Top 6 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Học Dự Án Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án

Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.

a) Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:

Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.

Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.

Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.

b) Phân loại theo nhiệm vụ:

Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.

Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.

Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.

c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:

Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất

Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).

Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.

Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.

Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.

Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.

Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.

Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.

HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.

Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.

Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí).

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Chuẩn bị

Xây dựng ý tưởng,

Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

2. Thực hiện dự án

Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.

Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.

Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.

Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.

Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác.

3. Kết thúc dự án

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.

Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.

Thiet-ke-du-an-hieu-qua-Intel.docx

Vat-ly-THPT-Tap-huan-Day-hoc-kiem-tra-theo-dinh-huong-phat-trien-nang-luc-hoc-sinh-2014.doc

Cac-phuong-phap-day-hoc-tich-cuc.doc

Md18-Phuong-phap-day-hoc-tich-cuc.pdf

Dạy Học Theo Dự Án

Thứ hai – 16/01/2017 04:06

1. Mô tả Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.

2. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án · Người học là trung tâm của quá trình dạy học · Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn · Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình · Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên · Dự án có tính liên hệ với thực tế. · Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện · Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học · Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án

3. Bộ câu hỏi định hướng Bộ câu hỏi định hướng giúp học sinh kết nối những khái niệm cơ bản trong cùng một môn học hoặc giữa các môn học với nhau. Các câu hỏi này tạo điều kiện để định hướng việc học tập của học sinh thông qua các vấn đề kích thích tư duy. Các câu hỏi định hướng giúp gắn các mục tiêu của dự án với các mục tiêu học tập và chuẩn của chương trìnhBộ câu hỏi định hướng bao gồm:

Câu hỏi khái quát. Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng, kích thích sự khám phá, nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao và thường có tính chất liên môn.

Câu hỏi bài học. Câu hỏi bài học là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh tự xây dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà chính các em thu thập được

5. Các loại sản phẩm và thực hiện nhiệm vụ Thành quả học tập bao gồm cả thành quả có thể đo lường (lượng hóa) và thành quả khó có thể đo lường (khó lượng hóa).

7. Đánh giá dự án Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự án mà còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đồng thời theo dõi sự tiến bộ ở các em. Một số công cụ đánh giá:

Bài kiểm tra viết và kiếm tra nói. Các bài kiểm tra có thể đưa ra được chứng cứ trực tiếp về khả năng tiếp thu kiến thức và hiểu kiến thức của học sinh.

Sổ ghi chép. Sổ ghi chép là những phản ảnh về việc học và những hồi đáp với những gợi ý ở dạng viết. Ngoài những phản hồi, các gợi ý giúp thể hiện rõ các kỹ năng tư duy cụ thể ở những phần quan trọng của dự án.

Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị. Các cuộc phỏng vấn miệng chính thức, được lên lịch với các thành viên trong nhóm để thăm dò sự hiểu bài của học sinh. Thể thức câu hỏi phỏng vấn là yêu cầu học sinh giải thích và đưa ra lý do về cách hiểu vấn đề. Các quan sát cũng được tiến hành tương tự nhưng dùng cho việc đánh giá kỹ năng, tiến trình và sự thể hiện năng lực và cũng có thể được thực hiện bởi học sinh.

Sự thể hiện – là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học sinh thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em.

Kế hoạch dự án. Kế hoạch dự án giúp học sinh tự chủ trong học tập. Học sinh xác định mục tiêu, thiết kế chiến lược để đạt mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác định các tiêu chí để đánh giá.

Phản hồi qua bạn học. Phản hồi của bạn học giúp cho học sinh tiếp thu được đặc điểm về chất lượng học tập qua đánh giá việc học của bạn học.

Quan sát các nhóm làm việc để hỗ trợ đánh giá kỹ năng cộng tác.

Các sản phẩm. Sản phẩm là những gì học sinh sáng tạo ra hoặc xây dựng nên thể hiện việc học tập của các em.

Sản phẩm và sự thể hiện năng lực

Báo cáo

Nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khoa học, bài báo để đăng tạp chí, các đề nghị về chính sách.

Thiết kế

Thiết kế các sản phẩm, trang trí nội thất, lên kế hoạch xây dựng hoặc trang trí trường học, các phương án giao thông.

Xây dựng

Các mẫu thiết kế, máy móc, triển lãm, tranh ảnh trang trí.

Các bài viết

Sản phẩm nghệ thuật

Làm đồ gốm, điêu khắc, làm thơ, đồ mỹ nghệ, tranh áp phích, hoạt hình, tranh tường (bích hoạ), nghệ thuật cắt dán ảnh, vẽ tranh, viết bài hát, viết lời thoại phim.

Đa phương tiện: quầy thông tin, đoạn phim, báo ảnh, slide show, sách điện tử…

Bài trình bày

Thể hiện kỹ năng

Các qui trình tại phòng thí nghiệm khoa học, hướng dẫn, kỹ năng thể thao, dạy hoặc cố vấn cho học sinh lớp dưới, những nhiệm vụ theo yêu cầu.

Tính nghệ thuật/ sáng tạo trình diễn

Múa nghệ thuật, đóng kịch, thơ hoặc kịch ngắn trào phúng, nghiên cứu tính cách, kịch dựa trên sự kiện có thật, nhà hát, kịch trên radio.

Mô phỏng

Phiên toà, sự kiện lịch sử, đóng vai.

Các công cụ đánh giá này phải được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án, tại các thời điểm quan trọng hay vào giai đoạn cuối của dự án.Những kĩ thuật đánh giá trên cung cấp thông tin có giá trị cho cả giáo viên và học sinh. Mỗi kĩ thuật đưa ra những phương pháp và công cụ đồng nhất. Điều then chốt là phải hiểu được các mục đích khác nhau của chúng, chúng được thiết kế như thế nào, và cuối cùng, xử lí kết quả thu được ra sao.

8. Ưu nhược điểm của dạy học dự án a. Ưu điểm:Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: · Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; · Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; · Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; · Phát triển khả năng sáng tạo; · Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; · Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; · Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; · Phát triển năng lực đánh giá.b. Nhược điểm: · DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; · DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. · DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Tú

Những tin mới hơn Những tin cũ hơn

Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác

Usinxki

02:23 02/12/2020 – Lê Trung

05:29 19/10/2020 – Honhha Vo

21:28 06/08/2020 – Hà Đức Toàn

04:02 25/06/2020 – Phạm Ngọc Tú

04:47 16/06/2020 – Phạm Ngọc Tú

Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án Để Dạy Môn Gdcd

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁNĐỂ DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂNỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGĐào Thị Ngọc MinhTrường Đại học Sư Phạm Hà Nội

1. Mở đầu Đổi mới phương pháp dạy học được coi là tâm điểm của giáo dục Việt nam hiện nay. Dạy học theo dự án là một phương pháp tích cực trong dạy học môn Giáo dục công dân. Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực học tập mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Vận dụng phương pháp dạy học này giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳngđịnh được vị trí quan trọng của môn học, thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này. Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của ngành giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân – một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là sử dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó phương pháp dạy học được sử dụng lại nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Phần lớn giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng truyền thống, chưa mạnh dạn đưa các phương pháp mới, hiện đại vào dạy học. Hiện nay, trong khi các phương pháp dạy học hiện đại đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì ở nước ta những phương pháp đó còn hết sức xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên còn không biết đến khái niệm, bản chất của những phương pháp đó như thế nào. Trong những phương pháp dạy học hiện đại thì phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học hiện đại, mang tính tích cực cao và rất phù hợp với môn Giáo dục công dân. Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Giáo dục công dân sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về phương pháp dạy học này.

Ulis Repository: Sử Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án (Project

Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/943

Title: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (PROJECT-BASED LEARNING) NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Keywords: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (PROJECT-BASED LEARNING) NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Issue Date: May-2016 Abstract: Dạy học theo dự án (PBL) là mô hình giảng dạy lấy người học làm trung tâm, sử dụng các tình huống thực và mở mà trong đó, người học phải thực hiện các nhiệm vụ được giao và tạo ra các sản phẩm của chính mình. PBL khuyến khích sự tham gia và phát triển ý thức chủ động của người học trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện cho người học các kỹ năng mềm quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại như làm việc nhóm, công nghệ thông tin, giao tiếp, thuyết trình… PBL đang được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy ngoại ngữ ở nước ngoài và một số trường đại học chuyên về đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam và đã đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng PBL trong giảng dạy Tiếng Anh không chuyên chưa được triển khai rộng rãi bởi những khó khăn như sĩ số lớp đông, trình độ bất đồng đều, động cơ học tập của sinh viên không cao… Bài báo giới thiệu về PBL, khảo sát thực trạng ứng dụng PBL trong đào tạo tiếng Anh không chuyên (thông qua nghiên cứu tình huống tại Đại học Thương mại), phân tích các khó khăn trong áp dụng và đề xuất giải pháp khắc phục. Description: Dạy học theo dự án (PBL) là mô hình giảng dạy lấy người học làm trung tâm, sử dụng các tình huống thực và mở mà trong đó, người học phải thực hiện các nhiệm vụ được giao và tạo ra các sản phẩm của chính mình. PBL khuyến khích sự tham gia và phát triển ý thức chủ động của người học trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện cho người học các kỹ năng mềm quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại như làm việc nhóm, công nghệ thông tin, giao tiếp, thuyết trình… PBL đang được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy ngoại ngữ ở nước ngoài và một số trường đại học chuyên về đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam và đã đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng PBL trong giảng dạy Tiếng Anh không chuyên chưa được triển khai rộng rãi bởi những khó khăn như sĩ số lớp đông, trình độ bất đồng đều, động cơ học tập của sinh viên không cao… Bài báo giới thiệu về PBL, khảo sát thực trạng ứng dụng PBL trong đào tạo tiếng Anh không chuyên (thông qua nghiên cứu tình huống tại Đại học Thương mại), phân tích các khó khăn trong áp dụng và đề xuất giải pháp khắc phục.

ISSN: 978-604-62-5718-9 Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị – Hội thảo khoa học quốc gia