Top 13 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Giáo Dục Của Nhật Bản Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Ba Phương Pháp Giáo Dục Của Nhật Bản

1. Mottainai: Đừng lãng phí những điều đáng giá

Chống lại sự lãng phí, khái niệm Mottainai khuyến khích học sinh vận dụng những gì có trong tay hoặc trong khả năng để đạt điều mong muốn. Ví dụ, học sinh Nhật Bản được dạy rằng có thể các em không sở hữu những phương pháp giáo dục tân tiến nhất hoặc không có cuốn sách giáo khoa mới nhất, nhưng bên cạnh các em luôn có giáo sư, giáo viên và bạn bè giỏi giang.

Bên cạnh đó, Mottainai còn dạy học sinh biến suy nghĩ tiêu cực thành ý chí tích cực và vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, nếu đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra, học sinh Nhật Bản sẽ coi đó là bước đệm để phát triển và nỗ lực hơn nữa chứ không vì thế mà từ bỏ.

2. Ikigai: Lý do cho sự tồn tại

Ikigai (tìm kiếm mục đích sống cho cuộc đời) là triết lý sống nổi tiếng tại Nhật Bản và được áp dụng cả trong môi trường giáo dục.

Theo người Nhật, con người sẽ hạnh phúc nếu nhận ra và theo đuổi mục đích sống của riêng mình. Để theo đuổi mục đích, mỗi người phải tìm thấy câu trả lời cho bốn câu hỏi: Bạn thích làm việc gì nhất?; Xã hội cần gì từ bạn?; Bạn kiếm được thành quả nhờ việc gì? và Bạn giỏi làm việc gì nhất?.

Bằng cách đáp ứng bốn câu hỏi trên, không chỉ hiệu suất học tập tăng lên mà thái độ, cảm xúc của học sinh đối với trường học và giáo dục cũng tốt hơn. Học sinh sẽ tìm ra công việc, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Phương pháp Ikigai đồng thời nhắc nhở các em nhìn nhận mọi vật nhiều chiều, đánh giá cao những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thay vì chỉ quan tâm đến vật chất.

3. Kakeibo: Phương pháp lập ngân sách

Giống như Ikigai, Kakeibo (nhật ký thu chi) cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố, là phương pháp tiết kiệm và quản lý chi tiêu được học sinh Nhật Bản ưa chuộng. Phương pháp Kakeibo yêu cầu người thực hiện ghi lại thu nhập cố định mỗi tháng để xác định số tiền có sẵn cho việc chi tiêu, từ đó phân nhánh thành các khoản phục vụ đời sống sinh hoạt. Sau đó, bạn phải viết ra một khoản tiền tiết kiệm muốn dành dụm trong tháng, đặt sang một bên với quyết tâm không sử dụng số tiền này vào các chi phí hàng tháng.

Trong tháng, bạn sẽ theo dõi thu chi của mình bằng cách chia số tiền còn lại sau khi dành ra một khoản tiết kiệm vào bốn cột, bao gồm: Sinh hoạt (tiền thực phẩm, dược phẩm, chi phí đi lại), văn hóa (tiền sách, nhạc, phim), tùy chọn (tiền không nhất thiết phải tiêu mỗi tháng như đi chơi với bạn bè, đi mua sắm) và chi phí phụ (tiền dành cho những vấn đề phát sinh không lường trước như sửa xe).

Với học sinh, sinh viên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý tiền bạc, phương pháp Kakeibo giúp các em định hướng và vạch ra lộ trình chi tiêu phù hợp nhằm tiết kiệm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bạn Biết Gì Về Phương Pháp Giáo Dục Sớm Của Nhật Bản

Phương pháp giáo dục Shichida bắt nguồn từ đâu?

Phương pháp giáo dục sớm Shichida là phương pháp giáo dục bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời trong những năm 1960 của thế kỷ XX, được đặt tên theo chính người đã sáng lập ra phương pháp – giáo sư Makoto Shichida (1929 – 2009).

Giáo sư Makoto Shichida là một nhà giáo dục có uy tín lớn, với hơn 40 năm cống hiến cuộc đời mình cho nghiên cứu sự phát triển não bộ và phát triển chương trình giáo dục sớm tại Nhật Bản và trên toàn thế giới. Năm 1978, ông đã thành lập Viện Giáo dục Trẻ em Shichida (Nhật Bản) sau đổi tên thành Viện Giáo dục Shichida (Nhật Bản). Đến nay, phương pháp đã tạo nên sức ảnh hưởng rộng lớn, được coi là phương pháp giảng dạy tiên tiến bậc nhất thế giới dành cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng – 6 tuổi.

Bộ sách của Giáo sư Makoto Shichida (Nguồn: Internet)

Những thành công có thể thấy tính đến thời điểm hiện tại mà phương pháp giáo dục sớm Shichida đạt được:

Phương pháp giáo dục sớm Shichida đã được áp dụng tại 14 quốc gia trên thế giới: Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Canada, Hồng Kông và Việt Nam,…

Hơn 500 trung tâm – Viện Giáo dục Shichida đã được thành lập.

Hơn 1 triệu trẻ em cùng các nghiên cứu sinh ở các trường đại học trên toàn thế giới tiếp cận phương pháp Shichida.

Phương pháp Shichida áp dụng ở độ tuổi nào?

Như đã đề cập ở trên, phương pháp Shichida được coi là phương pháp giảng dạy tiên tiến bậc nhất thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, đây cũng được coi là giai đoạn mà phương pháp Shichida hướng đến.

Theo nhiều nghiên cứu, giai đoạn này còn được coi là “thời kỳ vàng” trong sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi bố mẹ để con được tiếp cận, mang đến cho trẻ một nền giáo dục về tâm hồn như phương pháp Shichida, trẻ sẽ có cơ hội tiếp nhận và phát triển một lượng tri thức lớn, một lòng trắc ẩn với người khác, một cơ thể khỏe mạnh và một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Phương pháp Shichida hỗ trợ gì cho trẻ?

Phương pháp Shichida hướng tới một nền giáo dục toàn diện nên phương pháp sẽ bao gồm những bài học hỗ trợ bố mẹ giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ. Bởi đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến kết quả của các hoạt động khác.

Những bài học của phương pháp Shichida đã được chia cụ thể theo bốn mặt sau:

Giáo dục tinh thần: Giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm (yêu thương, thận trọng, nhạy bén,…)

Giáo dục thể chất: qua những bài tập phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Phương pháp giáo dục Shichida giúp trẻ phát triển về mọi mặt (Nguồn: Internet)

Phương pháp giáo dục Shichida ở Việt Nam

Trung tâm uy tín nhất trong việc giảng dạy phương pháp giáo dục Shichida tại Việt Nam hiện nay là viện Giáo dục Shichida Việt Nam. Đây là trung tâm duy nhất được cấp giấy phép của Viện Giáo dục Shichida Nhật Bản để giảng dạy về Phương pháp giáo dục Shichida tại Việt Nam.

Giáo trình tại viện được xây dựng bám sát theo giáo trình được phát triển bởi Giáo sư Makoto Shichida, được phát triển, chỉnh sửa bởi những nhà nghiên cứu tại Viện cho phù hợp với môi trường cũng như con người Việt Nam. Từ đó giúp giáo trình áp dụng trong quá trình giảng dạy, đem lại hiệu quả cao nhất.

Điểm đặc biệt, tất cả giáo viên tại Viện Giáo dục Shichida Việt Nam đều được đào tạo bởi giảng viên của Viện Giáo dục Shichida Nhật Bản và được cấp chứng chỉ bởi Viện Giáo dục Shichida Nhật Bản.

Hướng dẫn áp dụng phương pháp Shichida trong việc nuôi dạy trẻ

Để nuôi dạy và định hướng con phát triển tốt nhất, trước hết ba mẹ cần có sự nhìn nhận con đúng đắn. Theo phương pháp giáo dục Shichida, ba mẹ nên nhìn nhận con theo 06 quan điểm sau:

Hãy xem con bạn hoàn hảo như chính bản thân con: Mọi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Hãy khuyến khích con khắc phục các điểm yếu và tập trung vào những điểm mạnh của con. Hãy trân trọng những gì con làm và khen ngợi con. Khi đó, con sẽ cảm nhận được tình yêu thương, tự tin phát triển những điểm mạnh và có nhiều năng lượng để khám phá thế giới xung quanh.

6 điều cần biết khi dạy Tiếng Anh cho trẻ: (VOH) – Hiện nay, việc dạy tiếng Anh cho trẻ đã trở nên vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bố mẹ nào cũng đã cố gắng trang bị cho con em mình những vốn Tiếng anh cơ bản và tốt nhất.

10 Điều Thú Vị Về Phương Pháp Giáo Dục Của Trường Học Nhật Bản

Năm học bắt đầu cùng hoa anh đào nở

Hầu hết các trường học trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều bắt đầu kỳ học vào tháng 9 hoặc tháng 10. Thì trường học Nhật Bản bắt đầu học kỳ mới vào ngày 1 tháng 4. Cùng với ngày hoa anh đào nở. Ngày học sẽ bắt đầu trong năm với mùa đẹp nhất trong năm – mùa hoa anh đào nở rộ.

Học kỳ ở Nhật được chia thành 3 học kỳ chính: Học kỳ I từ 1 tháng 4 – 20 tháng 7; Học kỳ II vào ngày 1 tháng 9 – 26 tháng 12; Học kỳ cuối bắt đầu từ 7 tháng 1 đến 25 tháng 3. Đối với các kỳ nghỉ, học sinh sẽ được nghỉ 6 tuần vào kỳ nghỉ hè và 2 tuần vào kỳ nghỉ Đông và Xuân.

Tiên học lễ – Hậu học văn

Trong các ngôi trường học Nhật Bản . Học sinh sẽ không cần phải làm một bài kiểm tra nào cho đến khi 10 tuổi – lớp 4. Trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 chỉ cần phải làm một bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng, ba năm đầu tiên của các em khi đến trường thì điều quan trọng nhất đó chính là được giảng dạy về các lễ nghĩa. Các em sẽ được dạy các tôn trọng người khác, coi trọng thiên nhiên và yêu thương động vật. Biết cách mở lòng từ bi, vị tha và thông cảm với người khác. Trẻ em còn được dạy các phẩm chất như can đảm, gan dạ và biết đối xử công bằng.

Học sinh nhật bản được học lễ nghĩa cho đến lớp 4

Tự làm vệ sinh

Nếu bạn đến du học Nhật Bản , bạn sẽ thấy không có lao công nào trong các trường học ở Nhật. Không giống như các trường học tại Việt Nam. Trường học Nhật Bản không thuê lao công mà thay vào đó là các học sinh phải thay phiên nhau dọn các phòng học, nhà vệ sinh. Trong mỗi lớp học, các học sinh sẽ được chia thành từng nhóm để luân phiên nhau làm hết các nhiệm vụ làm vệ sinh trong một năm.

Người Nhật tin rằng đây là phương pháp giáo dục sẽ giúp các học sinh nâng cao khả năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết và biết cách phân phối công việc trong một nhóm. Điều này sẽ giúp chúng có trách nhiệm và tăng hiệu quả làm việc. Ngoài ra, điều này còn giúp các em học sinh biết trân trọng mọi công việc lao động vất vả. Để chúng không khinh thường hay miệt thị những người lao động. Giúp chúng biết được giá trị của lao động là như thế nào.

Bữa ăn chất lượng

Nhật Bản luôn cố hết sức để đảm bảo học sinh của mình có những bữa ăn chất lượng, lành mạnh và cân bằng cho sức khỏe. Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh, khả năng tiếp thu, học tập của học sinh mới có hiệu quả nhất. Trong các trường học Nhật Bản , đặc biệt là các tường tiểu học công lập và trung học cơ sở, các bữa ăn đều được các đầu bếp có trình độ nấu. Không những thế, các món ăn còn được kiểm định từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, giáo viên sẽ cùng dùng bữa chung với học sinh. Điều này nhằm tăng tình thấy trò tốt hơn.

Học sinh có những bữa ăn chất lượng tại các trường học Nhật Bản

Học sinh bắt buộc phải mặc đồng phục

Cũng giống như Việt Nam, các trường trung học đều bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục đến trường. Tuy nhiên đối với trường học Nhật , nam sinh sẽ mặc theo kiểu quân sự, trong khi đó nữ sinh sẽ mặc đồng phục thủy thủ. Đồng phục sẽ giúp các em học sinh nhận thức được mình cũng là một phần trong cộng đồng. Đồng phục còn đảm bảo loại bỏ các rào cản giữa các học sinh, không phân biệt giàu nghèo. Cho các em một môi trường học tập thoải mái hơn.

Không cúp học

Theo một số khảo sát, hơn 90% học sinh của Nhật trả lời rằng mình chưa từng trốn học, hoặc không chú tâm nghe thầy cô giảng dạy. Bạn có tự tin rằng mình chưa trốn học không?

Không bao giờ cúp học

Vì người Nhật rất xem trọng việc đúng giờ nên khi đến giờ vào lớp, cửa phòng học sẽ đóng lại, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không vào được lớp học. Do đó, học sinh tại Nhật Bản không bao giờ đi trễ hoặc trốn học.

Học viết thư pháp

Shodo – hay còn gọi là chữ thư pháp, dùng bút lông chấm mực tàu viết lên giấy gạo. Giống với thư pháp của Việt Nam. Hơn nữa, thư pháp là một nghệ thuật phổ biến và nổi tiếng của Nhật Bản không kém với vẽ tranh truyền thống. Học sinh tại các trường học đều được học viết thư pháp, bên cạnh đó là học làm thơ Haiku . Phương pháp học này sẽ giúp cho học sinh tôn trọng nền văn hóa truyền thống lâu đời của Nhật Bản .

