Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Học Bậc Mầm Non Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Bậc Mầm Non Tích Cực Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học, Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục

Thực hiện chủ trương chung, các trường mầm non trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

Trường mầm non Hoa Bưởi ở phường Nghĩa Thành hiện có 383 trẻ theo học ở các khối, lớp. Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong chuyên môn, nhất là thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, với việc tích hợp trong quá trình giảng dạy.

Giáo viên Trường mầm non Hoa Bưởi tích cực sử dụng đồ dùng dạy học tự làm, thu hút trẻ năng động trong học tập, vui chơi

Công tác chăm sóc trẻ cũng được quan tâm thực hiện. Nhà trường đã tổ chức ăn bán trú cho tất cả trẻ theo học. Thực đơn các món ăn được thay đổi thường xuyên theo mùa nhằm bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cũng như kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà trường ký hợp đồng với cơ sở cung cấp nên chưa để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào. Vì tất cả trẻ ở bán trú nên việc giữ vệ sinh phòng học, các vật dụng cá nhân luôn được giáo viên tuân thủ thực hiện theo quy định nhằm tránh phát sinh bệnh tật dễ gặp. Nhờ thực hiện các giải pháp một cách tích cực nên tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thấp, chỉ 2,1%; tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt trên 97%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình ở các lớp đạt 100%.

Tương tự, cùng với việc thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, Trường mầm non Hoa Phượng Vàng ở phường Nghĩa Tân cũng tích cực sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả các giờ dạy. Các giáo viên đều vận động phụ huynh cùng làm đồ dùng bằng các vật liệu rẻ tiền hoặc sẵn có. Với những bộ đồ dùng phong phú và đa dạng, giáo viên có thêm điều kiện để tổ chức linh hoạt, hiệu quả hoạt động góc, thu hút trẻ tìm tòi, khám phá.

Đầu năm học 2015-2016, với sự hỗ trợ của phụ huynh, nhà trường đã xây dựng được khu vận động với nhiều trò chơi giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện. Chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng cao, với tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 2,7%; tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 97%; tỷ lệ Cháu ngoan Bác Hồ đạt trên 75%.

Theo bà Nguyễn Thị Vượng, phụ trách chuyên môn bậc mầm non Phòng Giáo dục-Đào tạo thị xã Gia Nghĩa thì hiện thị xã có 15 trường mầm non công lập và tư thục, với khoảng trên 3.300 trẻ theo học. Thời gian qua, vào đầu các năm học, đơn vị đều quán triệt tầm quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, mỗi trường học đều thành lập các tổ chuyên môn để triển khai các giải pháp thực hiện sao cho phù hợp với thực tế đơn vị mình.

Hàng năm, địa phương còn tổ chức nhiều hội thi cấp trường, cấp thị xã nhằm giúp giáo viên các trường có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp cận thêm các phương pháp dạy học mới. Đơn vị cũng thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất, tham gia dự giờ, thao giảng để kịp thời hỗ trợ giáo viên trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới một cách hiệu quả hơn. Với việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng giáo dục của bậc học mầm non ngày càng có những chuyển biến rõ rệt, theo hướng tích cực.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiền

Steame Garten: Dạy Trẻ Mầm Non Theo Phương Pháp Dạy Học Dự Án

STEAME GARTEN đơn vị đi tiên phong trong việc đưa phương pháp Dạy học Dự án cho trẻ Mầm non.

Phương pháp Dạy học Dự án là gì?

Trường mầm non STEAMe GARTEN là một trong những trường Mầm non đầu tiên áp dụng phương pháp Dạy học Dự án. Đây là một trong những phương pháp dạy học hiện đại đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động Dự án, các bé tại STEAMe không chỉ được nghiên cứu lý thuyết mà còn được thực hành và ứng dụng các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp hoặc một vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống mà trẻ gặp phải.

Bên cạnh đó, phương pháp Dạy học dự án tôn trọng sự khác biệt nên việc thiết kế môi trường phong phú để trẻ có thể tự chọn đề tài, nội dung khám phá phù hợp với với sở thích và năng lực cá nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.

Tại STEAMe các Dự án học mang tính thực tiễn rất cao, gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống của trẻ. Có thể kể đến một vài dự án như: “Lớp học của bé”, “Hạt ngũ cốc”, “Đồ tái chế ” hay Dự án “Bắp ngô”.

Ví dụ trong dự án “Bắp ngô” – diễn ra trong một tuần, các cô sẽ cùng trẻ trò chuyện, khám phá về những câu chuyện xung quanh bắp ngô: “Những điều con biết về bắp ngô?”, “Con muốn biết thêm gì về bắp ngô?”, “Bắp ngô gồm những gì”? “Ngô có thể làm thành những món ăn nào”? “Có bao nhiêu loại ngô, đó là những loại ngô nào”? “Cây ngô mọc lên từ đâu”? “Bắp ngô hình thành như thế nào”?

Để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên, trẻ phải tự tìm và thu thập kiến thức từ các nguồn khác nhau: xem tranh/ảnh/sách về ngô, hỏi người lớn, xem trên internet…và hệ thống các kiến thức thu được bằng hình ảnh, thu âm, video hay bảng biểu…tùy theo cách của từng trẻ.

Bên cạnh đó trẻ sẽ được trải nghiệm thực tế để biết cây ngô mọc lên từ đâu, lá ngô như thế nào, hoa (cờ) ngô ra làm sao? Ăn ngô có tốt cho sức khỏe không”? Hay trẻ được trải nghiệm làm các món ăn từ ngô: ngô luộc, bánh ngô, bỏng ngô, sữa ngô…

Ngoài ra, trẻ còn được dùng chính các phần của bắp ngô hoặc được thể hiện kiến thức của mình về ngô thông qua các hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, cắt, bồi, đan tết…và các hoạt động nghệ thuật như đóng kịch, đọc thơ, thậm chí với các bạn lớp lớn còn có thể tự sáng tác các bài thơ về ngô. Kết thúc dự án, tất cả trẻ đều có cơ hội để thể hiện, giới thiệu về kết quả của mình khi tham gia dự án.

3 bước trong cách dạy học dự án cho trẻ Mầm non

Phương pháp dạy học dự án với trẻ Mầm non được triển khai theo 3 bước cơ bản: Mở dự án, kết nối thông tin về dự án và đóng dự án.

Bước mở dự án là bước đóng vai tò quan trọng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Giáo viên thực hiện mở dự án thành công sẽ tạo cho trẻ hứng thú, động lực để khám phá dự án một cách tích cực. Hoạt động Mở dự án giúp cho giáo viên khảo sát được kiến thức của trẻ về đề tài đã lựa chọn để chủ động định hướng hoạt động của trẻ.

Còn về phía học sinh: Trẻ được tái hiện lại những kiến thức mình đã biết về đề tài và liệt kê ra những điều mình muốn biết thêm về đề tài, giáo viên có thể gợi ý để trẻ tìm ra vấn đề.

Từ đó trẻ tự lập được kế hoạch cho mình trong quá trình khám phá dự án: Tìm câu trả lời cho những thắc mắc bằng cách nào? ở đâu? khi nào?

Giai đoạn kết nối thông tin về dự án. Đây là quá trình trẻ thực hành tìm hiểu các kiến thức trả lời cho các thắc mắc của mình bằng các hoạt động với các kỹ năng: tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế.

Trong giai đoạn này giáo viên sẽ giúp trẻ lên kế hoạch tìm kiếm thông tin qua các phương tiện như máy ảnh, máy tính, chuyến đi, vẽ…. sau đó trẻ sẽ báo cáo lại kết quả tìm được thông tin đó.

Đóng dự án là bước triển khai cuối cùng trong một dự án học. Ở bước đóng dự án này, trẻ được thể hiện lại những kiến thức, kỹ năng trẻ lĩnh hội đươc qua quá trình khám phá dự án. Để làm được điều đó đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, thuyết trình…

Cuối cùng các bé có thể mời bố mẹ, khách, bạn bè tới tham dự buổi tổng kết để chứng kiến và xem mình thể hiện sự hiểu biết thông qua những vấn đề trong dự án vừa học.

Điều quan trọng nhất trong mỗi dự án học của STEAMe GARTEN là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với dự án đang được học.

Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình.

Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.

Nguồn https://www.giadinhmoi.vn

Ðổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Trường Mầm Non Ân Ðức

Ðổi mới phương pháp dạy học ở Trường mầm non Ân Ðức

Trường Mầm non Ân Ðức (huyện Hoài Ân) đã vận dụng sáng tạo những phương pháp dạy học mới, đặc biệt là chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Kết thúc 5 năm thực hiện chuyên đề, Trường mầm non Ân Ðức là một trong 3 trường mầm non của tỉnh được Bộ GD&ÐT tặng bằng khen. Nhiều sáng kiến để dạy trẻ sáng tạo

Ở Trường mầm non Ân Đức, nhiều đồ chơi được làm từ “cây nhà lá vườn”. Không chỉ ở sân trường mới có những hoạt động, trò chơi vận động đa dạng, ngay trong lớp học cũng rất phong phú với nhiều góc vui chơi. Sự năng động được kích hoạt liên tục, nên không có gì khó hiểu, khi thấy người lạ đến thăm, trẻ liền vui vẻ chủ động chào hỏi, làm quen.

Một trong những cách giúp trường có nhiều hoạt động tươi mới, vui vẻ là chú trọng công tác viết sáng kiến, qua đó nắm bắt cách dạy học mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với điều kiện của trường. Nhiều sáng kiến phù hợp với thực tiễn như: “Cách làm đồ chơi cho trẻ từ những chiếc mo cau” của cô Đào Thị Thanh; “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ vui chơi ngoài trời” và “Một số biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển vận động” của cô Phạm Thị Minh Nguyệt; “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” của cô Nguyễn Thị Kim Thanh…

Cô giáo tổ chức nhiều hoạt động trong lớp học. Ảnh: chúng tôi

Bà Huỳnh Thị Sương, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Các sáng kiến, đề tài nghiên cứu đều gần gũi, thực tế nên tỷ lệ ứng dụng rất cao. Qua đó, không chỉ giúp các cô luôn có tinh thần tìm tòi, nâng cao chuyên môn mà còn bổ sung nhiều đồ dùng, đồ chơi mới phong phú, sáng tạo trong lớp học, góp phần cho quá trình phát triển nhận thức của trẻ.

Nhân nói về sáng tạo trong việc tự làm đồ chơi cho trẻ, cô Đào Thị Thanh chia sẻ: Ở Hoài Ân dễ tìm được mo cau, đồ chơi làm bằng mo cau cũng an toàn, gần gũi. Các cô ở trường thường làm đồ chơi bằng các vật dụng tái chế để vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm, giúp trẻ biết được rằng nếu khéo léo thì chúng ta có thể biến những vật dụng tưởng như bỏ đi thành những thứ xinh xắn. Để trẻ vui chơi, trải nghiệm nhiều, chúng tôi còn tổ chức rất nhiều góc trò chơi như bé làm bác sĩ, xây nhà, xây công viên…

Kết nối với phụ huynh

Bà Lương Thị Xuân Tâm, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học (Sở GD&ĐT), nhận xét: Dù Trường mầm non Ân Đức ở khu vực trung du nhưng việc kết nối với phụ huynh để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm rất tốt. Do vậy, môi trường trong và ngoài lớp học xây dựng được nhiều hoạt động cho trẻ vui chơi, sáng tạo.

Thay vì áp dụng phương pháp cô nói cháu nghe, hoặc cô hỏi trẻ trả lời, giờ cô cho các cháu tự trải nghiệm khám phá tìm ra câu trả lời.

Từ năm 2016, nhà trường bắt đầu tiếp cận với chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Năm 2017, trường bắt đầu tổ chức hoạt động. Ở nông thôn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng bằng nhiều hình thức vận động, phụ huynh vui vẻ tham gia cùng trường. Không chỉ đóng góp những vật dụng không dùng nữa như tre nứa, rơm, lá dừa… để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, phụ huynh còn trực tiếp tham gia cùng nhà trường trong việc xây dựng môi trường. Định kỳ từ 2 tuần đến 1 tháng, phụ huynh sẽ tham gia một hoạt động cùng trẻ, qua đó hiểu được hoạt động giáo dục của nhà trường để thông cảm, sẻ chia hơn.

Bà Huỳnh Thị Sương cho biết thêm: Nhà trường chú trọng xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học. Thay vì áp dụng phương pháp cô nói cháu nghe, hoặc cô hỏi trẻ trả lời, giờ cô cho các cháu tự trải nghiệm khám phá tìm ra câu trả lời. Thường thì trẻ con rất thích làm người lớn nên cô cho các em chơi trò giả làm người lớn qua các hoạt động như bán hàng, làm bác sĩ, bác nông dân… Ngoài ra, trường còn vận dụng một số điểm phù hợp của các phương pháp Montessori, KinderArts… để trẻ vui chơi, trải nghiệm. Cô mạnh dạn cho cháu chơi trên cát, đi trên sỏi… chứ không gò bó như trước. Quá trình trẻ hoạt động đều có cô giáo theo sát.

THẢO KHUY

Tham Khảo 8 Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Cho Trẻ Mầm Non

Trẻ em mẫu giáo chưa phát triển hoàn thiện trong suy nghĩ và hành vi, chính vì vậy phương pháp dạy học cần có sự khoa học. Chắc chắn mỗi giáo viên mầm non luôn mong muốn các bé có thể tiếp thu và tập trung vào bài giảng. Trong bài viết sau đây, Hachium sẽ giới thiệu đến bạn 8 phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non. Tùy thuộc vào đặc điểm học sinh mà bạn có thể chọn cách dạy hợp lý.

1. Giới thiệu phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ em mầm non được rất nhiều giáo viên áp dụng hiện nay. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là cách dạy học dựa trên sự tương tác giữa cô và trò. Giáo viên sẽ khuyến khích trẻ t chủ động và tích cực hơn trong việc học. Để có thể đạt hiệu quả như vậy, giáo viên phải là người sáng tạo, tìm tòi ra những cách truyền đạt kiến thức mới thu hút sự chú ý từ trẻ.

Trong lớp học sẽ không còn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên đọc giảng và học sinh lắng nghe, ghi chép. Thay vào đó giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động vui chơi kết hợp trao đổi và chia sẻ kiến thức. Điều này không có nghĩa phương pháp mới phủ nhận hiệu quả của cách dạy học truyền thống. Cách dạy học tích cực chỉ khéo léo thay đổi, giúp phát huy sự hợp tác của người học.

Phương pháp dạy học tích cực còn khá mới mẻ và đòi hỏi sự cố gắng đến từ cả giáo viên và học sinh. Nếu tổ chức và thực hiện hợp lý thì phương pháp dạy học này sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

2. Bản chất của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non chính là kích thích, sự hợp tác, chủ động của học sinh với giáo viên và ngược lại.

Học sinh sẽ đóng vai trò trung tâm, là người tiếp nhận kiến thức. Giáo viên là người gợi mở và định hướng tư duy cho các em.

Cả giáo viên và học sinh cần chủ động và sáng tạo.

Giúp giáo viên phát hiện ra tiềm năng, sáng tạo của từng học sinh.

Phương pháp học mới chính là sự kế thừa và phát triển dựa trên phương pháp dạy truyền thống.

Tính hiện đại, giúp hoà nhập với hệ thống tri thức của toàn cầu.

3. Đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học tích cực ở mầm non

Để có thể áp dụng hiệu quả phương pháp dạy và học mới này thì bạn cần nắm rõ được đặc điểm cơ bản. Cụ thể như sau:

3.1 Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của người học

3.2 Dạy học chú trọng tự học

Giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành thói quen tự học. Các em sẽ có thời gian nghiên cứu kiến thức trước khi đến lớp hoặc trong tiết học. Từ đó kiến thức được tiếp thu một cách chủ động và cô giáo sẽ là người phân tích, giảng giải kiến thức đó khi lên lớp.

3.3 Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp học tập theo nhóm

Trong việc học tập thì năng lực của học sinh sẽ được hình thành chủ yếu từ các hoạt động học tập cá nhân. Thông qua tranh biện, trình bày ý kiến cá nhân thì các kỹ năng mềm, kiến thức của các em sẽ được trau dồi một cách tự nhiên.

Ngoài ra, tổ chức các hoạt động nhóm rất quan trọng khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non. Làm việc nhóm giúp các em rèn luyện kỷ luật, đoàn kết và cùng hợp tác để giải quyết vấn đề. Đây là một kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ em.

3.4 Kết hợp đánh giá của giáo viên và người học

Việc kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh sẽ thể hiện được sự dân chủ trong lớp học. Ngoài ý kiến của giáo viên thì cần tạo điều kiện để các học sinh đánh giá lẫn nhau.

4. Lợi ích khi ứng dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường mầm non

Trên thực tế phương pháp dạy học tích cực đem lại nhiều lợi ích cho cả cô và trò:

Giúp phát huy tính tự giác, chủ động trong việc học tập và công việc hàng ngày cho trẻ.

Giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt: tự học, thể hiện ý kiến cá nhân.

Giúp trẻ phát huy tinh thần hợp tác đoàn kết trong làm việc nhóm.

Tạo cho trẻ và cô giáo cơ hội được sáng tạo và thể hiện năng lực bản thân.

Giúp trẻ phát huy được nhiều kỹ năng, rèn luyện sự kiên trì và nhẫn nại.

5. Một số vấn đề giáo viên cần quan tâm

Để có thể áp dụng phương pháp giáo dục tích cực cho trẻ mầm non thành công là điều không dễ dàng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần có sự tinh tế và sắp xếp những vấn đề sau đây hợp lý.

5.1 Hỗ trợ trẻ sử dụng tất cả các giác quan để khám phá

Cô giáo có thể tổ chức các hoạt động vui chơi học tập có yếu tố sử dụng các giác quan. Có thể kể đến như: ngửi, nghe, cầm nắm và cảm nhận. Từ đó, khuyến khích trẻ nêu ra ý kiến, suy nghĩ cá nhân để cùng trao đổi và tiếp thu kiến thức.

5.2 Giáo viên phải nắm vững các kỹ thuật dạy học tích cực cụ thể

Giáo viên cần trau dồi các kiến thức kĩ năng về các phương pháp dạy học. Để có thể thực hiện thành công cách dạy học tích cực thì trước tiên giáo viên cần hiểu rõ về phương pháp dạy truyền thống. Sau đó, sử dụng hợp lý các kĩ thuật dạy truyền thống, khéo léo vận dụng để tạo sự hứng thú và chủ động cho học sinh.

Ví dụ khi sử dụng các kĩ thuật đặt câu hỏi thì cần đạt yêu cầu:

Đúng trọng tâm nội dung bài học.

Câu hỏi dễ hiểu, ngắn gọn.

Phù hợp với nhận thức của bé.

Kích thích trẻ tự suy nghĩ.

5.3 Khai thác và vận dụng phương pháp dạy học tích cực hợp lý, không lạm dụng

Để khai thác và vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong mầm non hiệu quả thì người giáo viên cần chú ý phối hợp các phương pháp với nhau một cách khoa học. Trong một tiết học có thể kết hợp các phương pháp để trẻ hứng thú học tập hơn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng.

6. Hướng dẫn vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non

Hình thức trình bày có thể: vẽ, hát, đóng kịch… để trẻ thấy hào hứng hơn thay vì chỉ đọc kết quả.

6.2 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cho trẻ mầm non cần thực hiện theo đúng trình tự. Bao gồm các bước sau:

Xác định tình huống hoặc vấn đề.

Liệt kê các phương hướng giải quyết phù hợp để giải quyết tình huống.

Phân tích các cách giải quyết vấn đề.

Đánh giá từng phương hướng giải quyết của trẻ.

Có thể đó là phương án tích cực, còn có hạn chế, giá trị. Giáo viên nên lựa chọn từ ngữ đánh giá thích hợp. Ví dụ như thay vì nói rằng: “Phương án này không đúng!” thì giáo viên có thể dùng cách nói uyển chuyển hơn, chẳng hạn: “Cách làm này khá sáng tạo nhưng còn chưa hợp lý!”

So sánh kết quả giữa các cách giải quyết.

Thực hiện theo phương pháp tối ưu đã lựa chọn.

Đề ra bài học kinh nghiệm cho học sinh.

6.3 Phương pháp đóng vai

6.4 Phương pháp trò chơi

Cô nên ưu tiên chọn trò chơi có độ khó vừa phải để các em nắm được quy tắc trò chơi. Đồng thời khuyến khích tất cả học sinh cùng tham gia các trò chơi. Quan trọng nhất là các em học sinh đều thấy vui vẻ, thoải mái và hứng thú sau khi tham gia.

6.5 Phương pháp dạy học khám phá

Khi sử dụng phương pháp khám phá thì giáo viên cần:

Chọn nội dung vấn đề phù hợp với độ tuổi, trình độ của bé.

Chuẩn bị dụng cụ, đồ chơi để tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ em.

Có thể tổ chức khám phá theo nhóm hoặc cá nhân để phù hợp với nội dung bài học.

Khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá và đưa ra các ý kiến riêng.

Giáo viên đưa ra đánh giá nhận xét cho các phương án giải quyết. Bên cạnh đó, cô giáo còn phải đưa ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho trẻ kiểm tra, điều chỉnh những vấn đề, tình huống khác.

6.6 Phương pháp dạy học trải nghiệm

Thực hiện phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non bằng cách trải nghiệm cần có 4 bước. Đó là quan sát, suy nghĩ, cảm nhận và hành động.

Phương pháp này giúp bé kết hợp và rèn luyện thể chất lẫn trí não trong học tập. Trẻ không chỉ nghe, nhìn mà còn cần sử dụng kiến thức để biểu lộ suy nghĩ, ứng xử. Do đó, cách dạy học trải nghiệm sẽ rất có ích và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

6.7 Phương pháp động não

Giáo viên cần khích lệ trẻ tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Bạn có thể sử dụng những câu hỏi có độ khó tăng dần, nên bắt đầu từ câu hỏi ngắn 1 từ để hình thành phản xạ cho bé.

Tất cả ý kiến dù đúng hay sai đều nên được thừa nhận và khích lệ. Bạn không nên phê phán câu trả lời của bé hay khen thưởng quá nhiều. Nên sử dụng lời khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ.

6.8 Phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học dự án được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tạo hứng thú cho trẻ để xác định kiến thức hiểu biết. Từ đó đưa ra phương án dạy học phù hợp.

Giai đoạn 2: Hoạt động khám phá. Cho phép trẻ tiếp cận kiến thức qua nhiều hình thức: Đọc sách, tra cứu internet, phỏng vấn.

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả học tập của trẻ. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bé.

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non sẽ đem lại hiệu quả tốt cho việc dạy và học nếu áp dụng hợp lý. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên từ Hachium sẽ có ích cho bạn đọc.