Top 7 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Chọn Mẫu Trong Kiểm Toán Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Kiểm Toán Chọn Mẫu

Khái niệm: Chọn mẫu kiểm toán là chọn một số phần tử gọi là mẫu trong một hệ thống các phần tử gọi là tổng thể để từ các đặc trưng của mẫu được chọn sẽ suy đoán và rút ra kết luận về các phần tử đặc trưng của tổng thể mẫu.

Sự cần thiết và ý nghĩa của phương pháp chọn mẫu.

Trong khi đó, chuẩn mực thận trọng thích đáng lại không cho phép công tác kiểm toán bỏ qua những sai phạm trọng yếu để loại trừ những rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, giảm tối đa rủi ro phát hiện. Trên giác độ khác nhau, niềm tin của những người quan tâm đến tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán cũng đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra được những đánh giá chính xác nhất trong những điều kiện cho phép về chất lượng của bảng công bố tài chính.

Như vậy, giữa yêu cầu về chất lượng kiểm toán và khả năng xác minh toàn diện các đối tượng kiểm toán đã phát sinh mâu thuẫn. Chìa khoá để mở ra bí quyết mâu thuẫn trên chính là phương pháp kiểm toán chọn mẫu theo tinh thần: với số lượng xác định, với tính đại diện cao của mẫu chọn sẽ giúp cho kiểm toán viên vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán với thời lượng có hạn và chi phí kiểm toán thấp. Tính đại diện của mẫu càng cao thì số lượng mẫu kiểm toán sẽ càng ít, chi phí kiểm toán càng giảm trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng kiểm tóan.

Rủi ro trong chọn mẫu và loại hình chọn mẫu trong kiểm toán.

Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm tổng thể và mẫu đại diện:

Tổng thể là toàn bộ số liệu mà kiểm toán viên phải chọn mẫu đại diện để kiểm toán và từ đó đánh giá kiểm tra mẫu đại diện đó.

Mẫu đại diện là mẫu mà các đặc điểm của mẫu cũng giống như những đặc điểm tổng thể.

Vấn đề đặt ra là chọn mẫu bằng cách nào và chọn mẫu với đặc điểm và số lượng ra sao để đảm bảo chất lượng mẫu cao nhất, nghĩa là chọn được mẫu tiêu chuẩn với những đặc điểm tổng thể có mẫu được chọn ra. Chẳng hạn qua kiểm soát nội bộ xác định có 3% phiếu chi không có chứng từ gốc kèm theo. Nừu trong một tập phiếu chi chỉ chọn ra 100 phiếu thấy có đúng 3 lần thiếu chứng từ gốc thì mẫu được chọn là tiêu biểu. Có hai khả năng dẫn đến phiếu được chọn là không tiêu biểu là: Rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu. Tuy vậy, cả hai đều có thể kiểm soát khi kiểm toán viên thận trọng trong việc chọn mẫu.

Rủi ro chọn mẫu: là sai lầm vốn có trong chọn mẫu do không khảo sát (trặc nghiệm) toàn bộ chứng từ nghiệp vụ. Khả năng này luôn tồn tại do hạn chế vốn có của chọn mẫu. Dù sai lầm không do chọn mẫu là không có thì vẫn có khả năng có mẫu chọn không tiêu biểu.

Ví dụ như: Quần thể chứng từ có tỷ lệ khác biệt là 3% thì kiểm toán viên vẫn có thể chọn một mẫu có chứa ít hơn hoặc nhiều hơn 3%.

Kiểm toán viên có thể sử dụng một trong hai cách hoặc cả hai cách sau để giảm bớt rủi ro do chọn mẫu:

Một là: Tăng quy mô mâu.

Hai là: Lựa chọn phương pháp thích hợp cho quá trình lựa chọn các khoản mục mẫu từ tổng thể, Kiểm toán viên có thể lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay chọn mẫu hệ thống.

Rủi ro không do chọn mẫu xảy ra khi các trắc nghiệm không thấy khác biệt trong mẫu chọn. Như trong ví dụ nêu trên, có 3 phiếu chi không gắn chứng từ gốc, nên kiểm toán viên không thấy có những biểu hiện khác biệt thì rủi ro không phải do mẫu chọn ra. Có hai nguyên nhân dẫn tới sai sót không do mẫu chọn là:

Kiểm toán viên không thấy có sự khác biệt trong mẫu chọn do không nhận biết rõ về nội dung, phạm vi cụ thể của kiểm toán.

Trình tự kiểm tra không thích hợp, đó là mục tiêu và bước đi không rõ ràng. Như ví dụ nêu trên, mục tiêu chọn mẫu là xem xét các thủ tục chứng từ trong đó buộc phiếu chi phải kèm theo chứng từ gốc.

Do đó, thiết kế thận trọng các thủ tục kiểm toán, giám sát đúng đắn và có hướng dẫn là cách hạn chế rủi ro trong chọn mẫu. Trong chọn mẫu kiểm toán cần đặc biệt chú trọng đặc điểm hình thức biểu hiện phổ biến của đối tượng kiểm toán là thước đo tiền tệ, nghĩa là: Mỗi loại nghiệp vụ hay tài sản được phản ánh vào chứng từ, tài khoản và hình thành các khoản mục của các bảng cân đối tài chính đều bằng tiền tệ. Cho nên có thể có hai căn cứ để chọn mẫu: Đơn vị hiện vật về số lượng các khoản mục, các chứng từ trong một đám đông hay gía trị của đám đông đó. Với mỗi một căn cứ cụ thể mức đại diện của mẫu chọn lại khác nhau. Muốn nâng cao chất lượng của mẫu chọn, phải tuỳ trường hợp cụ thể để xác định căn cứ và cách thức tiến hành chọn mẫu.

Như vậy, trong tất cả các vấn đề nêu trên, loại hình và phương pháp chọn mẫu cùng quy mô tương ứng của mẫu chọn là vấn đề trung tâm trong chọn mẫu kiểm toán.

Nói chung có nhiều phương pháp chọn mẫu đại diện và mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Các phương pháp thường áp dụng là:

Nếu phân theo hình thức biểu hiện của kiểm toán (đặc tính của đám đông) thì có thể chọn mẫu theo đơn vị hiện vật hoặc theo giá trị tiền tệ.

Nếu phân chia theo cách thức cụ thể để chọn mẫu có thể chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu hệ thống (còn gọi là chọn mẫu phi xác xuất).

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Khái niệm: Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn khách quan máy móc theo một phương pháp đã xác định và các phần tử trong tổng thể có cơ hội như nhau để trở thành mẫu chọn.

Đặc trưng:

áp dụng phương pháp máy móc và tiến hành đánh giá một cách khách quan về kết quả nhận được.

Các phần tử có cơ hội như nhau.

Do đó, để đảm bảo là mẫu chọn ngẫu nhiên mang tính đại diện cao đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng một phương pháp có tính hệ thống hoá cao. Trong kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên được thể hiện theo ba cách sau:

Thông qua bảng số ngẫu nhiên.

Chọn qua máy tính.

Chọn thống kê.

Chọn mẫu thông qua bảng số ngẫu nhiên.

Bảng số ngẫu nhiên là tập hợp các con số ngẫu nhiên dược sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên sử dụng trong quá trình chọn mẫu.

Các con số ngẫu nhiên là số có 5 chữ số được xếp theo hàng và theo cột do hiệp hội thương mại liên quốc gia tiến hành.

Các bước tiến hành.

Bước1. Định lượng các đối tượng kiểm toán và định dạng các phần tử bằng một hệ thống các con số duy nhất.

Bước2. Xác định mối liên hệ giữa các số chữ số chữ số của phần tử đã được định dạng với số chữ số của số ngẫu nhiên trên bảng số ngẫu nhiên.

Trường hợp 1: Số chữ số của phần tử đã được định dạng bằng chữ số của số ngẫu nhiên trên bảng số trong trường hợp này kiểm toán viên lấy toàn bộ 5 chữ số của số ngẫu nhiên để tiến hành chọn mẫu.

Trường hợp 2: Số chữ số của phần tử đã được định dạng nhỏ hơn 5 chữ số.

Trường hợp 2 (1). Trường hợp số chữ số = 2 trong trường hợp này kiểm toán viên có 4 cách lựa chọn số ngẫu nhiên lấy 2 chữ số đầu hoặc 2 chữ số gần đầu hoặc 2 chữ số gần cuối của số ngẫu nhiên trên bảng số.

Trường hợp 2 (2). Trường hợp số chữ số = 3 trong trường hợp này kiểm toán viên có 3 cách lựa chọn, 3 chữ số đầu, 3 chữ số giữa, hoặc 3 chữ số cuối.

Trường hợp 2 (3). Trường hợp số chữ số = 4 trong trường hợp này kiểm toán viên có 2 cách lựa chọn: 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối.

Trường hợp 3: Số chữ số của phần tử đã định dạng lớn hơn 5, trong trường hợp này kiểm toán viên sẽ quy định đâu là cột chủ đâu là cột phụ và khi tiến hành chọn mẫu sẽ lấy toàn bộ 5 chữ số của số ngẫu nhiên trên cột chủ, và lấy thêm số chữ số tương ứng trên cột phụ để có được số ngẫu nhiên có chữ só phù hợp.

Bước3. Xác định lộ trình sử dụng bảng số ngẫu nhiên.

Lộ trình từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

Chọn từ trái qua phải và từ phải qua trái

Bước4. Chọn điểm xuất phát lựa chọn phải hoàn toàn ngẫu nhiên.

Chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính.

Ngày nay phần lớn các hãng, công ty kiểm toán đã thuê hoặc xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính nhằm tiết kiệm thời gian, giảm sai sót trong chọn mẫu. Nói chung các chương trình chuyên dùng này rất đa dạng song vẫn tôn trọng 2 bước đầu tiên của chọn mẫu theo “Bảng số ngẫu nhiên” là lượng hoá mỗi khoản mục, chứng từ, tài sản… bằng con số riêng theo thứ tự nhất định và xác lập mối quan hệ giữa số thứ tự và số ngẫu nhiên. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ các con số ngẫu nhiên không phải lấy từ bảng số ngẫu nhiên mà do máy tính tạo ra.

Như vậy, ở đầu vào chương trình cần có: Số nhỏ nhất và số lớn nhất trong số dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, số lượng các con số ngẫu nhiên cần có và có thể có một số ngẫu nhiên là điểm suất phát. Còn đầu ra thường là một bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần hoặc cả hai. Máy tính có thể nhanh chóng thoả mãn các yêu cầu đặt ra là kể cả ở đầu ra cũng như trong quá trình lựa chọn ( như các số cần loại trừ).

Chọn mẫu theo hệ thống.

Đây là phương pháp chọn máy móc theo khoảng cách xác định trên cơ sở kích cỡ của quần thể và số lượng mẫu chọn. Nếu như lấy khoảng cách hàng là đều nhau ta có:

Trong đó các chỉ tiêu trên có ý nghĩa như sau:

Kích cỡ quần thể là tổng số các phần tử cấu thành quẩn thể.

Số lượng mẫu chọn là số lượng mẫu cần có để đảm bảo tính tiêu biểu của mẫu. Mẫu chọn đầu sẽ nằm trong khoảng cách phần tử bé nhất đến phần tử đó cộng với số gia là khoảng cách mẫu, nghĩa là:

Mẫu chọn thứ 2 sẽ là tổng của mẫu chọn thứ nhất với khoảng cách mẫu:

Khái quát hơn ta có công thức xác định mẫu trạng thái:

Khi chọn mẫu hệ thống, điều quan trọng là phải xác định được các mẫu đại diện thoả mãn yêu cầu:

Các phần tử của mẫu đại diện trong tổng thể phải có những đặc điểm giống nhau.

Các phần tử của mẫu được chọn phải được sắp xếp có hệ thống tuần tự.

Không để một phần tử nào trong tổng thể bị bỏ sót.

Như vậy có thể thấy:

Ưu điểm cơ bản của chọn mẫu hệ thống là đơn giản, dễ làm và bảo đảm phân bố đều đặn các mẫu chọn vào các đối tượng cụ thể (các loại khoản mục, loại tài sản hoặc loại chứng từ theo thời gian thành lập…).

Nhược điểm cơ bản của chọn mẫu hệ thống là tính tiêu biểu của mẫu chọn phụ thuộc hoàn toàn vào việc ấn định chọn đẩu tiên. Một khi mẫu đầu tiên đã được chọn thì tự nhiên sẽ không có vấn để gì phát sinh nếu sai sót trọng yếu cũng phân bổ như vậy. Song thực tế, rất ít có sự trùng hợp này. Do đó để ứng dụng phương pháp này phải nghiên cứu kỹ quần thể được kê ra để đánh giá khả năng có sai sót hệ thống. Trong thực tế phương pháp này không được đánh giá cao lắm.

Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất.

Khái niệm: Chọn mẫu phi xác xuất là phương pháp chọn mẫu theo phán đoán chủ quan không theo một phương pháp cố định.

Các phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thường được sử dụng là chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định, ngoài ra còn một phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu tình cờ nhưng phương pháp này ít được sử dụng.

Chọn mẫu theo khối:

Khái niệm: là việc chọn một tập hợp các mẫu liên tục trong một dãy nhất định.

Phần tử đầu tiên trong khối đã được chọn thì phần còn lại cũng được chọn tất yếu. Mẫu chọn có thể là một khối hoặc nhiều khối. Chẳng hạn có thể chọn một dãy liên tục tới 100 nghiệp vụ chỉ tiêu trong một tuần cuối tháng 10. Mẫu 100 nghiệp vụ này cũng có thể lấy 5 khối với 20 khoản mục với mỗi khối hoặc 50 khối với 2 khoản mục mỗi khối…

Việc chọn mẫu theo khối để kiểm toán các nghiệp vụ, tài sản, khoản mục chỉ áp dụng khi đã nắm chắc tình hình của đơn vị kiểm toán và khi có số lượng các khối vừa đủ. Do đó trong việc xác định các mẫu cụ thể cần đặc biệt chú ý đến các tình huống đặc biệt như: Thay đổi nhân viên, thay đổi hệ thống kế toán và chính sách kinh tế, tính thời vụ của nghành kinh doanh… Tuy nhiên theo các chuyên gia kiểm toán thì con số hợp lý số lượng ít nhất là 9 khối từ 9 tháng khác nhau trong năm.

Chọn mẫu theo xét đoán:

Việc chọn mẫu theo nhận định sẽ tạo cơ hội tốt cho sự xuất hiện của những mẫu đại diện, trong những trường hợp khi có kích cỡ mẫu nhỏ hoặc có tình huống không bình thường… Để tăng hiệu quả của các phương pháp nhận định, kiểm toán viên phải tập trung chú ý vào phân bổ mẫu chọn theo các hướng khác nhau như sau:

Theo phần việc do các nhân viên khác nhau phụ trách. Cần căn cứ vào số lượng nghiệp vụ do mỗi người thực hiện, chúng phải được kiểm toán. Nếu nhận thấy có thay đổi nhân viên hoặc nếu các nghiệp vụ ở các địa điểm khác nhau sẽ dễ có mẫu chọn không đại diện khi giới hạn phạm vi chọn mẫu.

Theo quy mô: Khi chọn các mẫu có quy mô tiền tệ khác nhau thì các khoản mục, nghiệp vụ, tài khoản… có số dư lớn sẽ chọn để kiểm toán.

Chọn mẫu tình cờ:

Các phương pháp chọn mẫu phi xác xuất có nhiều ưu việt trong nhiều tình huống, nhất là khi phí cho những phương pháp chọn mẫu phức tạp vượt quá lợi ích mang lại và khi mục tiêu kiểm toán đã gắn chặt với phạm vi xác định của đối tượng kiểm toán…

Trong trường hợp này, các phương pháp chọn mẫu xác xuất không chỉ tốn nhiều chi phí, mà còn ảnh hưởng xấu tới kết luận kiểm toán do không chọn được những mẫu điển hình.

Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.

Đặc điểm: Có thể nói chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là sáng tạo mới và là đặc trưng có trong khoa học kiểm toán.

Có 5 đặc điểm:

Điểm nổi bật nhất của chọn mẫu tiền tệ là đơn vị mẫu được chuyển hoá từ đơn vị hiện vật (các hoá đơn, chứng từ, các nghiệp vụ…) kể cả đơn vị tự nhiên, song đơn vị đo lường là đơn vị tiền tệ.

Mỗi đơn vị tiền tệ trở thành một phần tử của tập hợp.

Kích cỡ của mẫu chọn theo đơn vị tiền tệ thường lớn hơn rất nhiều so với đơn vị hiện vật.

Trọng tâm kiểm toán thường rơi vào các khoản mục có giá trị lớn.

Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng áp dụng các phương pháp chọn mẫu theo các đơn vị hiện vật.

Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ theo bảng số ngẫu nhiên.

Các bước tiến hành:

Bước1: Xác định số luỹ kế hay còn gọi là số cộng dồn.

Bước2: Định dạng các phần tử.

Bước3: Xác định mối liên hệ giữa luỹ kế với số ngẫu nhiên trên bảng số.

Bước4: Xác định lộ trình sử dụng bảng số (Xác định theo 2 hướng).

Bước5: Chọ điểm xuất phát và xác định số chữ số ngẫu nhiên được chọn

Lưu ý: Cần quy định chọn mẫu lập lại hay chọn mẫu không lặp lại.

Bước6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã được chọn. Có 2 cách lựu chọn số luỹ kế từ số ngẫu nhiên:

Cách1: Theo thông lệ quốc tế sẽ lấy số luỹ kế có giá trị lớn hơn số ngẫu nhiên.

Cách2: Chọn số luỹ kế có khoảng cách gần hơn đến số ngẫu nhiên.

Bước7: Xác định số dư (số tiền) từ số luỹ kế đã được lựa chọn.

Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ theo khoảng cách.

Các bước tiến hành:

Bước1: Xác định số luỹ kế (hay số cộng dồn).

Bước2: Xác định quy mô tổng thể.

Bước3: Xác định kích cỡ mẫu.

Bước4: Xác định khoảng cách cố định.

Bước5: Xác định điểm xuất phát và lựa chọn các số ngẫu nhiên.

Bước6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã được lựa chọn.

Bước7: Xác định số dư hay số tiền từ số luỹ kế đã được chọn.

Phương Pháp Chọn Mẫu Ngẫu Nhiên Trong Đối Tượng Kiểm Toán Cụ Thể

Kết quả

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong đối tượng kiểm toán cụ thể:

Chọn mẫu ngẫu nhiên

Là một phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà nguyên tắc của chọn mẫu ngẫu nhiên là mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu.

Các kỹ thuật thường dùng để sử dụng chọn mẫu bao gồm: Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy tính, và chọn mẫu hệ thống.

Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên

– Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệthống con số duy nhất. Thông thường đối tượng kiểm toán (các chứng từ, tài sản..) đã được mã hoá (đánh số) trước bằng con số duy nhất. Chẳng hạn, có 5.000 các khoản phải thu từkhách hàng và được đánh số từ 0001 đến 5.000. Khi đó bản thân các con số thứ tự trên là các đối tượng chọn mẫu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, KTV có thểcần thiết phải đánh số lại cho tổng thể để có được hệ thống các con sốduy nhất tương thích với Bảng số ngẫu nhiên.

Chẳng hạn, nếu các nghiệp vụ đã được đánh sốtừA-001, B-001.. thì KTV có thểdùng các con số đểthay thế các ký tự chữ cái và khi đó có thể dãy số mới là 1-001, 2-001,…Nói chung, trong trường hợp đánh số lại cho đối tượng kiểm toán thì nên tận dụng các con số đã có một cách tối đa để đơn giản hoá việc đánh số. Ví dụ trong một quyển sổchứa các khoản mục tài sản kiểm toán gồm 90 trang, mỗi trang 30 dòng. Để có số duy nhất có thể kết hợp sốthứtựcủa trang với số thứ tự của dòng trên mỗi trang để có số thứ tự từ 0101 đến 9030.

– Bước 2: Thiết lập mối quan hệgiữa Bảng sốngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng.

Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng con số cụ thểnên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa các số cụ thể đã xác định với các số ngẫu nhiên trong Bảng sốngẫu nhiên. Có thểcó ba trường hợp xảy ra:

+ Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán cũng gồm 5 chữ số như các con sốngẫu nhiên trong Bảng. Khi đó tương quan là 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán với các sốngẫu nhiên trong Bảng tựnó đã được xác lập.

+ Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm sốlượng chữ số ít hơn 5 chữ số. Chẳng hạn, trong ví dụ nêu bước 1, kiểm toán viên cần chọn ra 110 khoản phải thu trong số 5.000 khoản phải thu từ các khách hàng có đánh số từ 0001 đến 5.000. Các số này là số gồm 4 chữ số. Do vậy, KTV có thểxây dựng mối quan hệvới Bảng số ngẫu nhiên trong Bảng. Nếu trường hợp số định lượng còn có ít chữsốhơn nữa thì có thể lấy chữ số giữa trong số ngẫu nhiên.

+ Các số định lượng của đối tượng kiểm toán có sốcác chữsốlớn hơn 5. Khi đó đòi hỏi KTV phải xác định lấy cột nào trong Bảng làm cột chủvà chọn thêm những hàng số ở cột phụ của Bảng. Chẳng hạn, với số có 7 chữ số ta có thểghép một cột chính với 2 chữ số của một cột phụ nào đó để được số có 7 chữ số.

– Bước 3: Lập hành trình sửdụng Bảng. Đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các sốngẫu nhiên. Hướng đó có thểdọc (theo cột) hoặc ngang (theo hàng), có thểxuôi (từ trên xuống) hoặc ngược (từ dưới lên). Việc xác định này thuộc quyền phán quyết của KTV xong cần được đặt ra từtrước và thống nhất trong toàn bộquá trình chọn mẫu. Một vấn đềcần đặc biệt quan tâm là lộtrình chọn mẫu phải được ghi chép lại trong hồ sơ kiểm toán để khi một KTV khác có kiểm tra lại việc chọn mẫu thì họcũng chọn được mẫu tương tự.

– Bước 4: Chọn điểm xuất phát: Bảng sốngẫu nhiên gồm rất nhiều trang. Đểchọn điểm xuất phát, Bảng sốngẫu nhiên nên được mởra một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn ra một sốtrong Bảng đểlàm điểm xuất phát.

Ví dụ: Với 5.000 khoản phải thu khách hàng đánh số thứ tự từ 0001 đến 5.000 chọn ra 110 khoản để kiểm toán. ở đây, bước 1 có thể bỏ qua vì đối tượng kiểm toán đã được mã hoá trước.

Chú ý rằng, đối tượng kiểm toán bao gồm các sốcó 4 chữ số do vậy bước thứ hai ta phải xác định lấy bốn chữ số nào trong 5 chữ số của các số ngẫu nhiên. Giả sử lấy 4 chữ sốđầu của các sốngẫu nhiên đểcó được mối quan hệgiữa đối tượng kiểm toán với các số ngẫu nhiên trong Bảng.

Bước tiếp theo là xác lộ trình chọn mẫu.

Ví dụ này giả định lộ trình chọn là xuôi theo cột. Điểm xuất phát trong bước 4 được chọn ngẫu nhiên là dòng 3 cột 1. Theo cách đó KTV sẽchọn được khoản mục đầu tiên là 2413 (Xem bảng bốn số đầu của số ngẫu nhiên dòng 3- cột 1), sau đó các khoản mục tiếp tục được lựa chọn bao gồm 4216, 3757. Đến sốngẫu nhiên thứ4, 5,…) cho đến số ngẫu nhiên thứ8, các sốnày đều lớn hơn 5.000 (vượt quá phạm vi của đối tượng kiểm toán – các số chọn được phải nằm trong khoảng từ 0001 đến 5.000) do đó bị loại bỏ và tiếp tục chọn ta được các sốtiếp theo 2891, 0942,…

Khi sử dụng Bảng số ngẫu nhiên để chọn mẫu, có thể có những phần tử xuất hiện nhiều hơn một lần. Nếu KTV không chấp nhận lần xuất hiện thứhai trở đi thì cách chọn đó được gọi là chọn mẫu không lặp lại (chọn mẫu không thay thế). Ngược lại, chọn mẫu lặp lại (chọn mẫu thay thế) là cách chọn mà một phần tửtrong tổng thểcó thể được chọn vào mẫu nhiều hơn một lần.

Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy tính

Hiện nay phần lớn các hãng kiểm toán đã thuê hoặc tựxây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính nhằm tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu.

Các chương trình chuyên dụng này rất đa dạng, tuy nhiên nói chung vẫn tôn trọng hai bước đầu tiên của chọn mẫu ngẫu nhiên theo Bảng sốngẫu nhiên là lượng hoá đối tượng kiểm toán bằng hệthống con sốduy nhất và xác lập mối quan hệgiữa đối tượng kiểm toán đã định lượng với các sốngẫu nhiên.

Tuy nhiên, số ngẫu nhiên lại do máy tính tạo ra.

Chọn mẫu hệ thống:

Là cách chọn đểsao cho chọn được các phần tửtrong tổng thểcó khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu). Khoảng cách mẫu này được tính bằng cách lấy tổng số đơn vị tổng thểchia cho kích cỡ mẫu.

Ví dụ: Nếu tổng thểcó kích thước N là 1052 đơn vịvà cỡmẫu cần chọn n là 100 thì khoảng cách mẫu k sẽ được tính như sau:

k = N/n = 1052/100 = 10.52 làm tròn thành 10 – thông thường phải làm tròn xuống đểcó thểchọn đủmẫu theo yêu cầu.

Từ đó, chọn một đơn vịmẫu đầu tiên m1 trong khoảng từphần tửnhỏnhất x1 đến phần tử đó cộng với khoảng cách mẫu k (x1 + k)

X1 < m1 < x1 + k (1 < m1 < 1+10)

Sau đó xác định các đơn vịmẫu kế tiếp theo công thức:

M(i) = M(i-1) + k

Giả sử trong ví dụ trên chúng ta chọn ngẫu nhiên được điểm xuất phát m1=5 thì các đơn vịmẫu tiếp theo sẽlà m2=15, m3=25, m4=35… cho đến khi chọn đủ100 đơn vịmẫu và m100= 995.

Đơn vị mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên nên mỗi đơn vịtổng thể ban đầu có cơhội được chọn ngang nhau. Tuy nhiên, sau khi đơn vị mẫu đầu tiên được chọn, mỗi đơn vịvề sau lại không có cơhội như nhau để được chọn vào mẫu.

Ưu điểm chủ yếu của chọn mẫu hệ thống là đơn giản, dễlàm và dễ sử dụng. Tuy nhiên, KTV cần tránh thiên vịtrong lựa chọn. Đểtăng tính đại diện của mẫu, KTV sắp xếp tổng thể theo một thứ tự ngẫu nhiên. Dùng nhiều điểm xuất phát cũng là một cách tốt để hạn chế nhược điểm của cách chọn này.

Kinh nghiệm chỉra rằng khi ứng dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống thì cần phải sử dụng ít nhất 5 điểm xuất phát. Khi sửdụng nhiều điểm xuất phát thì khoảng cách mẫu phải được điều chỉnh bằng cách lấy khoảng cách mẫu hiện tại nhân với số điểm xuất phát ngẫu nhiên cần thiết.

Quantri.vn – Biên tập và hệ thống hóa

Ví dụ nếu ở ví dụ trên khoảng cách mẫu hiện tại là 10 và với điểm xuất phát ngẫu nhiên cần thiết là 5 thì ta có khoảng cách mẫu điều chỉnh là 50 (5 x 10). Năm điểm xuất phát được lựa chọn ngẫu nhiên trong khoảng từ1 đến 51. Sau đó tất cả các khoảng mục cách nhau một khoảng cách k = 50 sẽ được chọn ra kể từ các điểm xuất phát ban đầu

Một Số Phương Pháp Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Khoa Học

Qua trình điều tra chọn mẫu có nghĩa là người nghiên cứu không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của một tổng thể mà chỉ tiến hành điều tra trên 1 số đơn vị nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí của quá trình nghiên cứu và công sức của nhà nghiên cứu trong quá trình điều tra. Các nhà nghiên cứu thường dựa trên các đặc điểm và tính chất của mẫu khảo sát để thể suy ra được các đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là nhà nghiên cứu phải đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

Quá trình tổ chức điều tra của một nghiên cứu khoa học thông thường được bao gồm 6 bước như sau:

Một là, xác định tổng thể chung (người nghiên cứu cần phải xác định rõ tổng thể chung vì nghiên cứu sẽ tiến hành chọn mẫu từ đó)

Hai là, xác định khung chọn mẫu (danh sách mẫu): Thông thường các khung chọn mẫu có sẵn và thường được sử dụng là: danh bạ hay niên giám điện thoại xếp theo tên cá nhân, doanh nghiệp hoặc cơ quan; danh bạ hay niên giám điện thoại xếp theo tên đường, quận huyện, thành phố; các danh sách liên lạc thư tín : bao gồm hội viên của câu lạc bộ, hiệp hội, độc giả mua báo của các toà soạn báo…; các khách mời đến dự các cuộc hội thảo hay giới thiệu sản phẩm mới.

Ba là, xác định phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu dựa vào mục đích hay tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian tiến hành, kinh phí, kỹ năng của người nghiên cứu,… nhằm quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất; sau đó tiếp tục chọn ra hình thức cụ thể của phương pháp này.

Bốn là, xác định quy mô mẫu: quá trình này thường dựa vào yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu đã có sẵn hay chưa, phương pháp thu thập dữ liệu, kinh phí cho phép của cuộc điều tra. Với mẫu xác suất thì sẽ có công thức riêng để tính cỡ mẫu cho phù hợp; đối với mẫu phi xác suất thì thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu của người nghiên cứu để chọn cỡ mẫu cho phù hợp.

Năm là, xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: Đối với mẫu xác suất người viết phải xác định rõ cách thức chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu nhằm đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau.

Sáu là, kiểm tra và đánh giá quá trình chọn mẫu: đây là khâu cuối cùng của quá trình điều tra, trong khâu này người viết thường kiểm tra dựa trên các mặt sau: Kiểm tra và đánh giá các đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu đã đề ra từ đầu hay là không? (vì thường các nghiên cứu hay mắc sai lầm ở khâu chọn đối tượng do thu thập thông tin ở nơi không thích hợp, ở những đối tượng không thích hợp, hay bỏ qua những thông tin của những người lẽ ra phải được phỏng vấn). Kiểm tra và đánh giá sự thành thật của người được phỏng vấn (quá trình hỏi càng lâu thì sự từ chối trả lời càng lớn). Kiểm tra và đánh giá tỷ lệ hoàn tất của đối tượng phỏng vấn (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chưa) : khi phỏng vấn bằng thư đôi lúc thư bị trả lại do không có người nhận, khi phỏng vấn bằng điện thoại đôi khi không thể tiếp xúc được với đối tượng khảo sát vì không có mặt hay không có điện thoại.

Đi sâu vào phương pháp chọn mẫu ta có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay còn gọi là chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu khi khả năng được chọn của tất cả các đơn vị vào tổng thể là như nhau. Phương pháp này là phương pháp khá tốt để người nghiên cứu có thể lựa chọn ra một mẫu có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Bên cạnh đó vì có khả năng tính được sai số do chọn mẫu do vậy ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.

Tuy nhiên phương pháp này khó áp dụng được khi không xác định được danh sách của tổng thể chung; bên cạnh đó tốn kém nhiều thời gian, kinh phí điều tra và nguồn nhân lực

Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:

Đối với phương pháp này trước tiên người nghiên cứu cần lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó ví dụ như lập theo tên, c theo quy mô hoặc địa chỉ…, sau đó đánh STT vào trong danh sách; rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên như rút thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.

Phương pháp này thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung nằm ở vị trí địa lý gần nhau, các đơn vị đồng đều nhau về đặc điểm. Phương pháp này thông thường được áp dụng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu. Ví dụ : Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có 2000 hộ. Vậy khoảng cách chọn là : k= 240000/2000 = 120, có nghĩa là cứ cách 120 hộ thì ta chọn một hộ vào mẫu.

Chọn mẫu cả khối:

Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. Ví dụ : Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học. Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra.

Chọn mẫu phân tầng:

Chọn mẫu nhiều giai đoạn:

Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu. Ví dụ :Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có 10 khu phố, mỗi khu phố có 50 hộ. Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó 5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết.

2. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện:

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:

Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch :

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Một số phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu

Quá trình tổ chức điều tra của một nghiên cứu khoa học thông thường được bao gồm 6 bước như sau:

Một là, xác định tổng thể chung (người nghiên cứu cần phải xác định rõ tổng thể chung vì nghiên cứu sẽ tiến hành chọn mẫu từ đó)

Hai là, xác định khung chọn mẫu (danh sách mẫu): Thông thường các khung chọn mẫu có sẵn và thường được sử dụng là: danh bạ hay niên giám điện thoại xếp theo tên cá nhân, doanh nghiệp hoặc cơ quan; danh bạ hay niên giám điện thoại xếp theo tên đường, quận huyện, thành phố; các danh sách liên lạc thư tín : bao gồm hội viên của câu lạc bộ, hiệp hội, độc giả mua báo của các toà soạn báo…; các khách mời đến dự các cuộc hội thảo hay giới thiệu sản phẩm mới.

Ba là, xác định phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu dựa vào mục đích hay tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian tiến hành, kinh phí, kỹ năng của người nghiên cứu,… nhằm quyết định lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất; sau đó tiếp tục chọn ra hình thức cụ thể của phương pháp này.

Bốn là, xác định quy mô mẫu: quá trình này thường dựa vào yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu đã có sẵn hay chưa, phương pháp thu thập dữ liệu, kinh phí cho phép của cuộc điều tra. Với mẫu xác suất thì sẽ có công thức riêng để tính cỡ mẫu cho phù hợp; đối với mẫu phi xác suất thì thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu của người nghiên cứu để chọn cỡ mẫu cho phù hợp.

Năm là, xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: Đối với mẫu xác suất người viết phải xác định rõ cách thức chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu nhằm đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau.

Sáu là, kiểm tra và đánh giá quá trình chọn mẫu: đây là khâu cuối cùng của quá trình điều tra, trong khâu này người viết thường kiểm tra dựa trên các mặt sau: Kiểm tra và đánh giá các đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu đã đề ra từ đầu hay là không? (vì thường các nghiên cứu hay mắc sai lầm ở khâu chọn đối tượng do thu thập thông tin ở nơi không thích hợp, ở những đối tượng không thích hợp, hay bỏ qua những thông tin của những người lẽ ra phải được phỏng vấn). Kiểm tra và đánh giá sự thành thật của người được phỏng vấn (quá trình hỏi càng lâu thì sự từ chối trả lời càng lớn). Kiểm tra và đánh giá tỷ lệ hoàn tất của đối tượng phỏng vấn (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chưa) : khi phỏng vấn bằng thư đôi lúc thư bị trả lại do không có người nhận, khi phỏng vấn bằng điện thoại đôi khi không thể tiếp xúc được với đối tượng khảo sát vì không có mặt hay không có điện thoại.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua: