Top 8 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Phỏng Vấn Trong Tâm Lý Khách Du Lịch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Đọc Vị Tâm Lý Khách Du Lịch Trong Và Ngoài Nước Dễ Dàng

Tại sao cần hiểu tâm lý khách du lịch?

Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia đều có những nếp sống, văn hóa khác nhau, do đó việc hiểu rõ từng lối sống, tính cách, thời gian biểu, sở thích và nhu cầu thiết yếu của từng nhóm khách hàng là vô cùng quan trọng. Điều đó có thể giúp bạn tạo sự tin tưởng cho khách hàng cũng như chốt deal nhanh và hiệu quả hơn.

Đặc điểm tâm lý khách du lịch trong nước

Ở mỗi khu vực, tâm lý khách du lịch cũng sẽ có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể là:

Dịch vụ cung cấp cần có sự an toàn, chỉnh tề, phù hợp với khuôn khổ cho phép, đề cao tính thẩm mỹ.

Nhân viên cần ăn mặc gọn gàng, kín đáo, nói chuyện nhẹ nhàng, nhạy bén.

Người miền Bắc có xu hướng đi du lịch vào những dịp lễ lớn như Tết Dương, Tết Âm, lễ 30/4, 1/5, 2/9… và mùa hè.

Người miền Bắc có thói quen du lịch cùng người thân trong nhà nhằm mục đích gắn kết tình cảm

Thích đi riêng, thay vì qua công ty du lịch

Thích du lịch nghỉ dưỡng hơn so với du lịch tham quan

Nếu như người miền Bắc chuộng sự lịch sự, nề nếp thì người miền Nam lại có tính cách thoải mái, cởi mở, và hào phóng hơn.

Họ có xu hướng hòa nhập, dễ kết thân, chuộng sự tối giản, khá dễ tính, có thể bỏ qua những sự cố ngoài dự định.

Thích đi du lịch cùng bạn bè

Thích những dịch vụ hiện đại, mới mẻ

Cân nhắc về giá cả nhiều

Du khách miền Trung có tính tình hào phóng, thẳng thắng, dễ nóng những cũng mau lạnh.

Có thói quen tính toán chi li, kỹ tính, tiết kiệm, ưu tiên giá rẻ

Có xu hướng đi du lịch vào những ngày nghỉ dài.

Thích ăn cay

Người trẻ tuổi dĩ nhiên sẽ thích sự mới mẻ, hiện đại, độc đáo, bắt kịp xu hướng

Thích ở homestay, village trang trí đẹp, thu hút.

Thích những hoạt động phấn khích, thích chụp hình, ưa trải nghiệm và khám phá

Dễ kết bạn, dễ bắt chuyện

Khách trung niên có thói quen chịu chi tiền khi đi du lịch.

Có thể đi du lịch bất cứ lúc nào

Tâm lý khi du lịch thường là cần thư giãn, giải tỏa áp lực công việc

Khách lớn tuổi thích không gian yên tĩnh, sự đơn giản, thời tiết dễ chịu, đặc biệt là có lối sống chậm rãi

Phong cách nói chuyện ôn hòa, lịch sự, nhỏ nhẹ

Thích những nơi dễ di chuyển

Ưa chuộng du lịch nghỉ dưỡng

Đánh giá cao tính tiện dụng, thái độ phục vụ nhất khi đi du lịch

Quan tâm đến sự phù hợp về tài chính

Đặc điểm tâm lý khách du lịch quốc tế

Khách du lịch người Mỹ có sự thông minh, ôn hòa và thích phô trương

Đa phần các hành động của người Mỹ đều mang tính thực dụng, xem xét kỹ lưỡng và dựa trên nguyên tắc lợi ích thực tế.

Rất thích giao tiếp, hòa đồng, không câu nệ hình thức

Tính tình nghiêm túc, cởi mở, nhiệt tình, thoải mái

Tác phong nhanh nhẹn

Người Mỹ thích thể hiện lời chào bằng cái ôm hơn là bắt tay

Thích nói chuyện về đề tài thể thao, gia đình, công việc.

Kỵ nhắc đến chính trị chẳng hạn như thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam….

Khách du lịch người Trung Quốc tương đối kín đáo, thâm thúy, dễ giao tiếp, tính kiên nhẫn cao

Chuộng không gian gợi lên sự thân mật, cởi mở

Người Trung Quốc có thói quen nói to, nói nhiều

Coi trọng lời mời

Thích thưởng thức nhiều món ăn ngon, thích uống trà

Quan tâm đến giá cả nhưng chất lượng tốt khi đi du lịch

Khách du lịch người Nhật có thói quen đưa danh thiếp trước khi bắt tay

Chú trọng nghi lễ chào hỏi theo phong cách Nhật

Tính cách người Nhật rất kiên nhẫn, lịch sự, hòa đồng và khiêm nhường

Có sở thích ăn thủy hải sản tươi sống

Tuyệt đối không sử dụng hình ảnh hoa sen vì đối với người Nhật hoa sen mang ý nghĩa buồn bã, tang tóc.

Phương Pháp Phỏng Vấn Sâu Trong Nghiên Cứu Nhân Học

Một vài kinh nghiệm từ nghiên cứu trường hợp lên đồng ở châu thổ Bắc Bộ

NGUYỄN NGỌC MAI – TS. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tóm tắt: Phỏng vấn sâu trong nghiên cứu nhân học là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có ngành nghiên cứu tôn giáo. Phương pháp này thích hợp nhất và hiệu quả nhất trong những nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề, động cơ của hành động. Bài viết này chia sẻ một vài kinh nghiệm áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhân học trong nghiên cứu trường hợp lên đồng ở châu thổ Bắc Bộ.

Thuật ngữ phỏng vấn (Interview) đã được sử dụng khá rộng rãi cả trong cuộc sống và trong nghiên cứu khoa học. Theo cách hiểu thông thường, phỏng vấn là sự tiếp xúc trao đổi giữa chủ thể (người phỏng vấn) và khách thể (người được phỏng vấn, người trả lời). Tuy nhiên, phỏng vấn trong nghiên cứu nhân học khác với phỏng vấn trong báo chí hay phỏng vấn trao đổi giữa bác sĩ và người bệnh. Nó không thuần túy là những hỏi – đáp đơn thuần, mà nội dung phỏng vấn cần phải được chuẩn bị trước, phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng đã được ghi nhận trong chương trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cần phải được chuẩn bị ở mức độ kỹ lưỡng về kỹ năng và chuyên môn, việc ghi chép cũng cần thực hiện có hệ thống theo chương trình được chuẩn bị từ trước để tạo điều kiện tốt nhất cho xử lý thông tin sau này. Nguồn thông tin trong phỏng vấn không chỉ đơn thuần là những câu trả lời phản ánh ý thức, quan điểm của khách thể, mà còn bao gồm cả các yếu tố khác như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của người trả lời mà người phỏng vấn quan sát được trong suốt quá trình tiếp xúc.

Tiêu chí thứ nhất: Họ phải là chủ điện tư và một số là quản lý điện công; là những người đã làm Đồng lâu năm, có tần suất lên đồng nhiều trong số các đệ tử của tín ngưỡng Tứ Phủ; có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu về nghi lễ lên đồng.

Tiêu chí thứ 2: Họ phải đại diện cho hai địa phương là Hà Nội (nơi có tỷ lệ người lên đồng nhiều nhất) và Nam Định (cái nôi của nghi lễ lên đồng – với tư cách quê gốc của 2 vị thánh nổi tiếng linh thiêng là Thánh Trần và Thánh Mẫu).

Tiêu chí thứ 3: Họ phải đại diện cho hai hoàn cảnh: “trình” đồng từ thuở bé (do được cho là có căn đồng); trình đồng và trở thành Đồng Thầy khi đã lớn tuổi.

Tiêu chí thứ 4: Họ đại diện cho hai hình thức nghề nghiệp: nghềbuôn bán (được coi là gắn rất chặt với tín ngưỡng này) và nghề khác.

Tiêu chí thứ 5: Họ phải đại diện cho hai giới: Đồng nữ và Đồng nam. Nhóm 2: Đồng lính, con nhang đệ tử, cung văn, người làm mãĐối tượng này là thành viên chính thức của các bản hội nêu trên. Họ cũng là những người thường xuyên đến lễ bái hay tham dự nghi lễ, thậm chí trực tiếp tổ chức lên đồng tại điện thờ của Đồng Thầy.

Sau khi chọn được hai nhóm đối tượng chính, chúng tôi tập trung phỏng vấn sâu Đồng Thầy và các thành viên trong bản hội của họ.Việc đưa ra được những tiêu chí đúng sẽ giúp nhà nghiên cứu xác định khách thể nghiên cứu trên thực địa hoặc trong quá trình giao tiếp tại thực địa. Điều quan trọng nhất của công việc này là các thông tin thu về sẽ có tính đại diện và tính chính xác cao. Sau khi xác định được tiêu chí nghiên cứu trường hợp, nhà nghiên cứu mới bắt tay vào điền dã và thực hiện phỏng vấn nhân học. Trên thực tế, trong phỏng vấn sâu nhiều khi còn phát sinh những vấn đề mà nhà nghiên cứu chưa hình dung ra hết. Vì vậy, trước khi tiến hành phỏng vấn, nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ một số yêu cầu về thiết bị, tâm lý, kỹ thuật ghi chép.

Yêu cầu về thiết bị: Chuẩn bị đầy đủ máy ghi âm, máy chụp ảnh, máy quay phim và các giấy tờ cần thiết khác.

Yêu cầu về công tác chuẩn bị: Trước khi xuống địa bàn, nhà nghiên cứu cần chuẩn bị các nội dung cần phỏng vấn. Những nội dung này phải đảm bảo bám sát mục tiêu nghiên cứu.

Yêu cầu về công việc ghi chép: Ghi chép trong phỏng vấn sâu phải hết sức nghiêm túc, càng chi tiết càng tốt. Có 3 loại ghi chép trong phỏng vấn sâu nhân học, gồm:

Ghi chép trước khi phỏng vấn: ghi chép về không gian, thời gian, bối cảnh, tình huống, thái độ của người trả lời trước khi xảy ra cuộc phỏng vấn.

Ghi chép trong khi phỏng vấn: ghi chép trung thành với cách sử dụng từ ngữ, hành vi của người trả lời, không ghi tóm tắt, không ghi theo cách hiểu chủ quan của người phỏng vấn; hạn chế tối đa việc cắt bớt hoặc ghi khái quát câu trả lời. Cách ghi chép này sẽ tránh được tình trạng thông tin bị dịch chuyển bởi ý đồ chủ quan của người được phỏng vấn. Trong trường hợp có máy ghi âm thì việc ghi tóm tắt có thể được chấp nhận, nhưng nhà nghiên cứu cũng cần lưu ý vì máy ghi âm chỉ ghi lại được tiếng nói, còn các cử chỉ, hành vi thì không thể, trong khi những ngôn ngữ này lại chiếm tới 75% thông tin(2). Vì vậy, người phỏng vấn phải ghi chép đầy đủ các cử chỉ, điệu bộ và cách thể hiện cảm xúc khi nói của người trả lời phỏng vấn để tiện cho việc phân tích thông tin sau này.

Trong phỏng vấn sâu, số lượng câu hỏi không nên nhiều, mà nên giới hạn câu hỏi với từng đối tượng cụ thể. Trong một số trường hợp có thể sử dụng câu hỏi chéo để kiểm tra độ chính xác của thông tin. Cụ thể, với vấn đề cách thức thực hiện nghi lễ lên đồng, chúng tôi chỉ tập trung hỏi các Đồng Thầy (Đồng cựu). Với các vấn đề như cảm giác khi lên đồng, số tiền phải chuẩn bị cho lễ trình đồng, các quy định sau khi nhập đồng…, chúng tôi lại phỏng vấn các Đồng lính (Đồng mới). Thông tin về các “giá đồng”, những “giá” hay giáng, những “giá” mới xuất hiện, chúng tôi vừa kiểm chứng qua các đồng, vừa phải phỏng vấn ở các cung văn (người hát phục vụ buổi lễ). Như vậy, cùng một hiện tượng nhưng người phỏng vấn phải ưu tiên vấn đề cụ thể với những trường hợp cụ thể để có thể lấy được nhiều thông tin có độ chính xác cao.

Trong phỏng vấn sâu nhân học thì độ chính xác của thông tin phụ thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa người phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn. Thông tin chỉ chính xác khi khoảng cách giữa khách thể và chủ thể gần như không còn. Điều đó đặt ra yêu cầu người phỏng vấn phải lấy được lòng tin từ người được phỏng vấn. Người phỏng vấn phải tạo ra được sự đồng cảm, thâm nhập được vào cộng đồng đối tượng nghiên cứu. Muốn vậy, phương pháp câu chuyện cuộc đời (life story) là một trong những phương pháp hữu dụng nhất. Bên cạnh những kỹ thuật thâm nhập cộng đồng như sự đồng cảm, gây dựng niềm tin…, người nghiên cứu cũng phải tỏ ra khờ khạo về vấn đề đang nghiên cứu. Điều này giúp cho người được phỏng vấn trả lời thoải mái bộc bạch mà không cần giấu giếm thông tin.

Trong nghiên cứu nhân học, kỹ thuật quan sát tham dự và sự trải nghiệm đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra bắt buộc nhà nghiên cứu phải thâm nhập và hòa đồng với cộng đồng khách thể nghiên cứu. Tiêu chí 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng hoạt động) phải được thực hiện một cách triệt để. Khi đó nhà nghiên cứu sẽ có nhiều điều kiện để chứng kiến và trải nghiệm cuộc sống của khách thể nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về tôn giáo, việc quan sát tham dự và trải nghiệm dễ khiến người nghiên cứu bị tác động bởi niềm tin tôn giáo của khách thể nghiên cứu do cơ chế lây lan (cơ chế lây lan tâm lý). Tình trạng này rất dễ khiến nhà nghiên cứu bị hút vào đời sống tôn giáo và nhìn nhận các hiện tượng theo cách nhìn của tín đồ tôn giáo mà quên mất vị trí khách quan khi phân tích thông tin. Để hạn chế được tình trạng này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải hết sức vững vàng, tỉnh táo và có những kỹ năng để tránh bị cuốn theo khách thể mà xa rời nhiệm vụ nghiên cứu.

CHÚ THÍCH

Xem Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Allan Pease (2001), Ngôn ngữ của cơ thể, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Khoa Nhân học (2008), Nhân học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Laurel Kendall tuyển chọn (2007), Những phương pháp tiếp cận nhân học về tôn giáo nghi lễ và ma thuật. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa kỳ – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Allan Pease (2001), Ngôn ngữ của cơ thể, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Paul Thompson (1988), The Voice of the past Oral History, Oxford University, New York.

IN – DEPTH INTERVIEW METHODS OF ANTHROPOLOGICAL RESEARCH (Some experiences from Lên đồng case study in the Vietnam Northern Delta)

The in – depth interview of anthropological research is one important study methods of social sciences and humanities, including religious study. Especially it has clarified the nature of the matter, as well as the purpose of action. This article shares some experiences that using in – depth interview methods of anthropology for Lên đồng case study in the Vietnam Northern Delta. Key words: in – depth interview methods, Anthropology, Lên đồng, the Vietnam Northern Delta.

Phương Pháp Thuyết Minh Du Lịch

Mục đích của bài thuyết minh được chuẩn bị là thông tin cho khách du lịch về đối tượng tham quan theo nhu cầu tìm hiểu của khách như văn hóa, lễ hội, tôn giáo, tập quán, nghệ thuật truyền thống, kiến trúc mỹ thuật đặc sắc , cảnh quan và di tích, làng nghề, làng văn hóa, các sản phẩm độc đáo, cổ truyền cũng như nhiều nội dung khác. Theo một cách nói hình ảnh, những thông tin này đáp ứng tâm lý “chuộng lạ” của khách du lịch mà vì nó khách bỏ tiền và thời gian đi du lịch.

Nguyên tắc khi xây dựng một bài thuyết minh

Dựa vào đối tượng tham quan Đối tượng tham quan là các cảnh quan , các di tích lịch sử văn hóa , công trình kiến trúc , điêu khắc , các làng quê … thường có đổi thay theo thời gian và sự tác động từ nhiều phía. Xem xét trực tiếp đối tượng tham quan, phỏng vấn tại chỗ với những người có hiểu biết về đối tượng tham quan, hướng dẫn viên đồng thời cần chú ý tới việc lựa chọn sẵn vị trí quan sát tốt nhất cũng như những vị trí khác khi đưa khách tới tham quan. Khi lựa chọn đối tượng tham quan , người hướng dẫn viên cần chú ý những điều sau đây : Những đối tượng tham quan phải theo hành trình tham quan của đoàn , hành trình này phải được sắp xếp khoa học hợp lý . Đối tượng tham quan trên lộ trình , tại các điểm du lịch,…. Cần tránh sự trùng lặp , giống nhau và tránh sự đơn điệu , dễ gây sự nhàm chán cho du khách . Số lượng các đối tượng tham quan cần chọn lựa cho vừa phải so với độ dài thời gian của toàn chuyến tham quan, với nhu cầu của khách, trạng thái sức khỏe, tâm lý của khách và loại phương tiện di chuyển ,…

