Top 11 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Quản Lý Thời Gian Pomodoro Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Quản Trị Thời Gian Pomodoro

Pomodoro (Đầy đủ theo tiếng Anh là Pomodoro Technique) là 1 phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc được giới thiệu bởi Francesco Cirillo – CEO của 1 công ty phần mềm người Italia vào năm 1980.

Trong tiếng Italia Pomodoro có nghĩa là quả cà chua – Lý do là Francesco Cirillo đã dùng 1 chiếc đồng hồ hình quả cà chua để theo dõi thời gian khi sáng tạo ra phương pháp này…

Năm 1980, khi còn là sinh viên, Francesco Cirillo nhận thấy sự tập trung thường giảm mạnh sau 1 khoảng thời gian và ông rất khó để tập trung vào các bài học. Sau đó, ông đưa ra phương pháp nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc, thường là 25 phút/phiên và gọi phương pháp này là Pomodoro. Các phiên làm việc ngắn này được gọi là các Pomodori (số nhiều của Pomodoro)

5 bước để thực hiện Pomodoro

Quyết định công việc sẽ làm

Thiết lập bộ đếm thời gian cho phiên làm việc Pomodoro (truyền thống là 25 phút cho 1 Pomodoro)

Tập trung làm 1 việc duy nhất đã định cho đến khi đồng hồ báo hết Pomodoro

Nghỉ ngắn từ 3 – 5 phút giữa các Pomodoro

Sau 4 phiên Pomodoro thì nghỉ dài hơn từ 15 – 30 phút

Các nguyên tắc

Trong 1 Pomodoro, nếu bạn buộc phải gián đoạn thì Pomodori sẽ được tính lại từ đầu. Không có 1/2 hay 2/3 Pomodoro

Chỉ tập trung làm 1 việc duy nhất với 100% thời gian.

Nếu công việc xong trước khi Pomodoro kết thúc, bạn cần dùng thời gian còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công việc cho đến hết Pomodoro đó.

Pomodoro 33,5 phút là gì?

Có 1 nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian trung bình 1 phiên làm việc tập trung của các đại văn hào như Mark Twain, Shakespeare, Jack London, Paustovsky… kéo dài khoảng 33,5 phút nên chúng tôi chọn 33,5 phút cho mỗi “quả cà chua” của mình.

Phần mềm Pomodoro

Có rất nhiều phần mềm để thực hiện việc theo dõi Pomodoro. Bạn có thể tải các phần mềm bằng cách tìm kiếm với từ khóa Pomodoro.

Nguồn: Sưu tầm

Phương Pháp Quản Trị Thời Gian Quả Cà Chua Pomodoro

Chào bạn!

Trong thời đại mỗi người có quá nhiều thứ để làm, hàng trăm áp lực đè nặng lên vai và vẫn với quỹ thời gian 24 tiếng/ ngày thì làm thế nào để có thể tập trung vào công việc với công suất tối đa, hiệu quả cao và hạn chế stress ở mức tối thiểu là điều mà đa phần ai cũng mong tìm được giải pháp.

Bạn có thấy thời sinh viên có thể thức 4; 5 tiếng liên tục để ngồi xem phim hay viết tài liệu nhưng càng lớn thì khả năng càng kém hẳn đi không? Thậm chí, để tập trung được trong 30 phút cũng là điều rất khó với nhiều người?

Một số người có “khả năng” thức trắng đêm hay làm việc liên tục 12 tiếng đồng hồ vào ban ngày nhưng sau đó, lại rơi vào trạng thái “nửa tỉnh nửa mê” và phải ngủ bù để “hồi sức”. Rõ ràng thì thói quen này cũng chẳng thể đảm bảo hiệu quả cho bạn được, thậm chí còn dễ khiến công việc bị chất đống. Nhiều người gọi đây là hiện tượng “phấn khích ảo”, nghĩa là có thể làm việc với tinh thần hăng say chỉ tại một thời điểm nhất định mà thôi.

Nếu cũng đang rơi vào tình trạng trên thì bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp làm việc tập trung, sáng tạo và thậm chí không biết mệt – có thể quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết. Đó chính là Pomodoro, hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp “quả cà chua”, do Francesco Cirillo phát triển.

Kỹ thuật này rất phù hợp với các doanh nhân, đặc biệt là trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp cả cho những người đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, vai trò ở cùng một thời điểm,…

Kỹ thuật Pomodoro dạy bạn cách làm việc với thời gian bằng cách “dụ dỗ” bộ não tập trung. Bằng cách chia khối lượng công việc của bạn ra thành những phần 25 phút, công việc sẽ bớt khó khăn hơn. Nghỉ ngơi thường xuyên cũng khiến bạn không bị kiệt sức.

Pomodoro được tạo bởi doanh nhân người Italia vào những năm 1990 khi ông còn là sinh viên. Phương pháp này là chiến lược quản lý thời gian được thiết kế để tăng năng suất làm việc, với thời gian nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc.

Trong tiếng Italia, Pomodoro có nghĩa là quả cà chua. Lấy cảm hứng từ việc Francesco Cirillo dùng một chiếc đồng hồ hình quả cà chua để theo dõi thời gian khi sáng tạo ra phương pháp này…

Đơn giản và dễ học, năm 2013, Pomodoro được bình chọn là phương pháp tăng năng suất tốt nhất bởi độc giả của Lifehacker, bao gồm các lập trình viên, nhà văn, luật sư, nhà quản lý, sinh viên và giáo viên.

Pomodoro hoạt động như thế nào?

Phương pháp này đỏi hỏi làm việc tập trung cao 25 phút mỗi lần (tùy từng người có thể thay đổi nhưng 25 phút là chuẩn mực). Mỗi phiên làm việc 25 phút được gọi là 1 Pomodoro. Sau mỗi Pomodoro, hãy nghỉ ngắn 3-5 phút. Hãy dừng lại ngay cả khi bạn nghĩ mình sắp hoàn tất công việc rồi. Sau mỗi 4 Pomodoro, nghỉ dài hơn từ 20 – 30 phút.

Cụ thể, có 6 giai đoạn cho kỹ thuật này:

Lựa chọn công việc cần hoàn thành.

Đặt hẹn giờ pomodoro (truyền thống là 25 phút).

Làm việc tập trung cho đến khi chuông hẹn giờ reo. Nếu có điều gì khiến bạn phân tâm, hãy viết lại nhưng cần quay lại việc chính ngay lập tức.

Sau mỗi lần chuông reo, hãy đánh dấu vào một mảnh giấy.

Nếu bạn có ít hơn 4 dấu, hãy nghỉ từ 3-5 phút.

Sau mỗi 4 Pomodoro được đánh dấu, hãy nghỉ dài hơn từ 20-30 phút. Sau đó, quay lại bước 1.

Bạn sẽ xác định rõ ràng và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu/ công việc đặt ra.

Bạn sẽ ước tính được các nỗ lực cần thiết cho từng hoạt động. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát, quản lý thời gian và tối ưu hóa công việc.

Bạn sẽ tìm cách để tối đa hóa hiệu quả công việc trong 1 Pomodoro.

Bạn sẽ rất nỗ lực để hoàn thành yêu cầu của công việc trong khoảng thời gian hữu hạn.

Bạn sẽ phải loại bỏ sự gián đoạn hoặc tìm cách xử lý nó mà không ảnh hưởng đến việc tập trung giải quyết nhiệm vụ chính/ cần thiết của mình. Bạn biết quy tắc 80/20 chứ?

Bạn sẽ cài đặt thời gian biểu của mình một cách khoa học. Kỹ thuật này cho phép bạn giới hạn thời gian, tạo động lực hoàn thành các công việc. Bởi vậy bạn sẽ có thời gian vui chơi, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, v.v…

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện phương pháp Pomodoro

Trong 1 Pomodoro, nếu bạn buộc phải gián đoạn thì Pomodoro sẽ được tính lại từ đầu. Không có 1/2 hay 2/3 Pomodoro.

Chỉ tập trung làm 1 việc duy nhất với 100% thời gian.

Nếu công việc xong trước khi Pomodoro kết thúc, bạn cần dùng thời gian còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công việc cho đến hết Pomodoro đó.

Trong các khoảng thời gian nghỉ, bạn cần phải nghỉ ngơi thực sự. Hãy nhắm mắt thư giãn, nghe nhạc, đi dạo trong văn phòng hoặc làm những việc đơn giản không cần động não nhiều.

Dụng cụ thực hiện phương pháp Pomodoro

Đồng hồ Pomodoro

Đồng hồ bấm giờ: Bạn nên mua đồng hồ hình quả cà chua để phục vụ tốt nhất khi dùng kỹ thuật này.

Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.

