Top 13 # Xem Nhiều Nhất Phân Biệt Lệ Phí Trước Bạ Và Lệ Phí Địa Chính Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Lệ Phí Trước Bạ Là Gì? Khi Nào Phải Nộp Lệ Phí Trước Bạ?

Căn cứ:

– Luật Phí và lệ phí 2015;

– Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ;

– Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí trước bạ.

Để biết lệ phí trước bạ là gì phải tìm hiểu các quy định về lệ phí, đối tượng chịu lệ phí và khi nào phải nộp lệ phí trước bạ, cụ thể:

Đối tượng chịu lệ phí trước bạ

Theo Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC đối tượng chịu lệ phí trước bạ gồm:

1. Nhà, đất:

– Nhà, gồm: Nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác.

– Đất, gồm: Các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).

2. Súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.

4. Thuyền thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả du thuyền.

5. Tàu bay.

6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (gọi chung là xe máy).

7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Trường hợp các loại máy, thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ.

8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền thuộc loại phải đăng ký; tàu bay; xe máy; ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô…là các khung, tổng thành máy thay thế khác với số khung, số máy của tài sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Khi nào phải nộp lệ phí trước bạ?

Theo Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi:

+ Đăng ký quyền sở hữu,

+ Quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ.

Như vậy, lệ phí trước bạ là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.

Khắc Niệm

Các Trường Hợp Không Phải Nộp Lệ Phí Trước Bạ

1. Nhà, đất là trụ sở của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và nhà ở của người đứng đầu cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.

2. Tài sản (trừ nhà, đất) của tổ chức, cá nhân nước ngoài sau đây:

a) Cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan Đại điện của tổ chức quốc tế Liên hợp quốc;

b) Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, thành viên cơ quan Đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt Nam được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản này, nhưng được miễn hoặc không phải nộp lệ phí trước bạ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Đất được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Thăm dò, khai thác khoáng sản; nghiên cứu khoa học theo giấy phép hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê, không phân biệt đất trong hay ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư xây dựng nhà để kinh doanh. Các trường hợp này nếu chuyển nhượng thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải nộp lệ phí trước bạ; nếu cho thuê hoặc tự sử dụng thì tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất phải nộp lệ phí trước bạ.

4. Đất được Nhà nước giao hoặc công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.

5. Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ gia đình, cá nhân theo chủ trương chung về dồn điền đổi thửa.

6. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

7. Đất thuê của Nhà nước hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp pháp.

8. Nhà, đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động.

9. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

11. Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ.

12. Tài sản cho thuê tài chính được chuyển quyền sở hữu cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê thông qua việc nhượng, bán tài sản cho thuê thì bên thuê không phải nộp lệ phí trước bạ; trường hợp công ty cho thuê tài chính mua tài sản của đơn vị có tài sản đã nộp lệ phí trước bạ sau đó cho chính đơn vị bán tài sản thuê lại thì công ty cho thuê tài chính không phải nộp lệ phí trước bạ.

13. Nhà, đất, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

14. Nhà, đất thuộc tài sản nhà nước dùng làm trụ sở cơ quan của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

15. Nhà, đất được bồi thường (kể cả nhà, đất mua bằng tiền được bồi thường, hỗ trợ) khi Nhà nước thu hồi nhà, đất theo quy định của pháp luật.

16. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng không phải nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau đây:

a) Tài sản đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng mới mà không thay đổi chủ sở hữu tài sản;

b) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa thành sở hữu công ty cổ phần hoặc các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước khác theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó cho các thành viên hộ gia đình đăng ký lại;

d) Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng phải đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng do giấy chứng nhận bị mất, rách nát, hư hỏng;

đ) Trường hợp khi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phát sinh chênh lệch diện tích đất tăng thêm nhưng ranh giới của thửa đất không thay đổi thì không phải nộp lệ phí trước bạ đối với phần diện tích đất tăng thêm.

17. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ (trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp lệ phí trước bạ) sau đó chuyển cho tổ chức, cá nhân khác đăng ký quyền sở hữu, sử dụng không phải nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân, xã viên hợp tác xã đem tài sản của mình góp vốn vào doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, hợp tác xã hoặc khi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, hợp tác xã giải thể hoặc phân chia hoặc rút vốn cho tổ chức, cá nhân thành viên tài sản mà tổ chức, cá nhân thành viên đã góp trước đây;

b) Tài sản của doanh nghiệp điều động cho các đơn vị thành viên hoặc doanh nghiệp điều động tài sản giữa các đơn vị thành viên thuộc doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn hoặc cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp điều động tài sản trong nội bộ một cơ quan, đơn vị dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

18. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ được chia hay góp do chia, tách, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

19. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ chuyển đến địa phương nơi sử dụng mà không thay đổi chủ sở hữu.

20. Nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà được hỗ trợ mang tính chất nhân đạo, kể cả đất kèm theo nhà được đăng ký sở hữu, sử dụng tên người được tặng.

21. Xe chuyên dùng: xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe chở rác, xe phun tưới, xe quét đường, xe chiếu chụp X – quang; xe chuyên dùng cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, đăng ký quyền sở hữu tên thương binh, bệnh binh, người tàn tật.

22. Tàu bay sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách.

23. Tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản.

24. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy được thay thế mà phải đăng ký lại trong thời hạn bảo hành.

25. Nhà xưởng của cơ sở sản xuất; nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

26. Tài sản là hàng hóa kinh doanh của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật mà không đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phân Biệt: Thuế, Phí Và Lệ Phí

Cách phân biệt thuế, phí và lệ phí

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Vậy nó có điểm khác gì so với phí và lệ phí?

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.

Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

* Xét về mặt giá trị pháp lý

Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.

Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành đưới dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

* Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế – xã hội

Thuế có ba tác dụng lớn:

– Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

– Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế.

– Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội.

Qua đó chúng ta thấy thuế có tác động lớn đến toàn bộ qúa trình phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia.

Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước, thuế còn được phân biệt với lệ phí, phí ở chổ các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá. Trong khi đó hình thức lệ phí, phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá. Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.

Bên cạnh đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chổ Nhà nước thu thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả lại cho người nộp. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Tính chất này của thuế cho phép chúng ta phân biệt thuế với lệ phí, phí và các khoản thu mà Nhà nước tập trung vào ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước.

* Xét về tên gọi và mục đích

Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó.

Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế.

Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn qũy ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước./.

Phân Biệt Thuế Với Phí Lệ Phí

Để phân biệt thuế với lệ phí và phí trước hết ta cần làm rõ khái niệm của ba loại này:

-Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

-Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.

– Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, cơ sở pháp lý:

-Thuế được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự ban hành chặt chẽ (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết).

-Phí và lệ phí ược điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật (Nghị định, quyết định), do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

-Phí và lệ phí là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí. nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…

Thứ tư để phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí ta dựa vào tính chất:

-Thuế mang tính bắt buộc với cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Tuy nhiên thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

-Phí và lệ phí chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

Cuối cùng về phạm vi áp dụng:

-Thuế có phạm vi áp dụng hông có giới hạn, không có sự khác biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ. Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, tổ chức.

-Phí và lệ phí mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng. Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó.