửa Verneuil, người ta còn sử dụng các phương pháp dùng chất trợ dung như: phương pháp Chatham, Kashan, Knischka, Ramaura, v.v. để sản xuất ruby, saphia tổng hợp. Tất cả các phương pháp này đều mô phỏng các quá trình thành tạo ruby, saphia trong tự nhiên do vậy chúng mang nhiều các đặc điểm giống với ruby, saphia tự nhiên. Để có thể phân biệt được chúng phải dựa vào các đặc điểm bên trong. Ví dụ: đường tăng trưởng, bọt khí, bao thể dạng vân tay, tinh thể platin, tinh thể âm v.v cùng với nhiều dấu vết khác.

9. Chất lượng và giá trị

Giá trị của ruby,sapphire được quyết đinh bởi 3 yếu tố: màu sắc,độ trong,độ sao

Đối với ruby thì loại có màu đỏ, đỏ huyết bồ câu là có giá trị cao nhất.Loại có sắc màu hồng nhạt,màu nâu có giá trị thấp nhất.

Giá trị của ruby, saphia còn chịu ảnh hưởng của các tì vết bên ngoài và các khuyết tật bên bên trong (rạn nứt, bao thể) song ở mức độ ít hơn nhiều so với màu sắc.

Nguồn chúng tôi

Đá Ruby Là Gì ? Phân Loại Đá Ruby

Đá Ruby là một loại đá quý của loại khoáng chất corundum. Ở Việt Nam, Ruby còn có tên gọi khác là hồng ngọc (tuy nhiên cũng ít người sử dụng tên gọi này). Khoáng chất Corundum theo mình biết thì có nhiều màu sắc: xanh, đỏ, hồng, tím. Tuy nhiên, chỉ khi có màu đỏ, hồng thì mới được gọi là đá ruby, còn lại sẽ có tên gọi là đá Sapphire (xa-phia).

Ruby có độ cứng là 9,0 theo thang độ cứng Mohs. Giữa các loại đá quý tự nhiên chỉ có moissanit và kim cương là cứng hơn hết, trong đó kim cương có độ cứng là 10 còn moissanit có độ cứng dao động trong khoảng giữa kim cương và hồng ngọc. Công thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α- alumina với một phần nhỏ các ionCr3+ thay thế vị trí của Al 3+ trong mạng tinh thể. Mỗi ion Cr 3+ liên kết với 6 ion O 2- nằm ở các đỉnh của hình tám mặt. Với cấu trúc như vậy, chúng có khuynh hướng hấp thụ ánh sáng trong vùng từ xanh lục đến tím vì vậy cho đá có màu đỏ.

Một phô-tônđi qua cấu trúc của tinh thể chỉ trong một vài 10 −12 giây và xuất hiện hiện tượng lân quang phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,672 micromet. Màu đỏ này kết hợp với màu đỏ do hấp thụ màu xanh lục và tím từ ánh sáng trắng làm cho ánh của ngọc sáng hơn. Tất cả hồng ngọc trong tự nhiên đều bị lỗi như màu tạp và các tinh thể dạng kim của rutil. Các nhà nghiên cứu đá quý dùng dấu hiệu rutil để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và loại tổng hợp hoặc loại có đặc điểm giống như hồng ngọc.

Thường các loại ngọc thô cần phải nung trước mài (cắt). Hầu hết hồng ngọc ngày nay đều được xử lý ở một mức độ nào đó và người ta thường dùng phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, cũng có những loại hồng ngọc không cần xử lý vẫn có giá trị rất tốt. Một số hồng ngọc được xử lý bề mặt trên bóng sao cho khi ánh sáng phản xạ sẽ thấy được hình ngôi sao 3 cánh hay 6 cánh, với cách này sẽ thể hiện được hình ảnh tốt nhất khi có nguồn ánh sáng đơn chiếu vào nhìn giống như ánh sáng đang di chuyển hay viên ngọc xoay tròn

Ruby có tất cả các màu đỏ từ hồng nhạt, tía, cam, nâu, cho đến đỏ sẫm. Trên wikipedia nói chỉ có 1 màu đỏ, tuy nhiên trên thực tế do có nhiều tạp chất, màu tạp trong đá cho nên khi phản chiếu đến mắt người xem, Ruby có thêm các màu sắc pha lẫn màu đỏ. Màu đá đẹp nhất, đắt tiền nhất của Ruby là màu đỏ huyết bồ câu. ( Nghĩa là đỏ như máu của chim bồ câu). Mời bạn xem hình ảnh để hiểu rõ hơn về màu sắc của đá:

Ý nghĩa và công dụng của đá Ruby

Ý nghĩa của đá Ruby

Ý nghĩa tên đá Ruby: Tên tiếng Anh “ruby” có nguồn gốc từ chữ “ruber” trong tiếng Latin, có nghĩa là màu đỏ. Tại Thái Lan, ruby ​​được biết đến như “tabtim”, nghĩa là “lựu”. Do màu sắc của những viên Ruby rất giống màu của hạt lựu khi chín. Màu đỏ của ruby rất riêng biệt, tượng trưng cho sự ấm áp và huyền bí. Ruby là biểu tượng của tình yêu, sự nỗng nàn và lãng mạn.

Tác dụng của Ruby với đời sống

Ruby là loại đá quý đặc biệt, được hình thành trong quá trình biến đổi địa chất phức tạp, hấp thụ được tinh hoa của đất trời. Vì vậy, Ruby mang trong mình nguồn năng lượng và linh khí cao. Nhờ lý do đó, Ruby thường được sử dụng làm vật may mắn trong phong thủy, đời sống.Đá Ruby có một năng lượng vô cùng mạnh mẽ và mang đến rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Đặt một viên đá Ruby dưới gối sẽ giúp bạn xua đuổi được những giấc mơ xấu, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon cũng như cải thiện được đời sống tình dục

Đeo trang sức phong thủy có gắn đá Ruby như: mặt nhẫn, Tỳ Hưu đá Ruby, mặt Di Lăc đá Ruby…sẽ mang đến sức khỏe, hạnh phúc, may mắn và sự bình yên cho bạn. Nó khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ và hạnh phúc của mình, giúp bạn thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực.

Đá Ruby được xem là biểu tượng của tình yêu, biểu trưng cho sự nồng nàn và lãng mạn. Chính vì vậy, Nhẫn đá Ruby thường được chọn làm món quà truyền thống dành cho các cặp vợ chồng nhân kỷ niệm 40 năm ngày cưới của mình.

Ruby thích hợp với những người Mệnh Thủy, Hỏa và Thổ. Theo quan niệm của Phương Đông, việc đeo trang sức, đá quý hợp với mệnh sẽ đem lại sự may mắn và hưng vượng cho người đeo.

Nhờ vẻ đẹp quyến rũ của mình, Ruby là một trong những loại đá quý được ứng dụng làm trang sức nhiều nhất trên thế giới. Tùy vào màu sắc, độ trong của từng viên đá mà người ta sẽ thiết kế ra những màu trang sức riêng như: Nhẫn, dây chuyền, lắc tay, bông tai…

Ngoài ra, Ruby còn có tác dụng trong việc nâng cao sức khỏe con người. Người xưa, cho rằng Ruby có khả năng chữa các bệnh về tim, não, máu, các bệnh về xương khớp. Ruby giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh và bổ trợ cho các hoạt động về não phát triển như khả năng tăng trí nhớ.

Giá trị của đá Ruby

Nói về giá trị của đá Ruby, thì dựa vào những ý nghĩa, công dụng kể trên ta có thể thấy rõ giá trị của đá Ruby trong đời sống con người. Một món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Mặt khác, Ruby là khoáng sản tự nhiên nên số lượng là hữu hạn. Chính vì thế giá trị của nó lại càng được đẩy lên cao hơn. Có những viên đá Ruby có giá lên tới hàng triệu dolla.

Các loại đá Ruby tự nhiên

Dưới góc độ của một người thợ buôn đá, tôi sẽ chỉ cho các bạn biết cách phân biệt 2 loại đá Ruby có trên thị trường Việt Nam.

Ruby Sao (Star Ruby)

Ruby Sao là những viên Ruby khi được làm nhẵn bóng bề mặt, sẽ phát ra những ánh sáng dạng 5-6 cánh sao lấp lánh. Về đặc điểm, Ruby Sao thường có màu đỏ đậm (thường bị ám tím thành màu đỏ tím) dẫn đến việc nó không bắt ánh sáng tốt bằng Ruby Thịt. Ruby sao được thường chỉ được cắt mài thành hình bo tròn (dạng camason). Vì nó thường không có độ trong nên không thể mài cắt giác.

Ruby “Thịt” (Normal Ruby)

Đó là từ ngữ của dân trong ngành buôn bán đá quý, để phân biệt giữa 2 loại Ruby. Ruby thịt là loại Ruby bình thường, màu đỏ và quan trọng nhất là KHÔNG CÓ SAO. Đặc điểm, Ruby thịt có màu đỏ tươi, dễ bắt ánh sáng (tuy nhiên cũng có ruby thịt màu bị hồng tím – loại này rẻ tiền hơn). Ruby thịt được cắt mài thành rất nhiều kiểu dáng, tùy theo hình thể gốc của viên đá.

Nhận biết Ruby tự nhiên và nhân tạo

Đá quý thường được xử lý để làm tăng giá trị của chúng. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 một lượng lớn hồng ngọc đã xử lý nhiệt được tung ra thị trường đã làm giảm giá hồng ngọc.

Nâng cao chất lượng như thay đổi màu sắc, tăng độ trong suốt bằng cách hòa tan rutil, và trám các khe nứt.

Phương pháp xử lý thông thường là dùng nhiệt. Hầu hết hồng ngọc có giá trị thấp trên thị trường đề là hồng ngọc thô được xử lý nhiệt để nâng cao màu sắc, loại bỏ một chút màu đỏ tía, xanh. Quá trình xử lý diễn ra ở nhiệt độ khoảng 1800 °C (3300 °F). Một số hồng ngọc phải qua quá trình nung “low tube heat”, khi đá được nung nóng bởi nhiệt của than đá khoảng 1300 °C (2400 °F) trong vòng 20 đến 30 phút, chỉ có các sợi tơ bị phá vỡ và màu sắc được cải thiện.

Một phương pháp ít được chấp nhận hơn được nhiều người biết đến trong những năm gần đây là thêm thủy tinh chì vào. Thêm vào trong các khe nứt của hồng ngọc bằng thủy tinh chì để tăng độ trong suốt. Quá trình này gồm 4 giai đoạn:

Đá thô được đánh bóng để loại bỏ các tạp chất trên bề mặt vì các chất này sẽ ảnh hưởng đến các bước sau

Các chỗ xù xì sẽ được làm sạch bằng axít flohydrite

Quá trình xử lý nhiệt đầu tiên sẽ không cho bất cứ chất gì vào, chủ yếu là loại bỏ các tạp chất trong các khe nứt. Quá trình này được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 1400 °C (2500 °F), các sợi tơ rutil thường không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ khoảng 900 °C (1600 °F)

Quá trình xử lý nhiệt tiếp theo được thực hiện trong lò điện có bổ sung một số chất hóa học khác. Việc pha trộn và hòa tan bột thủy tinh có chứa chì được thực hiện trong giai đoạn này. Hồng ngọc được nhấn chìm trong dầu, sau đó phủ bột thủy tinh, đặt vào lò nung khoảng 900 °C (1600 °F) trong điều kiện oxy hóa trong vòng một giờ. Bột màu vàng khi nung sẽ chuyển sang trong suốt đến vàng và nhuộm vào toàn bộ vết nứt của hồng ngọc. Sau khi làm lạnh màu được đưa vào chuyển hoàn toàn thành trong suốt và nâng cao độ trong suốt của hồng ngọc.

Chiêm ngưỡng viên Ruby đắt nhất thế giới

Cuối bài viết, tôi mời các bạn chiêm ngưỡng viên Ruby đắt nhất thế giới (cho đến thời điểm này 4/2019).Viên đá có tên: The Sunrise Ruby – Tạm dịch: Đá Hồng ngọc đến từ mặt trờiĐi kèm là ổ nhẫn Kim cương chế tác bởi Cartier (Thương hiệu chế tác đồng hồ, trang sức nổi tiếng thế giới)Được bán bởi Sothotti tại buổi đấu giá Geneva vào tháng 5 năm 2015 của họ. Chiếc nhẫn đặc biệt này đã phá vỡ kỷ lục thế giới và rất có thể một vài trái tim những người yêu đá nữa. Đá chủ là một viên Ruby đến từ Mogok, Miến Điện có trọng lượng 25,59 carat. Một trọng lượng khổng lồ đối với một viên Ruby cut Facet. Thực sự là vô cùng, vô cùng hiếm.

Một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Ai có thể đeo được đá Ruby?

Trả lời: Tất cả. Ruby là loại đá đi kèm trang sức, mà đã là trang sức làm đẹp thì ai cũng có thể đeo được cả. Chỉ là nếu xét về mệnh và tuổi những người tin vào điều này, thì mệnh Thổ và mệnh Hỏa là hợp đeo đá Ruby nhất.

Hỏi: Ruby thường được tìm thấy ở đâu?

Trả lời: Ruby thường được tìm thấy dưới lòng đất, trong lớp đá vôi. Nhiều viên Ruby nằm giữa khối đá vôi, phải đập ra mới có thể tìm thấy

Hỏi: Đá ruby được ứng dụng để làm gì

Trả lời: Đá ruby loại đẹp thường được dùng để làm trang sức như: mặt nhẫn đá ruby, nhẫn ruby nam, dây chuyền đá ruby,… Loại kém đẹp hơn 1 chút được ứng dụng làm tranh đá quý. Loại kém hơn nữa được dùng là đá phong thủy, đổ móng nhà trấn trạch…

Liên hệ với VT Jewelry:

Nếu như cần mua đá quý tự nhiên ở một cơ sở uy tín thì hãy đến với chúng tôi. Và nếu bạn cần được tư vấn thêm hay liên hệ ngay với VT Jewelry

Địa chỉ: 212 – đường Thanh Bình, phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

( Gần chung cư Xuân Mai Reverside – Thanh Bình – Hà Đông )

Điện thoại: 0888 688 212 – 0888 188 212

0977 020 776 – 0912 260487 (Viber – Zalo)

Website: https://trangsucvt.com/

Fanpage: https://facebook.com/trangsucvt

Cách Để Phân Biệt Được Đá Ruby Thật Và Giả

Ruby quý giá nhưng bản chất của nó lại là ….nhôm oxit Al2O3, có vẻ rất tầm thường đúng không bạn ? Nhôm oxit khi kết hợp v ới Crom tạo ra màu đỏ rất bắt mắt và biến “vịt” trở thành “thiên nga”.

Ruby rất được ưa thích bởi nó có đầy đủ nhân tố tạo nên một viên đá quý: đá rất đẹp, hiếm, bền, độ cứng cao và mang lại nhiều may mắn cùng với ý nghĩa tâm linh. Ruby thường được dùng để tạo mặt trang sức hoặc tạc thành các linh vật phong thủy dạng nhỏ như Tỳ hưu hoặc Hồ ly.

Phân loại Ruby

Theo tính chất thì Ruby có hai loại chính là

Ruby thịt: ruby bình thường và bề mặt không có hiệu ứng sao.

Ruby sao: Khi chiếu sáng sẽ thấy bề mặt có 3 tia sáng tụ thành một điểm tạo ra ngôi sao 6 cánh rất đẹp.

Nếu dựa vào việc đã xử lí đá hay chưa thì có thể phân ra các loại (được xếp theo giá trị giảm dần)

Ruby sống: đây là ruby khai thác từ tự nhiên và chưa qua bất kì công đoạn xử lí nào.

Ruby nhiệt (Ruby đốt): Ruby đã được khử tạp chất và tăng màu sắc bằng nhiệt độ cao.

Đá giả Ruby: Các loại dá quý tự nhiên khác nhưng có màu sắc bên ngoài giống với Ruby.

Ruby phủ thủy tinh: Khi nung thủy tinh với Ruby thì thủy tinh sẽ len vào các khe nứt và lấp nó đồng thời tăng thêm màu sắc và độ bóng bên ngoài của đá. Ruby có độ trong thấp và nhiều bọt khí trong lòng đá.

Ruby nhuộm

Ruby nhân tạo

Ruby giả

Phân biệt Ruby thật và giả

Với Ruby nhiệt: Dùng kính hiển vi để xem các tạp chất bên trong viên đá đã mất chưa. Nhưng điều này cũng không cần quan tâm lắm vì quá trình xử lí nhiệt không ảnh hưởng tới độ bền cũng như ít tác động tới giá trị viên đá.

Đá giả Ruby: Garnet, Spinel hay Tourmaline có màu sắc dễ bị nhầm với Ruby. Bạn nên đề nghị kiểm định đá trước khi mua.

Ruby phủ thủy tinh: Dùng đèn pin soi vào viên đá, nếu phát hiện có bong bóng bên trong hay các vết nứt rạn không rõ nét thì đó là Ruby phủ thủy tinh. Loại Ruby này có giá rẻ hơn nhiều so với 2 loại trên.

Ruby nhuộm: Màu nhuộm trên bề mặt trông rất tươi, các vết rạn nứt có màu đậm hơn các chỗ khác. Nếu dùng thuốc tẩy sơn móng tay quệt qua thì màu nhuộm sẽ dính ra tay.

Ruby nhân tạo: Trong vắt, màu đậm và đẹp, không có tỳ vết, chỉ cần nhìn qua là biết không phải Ruby tự nhiên rồi.

Ruby giả: Làm từ nhựa hoặc thạch anh bắn màu, phân biệt như Ruby nhân tạo.

Nhìn chung Ruby tự nhiên phải có vết rạn nứt nhìn rõ còn các loại Ruby rất trong màu sắc rất đẹp, có bong bóng khí hay vết mờ thì là Ruby giả rồi.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Đá Sapphire Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Thật Giả

Đá Sapphire được ứng dụng để làm đồ trang sức như vương miện, mặt kính đồng hồ, dùng để làm phong thủy trong nhà, khi mua phải lưu ý gì để mua được hàng tốt không phải hàng nhân tạo ?

Sapphire còn được con người gọi bằng một cái tên thân mật khác là đá Lam Ngọc. Chúng được hình thành dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao trong lòng đất, có thành phần chính là corundum (một dạng đặc biệt của Oxit nhôm – Al203). Khi kết tinh, do hàm lượng các tạp chất khác nhau nên đá Sapphire sở hữu rất nhiều sắc màu. Corundum màu đỏ thì con người vẫn quen gọi chúng là Ruby (hồng ngọc) còn các corundum màu khác thì được gọi chung là Sapphire.

Sapphire là một cụm từ bắt nguồn trong ngôn ngữ Hy Lạp, đó là sappheiros, có nghĩa là đá màu xanh da trời. Tương truyền rằng sở dĩ bầu trời mà chúng ta đang sở hữu có màu xanh da trời là do sự phản chiếu của những viên đá Sapphire này tạo nên. Nhưng thực ra, đá Sapphire sở hữu gam màu rất đa dạng. Bạn có thể nhìn thấy viên đá Sapphire mang màu vàng, tím, da cam, lục nhạt… Nhưng nhiều nhất vẫn là đá Sapphire màu xanh và đây cũng chính là loại Sapphire đắt nhất do ít lẫn tạp chất và có độ trong suốt cao.

Lưu ý: Corundum màu đỏ chúng ta vẫn hay gọi là Ruby (hồng ngọc) còn các corundum màu khác thì được gọi là Sapphire.

Sự phân bố của đá Sapphire

Hiện nay ở trên thế giới đang tồn tại rất hiều các vùng mỏ, địa điểm khai thác đá đá Sapphire như ở Miến Điện, Sri Lanka, tại Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,… thậm chí là ở Việt Nam.

Tại Việt nam, Sapphire xuất hiện ở vùng mỏ Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (tỉnh Yên Bái), hay tại Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông…

Công cuộc khai thác đá Sapphire

Việc khai thác đá Sapphire tại các mỏ quặng có thể tiến hành bằng phương pháp sàng tay thô sơ hoặc là sử dụng phương tiện cơ giới hỗ trợ. Cách làm tiêu biểu nhất hiện nay đang áp dụng chính là:

Đầu tiên sử dụng máy móc cơ giới là khoan đầu búa nhằm làm lỏng mô đất đá của khu vực khai thác.

Sử dụng các xe kéo tay đơn giản và thô sơ để vận chuyển lớp đất đá này đi nơi khác.

Một bộ phận máy móc công nghệ cao sẽ được đưa vào sử dụng, sàng lọc và tìm kiếm Shapphire. Cuối ngày làm việc, các thợ khai thác sẽ kiểm tra và thu hồi lại lượng Shapphire này.

Điểm danh các loại đá Sapphire quý giá

Sapphire xanh được coi là loại phổ biến nhất trên thế giới. Trên thực tế, các nhà khoa học đã khám phá ra sapphire xanh thực ra là sự pha trộn giữa gam màu xanh da trời cùng với màu tía, màu tím hoặc là xanh lá cây. Và tông màu xanh này cũng được biến đổi đậm nhạt tùy hứng.

Sapphire sao là loại sapphire mà khi được chiếu sáng sẽ hiện ra hình ảnh ngôi sao sáu cánh. Sapphire sao khá là hiếm trên thế giới và giá trị của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lượng, màu sắc, hình dáng và độ lấp lánh của ngôi sao ẩn chứa trong đó.

Sapphire đổi màu là loại có thể thay đổi được màu sắc khi được ánh sáng chiếu vào. Thông thường dưới ánh sáng tự nhiên thì những viên đá này mang màu xanh da trời, nhưng dưới ánh đèn huỳnh quang thì chúng chuyển sang tông màu tím. Thậm chí có cả loại Sapphire mang sắc hồng đặc trưng nhưng khi chiếu dưới ánh đèn chúng lại biến thành xanh. Người ta tìm thấy Sapphire đổi màu nhiều nhất là ở Tanzania, châu Phi.

Sapphire hai màu: Chúng rất quý giá với số lượng ít. Màu sắc thường hay gặp nhất chính là Sapphire màu vàng chuyển sang xanh lá hoặc là chuyển sang xanh chuối hoặc tím. Nếu sự khác biệt màu càng lớn thì mức giá của chúng càng cao.

Sapphire mắt mèo: là loại Sapphire có thể tạo ra hiệu ứng giống như là đồng tử của loài mèo khi ở dưới ánh sáng.

2. Cách phân biệt đá Sapphire tự nhiên và nhân tạo

Đá Sapphire thiên nhiên thường sẽ có sẵn những đường vân lạ mắt, không theo quy luật, chúng chắc chắn có lẫn đôi chút tạp chất nào đó. Khi kiểm tra nếu thấy những viên đá trong suốt, sở hữu vẻ sạch sẽ không tỳ vết thì có lẽ đó là đá Sapphire nuôi cấy.

Phân biệt mặt kính đồng hồ

3.Công dụng của đá Sapphire

Đá Sapphire tương tự như mã não – Agate chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức để chế tạo ra các sản phẩm trang sức, vương miện… Ngoài ra Sapphire còn được dùng trong chế tác tạo ra các vật phẩm phong thủy hoặc làm đá hộ mệnh, phòng thân.

Bảo quản, vệ sinh đá Sapphire

Cùng thuộc họ Corundum, không chỉ riêng Ruby mà cả Sapphire đều sở hữu độ cứng 9 ở trên thang Mohs, chỉ đứng sau mỗi kim cương. Sapphire là viên đá quý, bền vững trên thế giới này.

Vệ sinh đá Sapphire: vệ sinh trong nước xà phòng ấm.

4. Hướng dẫn cách lựa chọn đá Sapphire phong thủy trong màu sắc

Sapphire là viên đá hộ mệnh cho cung Xử Nữ và Ma Kết

Theo quan niệm từ Phương Tây, Sapphire là viên đá hộ mệnh cho những ai sinh vào tháng 9, chúng được yêu thích không kém gì . Với cung Xử Nữ (từ ngày 21/8 đến 20/9), viên đá Sapphire sẽ mang lại may mắn, niềm vui, giúp bạn thoát khỏi những nỗi buồn không tên, và tăng thêm sự mơ ước cho bạn. Ngoài ra, cung Ma Kết (21/12 đến 20/1) cũng được đánh giá là rất hợp với loại đá này. Nó sẽ giúp bạn tăng cường thị giác và cho bạn sự đánh giá và nhìn nhận mọi vấn đề tốt hơn.

Sapphire là viên đá giành cho người sinh tuổi Dần

Nếu như phong thủy phương Tây cho rằng Sapphire là viên đá của tháng 9 thì trong phong thủy phương Đông người ta lại tin rằng những ai sinh vào tuổi Dần sẽ rất hợp viên đá này. Người tuổi Dần sở hữu viên đá Sapphire bên cạnh có thể xua đuổi vận xấu, tà ma, những điều không tốt đẹp để được may mắn hơn. Tia sáng của đá Sapphire sẽ soi chiếu đường đi, mang lại sự sáng suốt giúp chủ nhân đưa ra các quyết định thông thái và giúp họ thành công hơn.

Rất nhiều nơi còn có phong tục sử dụng trang sức gắn đá Sapphire để làm vật kỷ niệm mốc 5 năm và 45 năm ngày cưới.

Ý nghĩa màu sắc của từng loại đá Sapphire

Sapphire cũng giống như Ruby là loại đá sở hữu rất nhiều tông màu khác nhau đem đến cho người yêu thích loại đá này vô số lựa chọn.

Sapphire màu Xanh dương (Xanh bích): Đây được coi là sắc màu phổ biến và vô cùng quý giá trong họ Sapphire và chúng có thể biến đổi theo các tông màu đậm nhạt. Viên đá màu xanh mang lại sự giàu sang, thịnh vượng, giúp chủ nhân sở hữu tăng cường khả năng giao tiếp, diễn thuyết trước đám đông. Vậy nên những nhà diễn giải thường mang trên mình món trang sức sử dụng loại đá màu này. Ngoài ra khoa học cũng nhận định là Sapphire màu Xanh dương có lợi cho họng, tuyến giáp và phổi. Viên đá này thích hợp với người bản mệnh Mộc và Hỏa.

Sapphire màu Đen huyền bí: Sắc đen mang đến sự bí ấn và cuốn hút cho viên đá. Sapphire đen thể hiện cho sự quyền uy, nâng cao thịnh vượng, sức khỏe cho người sở hữu. Sapphire đen thích hợp để gắn trên nhẫn, vòng cổ hợp với người mệnh Thủy, Mộc.

Sapphire màu Trắng: viên đá mang sắc màu thanh thoát của sự đơn giản, thể hiện sự toàn vẹn và hài hòa. Chính vì vậy ai sở hữu viên đá này thì sẽ luôn có vận may, sự no ấm và đầy đủ. Sapphire trắng có ánh kim, do vậy rất hợp với những người thuộc mệnh Kim và Thủy.

Sapphire màu Xanh lá: viên đá sang trọng mang lại sự giàu có, trù phú cho người đeo. Ngoài ra thời xưa người ta tin rằng những viên Sapphire xanh lá độc đáo còn giúp cân bằng tim mạch giúp ổn định sức khỏe. Viên đá thích hợp cho những ai sở hữu mệnh Mộc và Hỏa.

Sapphire màu Hồng: viên đá lấp lánh giúp người đeo cân bằng tình cảm, sự thân thiết và hòa đồng. Phù hợp với những ai sở hữu cung mệnh Hỏa và Thổ.

Sapphire màu Tím: viên đá mệnh danh là biểu tượng của sự chung thuỷ, giúp cho tình yêu trở nên thăng hoa hơn. Rất nhiều đôi lứa đã tặng nhau những món trang sức gắn Sapphire tím để mong tình yêu luôn nồng nhiệt, mặn mà. Sapphire tím phù hợp người mệnh Thổ và Hỏa.

Sapphire màu Vàng cam: viên đá gắn liền với sự giàu sang, phú quý và sung túc. Đeo Sapphire màu vàng cam, chủ nhân sẽ luôn may mắn và thành công, sở hữu cuộc sống đầy đủ không cần lo ngại về vật chất. Ngoài ra nhiều ý kiến còn cho rằng loại đá này còn giúp trí não minh mẫn hơn, giảm suy nghĩ tiêu cực. Viên đá hợp với ai có mệnh Thổ, Kim.

Đã có rất nhiều người bị chinh phục bởi những viên đá Sapphire nhiều màu sắc lấp lánh. Và chúng tôi tin bạn cũng sẽ nằm trong số này. Nếu bạn là chàng trai và cô nàng sinh tháng 9 hay tuổi Dần, còn chần chừ gì nữa mà không sở hữu cho mình những chiếc nhẫn, dây chuyền, vòng tay… có gắn đá Sapphire. Hãy chọn sắc đá gắn trên đó thật phù hợp. Chúng sẽ là những món đồ trang sức không chỉ làm đẹp mà còn đem lại cho bạn thật nhiều điều thuận lợi trong bước đường tương lai phía trước.