Top 7 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Số Trong Xây Dựng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Làm Kế Toán: Phương Pháp Chuyên Gia (Delphi) Xây Dựng Chỉ Số

Phương pháp Delphi được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đã được tác Lê Trịnh Hải & Phạm Hoàng Hải (2014) thực hiện xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá bền vững là phương pháp chuyên gia [23]. Phương pháp này được tiến hành theo nhiều vòng (có thể từ 2, 3 hoặc 4 vòng) và được thực hiện qua các vòng lặp [94]:

Các công cụ, kỹ thuật bổ trợ xây dựng chỉ số

Một số phương pháp bổ trợ được sử dụng để xây dựng chỉ số như PAM (Process Analysis Method), MFA (Material Flow Analysis), PSR (Pressure-State-Response) và AHP (Analytic Hierarchy Process).

Phương pháp PAM được phát triển bởi Chee Tahir A & Darton R. C (2010) và sau đó được Darton R. C (2015) [89] sử dụng để đánh giá bền vững của một hệ thống ở cấp độ hoạt động. Sau này Smith T. W & cộng sự (2013) triển khai áp dụng để đánh giá bền vững trong một vài tình huống cụ thể như hệ thống sản xuất dầu cọ, hệ thống vận tải xe hơi, hệ thống công nghệ sản xuất nước uống. Phương pháp PAM mang tính hệ thống, cấu trúc thứ bậc, logic trong việc đưa ra các chỉ số đánh giá bền vững bao hàm các khía cạnh của bền vững. Việc lựa chọn các chỉ số trong tình huống cụ thể dựa trên việc tóm tắt quá trình hệ thống, do đó sử dụng PAM để xây dựng chỉ số đánh giá là phù hợp.

– Response) với các tiêu chí của nội dung PTBV từ đó xác định các chỉ tiêu ở từng lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường ngành Than.

Phương pháp AHP rất hữu dụng và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực lập kế hoạch và quản lý [97]. Phương pháp AHP sử dụng phương thức so sánh cặp từng khía cạnh của bộ tiêu chí để xác định trọng số của mỗi tiêu chí/khía cạnh thay vì chỉ đơn thuần liệt kê và xếp hạng các mức độ quan trọng. Phương pháp AHP kết hợp với phỏng vấn chuyên gia dựa trên phiếu khảo sát (được thiết kế sẵn) có thể được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí TTX và trọng số của các chỉ số trong mỗi tiêu chí TTX. Việc lựa chọn số lượng chuyên gia rất khác nhau tùy theo từng nghiên cứu và đặc điểm của nghiên cứu đó. Nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp Delphi chọn mẫu tối thiểu 3 chuyên gia đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Gregory J. Skulmoski & cộng sự (2007) trong nghiên cứu phát triển quy tắc trong quá trình đúc gốm [99]. Phương pháp AHP được thực hiện qua 3 bước:

Xây dựng ma trận so sánh cặp giữa các khía cạnh của bộ chỉ số: ma trận so sánh cặp được xác định thông qua việc tổng hợp các ý kiến khảo sát chuyên gia.

Xác định trọng số của các khía cạnh

Kiểm tra tính nhất quán và tính khách quan của dữ liệu

Cách Tính Hệ Số Sử Dụng Đất Trong Xây Dựng Mới Nhất

Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn toàn công trình (đơn vị là m2 và không bao gồm diện tích sàn của tầng hầm, tầng mái) với diện tích tất cả lô đất (m2).

Hệ số sử dụng đất (HSSDĐ) là tỷ lệ giữa tổng sàn xây dựng (tổng diện tích sàn xây dựng bao gồm cả phần nổi và phần ngầm) với diện tích của mảnh đất được xây dựng.

Hiểu một phương pháp đơn giản, hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn xây dựng (tất cả các sàn của các tầng cộng lại, trừ các tầng kỹ thuật, tầng mái, hố thang máy) trên tổng diện tích lô đất (m2).

Hệ số sử dụng đất có tác dụng khống chế số tầng cao trong khu đất xây dựng tương ứng với tỷ lệ xây dựng cho phép.

Công thức tính hệ số sử dụng đất?

Hệ số sử dụng đất được tính theo công thức sau:

HSD = Tổng số diện tích sàn toàn công trình / diện tích lô đất

Trong đó, diện tích sàn toàn công trình không bao gồm diện tích cầu thang. Các các lỗ trống (ô thang máy, hộp kỹ thuật) sàn kỹ thuật, tầng hầm. Còn hành lang, sàn kỹ thuật, tầng hầm sẽ được tính theo một công thức khác.

Diện tích lô đất : tổng diện tích cả lô đất (m2 )

Để hiểu rõ hơn về công thức tính hệ số sử dụng đất, chúng ta cũng có thể xem xét ví dụ sau:

Một dự án chung cư có diện tích cả lô đất 1000 m2. Diện tích công trình chung cư 10 tầng, ( 2 tầng hầm ) là 500 m2. Phần còn lại là diện tích phong cảnh không gian.

Như vậy, cách tính hệ số sử dụng đất sẽ bằng (10 + 2 ) x 500 m2 / 1000 m2 = 6 .

Ví dụ 2: Nếu bạn có 30% đất làm công trình công cộng (siêu thị, công viên). 40% đất làm đường, còn lại 50% đất làm nhà ở. Vậy thì bạn có hệ số sử dụng đất là 50%

Ví dụ 3: Nếu bạn có ngôi nhà được xây dựng trên diện tích 60m2, 6 tầng. Vậy hệ số sử dụng đất là : 60 x 6/100= 3.6.

Lưu ý:

Trong cách tính hệ số sử dụng đất sẽ sở hữu được sự khác nhau giữa việc tính diện tích sàn của quy hoạch kiến trúc với tính diện tích sàn của Sở Xây dựng khi cấp phép (có tính cả mái tum thang, sàn kỹ thuật, …)

Cách Tính Diện Tích Trong Xây Dựng Theo M2 Sàn Xây Dựng

Hiện tại tất cả công ty xây dựng nhà phố hay biệt thự, tòa nhà văn phòng, nhà cho thuê, …nhà xưởng đều sử dụng m2 sàn làm tham chiếu để tính đơn giá xây dựng công trình.

Nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn cách tính này chúng tôi phân tích rõ cách tính tính theo m2 sàn xây dựng trong thi công xây dựng phần thô

Ví dụ điển hình căn nhà có diện tích là: 5.00m2x12.00m2 .Qui mô xây dựng 1 trệt 1 lầu 1 thượng, hay còn gọi là 2 tấm rưỡi. Chúng tôi phân tích một cách đơn giản từ móng đến mái

1. Móng : Móng các công trình xây dựng thông thường gồm 3 loại móng phổ biến

Móng Đơn hay còn gọi là móng cóc, móng chân vịt, Hệ đài móng cho những công trình ép cọc BTCT hay Cọc Ly tâm. Móng băng cho những vùng có nền đất địa chất ổn định, thì chi phí thi công phần móng thông thường thì được tính từ 20% đến 50% so với diện tích sàn tầng trệt.

Để hiểu rõ cụ thể móng được tính bao nhiêu % diện tích thì phải phụ thuộc rất nhiều qui mô của căn nhà, phụ thuộc khả năng chịu lực của móng nhà càng cao tầng thì tiết diện móng phải lớn, kếu cấu sắt thép phải nhiều để đảm bảo khả năng chịu tải của móng. Do đó không khẳng định được % của móng là bao nhiêu khi chưa tính chính xác chịu tải của móng nhưng vấn khống chế từ 20% đến 50%.

Giả thiết với diện tích 60m2 thì tổng chi phí thi công hệ đài móng được ước tính là 60×30%x ĐGXD

Các Tầng:

Diện tích tầng trệt được tính 100% diện tích sử dụng:

Cụ thể theo công trình trên thì chi phí xây dựng tầng 1 là 60m2, chi phí thi công tầng trệt là: 60m2xĐGXD

Diện tích tầng 2 được tính 100% diện tích sử dụng

Cụ thể theo công trình trên thì chi phí xây dựng tầng 2 là 60m2 + 1.2×5 là 66m2, chi phí thi công tầng 2 là 66xĐGXD

Diện tích tầng tum cũng đươc tính 100% diện tích sử dụng là 2,5×5 =12.5m2

Mái :

Mái BTCT ( Mái che tum thang) thì được tính là 50% diện tích sân thượng,

Cụ thể theo công trình trên thì chi phí thi công sân thượng là: (66+0.4x2x5)*50%xĐGXD = 35m2xĐGXD

Ngoài ra mái phân ra nhiều loại mái, mái đơn giản là mái tôn thì được tính từ 30% diện tích thi công mái, mái ngói hệ vì kèo sắt thì được tính 70% diện tích diện tích thi công mái, Mái BTCT tính 50% diện tích xây dựng, mái BTCT dán ngói tính 100% diện tích thi công mái.

Tổng kết lại theo phương pháp tính giá trị thi công theo tham số m2 sàn thì công trình trên ( Hệ đài móng – nhà ép cọc ) móng ép cọc, mái btct thì tổng chi phí căn nhà này được tính theo m2 sàn xây dựng là:

Tổng chi phí xây dựng phần thô & nhân công hoàn thiện A=(18 + 60 + 66 + 12.5 + 35)*ĐGXD=191.5* 3.1tr= 593.650.000 (Đồng) Chi phí xây dựng phần thô & nhân công hoàn thiện căn nhà phố đơn giản.

Ngoài ra còn có những cách tính về tham chiếu về diện tích sân vườn:

Tìm hiểu thêm: Báo giá xây dựng nhà trọn gói Báo giá thi công xây dựng nhà phần thô Báo giá xây dựng nhà phần hoàn thiện Báo giá thiết kế triến trúc xây dựng Quay lại trang chủ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG SAIGON HOUSE – Thiết kế thi công nhà phố đẹp

Trụ sở TP.Hồ Chí Minh:

23D Nguyên Hồng, Phường 1

Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Tele: (028) 38 940 226

Hotline: 0938750005 Email: thietkexaynhaviet@gmail.com,

lienhe@saigon.house

Chi nhánh Đồng Nai:

799 Phạm Văn Thuận, chúng tôi Hiệp

Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Chi nhánh Bình Dương:

80 Đường Đông Minh, P.Đông Hòa

Tx Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Hạch Toán Các Khoản Thiệt Hại Trong Xây Dựng, Xây Lắp

Quá trình xây dựng, xây lắp, các doanh nghiệp không tránh khỏi các khoản thiệt hại như phải phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất… Công việc tập hợp các khoản thiệt hại này để tính vào chi phí phải đòi hỏi chính xác, phù hợp với từng khoản mục, nội dung chi phí.

Để giúp việc hạch toán các khoản thiệt hại này trở nên dễ dàng, trung tâm đào tạo học kế toán thực tế chúng tôi sẽ chia sẻ những vấn đề quan trọng trong công việc này

1. Thiệt hại phá đi làm lại

1.1 Đặc điểm của khoản thiệt hại phá đi làm lại

Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần công việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân gây ra có thể do chủ quan, khách quan, do lỗi của bên giao thầu (bên A) như:

Sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình

Do bên thi công (bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài.

Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp. Giá trị thiệt hại về phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được.

Giá trị của khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó. Các phí tổn để thực hiện xây dựng khối lượng xây lắp bị phá đi thường được xác định theo chi phí định mức vì rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị thực tế của khối lượng phải phá đi làm lại.

Để tránh các vấn đề này bạn nên tìm hiểu các kiến thức quan trọng trước khi bắt tay vào kế toán xây dựng:

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau: + Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.

+ Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.

+ Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.

1.2 Phương pháp hạch toán

Tại thời điểm xác định giá thành công trình hoàn thành bàn giao, căn cứ vào giá trị của khoản thiệt hại do phá đi làm lại được xác định theo chi phí định mức, kế toán xử lý như sau:

Giá trị phế liệu thu hồi, ghi giảm thiệt hại: Nợ TK 111, 152

Có TK 154

Đối với trường hợp thiệt hại do bên giao thầu (bên A) gây ra thì bên thi công không chịu trách nhiệm về phần thiệt hại và coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình, xác định giá vốn của công trình hoàn thành bàn giao tiêu thụ: Nợ TK 632

Có TK154

Đối với giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra được ghi nhận vào chi phí bất thường: Nợ TK 811

Có TK 154

Đối với khoản thiệt hại được xác định do bên thi công gây ra được xử lý theo các bước như sau: + Xác định phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường:

Nợ TK 1388, 334

Có TK 154

+ Xác định phần thiệt hại tính vào chi phí bất thường:

Nợ TK 811

Có TK 154

+ Nếu trường hợp thiệt hại chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý, kế toán ghi:

Nợ TK 138 (1381)- Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 154

2. Thiệt hại ngừng sản xuất

2.1 Đặc điểm khoản thiệt hại do ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên nhiên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác.

Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm: tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên nhiên vật liệu, động lực phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất.

Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh.Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch.

2.2 Phương pháp hạch toán

2.2.1 Trường hợp không trích trước chi phí:

Khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK622, 623, 627,

Nợ TK133 (1331)

2.2.2 Trường hợp có trích trước chi phí:

Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất: Nợ TK 622, 623, 627, 642…

Có TK 335

Khi chi phí thực tế phát sinh: Nợ TK335

Nợ TK133

Điều chỉnh chênh lệch: – Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước, tiến hành trích bổ sung chi phí:

Nợ TK 622, 623, 627, 642…(trích bổ sung theo số chênh lệch)

Có TK 335

– Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, tiến hành hoàn nhập chi phí:

Nợ TK 335

Có TK 622, 623, 627, 642…(hoàn nhập theo số chênh lệch)