Top 14 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Hồi Sinh Tim Phổi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Hồi Sinh Tim Phổi Trong Sơ Cấp Cứu

Hồi sinh tim phổi có thể gọi là hồi sức tim phổi, trong y học gọi là phương pháp CPR – là sự kết hợp của ấn ngực, hô hấp nhân tạo giúp phục hồi lượng máu giàu oxy tới não bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp đã được cứu sống sau khi tiến hành hồi sinh tim phổi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phương pháp này trong sơ cấp cứu khẩn cấp.

1. Khi nào cần hồi sức tim phổi (CPR)?

Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong các tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim, điện giật, đuối nước,… trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim (ngừng tuần hoàn). Khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu cung cấp oxy trong vòng vài phút có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Cơ chế hoạt động sau khi 8-10 phút không có máu giàu oxy đến não, bệnh nhân sẽ tử vong. Do vậy đây là thời gian lý tưởng để cứu sống người đang gặp nguy hiểm.

CPR bao gồm phương pháp ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo bằng miệng để đưa máu giàu oxy đến não. Phương pháp này giúp ngăn ngừa những nguy cơ tổn thương não, gây tử vong.

Kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR bắt đầu càng sớm càng tốt để mang lại khả năng phục hồi tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kỹ thuật này, cần xác định thời điểm tiến hành phù hợp. CPR chỉ được thực hiện khi bệnh nhân không thở được hoặc máu lưu thông không đầy đủ.

2. Tầm quan trọng của hồi sức tim phổi

Dù vậy không phải trường hợp nào cũng hồi sinh tim phổi có hiệu quả. Chỉ được thực hiện khi bệnh nhân bị tim ngừng đập, ngưng thở, nhồi máu cơ tim, chết đuối, điện giật. Đây là kỹ thuật cấp cứu đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân còn có khả năng cải thiện sức khỏe.

Sau khi gặp nạn, nếu không được hồi sinh tim phổi ngay, bệnh nhân sẽ chết trong thời gian 5-10 phút. Do vậy trong trường hợp bệnh nhân vừa ngưng thở, cần thực hiện cấp cứu ngay, không được chậm trễ sẽ làm giảm hy vọng sống sót.

Tuy nhiên, hồi sức tim phổi không có tác dụng với bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư hoặc đang hấp hối.

3. Hướng dẫn thực hiện hồi sinh tim phổi

– Bất tỉnh

– Ngưng thở hoặc thở ngáp

– Mạch bẹn hoặc mạch cảnh không bắt được

Cần gọi cấp cứu trước khi hồi sinh tim phổi. Nếu nạn nhân là trẻ 1 – 8 tuổi, nên tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Nhấn ép tim ngoài lồng ngực: Phục hồi tuần hoàn máu:

Cách thức thực hiện khi ép tim ngoài lồng ngực như sau, cần chú ý và thực hành nhiều vì rất có thể trong đời sống sẽ có lúc bạn cần đến phương pháp này.

– Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân, giữa các xương sườn, đặt tay kia lên trên tay này. Người sơ cứu cần giữ lông mày thẳng, tư thế bả vai thẳng góc với bàn tay;

– Dùng sức nặng của thân trên, ấn thẳng lồng ngực của nạn nhân xuống sâu ít nhất 5cm, ấn mạnh và nhanh với tần suất tối thiểu 100 lần/phút;

– Sau khi ấn 30 cái, đẩy đầu nạn nhân ngửa ra sau, nâng cằm lên để mở đường thở, chuẩn bị hà hơi thổi ngạt. Thực hiện kẹp chặt mũi, thổi vào miệng nạn nhân trong 1 giây.

– Nếu lồng ngực nạn nhân phồng lên, thực hiện thổi ngạt hơi thứ 2.

– Nếu lồng ngực nạn nhân không phồng lên, đẩy cằm nạn nhân ngửa lại và thổi ngạt lần thứ 2. Đây được tính là 1 chu kỳ. Nếu có thêm người, phân công người đó thổi ngạt 2 lần sau khi đã ấn ngực 30 cái;

– Nếu nạn nhân chưa cử động sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút) và có sẵn máy khử rung tim ngoài tự động, hãy mở máy và làm theo hướng dẫn. Nếu không có máy khử rung ngoài, tiếp tục hồi sức tim phổi cho tới khi nạn nhân có dấu hiệu cử động hoặc cho tới khi nhân viên y tế tiếp nhận nạn nhân.

Bước 2: Làm thông đường thở:

– Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc;

– Quỳ xuống cạnh cổ và vai nạn nhân;

– Đặt lòng bàn tay lên trán nạn nhân, đẩy nhẹ xuống và dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở;

– Kiểm tra nhịp thở bình thường: Tìm cử động của ngực, nghe tiếng thở, cảm nhận hơi thở của nạn nhân bằng cách áp má hoặc tai vào mũi, miệng của họ. Khi thực hiện kiểm tra nhịp thở cần tiến hành nhanh, không quá 10 giây. Nếu nạn nhân không thở được bình thường, cần thực hiện hà hơi thổi ngạt.

Bước 3: Thổi ngạt:

– Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng- miệng hoặc miệng- mũi nếu như miệng của nạn nhân bị tổn thương nặng không thể mở được.

– Khi đường thở đã thông, kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng – miệng;

– Chuẩn bị thổi ngạt 2 hơi: Hơi thứ nhất kéo dài 1 giây, kiểm tra xem lồng ngực của nạn nhân có nâng lên không. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm nạn nhân ngửa lên trên và thổi ngạt lần thứ 2;

– Tiếp tục nhấn ép tim ngoài lồng ngực.

4. Nguy cơ khi hồi sinh tim phổi

Thực tế đã có nhiều trường hợp được cứu sống khi được hồi sinh tim phổi nhưng trong quá trình thực hiện thao tác, việc nhấn mạnh lên lồng ngực có thể dẫn đến đau ngực, gãy xương sườn hoặc vỡ phổi. Không quá 10% bệnh nhân được hồi sức tim phổi thoát qua cơn nguy kịch tại bệnh viện có thể hồi phục được chức năng như trước. Phần lớn bệnh nhân chỉ sống được một thời gian ngắn.

Thực hiện kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR đúng theo hướng dẫn có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch, góp phần nâng cao cơ hội sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hướng Dẫn Cấp Cứu Hồi Sinh Tim Phổi

1. ĐẠI CƯƠNG

– Ngưng tuần hoàn-hô hấp (NTH-HH) đột ngột hay còn gọi là ngưng tim đột ngột, là một cấp cứu hết sức khẩn cấp, có thể xảy ra bất kì lúc nào, với bất kì ai và ở bất kì đâu. Nguyên nhân phổ biến nhất của ngưng tim đột ngột ở người lớn là bệnh tim thiếu máu cục bộ dẫn đến rối loạn nhịp tim gây tử vong.

Hình 1: chuỗi sống còn xử trí cấp cứu ngưng tim đột ngột

(1) Phát hiện ngưng tim & gọi cấp cứu.

(2) Hồi sinh tim phổi ngay, ép tim là chính.

(3) Khử rung sớm.

(4) Vận chuyển và hồi sinh tim phoi nâng cao.

(5) Tiến hành các biện pháp chăm sóc sau ngừng tim

– Xử trí cấp cứu NTH-HH đột ngột bao gồm một chuỗi công việc liên hoàn (chain of survival – chuỗi sống còn) cần thực hiện để cứu sống người bệnh (NB), từ (1) Nhanh chóng nhận diện các trường hợp NTH-HH và kích hoạt hệ thống cấp cứu; (2) Tiến hành hồi sinh tim phổi (HSTP – CPR: CardioPulmonary Resuscitation); (3) sử dụng máy phá rung tim sớm; (4) thực hiện hồi sinh tim-phổi nâng cao; (5) tiến hành đồng bộ các biện pháp chăm sóc sau ngừng tim (hình 1).

– Tùy theo phương tiện cấp cứu được sử dụng và trình độ của người cấp cứu mà công tác xử trí cấp cứu ngưng tim đột ngột chia thành hai cấp độ cấp cứu cơ bản và nâng cao:

+ Cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản hay còn gọi là cấp cứu hỗ trợ sinh mạng cơ bản (Basic Life Support -BLS) bao gồm ba mắt xích đầu tiên và được thực hiện khi phương tiện cấp cứu hạn chế hoặc chỉ có nhân viên không chuyên, thường được áp dụng ngay tại nơi xảy ra NTH-HH đột ngột.

+ Cấp cứu hồi sinh tim phổi nâng cao hay còn gọi là cấp cứu tuần hoàn hô hấp nâng cao (Advanced Cardiac Life Support – ACLS) bao gồm việc thực hiện toàn bộ chuỗi sống còn, trước hết là thực hiện cấp cứu HSTP cơ bản đúng cách, tiếp theo là áp dụng các biện pháp cấp cứu nâng cao khác như thiết lập đường dùng thuốc, đường thở nhân tạo, bổ sung oxy, thông khí nhân tạo và sau cùng là tiến hành đồng bộ các biện pháp chăm sóc sau ngừng tim khi các điều kiện về nguồn lực cho phép.

– Quy trình xử trí cấp cứu HSTP cơ bản ở người lớn cần được thực hiện từng bước theo một trình tự bắt buộc. Trước kia, trình tự cấp cứu HSTP cơ bản thường được quy ước theo thứ tự của bảng chữ cái A-B-C (Airway/đường thở-Breathing/hô hấp-Chest compressions/Ép tim) giúp cho dễ nhớ, dễ thực hiện. Ngày nay, quy trình cấp cứu NTH-HH đã được đổi thành C-A-B, tức là việc bắt đầu tiến hành cấp cứu NTH-HH bằng thủ thuật ép tim ngoài lồng ngực, sau đó mới đến kiểm soát đường thở và thông khí nhân tạo. Sự thay đổi sang quy trình C-A-B, nhằm giúp cho việc ép tim ngoài lồng ngực được tiến hành sớm hơn, giảm thiểu được sự trì hoãn bắt đầu và gián đoạn công tác HSTP.

2. QUY TRÌNH CẤP CỨU HSTP CƠ BẢN Ở NGƯỜI LỚN

Hồi sinh tim phổi cơ bản cần thực hiện đúng kỹ thuật và đạt chất lượng cao bao gồm 4 bước chính sau:

2.1. Bước 1: tiếp cận hiện trường và nhận diện NB NTH-HH đột ngột

Người cấp cứu đầu tiên tới hiện trường, trước hết phải nhanh chóng kiểm tra hiện trường cấp cứu có an toàn hay không. Nếu hiện trường không an toàn, cần phải tiến hành di chuyển NB tới nơi an toàn trước khi tiến hành cấp cứu.

Sau khi xác định hiện trường cấp cứu đã an toàn, tiến hành đánh giá NB. Cần vỗ mạnh vào vai NB và gọi to để đánh giá NB có đáp ứng hay không (hình 2).

Trong khi đó, đồng thời quan sát nhanh NB còn thở hay không. Nếu NB không thở hoặc thở không bình thường (vd thở ngáp), tiến hành bước 2: kích hoạt hệ thống cấp cứu và lấy máy phá rung.

2.2. Bước 2: kích hoạt hệ thống cấp cứu và lấy máy phá rung

Nếu chỉ có một mình và phát hiện thấy NB bất tỉnh, không thở, cần gọi lớn tìm hỗ trợ. Nếu không có ai trợ giúp, cần khẩn cấp liên lạc với hệ thống cấp cứu (115, các bệnh viện địa phương nếu cấp cứu ngoài bệnh viện hoặc khoa cấp cứu nếu cấp cứu trong bệnh viện) và cố gắng lấy được máy phá rung, sau đó quay trở lại với NB, tiến hành kiểm tra mạch và nếu không có mạch thì ngay lập tức bắt đầu HSTP theo trình tự C-A-B.

Nếu có nhiều người tham gia cấp cứu (trên xe cấp cứu, trong bệnh viện…), có thể tiến hành nhiều việc cùng một lúc.

2.3. Bước 3: Kiểm tra mạch

Hình 4: ép tim ngoài lồng ngực

Dùng 2-3 ngón tay xác định khí quản của NB. Từ khí quản, ức đòn chũm của NB, có thể sờ thấy động mạch cảnh (hình 3). Dùng hai ngón tay để cảm nhận động mạch cảnh trong ít nhất 5 giây (không quá 10 giây).

Nếu không thấy mạch cảnh nảy, ngay lập tức bắt đầu HSTP theo trình tự C-A-B.

2.4. Bước 4: Tiến hành hồi sinh tim phổi (C-A-B) Ép tim ngoài lồng ngực (C – Chest Compression):

Hồi sinh tim phổi được bắt đầu bằng thủ thuật ép tim ngoài lồng ngực:

+ Đặt NB nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Nếu NB nằm sấp thì cẩn thận lật NB lại. Nếu nghi ngờ NB có chấn thương cột sống cố, cố gắng lật NB trong khi kiểm soát di chuyển của đầu, cổ, thân, chân cùng lúc.

+ Người câp cứu quỳ hoặc đứng bên cạnh NB. Đặt gót bàn tay vào giữa ngực NB, ở nửa dưới xương ức, gót bàn tay còn lại lên trên bàn tay trước (hình 4). Duỗi thẳng khuỷu tay sao cho vai, khuỷu và bàn tay của người cấp cứu tạo thành đường thẳng.

+ Tiến hành ép mạnh (ép sâu xuống ít nhất 5 cm), ép nhanh (với tốc độ ít nhất là 100 nhịp/phút) và để cho lồng ngực nở trở lại vị trí bình thường sau mỗi nhịp ép. Hạn chế tối đa việc dừng ép tim. Thời gian ép và thời gian để lồng ngực nở lại hoàn toàn là tương đương nhau.

+ Nếu chỉ có 1 người cấp cứu, tiến hành ép tim và tiếp theo là thổi ngạt theo tỷ lệ 30 lần ép tim rồi đến hai lần thổi ngạt cho bất kỳ NB ở độ tuổi nào.

Mở thông đường thở (A – Airway): thủ thuật mở

thông đường thở có thể sử dụng 2 kỹ thuật:

+ Kỹ thuật ấn trán – nâng cằm (hình 5): dùng lòng bàn tay lên trán và ấn ra sau làm ngửa đầu NB, dùng tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước.

+ Kỹ thuật đẩy hàm dưới: chỉ sử dụng kỹ thuật này khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ vì ít làm cột sống cổ di chuyển.

Thổi ngạt hay thông khí nhân tạo (B – Breathing):

Hình 6: màng lọc thổi ngạt

+ Có thể thổi ngạt trực tiếp kiểu miệng – miệng, nhưng khuyến cáo nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ cá nhân để tiến hành thổi ngạt cho NB ngừng tuần hoàn khi tiến hành cấp cứu có một người. Các dụng cụ bảo vệ cá nhân bao gồm màng lọc thổi ngạt (hình 6), mặt nạ thổi ngạt (hình 7). Khi có điều kiện, người cấp cứu cần chuyển từ màng lọc thổi ngạt sang mặt nạ thổi ngạt hoặc bóng bóng với mặt nạ. Các mặt nạ này có van một chiều có tác dụng hướng dòng khí thở ra, máu và dịch tiết của NB ra xa người cấp cứu.

Hình 7: mặt nạ thổi ngạt

+ Mặt nạ thổi ngạt: sử dụng mặt nạ thổi ngạt khi chỉ có một người thực hiện cấp cứu, người cấp cứu quỳ hoặc đứng bên cạnh NB để có thể tiến hành làm được cả việc ép tim và thổi ngạt. Đặt mặt nạ thổi ngạt trên mặt NB, dựa vào sống mũi làm mốc để đặt mặt nạ cho chính xác, giữ chặt mặt nạ vào mặt NB (hình 8).

+ Tiến hành thông khí nhân tạo cho NB bằng biện pháp thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mặt nạ từ 8 đến 10 lần trong một phút, tùy theo điều kiện phương tiện cấp cứu:

✓ Thổi ngạt: người cấp cứu dùng miệng thổi khí vào phổi NB qua màng lọc, hoặc mặt nạ, thổi chậm trong vòng một giây đủ để thấy lồng ngực nhô lên. Đầu tiên cần thổi hai nhịp liên tiếp để đánh giá xem đường thở của NB có thông suốt. Sau đó, nếu không thông suốt (lồng ngực NB không thấy nâng lên nhẹ nhàng) thì cần mở miệng NB để phát hiện có dị vật để lấy bỏ. Nếu thông suốt thì chuyển sang ép tim ngoài lồng ngực ngay theo tỷ lệ 30 lần ép tim và 02 lần thổi ngạt cho bất kỳ NB ở độ tuổi nào.

✓ Bóp bóng qua mặt nạ: khi có sẵn dụng cụ và có người thứ hai trợ giúp thì nên sử dụng kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ. Người cấp cứu quỳ hoặc đứng ở phía đầu NB, đặt mặt nạ trên mặt NB, dựa vào sống mũi làm mốc để đặt mặt nạ cho chính xác. Sử dụng kỹ thuật kẹp bàn tay kiểu E-C (hình 9) để giữ mặt nạ khít chặt vào mặt NB đồng thời vẫn nâng được hàm dưới lên nhằm mở thông đường thở. Bóp bóng nhẹ nhang bằng tay kia (chậm trong một giây) đồng thời nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Cần bóp bóng hai lần liên tiếp sau khi ép tim 30 lần.

– Khi có thêm một người nữa tham gia cấp cứu, thì người thứ 2 này sẽ giúp gọi hỗ trợ và kích hoạt hệ thống cấp cứu và cố gắng lấy máy phá rung. Người thứ nhất cần ở lại cạnh NB và tiến hành cấp cứu HSTP ngay lập tức bắt đầu bằng động tác ép tim. Khi người thứ 2 quay lại thì nhóm cấp cứu cần tiến hành sử dụng máy phá rung ngay nếu có thể. Sau đó một người tiến hành ép tim và và một người bóp bóng, sẽ đổi vai trò sau mỗi 5 chu kỳ ép tim/thổi ngạt 30/2 (khoảng 2 phút) giúp tránh bị mệt và tăng hiệu quả của ép tim. Để phối hợp nhịp nhàng giữa người ép tim và bóp bóng, người ép tim cần vừa ép vừa đếm to để người bóp bóng có thể chuẩn bị và tiến hành bóp bóng đúng thời điểm, hạn chế tối đa thời gian ngừng ép tim. Ngoài ra, việc đếm to cũng giúp các người cấp cứu biết khi nào tới thời điểm đổi vai trò.

2.5. Sử dụng máy phá rung

– Máy phá rung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngừng tuần hoàn do rung thất hoặc nhịp nhanh thất. Khi rung thất, dưới các kích thích của các hoạt động điện loạn xạ, từng sợi cơ tim co không đồng bộ, toàn bộ cơ tim rung lên và làm tim không thể tống máu đi được. Máy phá rung phóng ra 1 dòng điện (sốc điện) xóa toàn bộ hoạt động điện của tim, chấm dứt rung thất. Điều này giúp nút xoang và các cơ chế tạo nhịp khác của tim có cơ hội kiểm soát lại hoạt động điện của tim, giúp cơ tim co đồng bộ, tạo hiệu quả tống máu.

– Có nhiều loại máy phá rung tim, có thể là tự động hoặc không tự động. Máy phá rung tự động AED (Automated External Defibrillation) là một thiết bị máy tính có khả năng nhận diện được sóng rung thất và nhanh thất và tiến hành sốc điện. Máy AED là một thiết bị đơn giản, dễ sử dụng, cho phép người cấp cứu không chuyên và nhân viên y tế tiến hành phá rung an toàn hiệu quả.

Hình 10 : sơ đồ hướng dẫn hồi sinh tim phổi cơ bản dành cho nhân viên cấp cứu

– Ngay khi máy phá rung tự động AED được đưa tới hiện trường, người cấp cứu cần đặt máy bên cạnh NB ở vị trí sao cho gần người sử dụng AED, không cản trở công việc của người đang ép tim NB, tốt nhất là đối diện với người đang ép tim. Chú ý khi có nhiều người cấp cứu thì việc ép tim vẫn tiếp tục tiến hành trong khi đang chuẩn bị máy phá rung tự động AED.

– Mặc dù có nhiều mẫu máy phá rung tự động AED khác nhau nhưng quy trình hoạt động đều dựa trên các bước cơ bản sau đây:

+ Bước 1: bật máy AED. Máy AED sẽ đưa ra các thông báo hướng dẫn sử dụng (bằng tiếng Anh). Một số máy tự động bật khi ta lật nắp vỏ máy.

+ Bước 2: gắn điện cực vào ngực NB.

✓ Chọn bản điện cực người lớn cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên.

✓ Bóc lớp bảo vệ của bản điện cực ra.

✓ Dán mặt có keo dính vào ngực NB. Một bản điện cực vào phía trên bên phải, ngay dưới xương đòn phải. Bản còn lại dán vào phía dưới bên trái núm vú trái (hình 11).

✓ Nối dây điện cực với máy AED.

+ Bước 3: tránh không chạm vào NB để máy phân tích. Nếu máy AED nhắc bạn tránh xa NB (clear) để máy phân tích thì nhóm cấp cứu cần dừng mọi hoạt động, và đảm bảo không ai được chạm vào NB. Một số máy sẽ hướng dẫn bạn bấm nút để cho … … phép máy phân tích nhịp tim NB. Máy AED có thể Hình 11: gắn điện cực vào ngực NB

mất từ 5 – 15 giây để phân tích rối loạn nhịp của NB. Máy AED sẽ đưa ra khuyến cáo sốc điện nếu phát hiện thấy rung thất hoặc nhanh thất.

+ Bước 4: Nếu AED khuyến cáo sốc điện, máy sẽ nhắc tránh xa NB (clear) lần nữa.

✓ Tránh không chạm vào NB trước khi sốc điện, đảm bảo không ai chạm vào NB.

✓ Hô to “tránh xa”.

✓ Kiểm tra bằng mắt đảm bảo không ai còn chạm vào NB.

✓ Ấn nút “SHOCK”

✓ Sốc điện sẽ tạo ra hiện tượng đột ngột co cơ được nhìn thấy trên NB.

+ Nếu không có chỉ định sốc điện, hoặc ngay sau khi sốc điện, lập tức tiến hành ép tim ngay.

Hình 12: Hô to tránh xa

+ Sau 2 phút, máy AED sẽ lập lại các bước 3 và 4.

3. MỘT SỐ CHÚ Ý TRONG CẤP CỨU HSTP CƠ BẢN

– Vai trò của tiếp cận cấp cứu HSTP theo nhóm: các bước tiến hành cấp cứu trong hồi sinh tim phổi cơ bản được sắp xếp theo trình tự ưu tiên từng bước một phù hợp với việc cấp cứu được tiến hành bởi 1 người. Tuy nhiên khi có một nhóm cấp cứu (gồm nhiều người), thì nhiều bước cấp cứu có thể tiến hành cùng một lúc và điều đó có thể giúp nâng cao chất lượng HSTP. Ví dụ, trong khi một người chạy đi kích hoạt hệ thống cấp cứu (gọi điện cho trung tâm cấp cứu), thì người thứ 2 có thể tiến hành ép tim, người thứ 3 tiến hành thổi ngạt hoặc lấy các thiết bị giúp thở (màng lọc thổi ngạt, mặt nạ thổi ngạt hoặc bóng – mặt nạ Ambu) trong khi người thứ 4 đi lấy máy phá rung tự động AED.

– Khi đánh giá xem NB còn có đáp ứng không, nhân viên cấp cứu cần đồng thời nhìn nhanh xem NB còn thở hay không nhưng không nên kiểm tra hơi thở bằng “Nhìn -Nghe – Cảm Nhận”. Vì thường cho kết quả không chính xác, hơn nữa có thể làm trì hoãn tiến hành HSTP.

– Cú đâm trước ngực: trong vô tâm thu, rung thất, nhịp nhanh thất hay hoạt động điện vômạch, cú đâm trước ngực không có hiệu quả và không được khuyến cáo.

– Khi đã có đường thở nâng cao, quá trình ép tim sẽ được diễn ra liên tục với tốc độ 100 lần/phút không dừng lại cho bóp bóng. Người bóp bóng sẽ bóp bóng với tốc độ 6 – 8 giây một lần (8 – 10 nhịp trong 1 phút).

