Top 3 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Chấm Điểm Thường Được Dùng Để Thể Hiện Các Đối Tượng Địa Lí Có Đặc Điểm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Bài 2: Một Số Phương Pháp Biểu Hiện Các Đối Tượng Địa Lí Trên Bản Đồ

BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

1. Phương pháp ký hiệu

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

b. Các dạng ký hiệu

       

Ký hiệu hình học

       

Ký hiệu chữ

       

Ký hiệu tượng hình

c. Khả năng biểu hiện

       

Vị trí phân bố của đối tượng

       

Số lượng của đối tượng

       

Chất lượng của đối tượng

2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội.

b. Khả năng biểu hiện

       

Hướng di chuyển của đối tượng.

       

Khối lượng của đối tượng di chuyển.

       

Chất lượng của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm

Sự phân bố của đối tượng.

       

Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.

b. Khả năng biểu hiện

       

Số lượng của đối tượng.

       

Chất lượng của đối tượng.

       

Cơ cấu của đối tượng.

…………………..TRẮC NGHIỆM ………………………. Câu 1: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. phân bố theo luồng di chuyển.

B. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

C. phân bố theo những điểm cụ thể.

D. phân bố thanh từng vùng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ

A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.

C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.

D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lý mà còn thể hiện được

A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.

B. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.

C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.

D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu Δ , đây là dạng ký hiệu nào?

A. Kí hiệu tập thể.

B. Kí hiệu chữ.

C. Kí hiệu tượng hình.

D. Kí hiệu hình học.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển , người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. màu sắc.

B. diện tích (độ to nhỏ).

C. nét vẽ.

D. cả ba cách trên.

Đáp án: B

Giải thích: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về diện tích (độ to nhỏ). Ví dụ: Nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh, nhà máy thủy điện đang xây dựng kí hiệu bằng ngôi sao màu trắng,… nhưng công suất khác nhau thì có độ to, nhỏ không giống nhau.

Câu 8: Phương pháp đường chuyển động được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố theo những điểm cụ thể

A. phân bố theo những điểm cụ thể.

B. phân bố theo luồng di chuyển.

C. phân bố phân tán, lẻ tẻ.

D. phân bố thành từng vùng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/11 địa lí 10 cơ bản.

A. Đường giao thông đường sắt đường ô tô đường hàng không.

B. Các luồng di dân.

C. Đường ranh giới giữa các vùng các địa phương.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

A. Đường biên giới , đường bờ biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Hướng gió dòng biển.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng

A. các mũi tên dài – ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.

B. các mũi tên có màu sắc khác nhau.

C. các mũi tên của đường nét khác nhau.

D. cả ba cách trên.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lý và đặc điểm

A. Phân bố thanh vùng

B. Phân bố theo luồng di truyền

C. Phân bổ theo những địa điểm cụ thể

D. Phân bố phân tán lẻ tẻ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách

A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Để thể hiện các mỏ khoáng sản trên bản đồ người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu.

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. phương pháp chấm điểm.

D. phương pháp bản đồ – biểu đồ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ , người ta thường dùng

A. phương pháp lí hiệu.

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. phương pháp chấm điểm.

D. phương pháp bản đồ – biểu đồ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên nước ta , người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu.

B. phương pháp chấm điểm.

C. phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. phương pháp khoanh vùng.

Đáp án: D

Giải thích: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm hay diện tích cây lâu năm của các tỉnh,… trên nước ta, người ta thường dùng khoang vùng hay còn có tên gọi khác là phương pháp nền chất lượng.

Câu 17: Để thể hiện lượng mưa trung bình các năm tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. phương pháp bản đồ biểu đồ

D. phương pháp khoanh vùng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo.

Địa Lí 10 Bài 2: Một Số Phương Pháp Biểu Hiện Các Đối Tượng Địa Lý Trên Bản Đồ

Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lý lớp 10

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 2

-Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.

+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

a/ Đối tượng biểu hiện

– Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hòa Bình được đặt trên sông Đà…)

b/ Các dạng kí hiệu

(Các dạng kí hiệu)

– Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.

– Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.

– Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá, nhà máy.

c/ Khả năng biểu hiện

– Tên và vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

– Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển

2/ Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a/ Đối tượng biểu hiện

– Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

b/ Khả năng biểu hiện

– Hướng di chuyển của đối tượng.

– Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

a/ Đối tượng biểu hiện

– Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.

b/ Khả năng biểu hiện

– Sự phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

a/ Đối tượng biểu hiện

– Biểu hiện đối tượng không phân bố trên một vùng khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển những khu vực nhất định.

b/ Khả năng biểu hiện

– Sự phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

(Phương pháp khoanh vùng)

a/ Đối tượng biểu hiện

– Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

b/ Khả năng biểu hiện

– Số lượng của đối tượng.

– Chất lượng của đối tượng.

– Cơ cấu của đối tượng

(Phương pháp bản đồ – biểu đồ)

1. Phương pháp kí hiệu

– Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

– Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

– Vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng

– Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

– Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.

– Hướng di chuyển của đối tượng.

– Khối lượng của đối tượng di chuyển.

– Chất lượng của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm

– Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

– Sự phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

– Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

– Số lượng của đối tượng.

– Chất lượng của đối tượng.

– Cơ cấu của đối tượng.

B/ Trắc nghiệm Địa lý 10 bài 2

Câu 1: Phương pháp kí hiệu là

Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

Câu 3: Khả năng biểu hiện của phương pháp bản đồ – biểu đồ là

Câu 4: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

Câu 5: Các đối tượng nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp đối tượng?

Câu 6: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là

Câu 7: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng

Câu 8: Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ chúng ta thường dùng phương pháp nào?

Câu 9: Để thể hiện đàn bò được nuôi của các tỉnh ở đất nước ta người ta thường dùng phương pháp nào?

Câu 10: Kí hiệu hình học dùng để biểu thị các đối tượng như thế nào?

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, ý nghĩa của các biểu tượng địa lý trên bản đồ…

Xử Lí Các Hiện Tượng Bất Thường Trong Đàn Ong

Trong khi chăm sóc đàn ong, có một số hiện tượng bất thường xảy ra bạn đọc cần chú ý quan sát và xử lý kịp thời.

Ong ăn cướp mật – biện pháp đề phòng và xử lí

Ong thợ từ đàn này bay sang đàn khác chui vào tổ, đánh nhau thậm chí giết cả ong chúa của đàn bị cướp để lấy mật, đó là hiện tượng ong ăn cướp mật của nhau.

Ong đi ăn cướp mật gây cho đàn ong xung quanh không ổn định, bên ngoài ong bay nhốn nháo, đánh nhau chết nhiều. Đàn bị cướp nhiều không khống chế nổi dẫn đến bốc bay. Trong trại nuôi có nhiều đàn đi ăn cướp mật của nhau gây tình trạng toàn trại không ổn định rất phức tạp cho người nuôi ong thậm chí gây thiệt hại lớn.

Nguyên nhân ong đi ăn cướp mật

Đặt nuôi ở cùng một nơi những đàn ong có thế đàn không đồng đều (có đàn mạnh, đàn yếu), nguồn hoa khan hiếm, thời tiết khí hậu không thuận lợi.

Cuối vụ hoa, mưa kéo dài ong không đi làm được, đói.

Khi cho ong ăn làm rơi rớt xirô, có đàn ăn không hết hoặc không ăn, xi rô bốc mùi kích thích đàn khác đến ăn cướp.

Cuối vụ hoa vẫn quay mật.

Đặt các thùng ong quá gần nhau, khi kiểm tra ong mùi thơm bốc lên kích thích những đàn ong mạnh xung quanh đến ăn cướp.

Đề phòng ong ăn cướp và biện pháp xử lí

Công tác phòng vẫn là công việc quan trọng hàng đầu. Nội dung gồm một số công việc chính sau:

Điều chỉnh các đàn ong cho tương đối đồng đều về số lượng, chất lượng cầu trong đàn, lượng ong thợ, thức ăn dự trữ (mật, phấn); không cho ăn ban ngày, ban đêm ong ăn không hết, sáng ra phải cất ngay, khi cho ăn nếu vương vãi xirô phải lau chùi sạch sẽ; không quay mật khi nguồn hoa bên ngoài khan hiếm; khi kiểm tra cần làm nhanh, khoảng cách giữa các đàn không quá gần nhau.

Biện pháp xử lí kĩ thuật

Khi trong trại có ong thợ bay nhốn nháo khác thường, người nuôi ong cần xem xét có điều gì đã xảy ra. Nếu là ong đi ăn cướp mật thì khẩn trương xem đàn nào bị ăn cướp (ong bậu nhiều ngoài cửa tổ bảo vệ và đánh nhau, xung quanh nắp chính và các khe hở có nhiều ong bậu và tìm cách chui vào) lập lức lấy bột mịn (phấn) rắc vào chúng; đóng kín cửa đàn ong bị cướp chuyển đi nơi khác, thay vào đó một thùng khác (không có ong) và một vài cầu không (cầu loại) để những ong đi ăn cướp vào thấy không có gì. Sau đó xem đàn nào đi ăn cướp (có những con bị dính bột) cũng đóng ngay cửa tổ lại, khi nào ổn định mới mở và trả về vị trí cũ.

Trường hợp nhiều đàn ong đi ăn cướp mật của nhau càng phải làm khẩn trương như vậy, tối cho ong ăn nếu ban ngày vẫn diễn ra hiện tượng cướp mật thì chuyển tạm thời những đàn đi ăn cướp tới nơi khác, khi nào ổn định mới chuyển về chỗ cũ.

Ong thợ đẻ trứng – biện pháp xử lí kĩ thuật

Ong thợ cũng được nở từ trứng đã được thụ tinh (trứng cái), nhưng giai đoạn ấu trùng phát triển ở lỗ tổ hình lục giác (lỗ tổ ong thợ) không được ăn sữa chúa liên tục nên phát dục không hoàn chỉnh, buồng trứng không phát triển không có khả năng giao phối với ong đực. Ong thợ vẫn có khả năng đẻ trứng nhưng chỉ đẻ ra trứng không được thụ tinh và nở ra ong đực. Ong đực này chất lượng kém không được để giao phối với ong chúa giống.

Nguyên nhân ong thợ đẻ trứng

Đàn ong mất chúa lâu ngày một số ong thợ được những ong thợ khác tôn trọng cho ăn sữa chúa làm cho buồng trứng phát triển nên chúng đẻ trứng được.

Trong đàn ong có chúa tơ nhưng bị giam hãm lâu ngày (bị nhốt, mưa rét kéo dài..) không đi giao phối được.

Chúa già không đủ khả năng điều khiển (chất chúa kém)

Bị ngăn cách chúa lâu ngày, đàn ong ở trong tình trạng mất chúa.

Hiện trạng của đàn ong có ong thợ đẻ trứng

Nhiệm vụ chủ yếu của ong thợ là nuôi con, lấy mật, lấy phấn, xây tổ, luyện mật… nên cấu tạo phải phù hợp với nhiệm vụ chính của nó như cánh khoẻ, diều mật to, vòi dài, không có chức năng đẻ trứng, nhưng do những nguyên nhân nêu trên mà ong thợ phải đẻ trứng. Vì thế trứng mà ong thợ đẻ ra rất lộn xộn, mỗi lỗ tổ đẻ từ một đến nhiều trứng, đít ong thợ ngắn nên trứng không ở đáy lỗ tổ mà thường bám vào thành vách lỗ tổ.

Đàn ong có ong thợ đẻ trứng thì thời gian đầu ong đi làm về uể oải. Ong thợ đen, hay đốt người và súc vật đi qua lại. Khi ấu trùng lớn dần, những lỗ tổ có vài ba ấu trùng được ong thợ tha đi chỉ để lại một ấu trùng phát triển thành nhộng. Nhộng ong thợ vít nắp cao (như chóp nón) ở giữa có tổ thủng như lỗ thông hơi, bánh tổ có ong thợ đẻ thường gồ ghề chỗ thấp chỗ cao vì ong thợ đẻ lung tung trên khắp bánh tổ.

Biện pháp xử lí kỹ thuật

Mỗi ấu trùng ong đực ăn thức ăn gấp 3 lần ấu trùng ong thợ; ong đực trưởng thành ăn cũng rất nhiều; ong đực không có giới hạn đàn (vào đàn nào cũng được) dễ trở thành môi giới truyền bệnh, lại không biết đi kiếm thức ăn. Vì vậy trừ ong đực giống (ở những đàn lớn) cần phát hiện kịp thời những đàn ong có ong thợ đẻ trứng và xử lí ngay từ khi còn là trứng và ấu trùng là có lợi nhất.

Phương pháp xử lí: lấy cầu có trứng và ấu trùng ong đực do ong thợ đẻ đem hong trong nắng nhẹ hoặc trong gió rét khoảng 20 – 30 phút để trứng và ấu trùng chết, sau đó cho vào đàn ong mạnh để ong thợ dọn những ấu trùng chết, dành lỗ cho ong chúa đẻ. Khi trứng đã phát triển thành nhộng thì dùng dao cắt hết nắp nhộng đực đó, dùng tay gõ nhẹ cho nhộng rơi ra hoặc cho vào thùng quay mật với tốc độ cao hơn để chúng văng ra.

Phương Pháp Iui Có Thể Áp Dụng Với Những Đối Tượng Nào

Thụ tinh nhân tạo IUI là phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm các tác động bất lợi của môi trường âm đạo và chất nhầy cổ tử cung lên tinh trùng; đồng thời đặt tinh trùng ở vị trí gần trứng nhất.

Vậy phương pháp này phù hợp với trường hợp nào? Các cặp vợ chồng hiếm muộn tham khảo để biết thêm chi tiết :

Những đối tượng có thể dùng phương pháp IUI

Những trường hợp sau đây muốn có con có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI:

– Nam giới thường xuyên phóng tinh không kiểm soát: nguyên nhân do lỗ tiểu đóng thấp, chấn thương tủy sống, xuất tinh ngược dòng, bất lực do nguyên nhân thực thể hay tâm lý.

– Nữ giới có vấn đề về cổ tử cung: ít chất nhầy cổ tử cung.

– Nam nữ có hệ miễn dịch bất thường: kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới (tự kháng thể) hoặc kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới ở cổ tử cung, trong huyết thanh.

– Nam giới mắc các bệnh về tinh trùng: tinh trùng ít, tinh trùng dị dạng, tinh trùng di động kém, phối hợp các bất thường trên.

– Nam giới bị rối loạn phóng noãn: sau khi điều trị gây phóng noãn, người ta phối hợp với IUI để tăng tỉ lệ thành công của chu kỳ điều trị.

Phương pháp IUI

– Nam nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân.

– Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung: dạng nhẹ và trung bình

– Những trường hợp quan hệ khó hoặc không thể quan hệ.

– Mắc những bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV, viêm gan.

– Nữ giới bị dị ứng tinh dịch

– Còn có thể giúp phụ nữ thụ thai bằng tinh trùng đã được đông lạnh và hiến tặng trước đó.

Những trường hợp không nên dùng IUI

Phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị tổn thương nặng không dùng IUI

Mặc dù phương pháp IUI có hiệu quả rất rõ rệt nhưng cũng có những trường hợp không nên dùng phương pháp IUI. Cụ thể là những trường hợp sau đây:

– Nam giới có tinh trùng ít, di động kém và dị dạng, IUI sẽ không có kết quả.

– Phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị tổn thương nặng

– Các trường hợp vô sinh do yếu tố nam nặng.

– Các trường hợp bị lạc nội mạc tử cung nặng.

Để sử dụng phương pháp IUI yêu cầu ống dẫn trứng của bạn phải được mở và khỏe mạnh. Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra ống dẫn trứng để xác định vấn đề trong tử cung hoặc ống dẫn trứng. Nếu cả 2 ống dẫn trứng bị kết dính hoặc ống dẫn trứng có sẹo, trứng sẽ không thể di chuyển đến tử cung, do đó phương pháp IUI cũng sẽ không hiệu quả.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của phương pháp IUI

Tuổi của người phụ nữ cũng có ảnh hưởng lớn đến IUI.

Các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố sau ảnh hưởng đến thành công của phương pháp IUI, cụ thể là :

– Nếu tinh trùng ít, di động kém và dị dạng, IUI sẽ không có kết quả

– Tỷ lệ thành công của IUI sẽ giảm với các phụ nữ có nồng độ hormone FSH ở kinh ngày 3 cao, hoặc các trường hợp giảm dự trữ buồng trứng.

– Tuổi của người phụ nữ cũng có ảnh hưởng lớn đến IUI. Cơ hội thành công sẽ giảm với phụ nữ trên 35, với phụ nữ trên 40 cơ hội sẽ thấp hơn rất nhiều. Bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt.