Top 13 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Chiết Cành Cây Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Chiết Cành Nhân Giống Cây

Ưu điểm của chiết cành: Sớm cho quả, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, nhanh có giống để trồng. Thông thường sau khi chiết khoảng 3 – 4 tháng hoặc 8 tháng tuỳ giống vì vậy có thể đẩy nhanh tốc độ trồng mới. Ngoài ra cây trồng bằng chiết cành còn có ưu điểm: cây thấp, tán cây gọn, phân cành đều trong không gian, sớm cho thu hoạch và thuận lợi trong chăm sóc.

Nhược điểm: Hệ số nhân giống chưa thật cao. Nếu chiết nhiều cành một lúc trên cây mẹ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ. Để khắc phục nhược điểm này người ta dùng phương pháp chiết cành nhỏ.

Những biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ra rễ của cành chiết và chất lượng cành chiết.

Chọn giống, chọn cây, chọn cành chiết tốt

Khâu chọn giống rất quan trọng. Ví dụ cùng là bưởi nhưng có giống chua, giống ngọt, giống chín sớm, chín muộn khác nhau, lại có giống bưởi trắng ruột, bưởi điều…Vì vậy nên chọn giống nào có phẩm chất ngon, thị trường ưa chuộng và có năng suất cao. Cũng như trong một vườn bưởi, không phải cây nào cũng có năng suất cao và ăn ngon như nhau, mà chỉ có một số cây nhất định, thậm chí cả vườn chỉ được một cây ngon, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Còn việc chọn cành trên cây thì nên chú ý độ lớn và vị trí cành. Độ lớn cành nên chọn loại cành có đường kính 1,0 – 2,0cm. Cành đã hoá gỗ ở vị trí giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng. Không chiết cành la, cành vượt.

Chọn đúng thời vụ thích hợp cho từng giống để chiết

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ phần lớn các giống cây ăn quả nên chiết vào 2 vụ chính: vụ xuân (tháng 3 – 4) và vụ thu (tháng 8 – 9). Tuy nhiên cũng có thể tuỳ theo giống mà xê dịch thời vụ cho phù hợp. Ví dụ mận, đào nên chiết sớm vào tháng 2 – 3 khi cây bắt đầu ra hoa và vụ thu có thể chiết kéo dài đến hết tháng 10.

Ở các tỉnh khu 4 cũ nên chiết vào vụ thu (tháng 8 – 9), không nên chiết vào vụ xuân vì tháng 5 – 6 ở đây có gió Lào, nắng, nóng và hạn. Các tỉnh ở miền Nam, Tây Nguyên nên chiết vào đầu mùa mưa.

Kỹ thuật chiết

Khoanh vỏ bầu chiết: Chiều dài khoang vỏ tốt nhất bằng 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết, sau khi khoanh vỏ cạo sạch lớp tế bào tương tầng dính trên lõi gỗ. Với giống khó ra rễ cần phơi nắng khoảng 1 tuần sau đó mới bó bầu.

Chất độn bầu: Dùng tỷ lệ 1/2 phân chuồng hoai + 1/2 đất màu, hoặc 2/3 phân chuồng hoai + 1/3 đất màu. Độ ẩm đất bầu chiết phải đảm bảo 70% độ ẩm bão hoà.

Bó bầu bằng giấy pôlyêtylen màu trắng, đảm bảo cho bầu đất không bị xoay bằng cách buộc thêm một giây lạt ở giữa bầu.

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng

Chất này có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ đối với những giống khó ra rễ hoặc chiết vào mùa không thích hợp với cây.

Các chất kích thích sinh trưởng thường dùng cho chiết cành như Indol butyric (IBA), α.naphtyl axêtic axit (NAA), Indol axêtic axit (IAA), Gibberellin (GA3). Cần chọn loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ phù hợp cho từng loại giống và mùa chiết khác nhau.

Kỹ Thuật Tạo Giống Cây Bonsai Bằng Phương Pháp Chiết Cành

Chiết cành là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành khi còn gắn với cây, sau đó cắt rời cành có rễ để được một cây nguyên vẹn. Trong quá trình chiết cành nên sử dụng chất thêm chất kích thích ra rễ thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng auxin (NAA, IBA, IAA,..) những chất này có bản chất hóa học khác nhau những lại có hoạt tính sinh lý tương tự nhau,….giúp kích thích ra rễ cực mạnh, rễ khỏe làm tiền đề vững chắc có sự sinh trưởng và phát triển sau này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin cũng như cách sử dụng các chất kích thích này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Chiết cành là phương pháp tạo một cây bonsai mới từ những cây thân gỗ hoặc cây mọc thành từng bụi, thường thì đó là những cây đang ở trong điều kiện không thích hợp, hoặc không thể trồng làm bonsai được. Tận dụng cành tốt nhất từ một cá thể không được tốt lắm để tạo nên một cây mới hoàn hảo hơn. Kỹ thuật này đã được truyền bá rộng rãi khắp nơi, và mặc dù không phổ biến lắm ở phương Tây, nhưng nó đã được người Trung Quốc và người Nhật Bản áp dụng trong nhiều thế kỷ qua.

Có thể tiến hành thao tác trên những cành có dáng đẹp của một cây đã phát triển đầy đủ. Có những cây bonsai tuy nhìn tổng thể không được đẹp lắm, nhưng lại có những phầm bám rễ khá chắc chắn và khác biệt hẳn so với phần còn lại của cây. Bộ rễ của cây có thể không được tốt, nhưng nếu được bón phân có chất lượng thì có thể tạo nên một bộ rễ mới, với hình dạng phát triển phù hợp, vì những cành mọc trên cao sẽ sinh ra rễ mọc vòng quanh thân của nó.

Nguyên tắc của kỹ thuật này là xâm phạm vào phần gỗ của cây mẹ, để dòng dinh dưỡng từ rễ cây đi nuôi lá không bị ngắt quãng, nhưng dòng dinh dưỡng ngược lại từ lá của cành chiết đến rễ cây thì bị chặn lại.

Vết thương ở vỏ cây sẽ dần dần liền lại, hình thành nên vết chai mà sau này sẽ tự sinh ra một bụi rễ phát triển trong môi trường phân bón xung quanh. Cành chiết sẽ vẫn được cây mẹ nuôi, tuy nhiên, chất dinh dưỡng mà lá sản sinh ra thì được dùng để nuôi những sợi rễ mới mọc trên chính cành đó. Khi cành chiết đã phát triển đủ rễ, chúng ta có thể tách nó ra khỏi thân cây mẹ và để nó tự nuôi.

Nên thực hiện chiết cành vào mùa xuân, khi lớp lá đầu tiên của cây mẹ đã trở nên cứng cáp, và lúc đó cây mẹ đang dồn hết sức vào để nuôi rễ. Việc chọn lựa đúng thời điểm chiết cho ghép cành chiêt của nhiều loài cây khác nhau có đủ thời gian để hình thành bộ rễ, trước khi mùa đông đến.

Tạo cành chiết từ mặt đất

– Đây là phương pháp chiết cành bắt chước theo quá trình sinh trưởng tự nhiên của một số loài cây. Những cành ở dưới thấp của các cây này chạm xuống đất khi nó phát triển ngày càng dài ra và bị sức nặng của tán lá kéo oằn xuống. Từ điểm tiếp đất này, cành sẽ ngẫu nhiên phát triển một bộ rễ mà sau này đủ sức để tự nuôi cành đó.

– Những loài cây thích hợp cho phương pháp chiết cành này là loài cây Azaleas, Berberis, Buxus, Cheanomeles, Chamaecyparis, Cotoneasters, Euonymus, Forsythia, Hedera và Wisteria. Luôn luôn nên kiểm tra gốc của những loài cây này ngay từ khi chúng còn mọc ở trong vườn, hay mọc ở ngoài đồng để xem cành chiết đã đủ khả năng để được tách ra khỏi cây hay chưa.

– Để tạo cành chiết mọc từ đất, bạn nên chọn những cành còn non, mọc theo hướng cắm xuống đất, tạo một rãnh nhỏ theo hướng lên ngay trên lớp vỏ nơi bạn muốn rễ phát triển. Rắc lên rãnh một ít hormone, kích thích rễ thuộc nhóm chất kích thích auxin ( NAA, IAA, IBA) sau đó bao bọc vết thương lại bằng những cọng rêu nước dài. Trồng nông (cạn) đoạn cành đang cho sinh rễ xuống đất và giữ cho cành đứng bằng dây kẽm uốn cong hình chữ U.

Lưu ý:

– Nên thực hiện những thao tác này vào mùa xuân, và phải đảm bảo cho cành chiết được ẩm ướt xuốt ba tháng liền sau đó.

– Nếu sau ba tháng mà cành chiết không thể sinh rễ, hãy phục hồi sức cho nó và chờ cho đến cuối mùa hè.

– Nếu đến thời điểm đó mà cành vẫn không mọc được rễ, bạn hãy kiên nhẫn giữ nó lại, chờ cho đến mùa xuân năm sau. Khi rễ đã phát triển, bạn có thể cắt cành chiết và trồng nó xuống đất.

– Đừng quá nôn nóng trong việc tách cành ra khỏi thân cây mẹ mà hãy để nó được nguyên vẹn cho đến khi có bộ rễ hoàn chỉnh, đủ khỏe để nuôi được cành chiết. Tách quá sớm cây sẽ bị chết dần đi.

– Nếu đến tháng chín mà cành vẫn chưa mọc đủ rễ, bạn nên tháo chỗ bọc rêu lại và chờ cho đến mùa xuân năm sau, vì ngay cả bản thân những cành chiết còn non cũng khó có thể tồn tại qua cái lạnh của mùa đông, dù cho cây mẹ có thể là một cội cây rất cứng cáp.

Tạo cành chiết từ những cành trên cao

– Nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta có thể dựng phương pháp chiết từ những cành trên cao. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dãn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những chỗ bị thương và thúc cho một rễ mới mọc.

– Tiếp đến phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm chất kích thích ra rễ thuộc nhóm auxin bạn có thể tham khảo 1 số chất sau: NAA, IBA, NAA,….vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào các mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.

– Tạo cành chiết từ những cành trên cao cũng giống như phương pháp tạo cành chiết dưới đất, chúng chỉ khác nhau ở chỗ các cành cây này mọc tách biệt hẳn khỏi mặt đất, do đó phải bọc chỗ vết thương ở vỏ cây nơi tạo rễ bằng một cái túi nilon (hay vật liệu tương tự) có chứa phân bón bên trong. Cành cây có đường kính khoảng 5cm là đủ sức để áp dụng kỹ thuật này, và có khả năng sẽ trở thành một cây mới rất có tiềm năng phát triển thành bonsai.

– Có thể chọn tỉa cành của những cây đã phát triển đầy đủ và đang trong thời kỳ sung sức sau khi phát triển tốt liên tục trong nhiều năm trời để hình thành nên phần thân có cấu trúc nhọn dần cho cây bonsai, những cành cây đó sau này sẽ được chiết tách khỏi thân cây mẹ.

– Đối với những loài cây sớm rụng lá thì ta nên tiến hành chiết cành vào tháng tư hay tháng năm, khi đó các chồi non đã cứng cáp và cây cũng chuyển sang màu sắc mùa hè của nó. Còn đối với những loại cây thường xanh, thì có thể thực hiện vào thời điểm trễ hơn một chút, khoảng từ cuối tháng tư đến tháng bảy.

Có hai cách để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển.

Cách phổ biến nhất:

Bóc vỏ thân cây tròn theo hình chiếc nhẫn. Dùng dao rạch hai đường song song quanh nhánh cây với khoảng cách giữa hai đường bằng hai lần đường kính của nhánh đó. Sau đó lấy phần vỏ cây hình chiếc nhẫn nằm giữa hai đường rạch ra.

– Nên tạo chiếc nhẫn vỏ cây này ngay bên dưới đoạn cành mà bạn cần phát triển rễ. nếu được, bạn hãy cố gắng tạo nó ngay bên dưới một mấu nách lá già vì chỗ đó sau này có thể tự nhiên mọc ra nhiều chồi non.

– Đừng bỏ quên dải vỏ cây trên thân cây, vì như vậy bạn sẽ tạo điều kiện cho cây tự liền lại, và sẽ chẳng có sợi rễ mới nào mọc ra đâu. Cũng với lý do tương tự, bạn phải bảo đảm “vòng nhẫn vỏ cây” phải đủ lớn để thân cây không lấp được khoảng trống đó khi nó phục hồi.

– Phải lấy đi hoàn toàn lớp vỏ thượng tầng, có nghĩa là lấy đi toàn bộ lớp xanh xanh bên dưới vỏ cây, và cả lớp trắng nhạt, chỉ chừa lại lớp lõi gỗ trắng sáng nằm bên dưới lớp vỏ thượng tầng.

– Một trong những lý do chính khiến việc chiết cành bị thất bại là lớp vỏ thượng tầng đã không được lấy ra hết. Ở nhiều loài, cây sẽ cố gắng lấp đầy lại phần vỏ đã bị lấy đi, vì như vậy dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một hệ thống rễ mới.

Cách thứ hai:

– Để xâm phạm vào cây là tạo chỗ cho rễ phát triển là buộc ga-rô. Cách này thích hợp cho những loài cây không thể chịu được việc cắt bỏ hoàn toàn phần vỏ cây vòng quanh hình nhẫn.

– Thay vào đó, người ta buộc một sợi kẽm thật chặt xung quanh nhánh cây, ngay bên dưới chỗ dự định cho mọc rễ. Khi nhánh cây phát triển to ra, sợi dây sẽ “cắn” vào vỏ cây và lớp gỗ thượng tầng sẽ dần dần bị ngăn nguồn chất dinh dưỡng từ lá cây đi đến rễ.

– Phương pháp buộc ga-rô này tiến triển khá chậm, và những cây khỏe mạnh sung sức có thể phục hồi lại chỗ buộc ga-rô trong quá trình phát triển, như vậy thì không thể sinh rễ được.

Lưu ý:

– Cả hai cách trên đều yêu cầu phải rắc thêm hormone kích thích sinh trưởng rễ và bọc rêu nước xung quanh khu vực cần phát triển rễ. Sau đó rêu nước sẽ được buộc cố định bằng túi nilon sạch hay túi nhựa sạch. Buộc chắc túi nilon và đục một lỗ nhỏ trên đỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới nước.

– Phải đảm bảo rêu nước luôn được giữ ẩm trong suốt quá trình chờ cành chiết sinh rễ. Trong khoảng thời gian dao động từ ba tuần cho đến ba tháng, tùy từng loài cây, những cọng rễ trắng non sẽ dần xuất hiện bên trong túi nhựa. Vẫn giữ nguyên túi nhựa cho đến khi rễ phát triển đầy trong túi, và nhớ luôn giữ cho rêu ẩm ướt trong suốt quá trình ủ. Khi rễ chuyển sang màu nâu là có thể tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

– Bây giờ, bạn có thể tháo túi nhựa ra, nhưng vẫn giữ lại đám rêu vì rễ rất dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Sau đó cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ kèm với búi rễ (càng nhiều rễ càng tốt) rồi trồng xuống một cái chậu có sẵn phân trộn hay rêu nước. Dùng dây bện, dây kẽm hay dây sợi cọ để giữ cho cành chiết gắn chặt vào chậu, không bị gió làm lung lay dẫn đến tổn thương hệ thống rễ non mới hình thành. Đặt chậu cây chiết mới trồng trong bóng mát và che phủ cho cây cho đến khi cây phát triển chắc chắn.

Nhìn chung kỹ thuật chiết cành gồm các bước sau:

Cắt khoanh vỏ:

Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết (khoảng cách giữa 2 vòng bằng 1,5-2 lần đường kính cành chiết). Bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ.

Bó bầu + hoocmon kích thích sinh trưởng:

Sau khi khoanh vỏ, để khô nhựa cây (từ vài giờ đến vài ngày) rồi bó bầu. Trước khi bó bầu có thể xử lí chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin) bạn có thể tham khảo IAA, NAA, IBA. Nguyên liệu bó bầu thường dùng là rễ bèo Nhật Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Sau khi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetilen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độ ẩm cao trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết.

Cắt cành chiết:

Khi thấy xuất hiện nhiều rễ ở bầu, rễ bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, thì cắt rời cành khỏi cây mẹ (chỗ cắt cách bầu khoảng 2cm về phía dưới). Sau đó đem trồng ở vườn ươm và tiếp tục chăm sóc cây con.

Những điều cần lưu ý trong kỹ thuật chiết cành:

– Để công việc chiết cành có hiệu quả cao, cần chú ý đến các nhân tố môi trường và yếu tố nội tại thích hợp cho việc ra rễ. Đó là ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất nền, chất bó bầu, bản chất và chất lượng của giống và cuối cùng là việc sử dụng hợp lí các chất kích thích việc mọc rễ.

– Người ta thường lo lắng rằng liệu cành chiết có tồn tại được qua mùa đông không. Nhưng thực ra tiết trời đông không làm hại cành chiết được. Bản thân nó chỉ là một vết thương sẽ mau thành sẹo. Nếu đến cả vết thương trên cây mẹ khi tách cành chiết ra mà bạn còn thấy không đáng ngại, thì mùa đông đối với cành chiết cũng chẳng phải là vấn đề gì to tát.

Thực hành chiết cành với cành cây phong Nhật Bản:

– Bóc một vòng vỏ cây ngay bên dưới một chồi lá đã già. Sau khi phần vỏ đã được lấy đi, toàn bộ lớp vỏ thượng tầng bên trong cũng được cẩn thận tước bỏ, vì nếu chừa lại dù chỉ là một phần nhỏ cũng sẽ tạo điều kiện cho cây phục hồi lại phần vỏ vừa bị tước đi.

– Chỗ chiết cành sẽ được lấy bông tẩm (nếu nồng độ cao) hoặc trộn vào đất (với nồng độ thấp) kích thích tăng trưởng rễ bạn có thể sử dụng 1 trong số chất sau: IAA, IBA, NAA các chất này đều thuộc nhóm chất kích thích ra rễ auxin, bọc xung quanh bằng rêu nước, được giữ chặt bằng một bao nilon sạch buộc bên ngoài.

– Sau sáu tuần lễ, những sợi rễ mới đã bắt đầu xuất hiện bên trong túi nilon. Lúc này bạn phải chú ý canh chừng, luôn giữ cho rêu nước được ẩm ướt.

– Chờ thêm vài tuần nữa để cho bộ rễ mới được cứng cáp và đến lúc đó cành chiết có thể được tách khỏi cây mẹ.

– Sau đó, trồng cành chiết vào trong một chiếc chậu mới và tỉa đi thật gọn để giảm áp lực cho bộ rễ mới.

– Cây sẽ ngưng toàn bộ việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phần ngọn mà tập trung phần lớn sức lực vào nuôi phần rễ mới phát triển.

– Bộ rễ mới có thể khá yếu ớt trong năm đầu tiên và cho đến suốt mùa đông năm sau, cần phải tăng cường chăm sóc thêm cho cây trong giai đoạn này. Đối với một vài loài ta có thể chiết từ những cành cây lớn.

Nguồn: Kỹ thuật trồng và uốn tỉa bonsai

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp giâm cành (kỹ thuật chọn cành giâm, lưu ý khi giâm cành, các bước tiến hành để giâm cành, sử dụng chất kích sinh trưởng kích thích ra rễ cành giâm,….)

Auxin Indole-3-butyric acid IBA chủ yếu được sử dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, IBA có tác dụng kích thích ra rễ cực mạnh (đặc biệt trong kỹ thuật giâm cành bằng cành

Uniconazole là chất ức chế sinh trưởng thực vật, kích thích phân hóa mầm hoa, thúc đẩy ra hoa trái vụ. Khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây khỏe mạnh, cứng cáp hơn…

Chất ức chế sinh trưởng chlormequat clorua, Cycocel CCC, giúp hạn chế chiều cao cây, hỗ trợ tạo dáng cây cảnh bon sai, giúp cây có vẻ đẹp gài và cổ hơn. tạo tán cho cây ăn quả, hạn chế chiều cao cây lúa chống đổ ngã, phân

Dây nhôm quấn cây cảnh có kích cỡ từ 1mm, 1,5mm, 2mm, 2,5mm, 3mm, 3,5mm, 4mm đủ để chơi cây từ lớn đến những dòng bonsai mini và siêu mini. Dây uốn cây có độ mềm dẻo dễ uốn…

Nhân Giống Cây Có Múi: Nhân Giống Bằng Phương Pháp Chiết Cành

1. Khái niệm chiết cành

Chiết cành là ngưng sự di chuyển xuống của các chất hữu cơ như cacbonhytrates, Auxin… từ lá chồi ngọn, các chất này tích luỷ gần điểm xử lý (khoanh vỏ) và dưới tác động của ẩm độ, nhiệt độ thích hợp rễ mọc ra khi thân, cành vẫn chiết vẫn dính trên cây mẹ.

2. Ưu khuyết điểm của phương pháp chiết cành

2. 1.Ưu điểm

+ Tạo ra được giống cam, quýt, bưởi đồng đều về kiểu di truyền.

+ Hệ số nhân giống cao, nhanh cho ra quả và giá thành hạ.

+ Phù hợp trồng ở những vùng đất thấp, mực nước ngầm nông.

2.2. Khuyết điểm

+ Dễ lây lan mầm bệnh.

+ Bộ rễ ăn cạn tuổi thọ thấp

+ Đối với cây có múi hiện nay do áp lực của bệnh vàng lá Greening.

3. Chuẩn bị vật liệu, phương tiện

3.1. Chọn dụng cụ

Dụng cụ bao gồm: Cưa, kéo, dao, túi nylon bó bầu, dây

3.2. Chuẩn bị dụng cụ

Việc dùng dao chiết không đúng loại hoặc dao chiết không được mài dũa sắc bén sẽ gây ra khó khăn trong quá trình thao tác và chất lượng chiết cành sẽ không đạt yêu cầu. Vì vậy, việc lựa chọn đúng loại dụng cụ phù hợp cho từng loại cây chiết là điều cần thiết, dao chiết dùng cho chiết cây có múi thường có kích thước:

– Chiều dài từ 6 – 12 cm.

– Chiều rộng từ 1 – 4 cm.

– Bề dày từ 2 – 4 mm.

Yêu cầu:

– Dao chiết phải sắc bén và chắc chắn.

– Kéo cắt cành : Dùng để cắt các cành nhánh.

– Khử trùng sạch để tránh lây lan mầm bệnh

Dao chiết

– Dây nilông : Dùng để buộc bầu chiết.

– Nilông dùng bó bầu chiết tốt nhất là màu đen (vì màu đen không thu nhiệt bầu chiết sẽ mát hơn).

Bộ dụng cụ dùng chiết cành

3.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu

3.3.1. Các loại nguyên liệu

– Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa (hiện nay sử dụng bột xơ dừa), rơm rác mục, xơ dừa… tưới ẩm,

– Trộn rơm bùn: tỷ lệ 1:2 hoặc 1:1 tùy theo bùn khô vừa hay nhão

– Tro trấu với xơ dừa tỷ lệ 1: 2, vừa đủ ẩm

– Rễ lục bình

Phần rễ lục bình sau khi xử lý sẽ là vật liệu bó bầu rất tốt

Độ ẩm vừa đủ (thử bằng cách các vật liệu nắm trên lòng bàn tay, nếu khô nước không thấm ra, ướt nhỏ ra kẽ tay, chỉ vừa ướt trong lòng bàn tay là được)

Tuy nhiên tuỳ theo từng vùng, miền, ta có thể thay đổi tỷ lệ này để thích hợp.

Cây lục bình

– Bao nilong loại dẻo tùy theo kích thước cành chọn mà quyết định kích thước bao (loại bao trắng đựng đường loại từ 300- 500g)

– Bao nilong cuộn trong

Nhựa dẻo bó bầu chiết – Túi nilong và bột xơ dừa

-Trường hợp dự kiến khó ra rễ (cây già cành to, loại cây khó chiết), hoặc để cho cành ra rễ nhanh và đều. Có thể dùng chất kích thích IAA – IBA – NAA, dùng phổ biến NAA

Chất kích thích và bông để quét

3.3.2. Xử lý nguyên liệu

Các loại vật liệu trên cần xử lý tránh ảnh hưởng đến sự ra rễ sau này. Rễ lục bình cần rửa sạch, phơi, bột xơ dừa cần xử lý bằng cách ngâm cho hết chất chát, bùn không được lấy nơi nhiễm phèn, bẩn, rơm khô cần phải sạch không lấy rơm nơi ruộng bị bệnh

4. Chiết cành

4.1. Chọn cây mẹ và cành chiết

4.1.1. Tiêu chí lựa chọn cây mẹ

– Lựa chọn cây đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm

– Không có triệu chứng bệnh Greening hoặc phytophthora sp ( quan sát bằng mắt).

– Đúng theo tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tùy theo loại cây được đã được công nhận và cho phép nhân giống.

– Kiểm tra đúng giống và có lý lịch giống cấp S1 hoặc trên lô nhân nhanh có chứng thực

* Cơ bản cần chọn:

+ Các cây được trồng khi đã cho trái.

+ Các cây có tán đều, nhiều cành, năng suất cao, quả to, ngon.

Chọn cây mẹ

4.1.2. Tiêu chuẩn cành chiết

– Chọn cành bánh tẻ (không già không non ), sinh trưởng tốt,vị trí ở ngoài trảng, đường kính cành 0,5-1,0cm

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật

Không các triệu chứng của các bệnh, thí dụ trên cây có múi: Vàng lá gân xanh, Triteza, loét, ghẻ, chảy nhựa, thán thư và sâu hại: Sâu vẽ bùa,..

Các cây khác đều phải sạch bệnh theo qui định.

4.1.3. Đánh dấu cành đã chọn

– Dùng dụng cụ đánh dấu (dùng sơn hoặc dây buộc)

– Ghi rõ theo hướng

4.1.4. Mùa vụ chiết cành

Nên chiết vào mùa mưa khoảng tháng 5 – 6 ở miền Nam, vì các lý do sau:

– Về mùa mưa nhiệt độ không quá cao, nắng ít chiếu vào bầu chiết, đất trong bầu không bị khô thuận tiện cho việc ra rễ.

– Về mùa mưa cây lên nhựa dễ bóc vỏ.

– Không nên chiết vào những lúc mưa nhiều vì quá ẩm sẽ khó ra rễ và cành dễ bị nhiễm nấm

4.2. Phương pháp tiến hành

– Xác định cành, vị trí chiết

– Khoanh và bóc vỏ: Dùng dao chiết khoanh tại vị trí chiết cành một đoạn dài từ 1.5-2.0 cm, cách ngọn 0.5m.

Chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 – 2 lần đường kính gốc cành.

Khoanh vỏ

Bóc vỏ

– Cạo tượng tầng (Tầng sinh gỗ và libe): Dùng sống dao cạo nhẹ hết chất nhờn trên mặt gỗ, ở dưới lớp vỏ đã bóc, mục đích của việc này là loại bỏ tầng sinh gỗ.

– Nếu không cạo sạch, không để khô mà đắp vật liệu lên ngay thì tầng sinh gỗ còn sống và sẽ hình thành một cầu dinh dưỡng mới (làm cành chiết không ra rễ vì chất dinh dưỡng từ cây mẹ vẫn đưa lên nuôi sống cành chiết).

– Sau khi đã cạo sạch tượng tầng, có thể dùng nilon quấn kín đoạn vừa cạo lại, tránh liền da.

– Sau 1 tuần tháo ra và bó bầu, có thể bó ngay sau khi quét kích thích ra rễ.

– Tác dụng chất kích thích ra rễ là giúp rễ ra nhanh hơn và nhiều. Thường quét thuốc xong bó ngay

– Trước khi quét thuốc dùng dao bấm một vài đường ở phần trên cho thuốc dể thấm vào.

– Quét thuốc: Dùng cọ mềm hoặc bông gòn, nhúng vào dung dịch thuốc chỉ quét phần trên cành không quét phần dưới gốc cành

Cách quét thuốc

4.3. Bó bầu

Tùy theo theo loại cây có thể bó ngay hoặc là 1-2 ngày sau khi khoanh vỏ.

– Hỗn hợp không quá nhão, quá khô

– Dùng túi nilon (có thể giấy polyetylen tận dụng) bọc ra bên ngoài, buộc chặt 1 đầu phía dưới gốc bầu;

Buộc túi nilong

Hoặc dùng nhựa cuộn bó dễ dàng và nhanh hơn

Bó bầu

– Đưa hỗn hợp vào túi ém chặt, đường kính hỗn hợp đưa vào từ 10 – 12 cm, dài từ 12 – 15 cm (tuỳ cành to hay nhỏ), bọc ra bên ngoài, buộc chặt đầu phía đầu trên.

Quy trình thực hiện công việc

Bước1. Chuẩn bị dụng cụ và giá thể bó bầu: Dao kéo, dây, giá thể

Bước 2. Lựa chọn đúng cây mẹ cành để khoanh vỏ

– Lựa chọn đúng cây mẹ đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm

– Lựa chọn cành bánh tẻ trung tán, đường kính cành chiết 0.5- 1.0 cm

Bước 3. Cắt khoanh vỏ cành chiết, vệ sinh vết cắt, xử lý chất kích thích ra rễ

– Dùng dao khoanh và bóc vỏ độ dài khoanh vỏ 1.5-2.0 cm, làm sạch tượng tầng

– Làm vệ sinh vết cắt khoanh vỏ.

– Bôi chất kích rra rễ lên vùng ra rễ của cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại.

– Chọn những cành có đường kính từ 0.5-1.0cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành dưới tán và các cành vượt.

Các bước thực hiện được tóm tắc theo hình 13

Trình tự bầu (chiết)

a. Khoanh vỏ; b. cọ quét thuốc; c. vị trí quét thuốc; d. đưa hỗn vào; e. bó lại

5. Chăm sóc cành chiết:

Bổ sung nước vào bầu chiết khi quá khô để rễ phát triển mạnh

-Ẩm độ bầu: qua cảm quan ta có thể đánh giá được bầu chiết khô hay ướt. Nếu bầu khô thì xử lý bằng cách dùng kim tiêm bơm nước vào bầu. Nếu quá ướt cần tháo bầu ra vắt vừa đủ ẩm và bó lại như cũ. Vì thế khi tưới cho cây mẹ không nên tưới trực tiếp lên các bầu đã bó.

– Khi bầu chiết bị kiến, mối, bệnh gây hại thì kịp thời xử lý 6. Cắt cành chiết

– Bầu chiết sau khi bó thông thường đều ổn định và ít bị hư hỏng. Song vẫn có thể bị hư hỏng do mưa gió hay súc vật tác động làm bầu chiết bị rách, vỡ…các trường hợp trên cần phải bó, buộc lại.

– Kiểm tra mức độ ra rễ: tùy loại cây từ có thể từ 3 tuần đến 1 tháng, nếu bầu nào không ra rễ thì loại bỏ.

– Kiểm tra cành trước khi cắt

– Khi các rễ đã ra đồng đều và nhiều trên bầu

– Khi rễ mọc ra có màu vàng nâu và có rễ thứ cấp, cắt cành chiết đem vô bầu để giâm.

Có thể dùng cưa nhỏ, kéo cắt cành, nhẹ nhàng đặt vào điểm cắt (điểm cắt tính từ phía cây mẹ ra bầu chiết) cắt bầu chiết khoảng 5 – 8 cm (tránh cho cành chiết bị giập nát) sau khi cắt xong ta nâng cành chiết lên, bầu chiết không bị vỡ, cần loại bỏ đi một ít lá cành

Yêu cầu: Cắt nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu hay giập nát cành chiết (làm cành chiết bị yếu – khi trồng phát triển chậm).

Cưa cắt cành

– Xử lý cành sau cắt: Cắt tỉa lá cành, tránh bóc thoát hơi nước

– Xử lý thuốc trừ nấm bệnh, những loại thuốc gốc đồng theo khuyến cáo 7. Giâm cành chiết

– Sự cần thiết phải giâm cành chiết trước khi đem trồng: Bộ rễ cành chiết khi mới cắt rời khỏi thân cây mẹ còn yếu, thường dễ chết do mất cân bằng nước nghiêm trọng

– Tại sao phải cắt bớt lá non và mầm non trước khi giâm? Nhằm hạn chế sự mất cân bằng nước ở cây giâm

– Việc giâm cành chiết sau khi cắt là bước làm cho cây ổn định và tiếp tục sinh trưởng.

– Khi cành chiết mới cắt chưa kịp phục hồi, ổn định, nếu đem trồng ngay cành chiết có thể bị chết hoặc phát triển chậm. Để cành chiết có điều kiện thích nghi với môi trường độc lập và phát triển tốt nên giâm cành chiết một thời gian từ 2 – 3 tuần rồi đem trồng.

– Chuẩn bị vật liệu giâm (bao nilon đen, kích thước tùy theo cây giống)

– Giâm lại trong nhà giâm, xử lý nhúng những cành sau khi cắt vào dung dịch thuốc bệnh Benomyl 50 WP

– Vật liệu giâm gồm có tro trấu, trấu mục, xơ dừa, phân hữu cơ hoai mục, những nguyên liệu phải giử ẩm tốt, thoáng và thoát nước tốt

– Môi trường giâm: Tro trấu, sơ dừa, đất, theo tỉ lệ 1:1:0,5 kết hợp thuốc trừ sâu, bệnh và phân vô cơ, hỗn hợp được trộn đều cho vào bao PE có đục lổ sẵn

6. Chăm sóc cành chiết sau khi giâm

– Đảm bảo ẩm độ không khí bảo hoà, ẩm độ đất 70%, ánh sáng tán xạ 4000-6000 lux là thích hợp

– Cành chiết mới giâm còn yếu vì vậy ta làm giàn che nắng cho cây. Tuỳ theo mức độ thời tiết, để làm giàn che cho phù hợp.

– Nhà giâm thường che nắng bằng lưới đen giảm ánh sáng 50%.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây có múi – Bộ NN&PT NT

Các bước trong kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng hình thức chiết, giâm cành, ghép. Thực hiện chiết, giâm cành một số cây cảnh thông thường đúng kỹ thuật…

Hướng dẫn chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và vật liệu phục vụ cho gieo hạt cây có múi. Thực hiện sản xuất cây giống cây có múi, ưu nhược điểm của phương pháp gieo hạt cây có múi…

Là phương pháp cắt rời một phần thân cây như cành, rễ hoặc lá, đặt trong môi trường thích hợp để tạo ra rễ, chồi mới, hình thành cây con sống độc lập và mang những đặc điểm giống cây mẹ…

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Cành Cây Sanh

Cây Sanh có tán lá xanh mát, đẹp mắt thường được trồng làm cây cảnh quan, cây bóng mát trồng trong công viên, khuôn viên công sở, bệnh viện, khu dân cư đô thị, trồng ở đường phố hay tạo cảnh quan cho sân vườn biệt thự… Cây còn được dùng phổ biến dưới hình thức làm cây cảnh Bonsai, cây trang trí nội thất-văn phòng và khá được yêu thích.

1. Đặc điểm cây sanh

– Đặc điểm hình thái cấu tạo: Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân.

+ Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

+ Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

– Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

+ Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam.

+ Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa.

+ Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

– Cây Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

2. Dụng cụ chiết

Thời điểm chiết cây sanh tốt nhất cho mọi cây cảnh thường vào 2 vụ

– Vụ xuân hè: chiết vào tháng 3 và 4

– Vụ thu đông: chiết vào tháng 9

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

4. Kỹ thuật chiết cành cây sanh

– Cũng như khi cắt cành để cắm, phải chọn cành để chiết trên cơ sở đã chọn cây mẹ. Tốt nhất là chiết trên những cây non, đương còn tơ.

– Chiết những cành ở phần trên của tán cây, chọn cành xiên, ở chỗ có nhiều ánh sáng, cành thô, lá mọc dày, lóng ngắn. Không chiết cành ở đỉnh ngọn, hoặc những cành vượt mọc ở trên thân chính hoặc ở phía chân các cành lớn, vì khó ra rễ do nhiều nước, lóng dài đường bột tích lũy ít. Kích thước cành tùy loài cây, đường kính từ 1 cm đến 3 cm, tuổi cành từ 1 – 3 năm.

– Nên bỏ thói quen chiết cho mình trồng thì chọn những cành quá to vừa lãng phí gỗ ghép, vừa suy kiệt cây mẹ, còn chiết để bán thì tận dụng cả những cành nhỏ ở phía dưới, thậm chí ở trong tán cây, dù có ra rễ, cành sẽ vô giá trị, mọc xấu, còi cọc.

– Ở chân cành chiết bóc một khoanh vỏ, chiều dài khoảng 3 – 5 cm, và chiết vào đầu mùa mưa khi nhựa lưu thông mạnh thì rất dễ bóc; lấy lưỡi dao, cạo khẽ lên gỗ, dưới khoanh vỏ đã bóc để làm chết tương tầng có thể làm cho vỏ tái sinh, thành một cầu nối cho nhựa chín ở cành chiết thoát xuống phía dưới, không thuận cho việc ra rễ.

– Dây buộc phía trên nên chặt còn phía dưới nên lỏng đề phòng gặp mưa to nếu có nước lọt vào bầu thì thoát đi dễ dàng.

– Đất đắp quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở mép trên vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên đất phải xốp.

+ Ở miền Bắc, trước đây thường dùng đất vách đã trộn rơm, đất đã ải, tơi lại thông khí nhờ có rơm – Nay đất rách không còn, có thể dùng đất bùn trộn với rơm và rơm rạ thường chặt vụn.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng dùng bùn trộn rơm nhưng rơm để nguyên, bết thành những dải dài, nối nhau cuốn quanh vết cắt quanh cành rất chặt, khó rớt khi bị đụng chạm, bị mưa gió. Có nơi đơn giản dùng rễ bèo Nhật Bản, cắt bỏ lá cuộn quanh chỗ bóc vỏ, ngoài buộc nilon chống khô.

– Cũng như khi cắm cành, rễ càng ra nhanh ra nhiều nếu dùng chất kích thích như IAA, NAA, IBA hoặc KTR của VIPESCO. Có thể dùng bút lông bôi chất kích thích với nồng độ khoảng 500 – 1000 ppm vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoanh vỏ được bóc đi (xem hình 2) thành một vòng tròn. Cũng có thể trộn chất kích thích với đất bó chung quanh vết cắt nhưng tốn thuốc hơn.

– Nói chung, so với các biện pháp nhân giống khác phương pháp chiết cành có ưu điểm dễ sống, dễ làm cây con khỏe, mọc nhanh nhưng nhân được ít cây, tốn công tốn của. Phương pháp này chỉ thích hợp với sản xuất nhỏ ở nhiều nước châu Á, nhiều người ít đất, khi chuyển sang sản xuất lớn với mục đích kinh doanh phải tìm biện pháp nhân giống khác.