Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Kế Toán Dòng Tiền Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Kế Toán Dồn Tích Và Kế Toán Dòng Tiền

Hướng dẫn cách phân biệt kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền . Kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền

Kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một trong hai phương pháp kế toán làm nền tảng cho hệ thống kế toán:

Kế toán dồn tích (Accrual basis) và Kế toán dựa trên dòng tiền (Cash basis).Chế độ kế toán Việt Nam quy định các doanh nghiệp phải hạch toán kế toán dựa trên phương pháp kế toán dồn tích nhằm đảm bảo tính Phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Accrual basis, từ nguyên gốc theo tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam là Kế toán dồn tích. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản, Accrual basis là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Dự thu – Dự chi.

Một ví dụ điển hình của phương pháp Kế toán dồn tích là hoạt động bán chịu. Doanh thu được ghi nhận vào sổ kế toán khi phát hành hoá đơn, giao hàng thay vì vào thời điểm thu được tiền. Tương tự, một khoản chi phí phát sinh và được ghi nhận khi hàng đã được đặt mua hoặc đã chấm công cho công nhân thay vì thời điểm thanh toán tiền.

Kế toán dựa trên dòng tiền

Cash basis, từ nguyên gốc theo tiếng Anh, nhiều khi được hiểu và dịch sai thành “Cơ sở tiền mặt”. Thực chất, cash basis là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Thực thu – Thực chi tiền. Phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền là phương pháp đơn giản nhất. Theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền.

Chọn Phương pháp kế toán nào cho phù hợp

Theo phương pháp này, thu nhập có thể được ghi nhận vào năm tài chính sau, trong khi chi phí hay giá vốn có thể đã được ghi nhận trước, tại thời điểm thanh toán. Do đó, nó đảm bảo nguyên tắc Thận trọng trong kế toán cũng như Thận trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, cơ quan thuế vẫn chưa chấp thuận cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp này.

Hướng dẫn cách phân biệt kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền

Kết hợp giữa Kế toán dựa trên dòng tiền và Kế toán dồn tích

Cũng như Việt Nam, tại một số nước trên thế giới, cơ quan thuế vẫn chưa chấp thuận cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền. Tuy nhiên, do ưu điểm là rất đơn giản, một số doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp kế toán này cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm tài chính, và vào cuối năm tài chính thực hiện CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH để chuyển Báo cáo tài chính thành lập-theo-kế-toán-dồn-tích.

Họ đã làm như thế nào? Trong kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu tại thời điểm thu được tiền và chi phí tại thời điểm chi tiền. Các hoá đơn phát hành và hoá đơn chi phí phát sinh được theo dõi chi tiết ngoại bảng.

Tại thời điểm cuối năm tài chính, kế toán thống kê lại các hoá đơn bán hàng đã phát hành nhưng chưa được thanh toán, và thực hiện lập bút toán điều chỉnh tăng doanh thu và các khoản phải thu

Nợ 131 (Phải thu khách hàng) Có 511 (Doanh thu bán hàng & CCDV)

Kế toán thống kê các hoá đơn chi phí đã phát sinh nhưng chưa thanh toán tiền, và lập bút toán điều chỉnh tăng chi phí và các khoản phải trả.

Nợ Chi phí Có 331 (Phải trả người bán)

Như vậy, công ty vẫn đảm bảo tuân thủ theo Phương pháp Kế toán dồn tích. Thông thường các hoá đơn chưa thu tiền hoặc chưa thanh toán còn lại rất ít. Do đó, đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc hạch toán kết hợp như vậy rất thuận lợi cho công tác quản lý, đặc biệt là đối với hình thức Doanh nghiệp tư nhân, khi ông chủ là người quản lý túi tiền.

Hướng dẫn cách phân biệt kế toán dồn tích và kế toán dòng tiền

Phương Pháp Kế Toán Một Số Giao Dịch Chủ Yếu Trong Kế Toán Vốn Bằng Tiền

Mục đích của công tác hạch toán vốn bằng tiền nhằm nghiên cứu quá trình vận động của tiền, giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn khái quát quá trình lưu chuyển tiền tệ tại đơn vị để đưa ra những quyết định kinh doanh tại những thời điểm thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. học kế toán trên mạng

Phương pháp kế toán tiền mặt trong doanh nghiệp

– Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm. hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. thuế bảo vệ môi trường, kế toán phần ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có chứng chỉ kế toán trưởng

thuế, các khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi phi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

– Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt. ghi:

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

– Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 71 – Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

– Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của các công ty khác bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)

Có các TK 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344.

– Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111. 1112)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

– Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho cúc hoạt động chung. ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 111 – Tiền mặt

– Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết…, ghi:

Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên), mua TSCĐ, chỉ cho hoạt động đầu tư XDCB:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK I51, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 – Tiền mặt

+ Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

– Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (6111, 6112)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

– Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt sử dụng ngay vào sản xuất. kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 621.623. 627, 641, 642…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 – Tiền mặt.

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả thuế GTGT.

– Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336. 338, 341

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:

Nợ các TK 635, 811,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).

– Kế toán hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn TK 171 – Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ.

Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng trong doanh nghiệp

– Khi bán sản phẩm. hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng TGNH, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

– Khi nhận được tiền của ngân sách nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

– Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 711 – Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

– Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, phi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

– Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

Có các TK 128, 131, 136, 141, 244, 344.

– Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoäc chủ phí tài chính, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có các TK 22), 222, 228 (giá vốn)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

– Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

– Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, chuyển tiền gửi ngân hàng đi ký quỹ, ký cược, phi

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng,

– Mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết… bằng tiền gửi ngân hàng, phi:

Nợ các TK 121, 128. 221, 222, 228

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

– Mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên). mua TSCĐ, chỉ cho hoạt động đầu tư XDCB bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156. 157, 211, 213, 241

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

+ Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

Phương pháp kế toán tiền đang chuyển trong doanh nghiệp

a) Thu tiền bán hàng, tiễn nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng (không qua quỷ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 131 – Phẩm thụ của khách hàng (thu nợ của khách hàng)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 3341 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

b) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112).

c) Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở ngân hàng để trả cho chủ ng nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, phí:

Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

đ) Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, phí:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

Có TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132).

e) Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132).

g) Việc đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển được thực hiện lương tự phương pháp kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền mặt (xem tài khoản 111)

Phương Pháp Định Khoản Kế Toán Các Nghiệp Vụ Về Tiền Lương

Phương pháp định khoản kế toán các nghiệp vụ về tiền lương

1. Tài khoản sử dụng để định khoản kế toán tiền lương

Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên.

+ Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

+ Kết cấu:

Bên Nợ:

– Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

– Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã ứng cho người lao động.

Bên Có:

– Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động.

Dư Nợ: (Nếu Có): Số đã trả thừa cho người lao động.

Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên được chi tiết theo hai nội dung:

+ TK 3341 – Tiền lương.

     + TK 3342 – Các khoản khác.

2. Cách định khoản các nghiệp vụ chủ yếu về tiền lương

Nợ TK 622 – Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 (6271) – Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp và nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641 (6411) – Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 (6421) – Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh           nghiệp

Nợ TK 241 – Tiền lương phải trả cho công nhân xây dựng CB, sửa chữa TSCĐ.

Có TK 334 – Tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng.

2-Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho người lao động:

Nợ TK 622 – Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 (6271) – Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho lao động gián tiếp và nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641 (6411) – Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 (6421) – Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241 – Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho công nhân xây dựng CB, sửa chữa TSCĐ.

Có TK 334 – Tổng Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho công nhân viên trong tháng.

3- Số tiền thưởng phải trả cho người lao động:

Nợ TK 353 (3531) – Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.

Nợ TK 622 – Tiền thưởng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 (6271) – Tiền thưởng phải trả cho lao động gián tiếp và nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641 (6411) – Tiền thưởng phải trả cho nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 (6421) – Tiền thưởng phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241 – Tiền thưởng phải trả cho công nhân xây dựng CB, sửa chữa TSCĐ.

Có TK 334 – Tổng tiền thưởng phải trả.

4- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên.

Nợ TK 334 – Số phải khấu trừ

Có TK 338: Các khoản trích theo lương trừ vào thu nhập người lao động

Có TK 333(3335) – Thuế thu nhập cá nhân

Có TK 141 – Số tạm ứng trừ vào lương

Có TK 138 – Các khoản bồi thường vật chất

5- Thanh toán lương, các khoản khác cho công nhân viên:

Nợ TK 334 – Các khoản đã thanh toán

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

6- Trả lương cho người lao động bằng sản phẩm:

a.Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 155; 154, 156

b.Phản ánh doanh thu

Nợ TK 334

Có TK 511(5111, 5112)

Có TK 3331

7-Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh:

Nợ TK 334

Có TK 338 (3388).

8-Khi trả lương cho người lao động đi vắng kỳ nhận lương, nay đã về.

Nợ TK 338

Có TK 111, 112

3. Ví dụ các nghiệp vụ tiền lương

Công ty NewTrain có tài liệu tháng 8/2018, như sau (đơn vị : 1.000đ)

Ngày 2/8, tạm ứng lương cho người lao động bằng tiền mặt. Trong đó: CNSXSP 10.000; NVQLPX 5.000; NVBH 6.000; NVQLDN 15.000.

2.Ngày 31/8, tính lương phải trả tháng 8. Trong đó: CNSXSP 100.000; NVQLPX 30.000; NVBH 26.000; NVQLDN 50.000.

3.Ngày 31/8, tính tiền ăn ca phải trả trong tháng. Trong đó: CNSXSP 15.000; NVQLPX 4.000; NVBH 5.000; NVQLDN 12.000.

4.Ngày 31/8, tính tiền thưởng thi đua phải trả trong tháng. Trong đó: CNSXSP 15.000; NVQLPX 3.000; NVBH 2.000; NVQLDN 5.000.