Tổng hợp bởi #DXN

Quản Lý Thời Gian Bằng Phương Pháp Smart

Quản lý thời gian bằng phương pháp SMART 1 cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với những người bình thường khác? Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất, trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là công việc đặt cho bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập đến nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau: S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu; M-Measurable: Đo đếm được; A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình; R-Realistic: Thực tế, không viển vông; Time bound; Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của tôi là trở thành người giàu ,vậy giàu thế nào? nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo đếm được. Ví dụ một tỉ hay mười tỉ… Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên (Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy bỏng để tập trung mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu để đạt được. Cũng đối khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể thực hiện được” không đồng nhất với “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành đều siêu hạng (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể hiểu, nếu có đầy đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R thì không thể đạt được mục tiêu. Điều này còn đúng hơn trong đời sống chính trị. Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu SMART là hãy viết mục tiêu đó ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách này giúp bạn luôn nghĩ đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra. Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, mỗi năm phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi lập kế hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao xa, bạn đã đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp tục bao lâu nữa để về đích. Điều này cũng giống như tầm quan trọng của những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay (urgent). Tâm lý chung của chúng ta là việc gì dễ và thích thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. Thật tệ hại là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại không hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và những viên sỏi, nếu ngay từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước cùng trong một chiếc bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá hộc” và đâu là những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc sống. 2 Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý và nhân viên. Tại sao người chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về công việc? Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá trình hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần có 8 ngày và 1 năm có 266 ngày…” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời gian của gia đình”. Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngời giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với sự quá tải về công việc và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với người lãnh đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, tiếp theo là xây dựng ngay đội ngũ kế cận. Tiếp đến là phân quyền cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt niềm tin vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng vai trò của mình. Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải xác định được mục tiêu của mình, biết lồng ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp để lên kế hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân viên xây dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi đã có được sự đồng thuận giưa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại chỉ là lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Việc phân biệt cái Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như với người quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.

Làm Chủ Thời Gian Với Phương Pháp Pomodoro – Apmp

Quản lý thời gian Pomodoro là gì?

Phương pháp quản lý thời gian Pomodoro còn được biết đến là phương pháp “Quả cà chua”. Xuất xứ cái tên thú vị này là vì khi người phát hiện ra phương pháp này, ông Francesco Cirillo đã sử dụng một chiếc đồng hồ giống như quả cà chua khi ông nghiên cứu phương pháp này (Pomodoro trong tiếng Ý có nghĩa là “Quả cà chua”).

Francesco Cirillo dựa trên những dấu hiệu về việc mất tập trung của con người khi làm một việc gì đó định trước để tạo ra Pomodoro. Bất kì ai cũng chỉ đạt được một giai đoạn ngắn hoàn toàn tập trung vào việc mình đang làm.

Phương pháp này chia nhỏ các khoảng thời gian làm việc ra thành các Pomodori, xen kẽ các khoảng thời gian này là các khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn.

Các bước thực hiện Pomodoro

Chọn và chốt công việc sẽ làm.

Canh thời gian cho một Pomodoro (thường người ta lấy thời gian chuẩn của một Pomodoro là 25 phút”).

Hoàn toàn tập trung vào công việc đã định đến khi Pomodoro kết thúc.

Thực hiện các phiên nghỉ ngắn giữa các Pomodoro (thường là 5 phút).

Kết thúc 4 Pomodoro liên tiếp thì có một phiên nghỉ dài khoảng 30 phút.

Các bước thực hiện Pomodoro

Luật cần tuân thủ khi thực hiện Pomodoro

Không được để Pomodoro bị gián đoạn khi đang thực hiện. Nếu bắt buột bị gián đoạn, Pomodoro đó sẽ bị hủy bỏ và làm mới.

Tuyệt đối không chia nhỏ một Pomodoro ra thêm nữa, chỉ tập trung lầm từ đầu tới cuối một Porodoro.

Hoàn thành Pomodoro trước thời gian quy định, bạn nên dành thời gian để rà soát lại và chỉnh sửa để hoàn thành công việc tốt nhất.

Khoảng thời gian nghỉ 5 phút giữa các Pomodoro, bạn có thể thư giãn bằng cách nghe một bản nhạc yêu thích, đứng lên đi lại hoặc nhắm mắt hít thở sâu…

Ai có thể sử dụng Pomodoro?

Pomodoro đem lại những gì cho bạn?

Nếu quen với việc quản lí thời gian bằng Pomodoro, chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu suất và kết quả làm việc của mình. Pomodoro tối ưu hóa khả năng làm việc của bạn, khiến bạn hoàn thành công việc tốt hơn, và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng trễ deadline hay công việc dồn đống.