Các phương pháp thuyết minh và các nội dung cần thuyết minh

Các phương pháp thuyết minh

Phương pháp phân đoạn Thực hiện đối với những cảnh quan có quy mô lớn ( Đại nội , phố cổ Hội An ) , hoặc các sự kiện được diễn tiến trình tự theo thời gian ( quá trình Nam Tiến , mở và dựng nước theo các thời đại ) . Phương pháp nổi bật trọng tâm, trọng điểm Làm nổi bật điểm đặc trưng và sự khác biệt của cảnh quan, sự kiện này với cảnh quan, sự kiện khác (phân tích các yếu tố khí hậu, địa lý, văn hóa hay nhân vật lịch sử,…) Nêu bật những đặc điểm riêng mà nơi khác không có (phương pháp so sánh). Tất cả việc làm nổi bật này đều nhằm vào mục đích: tạo hứng thú cho du khách. Phương pháp tức cảnh , sinh tình Thể hiện tình cảm hứng thú về một phong cảnh đẹp hay về một sự việc xã hội . Phương pháp kết hợp giữa hư và thực Kết hợp giữa truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện dân gian ,….Với ý nghĩa thực, giá trị đạo đức xã hội thực của câu chuyện . Hư là thần thoại, là truyền thuyết, giá trị đạo đức dân gian. Thực là ứng xử, giao tiếp xã hội . Nguyên tắc chính khi sử dụng phương pháp này là : lấy thực làm chủ đạo. Phương pháp hỏi đáp Khách hỏi – hướng dẫn trả lời: Tránh trả lời tràn lan, quên mất nội dung chính đang truyền đạt cho cả đoàn, không được tránh né, từ chối. Hướng dẫn đặt vấn đề – khách cùng trả lời: Để thực hiện hình thức này đạt hiệu quả cao và gây hứng thú cho du khách, người hướng dẫn viên phải chuẩn bị trước – với những cách đặt vấn đề tạo sự hào hứng, đừng dễ quá cũng đừng khó quá, những câu hỏi đặt ra khách có thể trả lời được Hướng dẫn tự hỏi – tự trả lời :Đây là dạng khá đặc biệt , trong đó người hướng dẫn viên phải mượn lời của một nhân vật thứ ba và tạo dựng tiết tấu câu chuyện thật thú vị và hấp dẫn. Thường là dạng một câu chuyện không gắn với hoạt động đời thường. Phương pháp lấp lửng – tạo ra những nổi nhớ dai dẳng Hướng dẫn viên kết thúc lấp lửng có chủ đích về một câu chuyện .Nghệ thuật chuyển tiết câu chuyện sang một đề tài mới , hấp dẫn hơn và lý thú hơn . Phương pháp so sánh – lấy cái quen thuộc để so sánh với điều mới lạ So sánh những cái tương tự trong đời thường với điều mới lạ đang diễn ra trước mắt : so sánh sự khác nhau và những điểm nổi bật về một giai đoạn lịch sử , một triều đại . Phương pháp vẽ mắt cho rồng Là phương pháp khó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng. Phương pháp này chia làm 8 phương pháp, kết hợp nhiều nguồn tư liệu và các nghiệp vụ hay tố chất sẵn có của hướng dẫn viên. Sử dụng từ ngữ khái quát, độc đáo nhất để làm nổi bật một hay nhiều điểm đặc trưng của một vùng đất , một cộng đồng dân cư tạo ấn tượng thật sự cho du khách . Phương pháp “lời nói dối vô hại” Phương pháp “lời nói dối vô hại” là phương pháp thuyết minh khó, đòi hỏi người hướng dẫn viên có nét duyên của riêng bản thân. Xét về mức độ khó, đây là phương pháp thuộc về kỹ năng của từng người. Phương pháp minh họa

Phương pháp dùng mẫu vật thuyết minh cho bài thuyết minh. Tuy nhiên phương pháp rất dễ gây hiệu quả ngược – rất dễ gây hiểu nhầm cho du khách. Phương pháp này chỉ dùng cho từng trường hợp cụ thể.

Để Thuyết Trình Hiệu Quả

Một ngày, bạn bất ngờ nhận được yêu cầu của lãnh đạo là thuyết trình trước đông đảo khách hàng và nhà đầu tư để giới thiệu về công ty và quảng bá các sản phẩm/dịch vụ của mình. Bạn không tin vào tai mình nữa. Thuyết trình – trong khi bạn chưa hề được trang bị một kỹ năng nào cho công việc này? Bạn sẽ tưởng tượng được quang cảnh bao nhiêu ánh mắt đổ dồn vào bạn – người đang đứng trên bục thuyết trình, mặt đỏ ran lên vì mất bình tĩnh, miệng lắp bắp không nói nên lời và hai tay cứ loay hoay với mấy tờ giấy… Vậy bạn sẽ làm thế nào để không phải rơi vào tình trạng đó?

1. Chuẩn bị thật kỹ càng: Bạn nên tìm hiểu về đối tượng sẽ tham dự buổi thuyết trình để có cách ăn mặc ấn tượng và phù hợp, cũng như chuẩn bị về tâm lý và tác phong giao tiếp. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng một nền tảng kiến thức sâu rộng mới tạo nên sức mạnh của người thuyết trình.

2. Hãy biết tạo cầu nối giữa người thuyết trình với thính giả: Đây là điều mà khách hàng và nhà đầu tư đánh giá rất cao ở bạn. Thông thường trong một buổi thuyết trình, bạn quá chăm chú với việc chuyển tải các nội dung căn bản, còn khán giả, họ lại kiếm tìm ở bạn những giá trị khác có thể gây thiện cảm và tạo niềm tin cho họ. Bởi vậy, bạn không nên quá cứng nhắc mà hãy giao lưu với khán giả qua ánh mắt và cử chỉ thân thiện, cũng như những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, pha chút hài hước nhẹ nhàng.

3. Trình bày ngắn gọn và thuyết phục: Đôi khi bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, nhưng bạn hãy tự tin là sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, do đó không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung để bài thuyết trình được mạch lạc.

4. Đi thẳng vào những nội dung quan trọng: Đừng nói lan man làm thính giả không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì, nội dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Bạn hãy tập trung ngay vào những nội dung quan trọng mà bạn biết chắc chắn sẽ giúp bạn giành được sự chú ý của đối tác, cũng như sẽ thôi thúc khách hàng tiềm năng mua sắm sản phẩm của bạn. Cũng không nên níu kéo mọi người để “cho phép tôi bổ sung…”, sau khi buổi thuyết trình đã kết thúc.

5. Điều chỉnh giọng nói: Kể cả khi bạn có ít thời gian, bạn cũng không nhất thiết phải nói thật nhanh, bởi như thế sẽ khiến khán giả khó bắt kịp nội dung, chưa kể người nói nhanh hay vô tình tạo cho người nghe cảm giác về sự thiếu trung thực. Có thể bạn sẽ thuyết phục và lôi cuốn khán giả hơn, khi bạn nói ở tốc độ vừa phải, có giọng điệu tự tin, phát âm chuẩn và rõ ràng, nhấn mạnh từng từ và xen kẽ một vài khoảng lặng khi bạn muốn mọi người tập trung hơn.

6. Minh họa: Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt hoặc bạn cảm thấy cần làm rõ thêm, bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn gọn, súc tích, hoặc trích dẫn những tình tiết tiêu biểu nào đó, giúp khán giả hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về điều bạn muốn nói. Bên cạnh đó, những câu chuyện dí dóm sẽ giúp bạn làm dịu không khí long trọng hay căng thẳng của buổi thuyết trình. Tuy nhiên, “Trào phúng như muối – hãy dùng cẩn thận”. Nếu quá lạm dụng những câu chuyện như thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian và còn bị thính giả đánh giá là người thiếu nghiêm túc.

7. Biết thắt nút và gỡ nút trong khi thuyết trình: Các khách hàng và nhà đầu tư sẽ rất khó chịu khi bạn nói về hiện tại mà không bàn đến kế hoạch tương lai, nói đến khó khăn mà không có giải pháp cụ thể, nhắc đến ngân quỹ khổng lồ mà không cho biết số tiền đó được sử dụng hiệu quả thế nào… Hãy tỉnh táo để biết mình đang nói gì, bởi sự mất bình tĩnh dễ làm cho bạn lỡ lời hay phát ngôn thiếu chính xác.

8. Kỹ năng dàn dựng và sử dụng PowerPoint: Bằng cách sử dụng PowerPoint, bạn có thể tạo nên một bộ khung hoàn chỉnh và minh họa bản thuyết trình của mình với hệ thống biểu đồ, số liệu thống kê nhằm giúp khán giả tiện theo dõi. Bên cạnh đó, các slide được trình bày khoa học và ấn tượng sẽ thu hút khán giả hơn, và giúp bạn tránh mất phương hướng trong thuyết trình. Nếu bạn khéo léo cài vào chương trình một chút âm nhạc nhẹ nhàng, phù hợp với không gian, bạn sẽ chinh phục được cả những khách hàng và nhà đầu tư khó tính nhất!

9. Luyện tập trước: Bạn nên luyện tập ở công ty hay ở nhà, trước một tấm gương lớn hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp nghe và góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn có phong cách tự tin và cuốn hút hơn, cũng như nắm vững những nội dung cần thuyết trình, đặc biệt là điều khiển tốc độ nói để ước lượng thời gian.

10. Có nên phát trước bản đề cương cho thính giả? Nếu làm như vậy thì người xem sẽ hầu như không chú ý đến bạn nữa, họ chỉ việc chăm chú vào bản đề cương mà thôi. Một số công ty rất khôn ngoan, chỉ sau khi kết thúc buổi thuyết trình, họ mới phát tài liệu về nội dung kèm theo địa chỉ liên lạc để người nghe xem lại và giao dịch với công ty khi cần thiết.

11. Chuẩn bị trả lời câu hỏi: Đừng quên rằng bạn còn phải trả lời một vài câu hỏi khá hóc búa của khách hàng và nhà đầu tư sau buổi thuyết trình, bởi vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức, bạn cũng nên học hỏi cách ứng xử khéo léo. Chẳng hạn như một lời nói “Cảm ơn câu hỏi thú vị của quý khách và xin được trả lời rằng…”

12. Biết từ chối khéo léo: Trong buổi thuyết trình, bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người, chẳng hạn như các câu hỏi về chi phí, tài chính nói chung. Bạn nên biết cách “lái” những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự: “Tôi e là chúng ta đề cập vấn đề này hơi sớm”, hay “Bản thân tôi cũng chưa nhận được quyết định cụ thể nào…”

13. “Đợi hồi sau sẽ rõ”: Trước một vài phút giải lao, bạn không nên thông báo cụ thể nội dung kế tiếp. Thay vào đó là câu nói gợi sự tò mò và mang tính mời mọc người nghe tiếp tục theo dõi: “Tôi sẽ tiết lộ điều này sau một vài phút nữa…”. Khán giả sẽ náo nức chờ đợi bài thuyết trình của bạn ở phần tiếp theo.

14. Ngôn ngữ hình thể: Nếu bạn cứ đứng yên một chỗ với cái dáng thẳng đơ thì bạn đang tự làm cho buổi thuyết trình trở nên nhàm chán và đơn điệu. Nhưng khán giả sẽ cảm thấy bực bội nếu bạn lặp lại mãi những động tác, cử chỉ nhất định. Hãy làm chủ không gian của bạn bằng cách linh hoạt di chuyển trong khán phòng, tìm cách tiếp cận người nghe nếu thấy cần thiết và đa dạng hóa các cử chỉ, điệu bộ.

Vấn đề không phải nói cái gì mà nói như thế nào. Vấn đề không phải nói như thế nào mà quan trọng hơn người nghe sẽ cảm nhận ra sao và họ bị thuyết phục như thế nào. Nói trước đám đông hay nói cách khác thuyết trình trước mọi người tưởng chừng là một công việc đơn giản song thực chất lại là công việc rất khó khăn của nhiều người.

Kỹ năng thuyết trình ấn tượng

(Phần 1)

Theo nghiên cứu của Mỹ, người Mỹ có 3 nỗi sợ hãi cơ bản trong đó nỗi sợ hãi đứng trước đám đông đứng ở vị trí đầu tiên. Còn ở Việt Nam việc đứng thuyết trình trước đám đông chắc hẳn chỉ là công việc thích thú của một số ít người. Vậy làm thế nào để giúp bạn tự tin khi nói trước đám đông? Làm thế nào để bạn có một bài thuyết trình ấn tượng? Làm thế nào để bạn có thể phát huy tối đa hiệu quả những bài PR cá nhân qua phong cách thuyết trình của mình? Trong khuôn khổ bài viết ngắn này tôi sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết.

Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình phù hợp: Để có được một bài thuyết trình với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn người nghe, bạn cần đặt cho mình 5câu hỏi trước khi đặt tay viết:

Mục đích của bài thuyết trình của bạn là gì, nó sẽ mang lại lợi ích gì? Đối tượng của bạn là ai? Bạn sẽ thuyết trình ở đâu? Bạn sẽ thực hiện như thế nào? Và cuối cùng là thời gian mà người ta cho phép bạn thực hiện bài nói? Thông thường để có một bài thuyết trình có cầu trúc phù hợp phần mở đầu thường phải nêu rõ về mục đích, nội dung bạn sẽ trình bày. Phần thân bài bạn nên chia nhỏ từ 2 đến 6 phần và cuối cùng phần kết bài phải tóm lược được nội dung bạn đã nói kèm theo lời kêu gọi bạn muốn truyền tải. Vạn sự khởi đầu nan, ấn tượng đầu tiên sẽ giữ vai trò quan trọng. Bạn chỉ có 4 phút để gân ấn tượng với người khác nhờ phong cách và khả năng mở bài thu hút của mình. Hãy sáng tạo trong cách thể hiện của bạn có thể là bắt đầu từ những câu hỏi, những con số thống kê hay các câu chuyện…

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Nhiều người cứ nghĩ rằng, hiệu quả thuyết trình phụ thuộc vào nội dung của bài nói. Nhưng thực ra những cái gì bạn mất bao công chuẩn bị có khi cả tháng trời chỉ chiếm 7% hiệu quả truyền tải thông điệp. Trong khi đó các yếu tố về thể hiện, ngôn ngữ cơ thể lại chiếm đến 93%. Chúng ta mất quá nhiều công sức đầu tư vào phần mang lại lợi nhuận thấp mà bỏ qua mảnh đất đầu tư mang lại lợi xuất hơn 20 lần. Để thành công khi thuyết trình trước công chúng, điều đầu tiên bạn cần chú ý là trang phục của chính bạn. Trang phục và hình ảnh đầu tiên của bạn sẽ quyết định trong 30 giây người ta có muốn nói chuyện với bạn tiếp hay không? Ngữ điệu giọng nói, khả năng giao tiếp bằng mắt hay sự di chuyển của bạn cũng là những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả bài thuyết trình.

(Phần 2)

Vấn đề không phải nói cái gì mà nói như thế nào, vấn đề không phải nói như thế nào mà người nghe họ sẽ cảm nhận và thay đổi ra sao sau bài thuyết trình của bạn. Để có một bài thuyết trình ấn tượng và ghi dấu vào trong tâm trí khách hàng bạn cần biết cách xây dựng một cấu trúc bài nói hấp dẫn và phương pháp thu hút người nghe phù hợp.

Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình: Một cấu trúc bài thuyết trình hấp dẫn phải đảm bảo tính hài hòa của 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Mở bài: Thông thường, bạn chỉ có 4 phút để thu hút và gây ấn tượng với người nghe bằng phần mở bài của mình. Người nghe có tiếp tục nghe bài nói của bạn hay không do chính phần mở bài của bạn quyết định. Cấu trúc bài thuyết trình có thể so sánh như một cái đinh. Phần mở bài của bạn chính là mũi đinh, mũi đinh sắc nhọn sẽ giúp bạn dễ dàng thâm nhập vào tâm trí người khác. Một mở bài thành công là khi bạn có thể nêu rõ được mục tiêu và lợi ích mà người nghe có thể nhận được khi nghe bài nói của bạn. Là khi bạn có thể giới thiệu khái quát được những nội dung cơ bản bạn sẽ trình bày bằng phương pháp riêng của bạn. Mở bài thành công là thắng lợi một nửa của bài thuyết trình.

Thân bài: Sự tập trung và chú ý của người nghe tuân theo một quy luật hoạt động đặc biệt của não bộ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong một khoảng thời gian nhất định người nghe chỉ có thể nhớ tối đa không quá 7 vấn đề. Bởi vậy để có một phần thân bài phù hợp bạn nên chia phần thân bài của bạn thành từ 2 đến 6 phần nhỏ. Tâm lý của người nghe thường không muốn nghe quá dài dòng và quá nhiều. Trong các phần nhỏ bạn chia nhất là phần mở đầu bạn nên viết ngắn gọn để tạo tâm lý thoải mái cho người nghe. Những phần quan trọng bạn cần trình bày và trọng tâm của vấn đề bạn nên nói trước những vấn đề ít quan trọng hơn nên để sau. Thưa tự các phần cũng như thời gian phân bổ cho từng phần cũng phải sắp xếp theo một thứ tự khoa học và đảm bảo tính logic.

Kết bài: Mũ của chiếc đinh chính là kết bài của bạn. Một cái đinh sắc nhọn nhưng không có mũ đinh để giữ lại những thông điệp quan trọng mà bạn muốn truyền tải đến người nghe cũng khiến bài thuyết trình của bạn khó mà đạt được hiệu quả như mong muốn. Để động lại những thông tin cần thiết mà bạn muốn người nghe nhớ bạn cần tóm tắt lại những điểm chính bạn đã trình bày. Đồng thời để khích lệ người nghe hành động theo ý tưởng bài thuyết trình bạn cần trang bị cho mình kỹ năng động viên khích lệ. Một kết thúc ấn tượng là khi người nghe cảm thấy phấn khích và quyết tâm hành động sau bài nói của bạn.

Thu hút sự chú ý của người nghe: Một bài thuyết trình được cấu trúc phù hợp nhưng không có phương pháp để gây hứng thú với người nghe thì cũng chẳng ích gì. Sơ đồ biểu thị sự tập trung của người nghe thường cao ở 2 điêm bắt đầu và kết thúc nhưng xuống thấp ở giữa. Trong khi phần thân bài là trọng tâm vấn đề mà bạn muốn trình bày. Để thu hút sự chú ý của người nghe, phần mở bài bạn nên bắt đầu bằng câu hỏi, các câu trích dẫn nổi tiếng, các số liệu thống kê hay dưới dạng một câu chuyện… Phần thân bài bạn nên thay đổi thường xuyên cách thức diễn giải, liên tục mở và kết cho từng phần nhỏ để thu hút sự chú ý. Kết bài cần nhấn mạnh và nên kết thúc dưới dạng những ngôn từ khẳng định mang tính chất kích lệ. Bên cạnh đó việc sử dụng các phi ngôn từ nhất là ánh mắt, tay và di chuyển cũng góp phần tạo nên sự thu hút trong bài thuyết trình của bạn. Hãy để khán giả cùng tham gia vào bài nói của bạn dưới các hình thức đặt câu hỏi sẽ rút ngắn khoảng cách của bạn với người nghe.

(Nguồn: http://www.vietnamlearning.vn)

Theo tôi nghĩ có vài phương pháp để xây dựng một bài thuyết minh vừa logic, đủ chiều sâu và bám sát cung đường : Thứ 1 : Đặt vấn đền theo phương thức Địa Lý – Lịch sử – Nhân Văn (theo yếu tố Sơn văn qui định Thủy Văn, Thủy văn qui định Nhân Văn lịch sử) Thứ 2 : TM theo 3 lát cắt quá khứ – hiện tại – tương lai Thứ 3 : trả lời 5 câu hỏi W và 1 câu hỏi How cho toàn tuyến và mỗi điểm (Where? What? When? Why? Who? How) Thứ 4 : xây dựng những chuyên đề riêng thú vị và bám sát những gì

Sưu tầm

Phương Pháp Phỏng Vấn Ít Chính Thức

Những nhà nghiên cứu chọn lựa hình thức phỏng vấn ít chính thức thường quan tâm đến việc tạo ra sự thông hiểu thiên về chất đối với đề tài đang nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là họ sẽ dùng phỏng vấn để có được cái nhìn sâu sắc vào ý nghĩa, diễn giải, giá trị và trải nghiệm của người trả lời phỏng vấn cùng với “thế giới” của người đó.

[…] Những nhà nghiên cứu chọn lựa hình thức phỏng vấn ít chính thức thường quan tâm đến việc tạo ra sự thông hiểu thiên về chất đối với đề tài đang nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là họ sẽ dùng phỏng vấn để có được cái nhìn sâu sắc vào ý nghĩa, diễn giải, giá trị và trải nghiệm của người trả lời phỏng vấn cùng với “thế giới” của người đó. Tiềm ẩn trong phương pháp này là rất nhiều các hiểu ngầm và hệ quả quan trọng mà, đáng để chú ý, có thể phát triển từ, hoặc hơn vậy là song hành, với các phỏng vấn chính thức dùng bảng khảo sát.

a. Người phỏng vấn đặt mục tiêu “đi vào bên trong” các ý nghĩa chủ quan và “thế giới” của người được phỏng vấn. Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn, nhưng có khả năng nhận được phản ứng sâu hơn.

b. Cuộc phỏng vấn sẽ ít nghi thức hơn, mở hơn, uyển chuyển hơn và giống cuộc nói chuyện hơn, và sẽ diễn ra trong một bối cảnh tự nhiên hơn.

c. Vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn được phân biệt rõ ràng, người phỏng vấn sẽ thay đổi và thích nghi nhiều hơn với người được phỏng vấn trong quá trình khám phá đề tài đang được bàn luận. Trong một số trường hợp thì người được phỏng vấn sẽ là người “đặt nghị trình” hơn là người phỏng vấn.

d. Thay vì tạo ra một danh sách các câu hỏi, người phỏng vấn sẽ dùng chuỗi uyển chuyển các câu hỏi không trực tiếp để kích thích hoặc “lèo lái” người được phỏng vấn vào khu vực đang quan tâm. Do đó, quá trình phỏng vấn sẽ liên tục được nâng cấp.

e. Thông tin ghi lại trong cuộc phỏng vấn sẽ rất khác nhau. Dữ liệu sẽ ít theo kết cấu, ít dự đoán trước và khó áp dụng phương pháp mã hóa và phân tích bằng xác suất thống kê. Cũng khó có thể so sánh dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn khác nhau và dùng các cuộc phỏng vấn làm cơ sở để tổng quát hóa.

Thế mạnh chủ yếu hay cũng là lợi thế của phương pháp phỏng vấn ít chính thức chính là khả năng thâm nhập sâu và cận cảnh hơn những phương pháp phỏng vấn dùng bảng khảo sát. Sử dụng kỹ năng phỏng vấn ít chính thức, nhà nghiên cứu có thể tiếp cận gần một cách đáng kể đối với ý nghĩa, động cơ, giá trị hay cảm giác của những người đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn. Họ có thể “đào sâu hơn” và kết quả của loại hình này thường rất đa dạng về mô tả. Trong khi các cuộc phỏng vấn survey có thể đề cập đến sự tồn tại của một giá trị hay tính chất cụ thể, thì phỏng vấn ít chính thức cho phép nhà nghiên cứu đi thẳng vào trung tâm của vấn đề.

Tuy nhiên, thế mạnh đối với một số người lại có thể bị một số người khác coi là điểm yếu. Với các nhà nghiên cứu làm việc với truyền thống survey, các cuộc phỏng vấn không chính thức đáng nghi ngại về nội dung. Đặc biệt là không có bằng chứng hay cơ chế dễ dàng nào để so sánh các câu trả lời, đo đếm hay tổng quát hóa. Để có được “câu chuyện bên trong”, cuộc phỏng vấn ít chính thức tạo cơ hội cho sự thiên lệch chủ quan – giá trị của riêng người nghiên cứu hay của người được phỏng vấn – đối với cả hai người tham gia. Thêm vào đó, vì thời gian dài và căng thẳng của cuộc phỏng vấn, thường chỉ phỏng vấn một lượng nhỏ người hơn là so với phương pháp survey. Điều đó ít tạo nổi cơ sở để thực hiện phép tổng quát hóa theo xác suất thống kê. Ngược lại với phương pháp phỏng vấn dùng bảng khảo sát, các phỏng vấn ít chính thức có thể cho chúng ta biết rất nhiều về cá nhân hay ca cụ thể, nhưng lại không thể hiện bao nhiêu về qui luật hay xu hướng. Nhưng ngược lại, điểm mạnh của phỏng vấn ít chính thức cung cấp hình ảnh đầy đủ và hoàn hảo hơn của đề tài.

Cần phải ghi nhớ hai vấn đề ở đây. Trước hết, hai phương pháp phỏng vấn được phát triển để xử lý hai loại câu hỏi và mức độ phân tích khác nhau. Cả hai đều có thế mạnh khi dùng để nghiên cứu các vấn đề và câu hỏi phù hợp. Khác biệt cơ bản của phương pháp định lượng và định tính chính là vấn đề cần được giải quyết ở đây. Câu trả lời đó cho phép nhà nghiên cứu phát triển theo hướng này hay hướng kia. Thứ đến, hai phương pháp phỏng vấn có thể được áp dụng phối hợp trong nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn ít chính thức có thể giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển lên thành một bảng khảo sát chính thức, và có thể cung cấp những phương tiện quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo trong một lãnh vực quá phức tạp vượt khỏi giới hạn của survey.

Thực ra không có một phương pháp mẫu nào cho cuộc phỏng vấn ít chính thức. Quá trình phỏng vấn nói chung đòi hỏi phải có một lượng kỹ năng nhất định, kiên nhẫn và tiếp cận nhiều hơn với người được phỏng vấn hơn là trường hợp survey. Các bước tiến hành cũng cần được so sánh với các bước tương tự trong survey và có thể tổng kết thành bốn bước như sau: cụ thể hóa; tiếp xúc; phỏng vấn và phân tích.

Bạn sẽ phải chọn và liên hệ với những người có nhiều trở thành người được phỏng vấn. Có thể cần phải liên lạc tất cả, hay một lượng người được chọn, từ một nhóm hay địa điểm nhất định, ví dụ như trong một ca nghiên cứu về văn hóa làm việc cụ thể. Điều đó có nghĩa là bạn cần tìm cách liên lạc với nhiều gia đình, những người già, phụ nữ làm việc, các đại diện của những loại người tổng quát. Trong những trường hợp đó bạn sẽ phải thiết lập một điểm liên lạc với những người có nhiều khả năng trở thành người được phỏng vấn sau này. Có thể thực hiện thông qua mạng lưới quan hệ hiện có (ví dụ liên lạc với độc giả của tạp chí thông qua danh sách của nhà phân phối) hay tham gia một sự kiện hay cuộc họp cụ thể nào đó (ví dụ tham gia câu lạc bộ hay nhóm xã hội) để xây dựng quan hệ. Như một phần của quá trình này bạn sẽ phải giới thiệu sơ lược về nghiên cứu của mình và các đề tài bạn muốn bàn thảo trong cuộc phỏng vấn. Nói chung, người phỏng vấn sẽ thích nghi với người được phỏng vấn, và người được phỏng vấn cũng nên có quyền đề nghị nơi gặp. Nhà của họ thường được coi là địa điểm tốt nhất, trừ khi có những yêu cầu đặc biệt nào đó về nơi chốn xảy ra cuộc phỏng vấn theo thiết kế của cuộc nghiên cứu – ở nơi làm việc, trong câu lạc bộ, ở trường v.v.

Khi đã có đủ lượng phỏng vấn cần thiết và tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng để ghi lại các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có vô số thông tin và dữ liệu “thô”. Nói chung, quá trình phân tích đòi hỏi bạn phải thân thuộc với những thông tin này, “đặt mình” vào các hoàn cảnh khác nhau của những người được phỏng vấn. Như một phần của phương pháp, bạn có thể thấy việc tóm lược mỗi cuộc phỏng vấn sẽ rất hữu dụng, ghi nhận những câu chuyện chính hay các điểm nhất quán trong các vấn đề mà người được phỏng vấn đã đề cập. Báo cáo và diễn giải của những tóm lược đó, thường với trích dẫn và mở rộng đi kèm, sẽ giúp bước cuối cùng trong quá trình viết luận văn. Trong ngữ cảnh của phạm vi nghiên cứu mà bạn đã bắt đầu, những người được phỏng vấn đã nói gì với bạn về đề tài nghiên cứu?

Bản gốc tiếng Anh là chương 22 của quyển giáo trình Kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên (Research Skills for Students) của De Montfort University (Leceister, Anh quốc), Kogan Page xuất bản năm 1996 (tái bản 1998, 2001) ở London, 128 trang. Tác giả là các giảng viên của trường: Brian Allison, Alun Owen, Arthur Rothwell và Tim O’Sullivan, Carol Saunders, Jenny Rice biên soạn phần về phỏng vấn.

(hơn là lượng) qualitative understanding. Trong một thời gian dài phương pháp định lượng (quantitative) chiếm ưu thế và các giáo trình thường giới thiệu phương pháp định tính (qualitative) như phần bổ sung, đối chiếu với các trình bày trước đó về phương pháp định lượng. Đây cũng là trường hợp của giáo trình này. Đoạn văn (thay bằng dấu […] trong bài dịch ở trên) trước phần này như sau:Chương trước đã nhắc nhở rằng các phỏng vấn chính thức dùng bảng khảo sát (formal survey interview) thường chủ yếu quan tâm đến việc thu thập một lượng lớn dữ liệu thông qua một hệ thống câu hỏi khá chặt chẽ. Cơ sở của phương pháp này thường là nhằm lấy số đo về lượng nếu xét đến trọng tâm nghiên cứu. Ngược lại, các loại hình phỏng vấn ít chính thức được áp dụng khi nhà nghiên cứu muốn bỏ thêm thời gian để phỏng vấn một lượng người nhỏ hơn trong không khí ít trực tiếp, ít máy móc hơn, mà mối quan tâm cũng rất khác nhau.

Được trình bày trong chương trước – chương 21 – của tập giáo trình, cũng chia phỏng vấn survey thành bốn bước tương tự, nhưng mỗi bước lại có những chú ý và mục tiêu khác nhau. Sách có bán trên mạng, http://www.amazon.co.uk/Research-Skills-Students-Transferable-Learning/dp/0749418737