Đối với các trường học trên thế giới, kỳ thi cuối cấp là rất quan trọng. Các học sinh sẽ được chọn trường Đại học mà mình muốn. Cũng như phải đáp ứng các yêu cầu mà trường đó đề ra. Sẽ không được học đại học, dù là trường nào nếu không đủ điểm. Và cuộc thi thì đòi hỏi quá cao. Không nhiều hơn 80% các học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục tham gia đại học. Đó là điều hiển nhiên. Chính vì vậy mà người Nhật gọi quá trình ôn tập và chuẩn bị, ôn luyện của học sinh cho kỳ thi này là “kỳ thi địa ngục.”

Kỳ nghỉ tốt nhất là đại học

Không gì tuyệt vời hơn là sau khi vượt qua được “kỳ thi địa ngục.” Chính thức bắt đầu cho cuộc sống mới tại Đại học. Đây sẽ là khoảng thời gian vui vẻ nhất, quan trọng nhất của các tân sinh viên Nhật Bản. Đến với Đại học, các sinh viên sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp, cùng với đó là chuẩn bị để bước vào guồng quay của cuộc đời, công việc.

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Từ Sớm Của Người Nhật

TOMATO Children’s Home

Học cùng con

Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của người Nhật

Nền giáo dục Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá nhân, nên trong trường có đa dạng các bộ môn năng khiếu để hướng trẻ theo. Từ tấm bé, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống. Chúng ta thường chỉ thấy rằng Người Nhật rất giỏi, với hiệu quả công việc cao và ý chí tự lực, tự cường lớn. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng ở Nhật, trẻ em được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ. Đầu tiên, trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao

Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F.Những chiếc túi mang theo bên mình khiến trẻ em luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và thậm trí là phân loại rác. Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bản được các em rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ.

Bất cứ ai khi nhìn thấy các bậc phụ huynh Nhật đưa đón con đi học đều ngạc nhiên vì các em nhỏ thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng. Trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình cũng như khi các em chơi đồ chơi xong, thường tự giác cất gọn vào các túi, hộp đựng đồ mà không cần sự nhắc nhở hay quát mắng của cha mẹ. Ở trường trẻ thay quần áo liên tục, chính điều đó cũng khiến trẻ không còn cảm thấy loay hoay với những công việc cá nhân khi không có mẹ giúp đỡ. Những em bé Nhật học cách độc lập từ khi các em mới chỉ 2,3 tuổi.

Thứ hai, trẻ được rèn luyện kỹ năng hòa nhập, sự tự tin

Khi chưa đầy 1 tuổi trẻ đã được thi đấu trong những hoạt động thể thao, các phụ huynh ở Nhật rất khuyến khích các con tham gia hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Với họ, điều đầu tiên cần dạy con cái đó là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải là kiến thức. Trẻ tham gia thi đấu, biểu diễn và tỏ ra rất bản lĩnh khi đứng trước đám đông. Thậm trí, các em bé gái 3-4 tuổi còn tham gia vào đội bóng đá nữ…Chính điều đó giúp trẻ em trở nên năng động và hoạt bát hơn. Vào 3h30 chiều cả trường mầm non sẽ ra sân chơi cùng nhau, các trò chơi tập thể luôn được ưu tiên nhằm giúp trẻ em có tính hòa nhập và tinh thần làm việc nhóm. Có 2 thứ mà bất cứ trường mầm non nào cũng dạy trẻ đó là nói : “cảm ơn” và mỉm cười. Trẻ thường tự chia đồ chơi cho nhau và có tính cộng đồng rất lớn. Các em nhỏ khi chơi với nhau còn thân thiết hơn cả chị em ruột, chính điều đó khiến cho các em hòa nhập nhanh, và có cách cư xử rất lịch sự với người khác. Ở Nhật trẻ được dạy lễ nghĩa khá nhiều, thay vì học kiến thức Toán hay môn ngoại ngữ. Việc học môn ngoại ngữ ở Nhật cũng không theo xu hướng gò ép như ở một số nước, trẻ được các thầy cô hướng dẫn những điều cần tránh để nói chuẩn tiếng Anh, một số phương pháp tính nhẩm nhanh…. giúp trẻ không còn cảm giác sợ học, đồng thời phát huy sức sáng tạo và khả năng tự học của trẻ.

Thứ ba, giáo dục đánh giá cao ưu điểm của bản thân học sinh

Trong một trường mẫu giáo ở Nhật Bản, trẻ em không hề mang theo những quyển sách hay vở gì. Thay vào đó, trẻ được lựa chọn những môn mình thích, và làm những gì bản thân cảm thấy hứng thú. Do đó trẻ không có cảm giác sợ học, hay áp lực về điểm số. Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường, và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng mình. Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…Thậm trí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm ở trường do nhà trường tổ chức. Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

(Nguồn: sưu tầm)

Đồng hành cùng gia đình ” Học cùng con

RetailStorePromotion.com