Top 9 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Lai (Hybrid Là Gì) Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Kỹ Thuật Lai Tại Chỗ (In Situ Hybridization Ish)

Lai tại chỗ (In situ hybridization- ISH) là phương pháp lai sử dụng một đoạn ADN, ARN bổ sung hoặc một đoạn axit nucleic đã biến đổi (gọi là đầu dò) để xác định vị trí của một trình tự ADN hay ARN nhất định trên một phần mẫu mô (tại chỗ), hoặc với kích thước mẫu nhỏ như hạt cây, phôi ruồi giấm Drosophila thì tiến hành lai trên toàn bộ mẫu nguyên vẹn (Lai tại chỗ toàn bộ) ở tế bào thường và các tế bào khối u tuần hoàn di căn (circulating tumor cells – CTCs). Lai tại chỗ khác với nhuộm miễn dịch huỳnh quang, phương pháp nhuộm miễn dịch thường dùng để xác định vị trí của protein trên mẫu mô.

Lai tại chỗ là một kỹ thuật hiệu quả để xác định các loại mARN nhất định trong từng tế bào của các mẫu mô, nhằm tìm hiểu các quá trình sinh lý và phát sinh bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều bước, cần tối ưu hóa cho từng loại mô và cho mỗi loại đầu dò sử dụng. Để có thể giữ mARN đích trong các mô, người ta thường sử dụng các chất cố định liên kết chéo (ví dụ như formaldehyde).

Lai tại chỗ thường được sử dụng để phát hiện vị trí của các trình tự axit nucleic nhất định trên nhiễm sắc thể hoặc mô, đây là kỹ thuật rất quan trọng giúp hiểu cấu trúc sắp xếp, quá trình điều hòa và chức năng của các gen. Các kỹ thuật cơ bản quan trọng hiện nay được sử dụng gồm: lai tại chỗ giữa mARN với các đầu dò ARN hoặc các đoạn nucleotide ngắn (cả hai đều được đánh dấu phóng xạ và đánh dấu hapten); phân tích dưới kính hiển vi quang học và điển tử; lai tại chỗ trên toàn bộ mẫu; phát hiện cả ARN và ARN liên kết với protein; và lai huỳnh quang tại chỗ để dò tìm các trình tự nhiễm sắc thể. Lai tại chỗ ADN có thể được sử dụng để xác định cấu trúc của nhiễm sắc thể. Ví dụ như lai huỳnh quang tại chỗ ADN được sử dụng để đo lường và xác định vị trí các loại ARNs (ARNs thông tin, lncARNs_ ARN dài không mã hóa, và miARNs) trên tế bào, trên mẫu mô một phần, mẫu nguyên vẹn và các tế bào khối u tuần hoàn di căn (CTCs). Phương pháp lai tại chỗ được phát minh bởi Joseph G. Gall.

Đầu dò ARN có thể được thiết kế cho bất kỳ gen nào hay một đoạn trình tự nào trong gen để phát hiện mARN, lncARN và miARN trong các mô và tế bào. Nguyên tắc của lai FISH là xem xét chu trình nhân lên của tế bào, đặc biệt ở pha trung gian của nhân tế bào để tìm các bất thường trong nhiễm sắc thể. Việc lai giữa đầu dò và đoạn nucleic trong tế bào tạo ra tín hiệu giúp phát hiện các bất thường. Mỗi đầu dò để xác định mARN và lncARN gồm 20 cặp oligonucleotide, mỗi đoạn có độ dài khoảng 40-50 bp (basepair = cặp bazơ). Đối với việc phát hiện miARN, các đầu dò sử dụng tính đặc hiệu hóa học để phát hiện các miARN và các đầu dò này bổ sung toàn bộ trình tự miARN.

Các đầu dò thường là các đoạn ADN tách chiết, tinh sạch và khuếch đại cho việc sử dụng trong Dự án giải mã hệ gen người. Để bảo tồn các đoạn trình tự ADN riêng biệt này, chúng được cài vào hệ thống quần thể vi khuẩn và được nhân lên liên tục. Tách dòng các quần thể vi khuẩn, mỗi quần thể sẽ lưu trữ một nhiễm sắc thể nhân tạo đơn lẻ, được bảo quản tại nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới. Các nhiễm sắc thể nhân tạo (BAC) có thể sinh trưởng, tách chiết và đánh dấu trong bất kỳ phòng thí nghiệm nào. Các đọan này có trình tự tới 100 nghìn cặp bazơ và là nền tảng tạo ra hầu hết các đầu dò cho lai FISH.

Thông thường ba mẹ của những đứa trẻ mắc những khuyết tật về sự phát triển muốn biết nhiều hơn về tình trạng của con họ trước khi lựa chọn có thêm đứa con nữa. Nỗi lo lắng này có thể được giải quyết bằng phân tích ADN của bố mẹ và đứa con. Trong trường hợp khuyết tật của đứa con chưa được hiểu rõ ràng, nguyên nhân gây khuyết tật có thể được xác định được khi sử dụng kỹ thuật lai FISH và các kỹ thuật nghiên cứu di truyền tế bào.

Trong y học, FISH có thể được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá tiên lượng, hoặc đánh giá sự tái phát của một bệnh, ví dụ như ung thư. FISH cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm các tế bào bị bệnh dễ hơn so với các phương pháp di truyền tế bào khác, vì các phương pháp đó thường đòi hỏi các tế bào đang ở pha phân chia, đòi hỏi thời gian, các bước chuẩn bị thủ công tốn thời gian, sức lực và kinh nghiệm của kỹ thuật viên khi phân tích tiêu bản. Ngược lại, phương pháp lai FISH không cần đòi hỏi tế bào sống và có thể đánh giá định lượng một cách tự động, máy tính có thể đếm các điểm huỳnh quang. Tuy nhiên, kỹ thuật viên yêu cầu phải được đào tạo mới có thể phân biệt được sự khác biệt nhỏ giữa các kiểu sắp xếp của các băng trên các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa khi chúng bị bẻ cong hay xoắn lại. Kỹ thuật lai FISH có thể được tích hợp thành thiết bị vi lỏng “Lab-on-a-chip”.

Lai FISH thường được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng. Nếu một bệnh nhân bị nhiễm một tác nhân gây bệnh, vi khuẩn từ mô hoặc dịch của bệnh nhân thường được nuôi trên thạch agar để xác định chủng loại của tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều chủng vi khuẩn, thậm chí là những chủng loài đã biết rõ lại không thể sinh trưởng tốt trong điều kiện phòng thí nghiệm. Lai FISH có thể được sử dụng trong trường hợp này để trực tiếp phát hiện sự có mặt của tác nhân nghi ngờ gây bệnh trên các mẫu mô của bệnh nhân.

FISH cũng có thể được sử dụng để so sánh hệ gen của hai loài sinh học nhằm tìm ra mối quan hệ tiến hóa. Đầu dò lai FISH vi khuẩn thường là các đoạn mồi cho vùng 16s ARN ribosome.

FISH được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sinh thái học vi sinh, để xác định các loài vi sinh vật. Ví dụ như màng sinh học (biofilm) thường được cấu thành từ phức hệ tổ chức đa loài vi khuẩn. Việc tạo đầu dò cho một loài vi khuẩn và thực hiện lai FISH với đầu dò này cho phép quan sát sự phân bố của loài này trên màng sinh học. Việc tạo các đầu dò (hai màu khác nhau) cho hai loài vi khuẩn cho phép quan sát vị trí của hai loài trên màng sinh học và có thể hữu ích trong việc xác định kết cấu ổn định của màng sinh học.

Kiểu nhân số hóa thực là một phương pháp thay thế lâm sàng và ít tốn kém bởi sử dụng tấm lai huỳnh quang tại chỗ (FISH panels) và hàng ngàn tới hàng triệu đầu dò trên một dãy đơn lẻ để phát hiện những thay đổi về số bản sao trên toàn bộ hệ gen ở độ phân giải rất cao.

Lai Hai Cặp Tính Trạng Là Gì? Phương Pháp Giải Bài Tập Lai Hai Cặp Tính Trạng

Lai 2 cặp tính trạng là gì? Bài tập lai hai cặp tính trạng sinh học 9

Khái niệm lai hai cặp tính trạng là gì?

Lai hai cặp tính trạng là việc dùng 2 cặp bố mẹ thuần chủng nhưng khác nhau về tính trạng và các tính trạng này có sự tương phản.

Để nghiên cứu và tìm hiểu về lai hai cặp tính trạng, Gregor Mendel đã thí nghiệm bằng cách lai hai loại đậu Hà Lan thuần chủng và có sự khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản.

Từ đó, ông đã rút ra kết luận rằng, khi lai hai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì ta sẽ có được kiểu hình F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích của các tính trạng hợp thành nó.

Đặc biệt, khi ta lai hai cặp tính trạng có thể tạo ra sự biến dị tổ hợp, tức là sự xuất hiện của các loại kiểu hình khác. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lai hai cặp tính trạng và lai một cặp tính trạng.

Bài tập lai hai cặp tính trạng sinh học 9

Bài toán thuận lai 2 cặp tính trạng

Với dạng bài toán thuận, ta sẽ được biết KG, KH của P. Qua đó xác định tỉ lệ KG, KH của F.

Để giải dạng toán thuận, trước tiên ta cần quy ước gen dựa trên giả thiết của đề bài. Sau đó Từ KH của P sau đó xác định KG của P. Cuối cùng, lập sơ đồ lai và xác định KG của F rồi cuối cùng xác định KH của F.

Bài toán nghịch lai hai cặp tính trạng

Đầu tiên, xác định tỉ lệ KH của F.

Tiếp theo, phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F để suy ra KG của P về cặp tính trạng đang xét suy ra KH của P.

Với tỉ lệ (F_{1}=3:1) thì cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.

Với tỉ lệ (F_{1}=1:2:1) thì cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét và tính trội không hoàn toàn.

(F_{1}) đồng tính trội thì ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn do đó cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.

Tỉ lệ (F_{1}=1:1) thì 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.

