Top 14 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Reverse Transcription Pcr Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Pcr Xét Nghiệm Covid

Xét nghiệm đang được dùng để xác định nhiễm virus Corona được gọi là xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) hay còn có tên là xét nghiệm sinh học phân tử từ chuỗi phản ứng Polimerase. PCR là một kỹ thuật không mới, được phát minh bởi nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis. Trên thực tế người ta đã sử dụng PCR từ những năm 1980 và ứng dụng phương pháp này vào chẩn đoán cho các bệnh truyền nhiễm khác. Đây là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao DNA mục tiêu sao cho đủ nhiều để phát hiện và xác nhận sự nhiễm trùng. Chỉ từ một lượng mẫu rất nhỏ, kỹ thuật PCR cũng có thể khuếch đại và tạo ra hàng triệu bản sao một cách chính xác và dễ dàng.

Để kiểm tra sự tồn tại của virus trước hết người ta sẽ dùng que lấy mẫu tại các mô và dịch cơ thể ở nhiều vị trí, thường sẽ là mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân. Que mẫu sau đó sẽ được bảo quản trong ống và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Quá trình phân tích diễn ra khá phức tạp và thường tốn một vài ngày cho tới vài tuần kể từ khi lấy mẫu.

DNA chính là vật liệu di truyền để cấu thành các đặc điểm của chúng ta và cả một số loại virus. Thế nhưng virus gây ra COVID-19, SARS-CoV-19 (và nhiều loại virus khác) lại không chứa các chuỗi DNA kép mà chỉ chứa RNA chuỗi đơn. Bên cạnh đó do xét nghiệm PCR chỉ có thể tạo ra bản sao cho DNA, vì thế trước hết người ta cần phải chuyển đổi RNA thành DNA.

Người ta sẽ chiết xuất RNA của virus từ que mẫu. Sau đó, mẫu thử cần được lọc tế bào người và các enzyme ra để đem đi làm xét nghiệm PCR. Thông thường các phòng thí nghiệm sẽ sử dụng bộ kits dụng cụ được sản xuất đặc biệt phục vụ cho mục đích này. Sau đó, RNA tinh khiết được trộn với một enzyme được gọi là enzyme phiên mã ngược, enzyme này sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi RNA chuỗi đơn thành DNA chuỗi kép để có thể sử dụng được kỹ thuật PCR. Cái vụ chuyển từ RNA thành DNA này sinh học cấp hai có rồi đó, anh em nào mà học chăm là biết à.

Tiếp đến, DNA của virus được cho vào ống nghiệm và thêm vào các chất sau:

Các đoạn mồi: Đây là những đoạn DNA ngắn được chế tạo để có thể liên kết với DNA của virus.

Nucleotide: những thành phần cơ sở để cấu thành DNA, gồm các loại A T G X

Một enzyme tạo dựng DNA: mục đích để tạo ra các bản sao cho DNA

Một máy PCR gia nhiệt hỗn hợp sẽ được sử dụng để làm duỗi thẳng các đoạn DNA sợi kép, sau đó các đoạn mồi có thể liên kết được với DNA khi đã nguội. Khi các đoạn mồi đã liên kết với DNA, chúng sẽ tạo ra một điểm khởi đầu cho các enzyme xây dựng DNA và bắt đầu sao chép các đoạn đó để tạo ra DNA. Thông qua việc gia nhiệt và làm lạnh, quá trình này sẽ lặp lại nhiều lần đến khi hàng triệu bản sao DNA được tạo ra. Điều này cũng giải thích cách PCR khuếch đại mã di truyền của virus.

Tiếp đến thuốc nhuộm huỳnh quang được thêm vào ống nghiệm trong khi DNA đang được nhân bản. Thuốc nhuộm này liên kết với DNA đã sao chép, làm tăng cường màu huỳnh quang và sáng hơn. Chính ánh sáng này là dấu hiệu để người ta nhận biết sự hiện diện của virus.