5.Ngày 31/8, chi tiền lương T8 cho người lao động bằng tiền mặt sau khi trừ các khoản giảm trừ .

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên tại công ty NewTrain trong tháng 8/2018.

Lời giải (ĐVT: 1.000 đ)

Ngày 2/8, tạm ứng lương cho người lao động bằng tiền mặt

Nợ TK 334: 36.000

Có TK 111: 36.000

2.Ngày 31/8, tính lương phải trả tháng 8/N

Nợ TK 622: 100.000

Nợ TK 627: 30.000

Nợ TK 641: 26.000

Nợ TK 642: 50.000

Có TK 334: 206.000

3.Ngày 31/8, tính tiền ăn ca phải trả trong tháng

Nợ TK 622: 15.000

Nợ TK 627: 4.000

Nợ TK 641: 5.000

Nợ TK 642: 12.000

Có TK 334: 36.000

4.Ngày 31/8, tính tiền thưởng thi đua phải trả trong tháng

Nợ TK 353 (3531): 25.000

Có TK 334: 25.000

5.Ngày 31/8, chi tiền lương T8 cho người lao động bằng tiền mặt

Nợ TK 334: 199.000

Có TK 111: 199.000

 Bài 1: Hạch toán tính lương

Trung tâm đào tạo NewTrain

Hotline: 098.721.8822

Fanpage: Kế Toán Newtrain –  Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế

Email: daotao.newtrain@gmail.com

0/5

(0 Reviews)

Phương Pháp Kế Toán Là Gì Và Các Phương Pháp Kế Toán Cơ Bản

Phương pháp kế toán là gì?

Phương pháp kế toán là những phương thức, biện pháp để ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin về tài chính, kinh tế cho những người đưa ra quyết định. Dựa vào những thông tin này, chúng ta có thể đưa ra những quyết định chính xác dựa vào tình hình tài chính thực tế của công ty.

Các phương pháp kế toán phổ biến nhất hiện nay

Phương pháp tính giá

Là phương pháp dùng các loại thông tin để kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại sản phẩm như: tài sản, sản phẩm, vật tư, lao vụ..

Đây là một trong các phương pháp kế toán phổ biến và đơn giản nhất, được các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng. Nó không yêu cầu quá nhiều kỹ năng khi sử dụng phương pháp kế toán này.

Phương pháp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toàn là phương pháp kiểm tra thông tin và sự tạo thành quá trình và nghiệp vu kinh tế. Mọi hoạt động và nghiệp vụ phải được cấp những giấy tờ gọi là chứng từ hoặc vật chứa đựng thông tin kinh tế. Mục đích để dựa vào đó làm bằng chứng xác minh sự phát sinh và hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế. Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và hình thành các mối quan hệ kinh tế pháp lý đối với những đối tượng cần khai báo, kiểm tra hoạt động kinh doanh sản xuất.

Phương pháp đối ứng tài khoản

Đây là phương pháp kiểm tra và rà soát thông tin kinh tế phát sinh trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp. Phương pháp này được thể hiện qua các mối quan hệ biến chứng phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Phương pháp này được hình thành bởi sự kết hợp giữa hai phương pháp, phương pháp tài khoản và phương pháp ghi sổ kép. Đây là cũng là một trong các phương pháp kế toán được nhiều người sử dụng.

Phương pháp cân đối và tổng hợp kế toán

Là phương pháp khái quát tình hình về tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của một đơn vị qua từng cột mốc thời kỳ nhất định bằng các báo cáo mang tính tổng hợp và cân bằng về kế toán như: bảng cân bằng kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo sự dịch chuyển của dòng tiền trong doanh nghiệp…

Tóm lại, có 4 phương pháp kế toán phổ biến hiện nay đang được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, công ty đó chính là: phương pháp tính giá, phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán và phương pháp tổng hợp, cân bằng kế toán. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khát nhau. Nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ bổ trợ những khiếm khuyết cho nhau. Tùy vào nhiệm vụ và mục đích cung cấp thông tin mà quý khách hãy chọn cho mình phương pháp kế toán phù hợp nhất.

Tim Sen – Đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán

Với hơn 10 năm kinh nghiệp, Tim Sen tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các phương pháp kế toán cho hơn 800 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Với độ ngũ kế toàn dày dặn kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, chúng tôi cám kết sẽ mang lại cho quý khách dịch vụ kế toán với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ cũng như chính sach giá cả phải chăng.

Nếu bạn đang có nhu cầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, thành lập công ty, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới. Đảm bảo chất lượng phục vụ và dịch vụ của chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng.

Thông tin liên hệ

Dịch vụ kế toán Tim Sen

Địa chỉ: 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TPHCM

Điện thoại: (028)71 069 069

Hotline: 0903 016 246

Email: info@timsen.vn

Website: https://timsen.vn/

Continue Reading