– Thổi ngạt miệng – miệng, miệng – mũi: kỹ thuật này không còn bắt buộc phải làm trong cấp cứu HSTP cơ bản, đặc biệt là khi cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện, khi không có màng lọc thổi ngạt. Trong trường hợp này người cấp cứu có thể tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng ép tim đơn thuần.

– Trong trường hợp còn mạch nhưng không thở, người cấp cứu có thể tiến hành thổi ngạt hoặc bóp bóng hỗ trợ với tốc độ một nhịp thở mỗi 5 – 6 giây.

– Theo dõi mạch trong khi HSTP là cần thiết để giúp hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên, không nên thường xuyên cố sờ xung động mạch trong khi ép tim để đánh giá hiệu quả của HSTP. Vì tĩnh mạch chủ dưới không có van, nên máu trở về trong hệ thống tĩnh mạch có thể tạo nên xung tĩnh mạch đùi. Như vậy sờ mạch trong tam giác bẹn cho thấy dòng máu tĩnh mạch hơn là dòng máu động mạch. Sờ mạch cảnh trong lúc làm HSTP cũng không phản ánh hiệu quả tưới máu cơ tim, tưới máu não. Sờ thấy mạch khi đã ngừng ép tim là một chỉ dấu đáng tin cậy có tuần hoàn trở lại nhưng không nên mất thời gian khá lâu để kiểm tra mạch và cũng rất khó xác định có mạch hay không.

Không nên mất hơn 10 giây để kiểm tra mạch, và nếu không cảm nhận có mạch trong thời gian đó nên bắt đầu ép tim trở lại ngay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Berg RA, Hemphill R, Abella BS, et al. Part 5: adult basic life support: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation 2010; 122:S685.

2. Charles NP, Ron MW, Richard LP, Jonathan G. Basic life support (BLS) in adults. Literature review current through: Nov 2013. www.uptodate.com.

3. Winship C, Williams B, Boyle MJ. Cardiopulmonary resuscitation before defibrillation in the out-of-hospital setting: a literature review. Emerg Med J 2012; 29:826.

Chuẩn Đoán Và Điều Trị Cho Hướng Dẫn Cấp Cứu Hồi Sinh Tim Phổi Nâng Cao

HƯỚNG DẪN cấp cứu HỒI SINH TIM PHỔI NÂNG CAO

1. ĐẠI CƯƠNG

Ngưng tuần hoàn-hô hấp (NTH-HH) đột ngột hay còn gọi là ngưng tim đột ngột là sự chấm dứt đột ngột hoạt động của tim làm cho các bệnh nhân (BN) bị bất tỉnh, không có nhịp thở bình thường và không có dấu hiệu của tuần hoàn.

NTH-HH có thể gây ra bởi 4 loại rối loạn nhịp: rung thất (ventricular fibrillation -VF), nhịp nhanh thất vô mạch (pulseless ventricular tachycardia – VT vô mạch), hoạt động điện vô mạch (pulseless electric activity – PEA), và vô tâm thu (asystole). Trong đó VF là hiện tượng tim có hoạt động điện vô tổ chức, VT vô mạch là hiện tượng cơ tim tâm thất có hoạt động điện có tổ chức. Cả hai trường hợp rối loạn nhịp này đều không thể tạo ra được dòng máu đáng kể. PEA là một rối loạn nhịp do nhiều nguyên nhân gây ra, mặc dù có thể tạo ra các hoạt động điện có tổ chức, nhưng các hoạt động điện này không tạo ra được các hoạt động co bóp của cơ thất hoặc cơ thất co bóp không hiệu quả (để tạo ra xung mạch có thể phát hiện được). Vô tâm thu là hiện tượng không có các hoạt động điện của tâm thất trong khi vẫn có hoặc không có hoạt động điện của tâm nhĩ.

Xử trí cấp cứu NTH-HH đột ngột bao gồm một chuỗi công việc liên hoàn (chain of survival – chuỗi sống còn) cần thực hiện để cứu sống BN, từ (1) Nhanh chóng nhận diện các trường hợp NTH-HH và kích hoạt hệ thống cấp cứu;(2) Tiến hành hồi sinh tim phổi (HSTP) (CardioPulmonary Resuscitation – CPR); (3) sử dụng máy phá rung tim sớm; (4) thực hiện HSTP nâng cao (Advanced Cardiac Life Support – ACLS); (5) tiến hành đồng bộ các biện pháp chăm sóc sau ngừng tim.

HSTP nâng cao (ACLS) can thiệp đến tất cả các khâu trong chuỗi sống còn, bao gồm những can thiệp để ngăn chặn ngừng tim, điều trị ngừng tim, và cải thiện kết cuộc của những người bệnh (BN) đã phục hồi tuần hoàn tự nhiên sau khi tim ngừng đập. Những can thiệp của ACLS nhằm ngăn chặn ngừng tim bao gồm kiểm soát đường thở, hỗ trợ thông khí và điều trị loạn nhịp nhanh và loạn nhịp chậm. Để điều trị ngừng tim, những can thiệp của ACLS dựa trên cơ sở HSTP cơ bản (BLS), bao gồm nhanh chóng phát hiện NTH-HH và kích hoạt hệ thống cấp cứu, tiến hành HSTP sớm, nhanh chóng khử rung tim và để tăng thêm khả năng phục hồi tuần hoàn tự nhiên, ACLS còn là điều trị bằng thuốc, bổ sung oxy, kiểm soát đường thở nâng cao (vd: đặt nội khí quản), đảm bảo thông khí (vd: thông khí cơ học) và theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Sau khi khôi phục TH tự nhiên, ACLS gồm các can thiệp đồng bộ để cải thiện sống còn và chức năng thần kinh.

Trong phác đồ này, chỉ bao gồm các biện pháp can thiệp của ACLS trong điều trị ngưng tim và sau ngưng tim, ACLS trong ngăn chặn ngưng tim (loạn nhịp nhanh, loạn nhịp chậm) sẽ có phác đồ riêng.

Nguyên nhân, chẩn đoán NTH-HH xem ở phác đồ HSTP cơ bản (BLS).

2. QUY TRÌNH CẤP CỨU HSTP NÂNG CAO (ACLS)

Thời điểm và trình tự của các biện pháp can thiệp trong quy trình HSTP nâng cao (ACLS) sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên tham gia, trình độ kỹ năng và trang bị sẵn có của nhóm cấp cứu. Tóm lược quy trình ACLS nêu trong hình 1 sau:

hình 1: Sơ đồ quy trình cấp cứu hồi sinh tim phổi nâng cao (ACLS)

– Ép tim ngoài lồng ngực (C – Chest Compression) và gắn máy sốc điện:

+ Nhân viên cấp cứu đầu tiên bắt đầu tiến hành CPR, trước hết bằng việc ép tim,ép mạnh (ép sâu xuống ít nhất 5 cm), ép nhanh (ít nhất là 100 nhịp/phút) và để cho lồng ngực nở trở lại vị trí bình thường sau mỗi nhịp ép. Hạn chế tối đa việc gián đoạn ép tim.

+ Nhân viên cấp cứu thứ hai nhanh chóng lấy hoặc bật máy phá rung, tiến hành gắn bản điện cực vào ngực BN đã được bộc lộ hoàn toàn ở một vị trí trước -bên, và để máy phân tích nhịp tim đánh giá loại rối loạn nhịp của BN là loại có thể phá rung được (VF/VT) hay không thể phá rung được (PEA/vô tâm thu).

– Thiết lập đường thở nâng cao (A – Airway): đặt thiết bị kiểm soát đường thở trên nắp thanh môn (supraglottic airways) hoặc nội khí quản nếu có thể.

– Bổ sung oxy và thông khí nhân tạo (B – Breathing); tiến hành thông khí cơ học và bổ sung oxy 100% (FiO 2=1) bằng hệ thống bóng – mặt nạ hoặc bóng -thiết bị đường thở nâng cao càng sớm càng tốt, ngay khi có thể. Sử dụng bóng giúp thở loại dành cho người lớn (1 – 2 lít), bóp bóng thông khí bằng tay tạo thể tích khí lưu thông khoảng 500 – 600 ml và với tần số khoảng 8 – 10 lần trong một phút, đủ để lồng ngực nâng lên trong hơn 1 giây và giảm thiểu nguy cơ bơm khí vào dạ dày.

2.2. Bước 2: đánh giá nhịp tim

Hình 2: rung thất (ventricular fibrillation – VF)

– Khi máy phá rung tự động (AED) được sử dụng để phân tích nhịp tim của BN, và phát hiện thấy VF/VT,

Hình 3: nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia – VT)

AED sẽ nhắc nhân viên cấp cứu nạp năng lượng cho máy, tránh xa BN và hướng dẫn bấm nút sốc điện, tất cả đều phải được thực hiện càng nhanh càng tốt.

– Nếu sử dụng máy phá rung không tự động và phát hiện trên màn hình có những

hoạt động điện vô tổ chức (VF – hình 2) hoặc loạn nhịp nhanh thất (VT – hình 3) là loại loạn nhịp có thể sốc điện (phá rung) thì lập tức chuyển sang bước 3.

– Cần tiếp tục thực hiện CPR có chất lượng trong khi chuẩn bị máy phá rung (tới mức sẵn sàng). Ép tim có thể sẽ cung cấp oxy, năng lượng và làm giảm bớt tình trạng quá tải thể tích của thất phải, làm tăng khả năng phục hồi “nhịp tim có tưới máu” sau sốc điện.

2.3. Bước 3: Sốc điện – phá rung

– Nếu sử dụng máy phá rung không tự động và phát hiện có VF/VT, nhân viên cấp cứu đầu tiên phải tiếp tục làm CPR trong khi nhân viên cấp cứu thứ hai tiến hành nạpnăng lượng cho máyphá rung. Khi máy phá rung tim đã được nạp điện đầy đủ thì dừng CPR lại, tránh xa BN để tiến hành sốc điện. Sau khi đảm bảo tất cả các nhân viên cấp cứu không chạm vào BN, nhân viên cấp cứu thứ hai tiến hành sốc điện (1 lần duy nhất) càng nhanh càng tốt để giảm thiểu sự gián đoạn trong ép tim (khoảng thời gian tay nhân viên cấp cứu không ở thành ngực).

– Nếu dùng máy phá rung hai pha, nhân viên cấp cứu nên sử dụng mức năng lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất (120 – 200 J) hoặcmức năng lượng tối đa để loại bỏ VF/VT.

– Nếu máy phá rung 1 pha được sử dụng, nhân viên cấp cứu sẽ chọn mức năng lượng ban đầu là 360 J và tiếp tục sử liều này cho tất cả các lần sốc tiếp theo.

2.4. Bước 4 – 6 – 8: tiếp tục tiến hành CPR đồng thời thực hiện các biện pháp cấp cứu tuần hoàn và hô hấp nâng cao.

– Nhân viên cấp cứu đầu tiên phải tiếp tục tiến hành CPR ngay lập tức sau khi sốc điện (mà không dừng lại để kiểm tra mạch hoặc và nhịp tim), bắt đầu bằng động tác ép tim và làm trong 2 phút. Sau 2 phút CPR, trình tự được lặp đi lặp lại, bắt đầu bằng cách kiểm tra rối loạn nhịp trên máy theo dõi.

– Khi VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại sau khi đã tiến hành sốc điện ít nhất 1 lần và theo sau đó là 2 phút CPR, thì cần phải thiết lập đường truyền thuốc qua tĩnh mạch (IV) hoặc qua xương (IO) để cung cấp thuốc điều trị, giúp tăng lưu lượng máu cơ tim trong khi làm CPRvà giúp tăng tỷ lệ phục hồi tuần hoàn tự nhiên.Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện mà không làm gián đoạn ép tim.

– Dùng thuốc điều trị trong khi làm CPR:

+ Epinephrine: có lợi trên BN ngừng tim là nhờ tác dụng kích thích thụ thể a-adrenergic, giúp làm tăng áp lực tưới máu vành và não khi tiến hành CPR.

Tuy nhiên, thuốc cũng tác động lên thụ thể P-adrenergic làm tăng công cơ tim và giảm tưới máu lớp dưới nội mạc. Epeniphrine được dùng với liều 1 mg IV/IO mỗi 3 – 5 phút. Liều cao được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như quá liều thuốc chẹn p hoặc ức chế calci. Nếu không có sẵn đường IV hoặc IO để dùng thuốc, epinephrine có thể được dùng qua đường nội khí quản với liều 2 – 2,5 mg.

+ Vasopressin: liều 40UI IV/IO có thể được dùng thay cho liều epinephrine lần đầu hoặc lần 2.

+ Amiodarone: liều đầu 300 mg IV/IO và liều thứ hai 150 mg IV/IO. Thuốc có thể gây nhịp chậm và tụt huyết áp.

+ Lidocaine có thể được cân nhắc khi không có sẵn amiodarone. Liều đầu 1 – 1,5 mg/kg IV. Nếu rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch vẫn còn, bổ sung liều lidocaine tiếp theo 0,5 – 0,75 mg/kg IV mỗi 5 – 10 phút, tổng liều tối đa là 3 mg/kg.

+ Magne sulfate IV: có thể điều trị xoắn đỉnh do nguyên nhân QT kéo dài, có thể chỉ định magne sulfate 1 – 2 g pha trong 10 ml D5W IV/IO.

2.5. Bước 5 – 7: tiếp tục sốc điện nếu VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại

– Khi VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại sau khi đã tiến hành sốc điện ít nhất 1 lần (bước 3) và theo sau đó là 2 phút CPR lần thứ hai (bước 4) và tiếp theo (bước 6, 8), nếu đã sốc điện chuyển nhịp được VF/VT bằng sốc điện nhưng sau đó tái phát, thì những lần sau sẽ sử dụng lại mức năng lượng này hoặc cao hơn lần phá rung trước đó nếu có thể.

– Amiodarone: có thể được dùng trong trường hợp VF/VT vô mạch vẫn còn tồn tại, không đáp ứng với phá rung, CPR và vận mạch.

– Nếu VF/VT đã được chuyển nhịp, BN có mạch trở lại thì chăm sóc sau ngừng tuần hoàn cần được tiến hành ngay lập tức vì đó là dấu hiệu phục hồi tuần hoàn tự nhiên (Return of Spontaneous Circulation – ROSC). Đặc biệt quan trọng là điều trị thiếu oxy máu và hạ huyết áp, chẩn đoán sớm và điều trị nhồi máu cơ tim với ST chênh lên (STEMI) và hạ thân nhiệt điều khiển ở những BN hôn mê (sẽ trình bày ở bài sau).

2.6. Bước 9: khi đánh giá nhịp tim trên máy sốc điện là PEA/vô tâm thu

– Khi kiểm tra nhịp (bước 2) bởi máy sốc điện tự động (AED) cho thấy một nhịp không thể sốc được hoặc khi kiểm tra nhịp được thực hiện bằng bản cực của máy phá rung không tự động hoặc màn hình máy theo dõi (monitor) cho thấy là vô tâm thu (asystole) (hình 4) thìlập tức chuyển sang bước 10 (tiếp tục CPR).

– Nếu phát hiện một nhịp có tổ chức, cần tiến hành kiểm tra mạch. Nếu không có mạch (hoạt động điện vô mạch – PEA) cũng lập tức chuyển sang bước 10 (tiếp tục CPR). Nếu có mạch, BN đã ROSC, chăm sóc sau ngừng tuần hoàn cần được tiến hành ngay lập tức.

2.7. Bước 10 – 11: tiếp tục tiến hành CPR và thực hiện các biện pháp cấp cứu tuần hoàn và hô hấp nâng cao.

– CPR cũng nên được tiếp tục lại ngay lập tức, bắt đầu bằng việc ép tim, làm trong 2 phút trước khi kiểm tra nhịp lặp lại. Các nhân viên cấp cứu nên đổi vai trò mỗi 2 phút để tránh mệt. Chất lượng CPR cần được theo dõi trên cơ sở các thông số cơ học hoặc sinh lý.

– Khi PEA/vô tâm thuđược xác định sau khi đã tiến hành 2 phút CPR, thì cần phải thực hiện các biện pháp cấp cứu tuần hoàn và hô hấp nâng cao như:

+ Thiết lập đường thở nâng cao như đặt thiết bị kiểm soát đường thở trên nắp thanh môn (supraglottic airways) hoặc nội khí quản nếu có thể.

+ Thiết lập đường truyền thuốc qua tĩnh mạch (IV) hoặc qua xương (IO) để cung cấp thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc vận mạch có thể được dùng càng sớm càng khả thi với các mục tiêu chính là tăng dòng máu tới cơ tim và não trong quá trình CPR và đạt được ROSC (xem thuốc điều trị trong khi làm CPR ở trên).

Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện mà không làm gián đoạn ép tim.

– PEA thường bị gây ra bởi một số nguyên nhân có thể hồi phục và có thể điều trị thành công nếu những nguyên nhân này được xác định và sửa chữa. Trong mỗi khoảng thời gian 2 phút CPR các nhân viên cấp cứu nên sử dụng bảng nguyên nhân “H và T” để xác định yếu tố có thể có khả năng gây ra ngừng tuần hoàn hoặc có thể làm phức tạp nỗ lực hồi sinh (xem Bảng 1).

Bảng 1: những nguyên nhân ngưng tim có thể điều trị

-Vô tâm thu thường là loại loạn nhịp giai đoạn cuối, thường xuất hiện sau khi bị VF hoặc PEA kéo dài, và vì thế tiên lượng thường rất xấu.

– Nếu BN bị PEA/vô tâm thu có ROSC trở lại, chăm sóc sau ngừng tuần hoàn cần được bắt đầu. Đặc biệt quan trọng là điều trị thiếu oxy máu, hạ huyết áp và chẩn đoán và điều trị sớm các nguyên nhân cơ bản của ngừng tim. Hạ thân nhiệt điều khiển có thể được xem xét khi BN hôn mê (xem bài viết sau).

3. MỘT SỐ CHÚ Ý TRONG KHI TIẾN HÀNH LÀM ACLS

3.1. Những can thiệp không được khuyến cáo dùng thường quy:

– Sử dụng atropin:những bằng chứng hiện có cho thấy việc sử dụng atropine thường quy trong hoạt động điện vô mạch hay vô tâm thu dường như không có lợi ích điều trị. Nên atropin đã bị loại bỏ trong phác đồ điều trị ngưng tuần hoàn.

– Sử dụng natri bicarbonate:

Nó có thể làm năng tình trạng toan tĩnh mạch trung tâm và bất hoạt đồng thời các chất catecholamine sử dụng.

+ Trong vài trường hợp đặc biệt: xảy ra đồng thời toan chuyển hóa, tăng kali máu, hay quá liều thuốc chống trầm cảm ba vòng, bicarbonate có thể có lợi.

+ Tuy nhiên, không khuyến cáo sử dụng thường quy natri bicarbonate cho những BN ngừng tim (mức khuyến cáo III, chứng cứ B).

+ Khi dung bicarbonate trong những trường hợp đặc biệt, liều khởi đầu là 1mEq/kg. Bất cứ khi nào có thể, bù bicarbonate nên được theo dõi dựa trên nồng độ bicarbonate hay lượng kiềm thiếu hụt.

– Sử dụng calcium: không được khuyến cáo sử dụng thường quy.

– Sử dụng tiêu sợi huyết: không được khuyến cáo sử dụng thường quy trong ngừng tim. Khi thuyên tắc phổi được nghĩ là nguyên nhân của ngừng tim thìcó thể xem xét dùng tiêu sợi huyết theo kinh nghiệm.

– Truyền dịch tĩnh mạch: nếu nghi ngờ ngừng tim là do mất lượng dịch lớn, ngừng tim do giảm thể tích tuần hoàn (thường có dấu hiệu trụy tuần hoàn tiến triển đến PEA) thì nên phục hồi thể tích lòng mạch nhanh chóng.

– Máy tạo nhịp: không khuyến cáo đặt máy thường quy trong ngừng tim.

3.2. Theo dõi trong khi thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR)

– Các thông số cơ học như tần số và độ sâu của thủ thuật ép tim ngoài lồng ngực và tần số thông khí nhân tạocần thiết được theo dõi trong khi thực hiện ACLS nhằm giúp các nhân viên cấp cứu tuân thủ các thông số khuyến cáo nâng cao chất lượng hồi sinh tim phổi (nghe nhịp đếm và quan sát hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng).

– Các thông số sinh học: cũng rất cần thiết theo dõi các thông số sinh học trong khi thực hiện ACLS nhằm giúphướng dẫn điều trị.

+ Mạch: sờ mạch cảnh trong lúc làm CPR không phản ánh hiệu quả tưới máu cơ tim, tưới máu não, sờ thấy mạch khi đã ngừng ép tim là một chỉ dấu đáng tin cậy có tuần hoàn trở lại.Tuy nhiên, sẽ mất thời gian khá lâu để kiểm tra mạch và rất khó xác định có mạch hay không. Do đó, không nên mất hơn 10 giây để kiểm tra mạch và nếu không cảm nhận có mạch trong thời gian đó nên bắt đầu ép tim.

+ CO 2 trong khí thở ra (ETCO 2): ETCO2 là nồng độ CO 2 trong khí thở ra ở cuối thì thở ra. Được biểu thị như áp suất riêng phần tính bằng mmHg (PETCO 2).Theo dõi định lượng PETCO 2 liên tục (có biểu đồ dạng sóng ở BN có NKQ) giúp đánh giá chất lượng CPR (ép đủ sâu, đủ nhanh và phát hiện người ép tim đuối sức), giúp tối ưu hóa ép tim, và giúp phát hiện tái lập tuần hoàn tự nhiên. Nếu có tăng đột ngột và hằng định PETCO 2 trong khi làm CPR là dấu chỉ tin cậy của tái lập tuần hoàn tự nhiên.

✓ Bình thường PETCO 2 trong khoảng 35 – 40 mmHg.

✓ Khi ngừng tuần hoàn,nếu không ép tim thì PETCO 2 sẽ gần bằng không mặc dù có thông khí.

✓ Khi bắt đầu CPR, PETCO 2 sẽ tương quan với cung lượng tim, áp lực tưới máu mạch vành (CPP) và áp lực tưới máu não trong khi làm CPR (có thể thay đổi khi dùng thuốc vận mạch).

✓ Nếu PETCO 2 < 10mmHg thì cần cải thiện chất lượng CPR bằng mọi cách.

+ Áp lực tưới máu mạch vành và huyết áp động mạch thì tâm trương

✓ Theo dõi áp lực tưới máu mạch vành trong khi làm CPR giúp theo dõi chất lượng thực hiện CPR, tối ưu ép tim và hướng dẫn sử dụng thuốc (có tương quan với cả tưới máu cơ tim và tái lập tuần hoàn tự nhiên):

Cpp = ADP – ADP.

Trong đó:

* CPP: áp lực tưới máu mạch vành (coronary perfusion pressure).

* ADP: áp lực tâm trương của động mạch chủ (aortic relaxation [“diastolic”] pressure).

* RADP: áp lực tâm trương nhĩ phải (right atrial relaxation [“diastolic”] pressure.

✓ Tuy nhiên theo dõi áp lực tưới máu mạch vành ít khi có sẵn trên lâm sàng bởi vì đo và tính toán đòi hỏi phải tính toán ghi nhận huyết áp ĐM và áp lực tĩnh mạch trung tâm.

✓ Huyết áp tâm trương trong lúc làm CPR là đáy của sóng áp lực trong pha giãn ngực của chu trình ép ngực và nó tương tự như huyết áp tâm trương khi tim co bóp.

✓ Một thay thế đáng tin cậy của CPP trong khi làm CPR là huyết áp tâm trương (đo bằng catheter động mạch quay, ĐM cánh tay, hoặc động mạch đùi). Huyết áp của các ĐM này gần tương tự HA tâm trương ĐM chủ trong khi làm CPR ở người. Nếu HA tâm trương < 20 mmHg, cần cố gắng cải thiện chất lượng CPR bằng cách tối các thông số ưu hóa ép tim hoặc dùng thuốc co mạch hoặc cả hai.

+ Độ bão hòa oxy trong máu tĩnh mạch trung tâm

✓ Nếu có sẵn, thì theo dõi Scvo 2 liên tục sẽ là công cụ rất hữu dụng theo dõi cung lượng tim và tình trạng cung cấp oxy khi làm CPR. Scvo 2 có thể được đo liên tục bằng catheter tĩnh mạch trung tâm có đầu sensor đo oxy, được đặt vào tĩnh mạch chủ trên. Scvo 2 có giá trị bình thường dao động trong khoảng 60% đến 80%.

✓ Trong trường hợp ngừng tim và CPR, những giá trị này dao động khoảng 25 đến 35%, cho thấy CPR không tạo đủ lưu lượng máu. Scvo 2 còn giúp nhanh chóng phát hiện tái lập tuần hoàn tự nhiên mà không cần gián đoạn ép tim để kiểm tra nhịp tim, mạch. Vì thế khi thiết bị theo dõi Scvo 2 đã có trước khi ngừng tim, thì nên đo Scvo 2 liên tục để theo dõi chất lượng CPR, giúp tối ưu hóa ép tim và phát hiện tái lập tuần hoàn tự nhiên trong khi ép tim hoặc khi kiểm tra thấy có nhịp tim.

✓ Nếu Scvo 2< 30%, cần cố gắng cải thiện chất lượng CPR bằng cách tối ưu hóa các thông số ép tim.

+ Đo Oxy xung mạch (Pulse Oximetry)

✓ Khi ngừng tuần hoàn, đo oxy xung mạch không cho tín hiệu đáng tin cậy bởi vì xung của dòng máu không đủ để tới giường mạch máu ở mô.

✓ Nhưng khi đo xung mạch oxy hiển thị dạng biểu đồ sóng thì rất có giá trị báo cho biết có tái lập tuần hoàn tự nhiên và có đảm bảo cung cấp oxy thích hợp sau khi có tái lập tuần hoàn.

+ Khí máu động mạch

✓ Theo dõi khí máu động mạch trong khi thực hiện CPR không phải là một chỉ dấu đáng tin cậy thể hiện độ nặng của giảm oxy máu, toan hô hấp (và như vậy không thông khí đủ trong khi thực hiện CPR), hoặc nhiễm toan chuyển hóa.

✓ Theo dõi khí máu thường qui khi thực hiện CPR không có giá trị rõ rệt.

+ Siêu âm tim

✓ Siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản có giá trị cao trong chẩn đoán các nguyên nhân gây ngừng tim có thể điều trị như chèn ép tim cấp, thuyên tắc phổi, thiếu máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ và có thể được xem xét áp dụng để hướng dẫn ra quyết định điều trị.

✓ Khi không thấy có vận động của tim trên siêu âm trong lúc hồi sinh có thể tiên đoán là không thể khôi phục tuần hoàn tự nhiên.

4. ĐIỀU TRỊ SAU HSTP: chiến lược điều trị

1. Tối ưu hóa chức năng tim phổi và tưới máu các cơ quan quan trọng sau khi khôi phục tuần hoàn tự nhiên.

2. Chuyển đến một bệnh viện thích hợp hoặc khoa hồi sức có khả năng điều trị toàn diện các mặt cho BN sau ngưng tim. BN nghi ngờ hội chứng vành cấp cần chuyển đến cơ sở có khả năng chụt và can thiệp mạch vành.

3. Xác định và điều trị hội chứng vành cấp và các nguyên nhân khác có thể đảo ngược được.

4. Kiểm soát nhiệt độ để tối ưu hóa phục hồi thần kinh.

5. Dự đoán , điều trị và ngăn ngừa rối loạn chức năng đa cơ quan. Điều này bao gồm việc tránh thông khí và cung cấp oxy quá mức. Đánh giá chức năng thần kinh làquan trọng, đặc biệt là phải xác định sớm được các rối loạn thần kinh có khả năng điều trị được, chẳng hạn như động kinh. Chẩn đoán co giật có thể khó, đặc biệt khi BN bị hạ thân nhiệt và dùng thuốc phong bế thần kinh cơ, thường cần làm điện não đồ trong các BN này.

5. QUYẾT ĐỊNH NGỪNG CẤP CỨU KHI HSTP THẤT BẠI:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ngừng cấp cứu hồi sinh tim phổi:

– Thời gian hồi sinh tim phổi kéo dài trên 30 phút nhưng không tái lập được nhịp tim hiệu quả (phục hồi tưới máu mô, nhịp tim ổn định).

– Điện tâm đồ ban đầu là vô tâm thu.

– Thời gian từ lúc bệnh nhân ngừng tim đến lúc được bắt đầu hồi sinh tim phổi muộn.

– Bệnh nhân lớn tuổi kèm nhiều bệnh nặng.

– Mất phản xạ thân não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hazinski MF, Nolan JP, Billi JE, et al (2010). Part 1: Executive summary: 2010 International Consensus on Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care Science With Treatment Recommendations. Circulation; 122:S250.

2. Hunziker S, Johansson AC, Tschan F, et al (2011). Teamwork and leadership in cardiopulmonary resuscitation. J Am Coll Cardiol; 57:2381.

Biến Chứng Bệnh Lupus Ban Đỏ (Thận, Tim, Phổi, Thần Kinh)

Lupus ban đỏ là bệnh lý diễn biến phức tạp, phát triển theo từng đợt, đợt sau thường nặng hơn đợt trước. Nếu không được điều trị phù hợp, các biến chứng của Lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, xương khớp, thận, hô hấp, tiêu hóa. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

8 biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ

1. Biến chứng Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến cơ xương khớp

Các biến chứng cơ xương khớp của bệnh Lupus ban đỏ có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Các biến chứng thường bao gồm:

Khoảng 90% bệnh nhân Lupus ban đỏ bị viêm đa khớp hoặc viêm đa cơ. Về mặt giải phẫu, người bệnh có thể bị viêm màng hoạt dịch nhẹ, biến dạng các khớp hoặc bị tổn thương gân và dây chằng.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể thay đổi cấu trúc khớp, đau cơ, khớp. Các cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong các đợt bùng phát của bệnh.

Biến chứng này ảnh hưởng khoảng 5 – 12% bệnh nhân Lupus ban đỏ. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh bị ảnh hưởng đến xương đùi hoặc xương chày. Người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau ở vùng mông, háng hoặc đầu gối.

Khi thực hiện chụp X – quang đơn giản có thể thấy không gian khớp bị thu hẹp và xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp. Hình ảnh từ MRI có thể xác định vị trí hoại tử vô mạch để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau và đề nghị vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh cần can thiệp phẫu thuật để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

Trong một số trường hợp, người bệnh Lupus ban đỏ có thể xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn ở các khớp độc lập. Tình trạng này được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn và được chẩn đoán bằng việc xét nghiệm chất lỏng hoạt dịch ở khớp.

Đây là một biến chứng của Lupus ban đỏ ít phổ biến. Tuy nhiên, nếu nhận thấy dấu hiệu bị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức.

2. Bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận

Các vấn đề về thận có ảnh hưởng đến hầu hết các trường hợp Lupus ban đỏ. Lupus ban đỏ biến chứng thận được phân loại như sau:

Đây là biến chứng thận phổ biến nhất đối với người bệnh Lupus ban đỏ, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận hoặc có các vấn đề khác về thận. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không có bất cứ các triệu chứng nhận biết nào. Tuy nhiên, một số khác có thể bị sưng chân hoặc mắt cá chân (do tích trữ nước).

Dấu hiệu nhận biết các vấn đề thận phổ biến khác bao gồm: Xuất hiện Protein, máu hoặc bạch cầu trong nước tiểu.

Trong một số trường hợp, các vấn đề về thận có thể nghiêm trọng đến mức khiến thận ngừng hoạt động hoặc mất chức năng một cách hoàn toàn. Tùy thuộc vào loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng của biến chứng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kiểm soát Lupus ban đỏ, lọc thận hoặc ghép thận.

Có khoảng 50% người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống xuất hiện tình trạng viêm thận Lupus. Các dấu hiệu phổ biến thường là tăng tăng Creatinine trong nước tiểu, tiêu ra máu, nồng độ Albumin huyết thanh thấp hoặc bệnh thận với Protein niệu đáng kể.

Viêm thận Lupus cần được nhập viện để đánh giá các nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.

3. Lupus ban đỏ biến chứng thần kinh

Biến chứng Lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Các vấn đề bao gồm đau đầu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Cụ thể các biến chứng như sau:

Rối loạn đau đầu phổ biến ở bệnh nhân Lupus ban đỏ và có xu hướng gia tăng theo các đợt phát bệnh. Việc điều trị thường tương tự như điều trị chứng đau đầu thông thường.

Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu như thiếu hụt thần kinh khu trú, đau đầu kéo dài, viêm màng não hoặc sốt, cần tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc quét chọc dò thắt lưng để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.

Lo lắng và trầm cảm được cho là ảnh hưởng đến 75% người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Tình trạng này có thể phát triển thành mãn tính và tác động trực tiếp lên não của người bệnh.

Người bệnh bị rối loạn lo âu thường xuyên bị căng thẳng, sai lầm trong phán đoán, khó tập trung, mất trí nhớ nhẹ và thỉnh thoảng có thể có các hành động như bị động kinh.

Có khoảng 10% bệnh nhân Lupus ban đỏ có các bệnh lý về thần kinh ngoại biên dưới dạng đơn nhân hoặc đa nhân.

Các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm: Rối loạn thị lực, yếu cơ mặt, chóng mặt, mất kiểm soát ở tay và chân, có cảm giác tê mỏi ở bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân.

Lupus ban đỏ có thể gây xuất huyết não, viêm mạch máu thần kinh trung ương, tắc mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến đột quỵ và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, vui lòng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có khoảng 15 – 35% người bệnh Lupus ban đỏ bị động kinh, co giật. Các cơn động kinh cần được điều trị và có biện pháp phòng ngừa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Đây là tình trạng huyết khối xuất hiện ở màng cứng của xoang và thường biểu hiện như một cơn đau đầu nhẹ, không thường xuyên. Việc chẩn đoán huyết khối xoang màng cứng được thực hiện thông qua CT và MRI để có biện pháp khắc phục kịp lúc.

Người bệnh Lupus ban đỏ rất dễ bị viêm mạch thần kinh trung ương. Các biểu hiện tiêu biểu bao gồm co giật, rối loạn tâm thần, suy giảm nhận thức, thay đổi trạng thái thần kinh hoặc hôn mê.

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu của bệnh nhân rất nhẹ hoặc hầu như không diễn ra. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác xét nghiệm và điều trị kịp lúc. Đôi khi bác sĩ cần tiến hành chụp động mạch hoặc sinh thiết não để chẩn đoán và điều trị tình trạng viêm mạch thần kinh trung ương.

Viêm tủy ngang và huyết khối động mạch cột sống:

Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác hoặc chức năng vận động của chi dưới. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị áp xe ngoài màng cứng, đặc biệt là ở bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Đây là biến chứng Lupus ban đỏ hiếm khi gặp ở hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, nếu xảy ra người bệnh có thể bị viêm màng não kết hợp với đau đầu hoặc thiếu hụt thần kinh khu trú.

4. Biến chứng của Lupus ban đỏ lên da

Có khoảng 90% bệnh nhân Lupus ban đỏ bị phát ban đỏ dạng bướm ở mũi và hai bên má. Ngoài ra, một số người có thể bị rụng tóc, hình thành sẹo ở mặt, tai và da đầu.

Những bệnh nhân này thường có da nhạy cảm, xuất hiện phát ban da có dạng như hồng cầu hoặc hình khuyên. Tổn thương có thể là cấp tính hoặc bán cấp tính.

Một số bệnh nhân có thể bị lở loét miệng hoặc mũi. Tuy nhiên, các vết loét này thường không gây đau đớn.

Nhiễm khuẩn thứ cấp của Lupus ban đỏ thường gây phát ban hoặc loét da. Một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm mô tế bào và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê các loại thuốc Corticosteroid tại chỗ và đề nghị người bệnh tránh ánh nắng trực tiếp để cải thiện tình trạng.

Người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể bị viêm mạch máu độc lập. Điều này mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên có thể dẫn đến viêm mạch hệ thống.

Các triệu chứng viêm mạch hệ thống thường bao gồm: Ớn lạnh, đau tức ngực, ho ra máu, đau bụng hoặc thay đổi màu sắc nước tiểu. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chức năng gan, công thức máu và phân tích nước tiểu để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cụ thể.

5. Biến chứng Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến phổi

Các vấn đề về phổi thường ít gặp hơn đối với người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, nếu xảy ra các biến chứng có thể bao gồm:

Có khoảng 1 trong 3 bệnh nhân Lupus ban đỏ bị viêm màng phổi, có hoặc không có tràn dịch phổi. Tình trạng này được điều trị bằng thuốc chống viêm không Steroid hoặc Corticosteroid nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân Lupus ban đỏ có thể bị tăng huyết áp phổi gây huyết khối hoặc tắc động mạch phổi mạn tính. Tuy nhiên, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể cần điều trị khẩn cấp nếu có dấu hiệu suy tim.

Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong ở bệnh nhân Lupus ban đỏ, đặc biệt là người bệnh huyết khối tắc mạch. Bệnh thuyên tắc phổi là một tình trạng tương đối khẩn cấp và cần tiến hành điều trị phù hợp.

Tình trạng này có thể dẫn đến các dấu hiệu giống như viêm phổi nặng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Ho, sốt, khó thở, thiếu oxy đến phổi.

Viêm phổi do Lupus ban đỏ là bệnh bùng phát, không phải do nhiễm trùng. Mặc dù không thể phân biệt được với viêm phổi thông thường nhưng tỷ lệ tử vong do viêm phổi Lupus ban đỏ thường cao gấp đôi viêm phổi thông thường.

Hội chứng xuất huyết phế nang lan tỏa:

Đây là một biến chứng tương đối hiếm gặp những có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50 – 90% các trường hợp. Hầu hết người bệnh đều có các triệu chứng phổ biến như ho, sốt, khó thở và thiếu oxy.

Hội chứng xuất huyết phế nang lan tỏa thường được điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng và nguy cơ biến chứng. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, điều trị bằng Corticosteroid hoặc các liệu pháp chuyên môn khác.

6. Biến chứng của Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến tim

Các vấn đề về tim do Lupus ban đỏ gây ra thường bao gồm:

Viêm màng ngoài tim có hoặc không có tràn dịch màng ngoài tim là biến chứng tương đối phổ biến ở bệnh nhân Lupus ban đỏ. Các dấu hiệu nhận biết thương bao gồm: Xuất hiện với cơn đau thắt ngực, nhịp tim nhanh và tăng đoạn ST lan tỏa trên điện tâm đồ.

Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng Corticosteroid.

Khoảng 60% người bệnh Lupus ban đỏ xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở van tim. Hầu hết các trường hợp, người bệnh không có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết cụ thể. Bệnh thường được phát hiện thông qua siêu âm hoặc theo dõi tiến triển Lupus ban đỏ lâm sàng.

Người bệnh có vấn đề về van tim rất dễ bị đột quỵ, tắc mạch ngoại biên, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy tim sung huyết hoặc tử vong.

Một số bệnh nhân bị thoái hóa van tim nặng có thể bị xơ hóa van tim, viêm nội tâm mạc, khó thở hoặc đau ngực.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn nội tâm mạc và gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Thay đổi tính chất tế bào hồng cầu, mang oxy, bạch cầu, chống nhiễm trùng, tiểu cầu và chất chống đông máu.

Phá hủy các tế bào hồng cầu gây thiếu máu. Số lượng bạch cầu thấp hoặc số lượng tiểu cầu thấp, gây thiếu máu cục bộ.

Sản xuất ra các tế bào đông máu khiến máu dễ bị đông. Điều này có thể gây ra một tình trạng được gọi là hội chứng kháng thể Antiphospholipid, dẫn đến các đông máu nhẹ hoặc nghiêm trọng.

8. Biến chứng Lupus ban đỏ đến hệ thống tiêu hóa

Các vấn đề trong hệ thống tiêu hóa không phổ biến với bệnh nhân Lupus ban đỏ. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể bao gồm:

Đau bụng, đau dạ dày, thường kèm buồn nôn và nôn.

Gan trướng to.

Viêm phục mạc, viêm tuyến tụy.

Khó tiêu, khó nuốt.

Khô miệng.