Cường độ huỳnh quang tỉ lệ thuận với các bản sao DNA của virus được tạo ra. Khi cường độ huỳnh quang của mẫu vượt quá ngưỡng mức nhất định thì mẫu được xem là dương tính. Trong trường hợp mẫu không chứa virus, xét nghiệm PCR không tạo ra các bản sao, do đó ngưỡng huỳnh quang không đạt mức nền, thử nghiệm được xem là âm tính.

Lý do đơn giản là bởi thời gian, kết quả xét nghiệm PCR có thể mất đến vài giờ. Vấn đề về thời gian cùng với khả năng có thể xét nghiệm sẽ tạo ra giới hạn số lượng xét nghiệm mà một phòng thí nghiệm có thể thực hiện trong một ngày. Chẳng hạn một phòng thí nghiệm nghiên cứu nhỏ có thể xét nghiệm được 80 mẫu một ngày, với những nơi quy mô được trang bị nhiều máy hơn, năng suất có thể là 1000-2000 mẫu. Một hạn chế khác là việc thiếu thuốc thử cần thiết để làm xét nghiệm. Do nhu cầu xét nghiệm rất cao dẫn đến sự thiếu hụt, nhiều quốc gia đã bị trì hoãn do thiếu thuốc thử.

Mặc dù kỹ thuật PCR có độ chính xác cao thế nhưng ở một số trường hợp, kết quả cũng có sự sai lệch. Nguyên nhân chủ yếu là do mẫu phẩm bị nhiễm bẩn, hay bảo quản không đúng cách cũng có thể làm sai lệch kết quả, dẫn đến trường hợp dương tính giả (khi ai đó không có virus nhưng xét nghiệm lại có) hoặc âm tính giả (khi ai đó có virus nhưng kết quả cho thấy họ không nhiễm bệnh).

Hạn chế cuối cùng của phương pháp PCR là kỹ thuật này chỉ có thể nhận biết virus tại ngay thời điểm thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp nếu ai đó đã từng mắc bệnh sau đó hồi phục trước thời điểm xét nghiệm, thì phương pháp này không thể xác định được. Bởi nếu ai đó đã từng có virus và đã phục hồi, họ sẽ sinh ra miễn dịch kháng virus trong một thời gian trước khi có khả năng tái nhiễm.

Còn để xét nghiệm liệu ai đó đã từng nhiễm virus trước kia hay không, người ta sử dụng loại xét nghiệm dựa trên kháng thể. Vì khi đó cơ thể người từng nhiễm bệnh sẽ sản sinh ra loại kháng thể chống lại virus, các kháng thể đó vẫn tồn tại trong máu suốt một khoảng thời gian sau khi nhiễm bệnh. Và với phương pháp xét nghiệm kháng thể, người ta có thể phát hiện ra chúng. Hiện tại, một số công ty đang nghiên cứu xét nghiệm kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 và dự kiến phương pháp này sẽ được triển khai nhanh chóng khi đã sẵn sàng.

Ngoài ra, trong trường hợp thiếu hụt bộ dụng cụ xét nghiệm PCR, người ta cũng thực hiện một số xét nghiệm khác hiệu quả như xét nghiệm tìm kiếm các protein cụ thể trên bề mặt virus. Mặc dù phương pháp này tốn thời gian ít hơn so với PCR, thế nhưng độ sai lệch của phương pháp này cũng lớn hơn. Do đó, nhiều khả năng kết quả sẽ không chính xác.

Cho đến khi tốc độ và số lượng thực hiện xét nghiệm tăng lên, nhiều quốc gia vẫn đang khuyến cáo người dân nên tự chủ động bảo vệ bản thân, tự cách ly tại nhà và khai báo y tế để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Tư Vấn Xét Nghiệm Hiv Bằng Phương Pháp Pcr

PCR (Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng phân) là một kỹ thuật then chốt trong di truyền học phân tử, được áp dụng để test kiểm tra nhiễm HIV giai đoạn sớm với độ nhạy cao.

Kĩ thuật này cho phép phân tích bất kỳ một đoạn ngắn nào của chuỗi ADN (hay của chuỗi ARN) mà không phải nhân dòng vô tính đoạn ADN đó.

PCR được sử dụng để tái tạo (khuếch đại) những đoạn ADN chọn lọc. Trước đây, việc khuếch đại này được thực hiện nhờ những vi khuẩn và phải mất hàng tuần. Nhưng giờ đây với kỹ thuật PCR được thực hiện trong các ống nghiệm thì chỉ mất một vài giờ. PCR hiệu quả cao đến nỗi có thể tạo ra vô số bản sao của ADN. Ngoài ra, PCR sử dụng chính những phân tử mà thiên nhiên sử dụng để sao chép ADN:

– Hai “phân tử mồi” để đánh dấu vị trí bắt đầu và kết thúc của chuỗi ADN cần sao chép. – Một enzym có tên là polymerase (enzyme đồng phân hóa) chạy dọc theo đoạn ADN đó, đọc mã của ADN và lắp ráp nên một bản sao của ADN. – Rất nhiều khối bazơ mà polymerase sử dụng để xây nên bản sao của ADN.

Do thử nghiệm PCR quá nhạy cảm, nên khi áp dụng trong chẩn đoán, một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là hiện tượng dương tính giả, chủ yếu là do mẫu thử bị nhiễm bởi các sản phẩm PCR trước đó. Chỉ cần mẫu thử bị nhiễm một hoặc vài mảnh sản phẩm PCR thì các mảnh này sẽ được khuếch đại và mẫu cho kết quả dương nhưng là dương giả. Đợi 12 tuần là cần thiết. Việc gì mà vội hả bạn ?

Hiện nay xét nghiệm DNA_ PCR(Chuỗi phản ứng polymerase) là một trong những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất tuy nhiên thời gian chính xác để thực hiện xét nghiệm này từ ngày có hanh vi nguy cơ vẫn còn gây nhiều tranh cãi (theo các tài liệu nước ngoài là 28 ngày,một số tài liệu của VN là 10 ngày hoặc theo một số bác sĩ của viện Pasteur là từ 3-7 ngày). Đây là một xét nghiệm khá tốn kém và quy trình khá phức tạp( dựa trên kĩ thuật nhiệt) nên thường chỉ dùng cho trẻ em(dưới 18 tháng tuổi) để phát hiện bản sao bộ ADN của HIV.Như Hiện tại theo mình biết viện Pasteur TPHCM dùng phương pháp này để xét nghiệm cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi hoặc dùng đo nồng độ vi rút cho người có HIV.Viện Pasteur TPHCM nếu xét nghiệm PCR âm tính (dưới ngưỡng phát hiện) thì Bác Sĩ vẫn khuyên sau 12 tuần xét nghiệm lại

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.

Tìm Hiểu Phương Pháp Xét Nghiệm Pcr Hiv Mới Nhất Hiện Nay

Virus HIV sống được bao lâu ?

Virus HIV có thể tồn tại trong không khí với nhiệt độ trung bình từ 32 đến 36 độ không quá 5 phút. Ỏ trong những giọt máu khô thì virus có thể sống từ 2-7 ngày và trong xác chết thì virus có thể sống trong 72 giờ.

Cùng với đó đối với những giọt máu của người bị nhiễm HIV ở trên đường mà bị ánh nắng chiếu vào thì virus HIV có thể sống được trong khoảng 30 phút. Đối với những giọt máu ở trong những chỗ ẩm thấp thì virus HIV có thể sống trong 48h hoặc có thể là 1 tuần.

Phương pháp xét nghiệm PCR HIV là phương pháp xét nghiệm có giá trị cao nhất trong các phương pháp xét nghiệm HIV. Phương pháp này có thể tạo ra một lượng lớn các bản sao DNA mà không cần phải nhân dòng vô tính của đoạn DNA đó hoặc các gen này được khuếch đại với một mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào chu kỳ nhiệt độ.. Đây cũng là phương pháp xét nghiệm HIV có độ chính xác và độ hiệu quả cao nhất.

PCR được sử dụng trong việc khuếch đại những đoạn DNA đã được chọn lọc. Khác với những phương pháp xét nghiệm HIV từ xưa thì việc khuếch đại này sẽ được thực hiện nhờ một số vi khuẩn và các phương pháp này thường mất một khoảng thời gian dài mới có kết quả.

Hiện nay với việc thực hiện Xét nghiệm HIV bằng phương pháp PCR thì chỉ mất vài giờ thực hiện trên ống nghiệm là đã có kết quả.

Các bước tiến hành xét nghiệm PCR HIV hiện nay

Bước 1: Các bác sĩ sẽ tách rời hai chuỗi phân tử DNA ở nhiệt độ khoảng 940 đến 950.

Bước 2: Tiến hành bắt cặp các cặp mồi đặc hiệu của quy trình DNA được xác định bắt cặp với các sợi DNA đích. Việc bắt cặp này thường được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 400 đến 700.

Bước 3: Ở bước này thì chỉ cần tổng hợp và kéo dài các sợi DNA ở nhiệt độ khoảng 720 do các Taq polymerase sẽ thực hiện tổng hợp các sợi DNA theo một trình tự bổ sung cho các sợi khuôn.

Ở trẻ sơ sinh trong quá trình chẩn đoán HIV ngoài việc thực hiện xét nghiệm theo phương pháp PCR thì còn có thể sử PCR để phát hiện ra các DNA provirus trong một số tế bào trong tình trạng bị nhiễm bệnh.

Với phương pháp xét nghiệm PCR HIV được thực hiện ở trên 3 vùng gen đó là: ENV, GAG và cuối cùng là POL. Việc thực hiện trên 3 vùng gen có thể cho kết quả là dương tính ít nhất ở 2 vùng trên 3 vùng gen này với cách thực hiện lấy mẫu ở một số thời điểm khác nhau.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm PCR HIV

Phương pháp xét nghiệm PCR HIV có thể phát hiện ra các tác nhân vi sinh vật gây ra bệnh trực tiếp từ bệnh phẩm mà có thể phân loại các kiểu di truyền của các vi sinh vật này mà không cần phải qua môi trường nuôi cấy.

Phương pháp xét nghiệm PCR HIV thường cho kết quả giám định nhanh hơn sơ với việc thực hiện xét nghiệm HIV theo phương pháp cũ.

Phương pháp xét nghiệm HIV bằng PCR có độ nhạy cực kỳ cao trong việc chẩn đoán bệnh.

Nhược điểm của phương pháp xét nghiệm này

Để có thể thực hiện được phương pháp xét nghiệm PCR HIV này thì phải có một phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn và được trang bị những thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Cùng với việc cần phải có các trang thiết bị hiện đại thì cũng cần các bác sĩ thực hiện phương pháp này có trình độ chuyên môn cực kỳ cao.

Chi phí thực hiện xét nghiệm PCR HIV thường đắt hơn so với việc thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp cũ. Nguyên nhân chủ yếu là do các hóa chất để thực hiện xét nghiệm PCR HIV thường phải nhập từ nước ngoài với giá cực kỳ cao. Cùng với đó là giá thành của một máy xét nghiệm PCR cũng cực kỳ đắt khoảng mấy chục ngàn USD/ máy. Chi phí thực hiện cũng đắt theo.

Những địa điểm có thể thực hiện xét nghiệm PCR HIV ở Việt Nam

Bệnh viện 198 tại địa chỉ: số 9 Trần Bình , Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương: số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Viện Huyết học và truyền máu trung ương: số 14 Trần Thái Tông, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bệnh viện đa khoa Xanh – Pon: số 12 Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.

Bệnh viện Bạch mai: số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Máy Pcr Là Gì? Các Loại Máy Pcr Trong Chăn Nuôi

Máy PCR từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu sinh học, y học nhằm phát hiện các bệnh do virus, vi khuẩn, chẩn đoán những bệnh nhiễm trùng, tách dòng gene và xác định huyết thống,… Bài viết này HappyVet sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết về máy PCR là gì và các loại máy PCR được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi.

TỔNG QUAN VỀ MÁY PCR

1. Máy PCR là gì?

Máy PCR (máy luân nhiệt) là thiết bị chẩn đoán bệnh thú y không thể thiếu trong phòng lab sinh học, y tế. PCR là chữ viết tắt của cụm từ Polymerase Chain Reaction – Đây là phương pháp khuếch đại nhanh nhiều bản sao các đoạn DNA mà không qua tạo dòng. Nếu trước đây một thí nghiệm sinh học phân tử phải kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thì ngày nay nhờ kỹ thuật PCR ra đời mà các thí nghiệm chỉ thực hiện trong vài ngày, thậm chí trong vài giờ.

Kỹ thuật PCR được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chẩn đoán, xét nghiệm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, xác định giới thính của phôi, giải mã di truyền, tạo giống, nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật ở mức độ phân tử, chẩn đoán bệnh do virus, vi khuẩn gây bệnh,…

Nếu như kỹ thuật PCR truyền thống cần phải có giai đoạn phân tích sau khuếch đại thì hiện nay các loại máy PCR real time cho kết quả khuếch đại AND đích được hiển thị sau mỗi chu kỳ phản ứng. Ưu điểm của việc sử dụng PCR real time là không cần phải thực hiện thao tác điện di sản phẩm PCR trên gel agarose nhằm xác định sản phẩm sau khuếch đại.

2. Nguyên lý máy PCR

Nguyên lý hoạt động của máy PCR là việc tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của khuôn này thành hàng triệu bản sao thông qua hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi đặc hiệu cho đoạn DNA này.

Phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ và được lặp lại nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ được diễn ra theo 3 bước:

Bước 1: Biến tính tách đôi sợi DNA: Được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của phân tử (94 – 95 0 C) trong vòng 30 – 60 giây. Lúc này, phân tử DNA mạch kép sẽ được tách thành hai mạch đơn (đóng vai trò là mạch khuôn cho sự tổng hợp hai mạch bổ sung mới).

Bước 2: Bắt cặp mồi: Được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ nóng chảy (Tm) của các Primer, nhiệt độ dao động trong khoảng 55 – 65 0 C. Thời gian bắt cặp kéo dài từ 30 – 60 giây tùy vào Tm của các primer.

Bước 3: Kéo dài: Được thức hiện ở nhiệt độ 72 0 C giúp cho DNA polymerase có môi trường hoạt động tốt nhất. Lúc này, dưới tác động của DNA polymerase, các nucleotide sẽ lần lượt gắn vào primer theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn. Thời gian kéo dài khoảng 30 giây đến vài phút tùy thuộc vào độ dài của trình tự DNA khuếch đại.

Qua 3 bước, một DNA đích sẽ được nhân lên thành hai bản sao và chu kỳ được lặp đi lặp lại liên tục từ 30 – 40 chu kỳ. Lúc này, từ một DNA đích sẽ nhân lên thành 2 30 đến 2 40 bản sao, tức là hàng tỷ bản sao.

3. Cấu tạo máy PCR

Mỗi loại máy PCR lại có cấu tạo khác nhau. Bạn có thể lựa chọn PCR với 2 hoặc 3 block hoặc block thông thường 96 giếng, hoặc cũng có thể lựa chọn các loại máy PCR cầm tay để đem đi hiện trường. Ở nhiều trung tâm nghiên cứu hay bệnh viện lớn họ thường xây dựng series nhiều máy luân nhiệt được liên kết với nhau để tạo ra một hệ thống máy PCR lớn và được điểu khiển bởi một hệ thống máy tính trung tâm hiện đại.

ƯU ĐIỂM CỦA MÁY PCR

Kỹ thuật PCR đem đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các xét nghiệm thông thường khác như:

Kết quả thu được chính xác trong vài giờ.