Xét chung 2 cặp tính trạng để suy ra KG ở hai cặp tính trạng của bố mẹ

Cuối cùng, lập sơ đồ lai minh họa.

Phương pháp giải bài tập lai hai cặp tính trạng sinh học 9

Bên cạnh dạng toán thuận và dạng toán nghịch, ta có thể chia thành các dạng cụ thể như sau:

Dạng 1: Xác định tỉ lệ của giao tử

Với dạng bài tập lai hai cặp tính trạng này, ta cần ghi nhớ và phân biệt giao tử chỉ mang 1 alen với mỗi cặp alen.

Nếu ta gọi n là số cặp gen dị hợp thì số kiểu giao tử sẽ tuân theo công thức tổng quát là 2n kiểu và các kiểu giao tử này có tỉ lệ bằng nhau.

Do vậy, có công thức:

Cá thể đồng hợp của cả 2 cặp gen sẽ tạo (2^{0}=1) kiểu giao tử.

Cá thể dị hợp tử của 1 cặp gen sẽ tạo (2^{1}=2) kiểu giao tử.

Cá thể dị hợp tử của cả 2 cặp gen sẽ tạo (2^{2}=4) kiểu giao tử.

Dạng 2: Biết gen lặn, gen trội và kiểu gen, xác định kết quả lai

Đây là một dạng bài quan trọng trong chuyên đề lai hai cặp tính trạng. Với dạng này, ta cần áp dụng 4 bước sau:

Bước 1: Quy ước gen.

Bước 2: tiếp theo, hãy xác định tỉ lệ giao tử của P

Bước 3: Lập sơ đồ lai hay còn gọi là bảng tổ hợp giao tử.

Bước 4: cuối cùng, ta cần tính tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình. Sau đó xét riêng từng tính trạng, rồi lấy tích sẽ được kết quả cả hai tính trạng.

Phương Pháp Lai Tạo Gà Giống

Trong chọn giống, điều quan trọng là phải có gà mái tốt, để làm mái gốc, mái nền. Mái tốt là mái có thể đẻ ra lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng, ngoài ra con con có khả năng tăng trưởng cao, chống chọi bệnh tật tốt. Máy ấp trứng Ánh Dương đã có bài viết cách lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn, bà con có thể tham khảo để biết cách chọn gà trống, gà mái phù hợp.

Cách đơn giản nhất là thu thập và ấp nở trứng từ bầy gà của mình nhưng thách thức quan trọng nhất chính là ở đời F1 xảy ra tình trạng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống.

Để tránh tình trạng cận huyết, chúng tôi gợi ý cho bà con một số phương pháp như sau:

1. Phương pháp lai pha

Là cách lai đơn giản nhất, bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm và đây cũng là phương pháo được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi. Qua mỗi mùa sinh đẻ, những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa mới vào bầy để tiến hành thụ tinh mới, ưu điểm của phương pháp sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất. Nhưng nhược điểm là khó kiểm các tính trạng của con giống bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn.

Cũng là một phương pháp mà bạn đựa trống mới về mỗi mùa. Chỉ khác là nguồn trống mới chỉ ở một nơi, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn, cũng như tránh được tình trạng cận huyết.

3. Phương pháp lai bầy

Là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp. Ví dụ sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái, bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất trong thế hệ tiếp theo, sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo, cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn.

4. Phương pháp lai cuốn

Theo phương pháp này, bà con cần phân đàn gà ra thành hai nhóm. Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành và nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành. Vào cuối mùa lai tạo, cả hai nhóm được thanh lọc được gom lại cho mùa sau, và gà con được nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ cho mùa lai tạo kế tiếp. Đây là một hệ thống đơn giản và có lợi thế trong việc chỉ duy trì hai nhóm gà.

5. Phương pháp lai xoay

Là phương pháp mà ba bầy, cụ thể gà mái được chia thành 3 bầy mà mỗi bầy được đặt tên: chẳng hạn như “1”, “2” và “3. Trong mùa đầu tiên, trống mới 1 sẽ lai tạo với duy nhất một bầy 1, tương tự cho trống mới 2 và 3. Ở mùa thứ hai, con trống tơ 1 sẽ lai tạo với bầy 2, tương tự lai tạo chéo cho mùa 3… Cứ như vậy, sự tổ hợp chéo sẽ tạo ra 03 giống mới sau 3 mùa. Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay đó là không xảy ra tình trạng cận huyết cũng như không cần bổ sung giống mới trong quá trình lai tạo.

Bất kể bà con áp dụng phương pháp nào cho bầy gà của mình, thành công lâu dài của việc lai tạo phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Điều này có nghĩa cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép. Chúc bà con thành công.

Phương Pháp Biện Chứng Là Gì? Phương Pháp Siêu Hình Là Gì?

Các khái niệm “biện chứng” và “siêu hình” trong lịch sử được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mác-xít, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.

Phương pháp biện chứng phản ánh “biện chứng khách quan” trong sự vận động, phát triển của thế giới. Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng”.

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thứcnnó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định.

Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

2.1. Phương pháp biện chứng là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

2.2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng:

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.

Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là và người hoàn thiện là Hêghen.

Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng.

Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.

Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.