Phát hiện được các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Cho phép xác định được các tác nhân vi sinh không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng dịch cao hay khó nuôi cấy.

Phát hiện sớm các đột biến gen gây ung thư, bệnh di truyền,…

Xác định huyết thống giữa các cá thể khác nhau.

CÁC LOẠI MÁY PCR TRONG CHĂN NUÔI

Hiện nay, kỹ thuật PCR được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản,… nhằm phát hiện sớm và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Kỹ thuật PCR có thể chẩn đoán được hầu hết các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi:

Bệnh trên lợn: Dịch tả lợn Châu Phi, dịch tả lợn cổ điển, giả dại, đóng dấu lợn,…

Bệnh trên gia cầm: CRD, Marek, Leucosis, Newcastle,…

Bệnh trên bò: Bò điên, tụ huyết trùng trâu bò, tiêu chảy do virus trên bò,…

Bệnh trên chó: Parvo, Care, bệnh lỵ do Giardia intestinalis,….

Bệnh trên tôm: Vi bào tử trùng, đốm trắng, Taura, hoại tử gan tụy,…

HappyVet giới thiệu cho người nuôi hệ thống máy PCR Pockit được thiết kế linh hoạt, cho phép đồng thời chẩn đoán được nhiều bệnh trong một lần chạy mẫu, cho kết quả trong vài giờ đồng hồ.

1. Máy Pockit Central

Pockit Central là thiết bị PCR được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Máy được tích hợp đồng thời hệ thống ly trích Acid Nucleic và phản ứng iiPCR giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán mầm bệnh. Thao tác thực hiện đơn giản, chỉ cần đưa mẫu vào máy và bấm nút và chờ kết quả.

2. Máy Pockit Xpress

Pockit Xpress là một trong những loại máy PCR đang được rất nhiều bà con lựa chọn. Sản phẩm được thiết kế như một phòng thí nghiệm thu nhỏ, toàn bộ hệ thống chẩn đoán được đặt trong một chiếc vali xách tay vận chuyễn dễ dàng đến các trang trại, các cửa khẩu hay các vùng dịch, giúp phát hiện nhanh mầm bệnh.

Hệ thống PCR được thiết kế linh hoạt, một chương trình có thể ứng dụng cho tất cả các chỉ tiêu và cho phép chẩn đoán được nhiều bệnh trong một lần chạy mẫu.

3. Máy Pockit Pro

Pockit Pro cũng được vận hành dựa trên phương pháp iiPCR, cho kết quả nhanh chóng trên màn hình LCD và tự động lưu vào thẻ SD. Sản phẩm được thiết kế linh hoạt, một chương trình có thể ứng dụng cho tất cả các chỉ tiêu, đồng thời cho phép chẩn đoán nhiều bệnh chỉ trong một lần chạy mẫu.

4. Máy Pockit micro

Pockit micro là một trong những dòng thế hệ mới của phương pháp iiPCR với độ nhạy cao, cho kết quả chính xác, thiết kế dạng cầm tay và dễ dàng đọc kết quả âm tính hoặc dương tính trên màn hình.

Số mẫu: 1 – 4 mẫu/ lần

Thời gian: 30 phút

Khối lượng: 380g

5. Máy Pcokit micro Plus

Máy pcr cầm tay Pockit micro Plus cũng là thế hệ mới nhất của phương pháp iiPCR với nhiều cải tiến trong thiết kế như trọng lượng nhẹ, pin sạc tích hợp, dễ dàng sử dụng và có thể vận hành ở mọi nơi và mọi thời điểm.

Hình ảnh máy PCR cầm tay Pockit micro Plus

6. Máy Pockit micro Duo

Micro Duo là dòng sản phẩm mới nhất của series máy phân tích cầm tay Pockit Micro với hai bước sóng chẩn đoán 520nm, 550nm. Sản phẩm có khả năng chẩn đoán chính xác mầm bệnh do virus, vi khuẩn gây ra trên thú y.