Top 13 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Tính Giá Thành Giản Đơn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Các Bước Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Giản Đơn

Quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng trong hệ thống quản trị các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với các nghiệp vụ kế toán khác. Có rất nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Quy trình tính giá thành chung đã được đề cập tại bài viết https://gonnapass.com/quy-trinh-ket-chuyen-gia-thanh/.

Tại bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các bước thiết lập nội dung tính giá thành ở đơn vị của minh.

Bước 1: Tập hợp chi phí trên các tài khoản chi phí sản xuất. Thông tin về chi phí phát sinh trong kỳ tập hợp để tính giá thành được hạch toán thông qua các bút toán kết chuyển từ tài khoản 621, 622, 627 sang TK 154.

Q(dđk) + Q(sx) = Q(ht) + Q(dck) + Q(h) (*) hay

Q(dđk) + Q(sxht) + Q(dck) + Q(h) = Q(ht) + Q(dck) + Q(h)

Trong đó:

Q(sx): Sản lượng sản xuất trong kỳ

Q(ht): Sản lượng hoàn thành trong kỳ

Q(sxht): Sản lượng sản xuất mới và hoàn thành trong kỳ này

Q(h): Sản lượng hỏng trong kỳ

Như vậy, để phân bổ giá thành, kế toán có thể sử dụng tính toán theo vế trái của phương trình (*) (Phương pháp nhập trước xuất trước) hoặc vế phải của phương trình (*) (Phương pháp bình quân)

Bước 3: Chọn phương pháp giá thành áp dụng, đánh giá sản phẩm dở dang. Thông thường có 2 cách làm là đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu (Chính) trực tiếp hoặc đánh giá theo sản phẩm hoàn thành tương đương (Nếu có thể ước lượng tỷ lệ hoàn thành). Với phương pháp bình quân:

Bước 4: Xác định giá thành sản phẩm và lập báo cáo theo yêu cầu

Z = Dđk + C – Dck – Z (hỏng ngoài định mức)

Bước 4: Xác định giá thành sản phẩm và lập báo cáo theo yêu cầu

Biên soạn: Nguyễn Thị Thảo Linh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Tags Báo cáo sản xuấtđề thi CPAPhương pháp tính giá thành giản đơnTính giá thànhTính giá thành trong đề thi CPA

Cách Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Giản Đơn (Trực Tiếp)

1. Điều kiện áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp).

Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp).

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp) có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm); hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động).

+ Đối tượng tính giá thành của cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp) là sản phẩm cuối cùng.

3. Trình tự tính giá thành của cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp).

Theo phương pháp giản đơn, kế toán tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, sau đó tính giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ như sau:

– Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức:

-Tính giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức:

Tại phân xưởng Y của công ty A, sản xuất sản phẩm B, trong tháng 5/2017 có số liệu sau:

● Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng.

● Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tất cả các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).

● Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

● Các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T5/17 như sau:

● Hoàn thành nhập kho được 5.000 sản phẩm, sản phẩm dở dang 1.290 sản phẩm.

► Với số liệu trên, kế toán lập bảng tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong T5/17 như sau:

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp đơn đặt hàng

Phương Pháp Tính Giá Thành Theo Đơn Đặt Hàng

1. Điều kiện áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng trong điều kiện DN sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng. Đặc điểm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn hàng.

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là từng đơn đặt hàng.

+ Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.

3. Trình tự tính giá thành của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng .

Nếu DN áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì Kế toán CPSX phải mở bảng kê để tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng.

* Đối với chi phí trực tiếp.

* Đối với chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng bộ phận, từng phân xưởng. Cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Các tiêu chuẩn phân bổ như: giờ công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

* Phương pháp tính giá thành.

Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. Có các phương pháp tính giá như: phương pháp trực tiếp; phương pháp phân bước; phương pháp tỉ lệ; phương pháp hệ số và phương pháp liên hợp.

+ Nếu đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành.

+ Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là giá trị của sản phẩm làm dở.

Lưu ý: Trên thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Các đơn hàng này nếu cần hạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở. Giá trị sản phẩm làm dở của đơn hàng được xác định như sau:

4. Ví dụ cụ thể của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Tại công ty sản xuất tủ văn phòng, có một phân xưởng sản xuất chính, trong tháng 7/2017 có nhận được 2 đơn đặt hàng số 1 và số 2. Số liệu tập hợp được trong tháng 7/2017 như sau:

Chi phí sản xuất chung cho cả 2 đơn hàng là 312.000 nghìn đồng. Được phân bổ cho 2 đơn hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Cuối tháng 7/2017 đơn hàng 1 sản xuất xong giao 95 cái tủ hoàn thành cho khách hàng. Đơn hàng 2 chưa hoàn thành.

► Với số liệu trên, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đơn hàng như sau:

– Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng:

– Lập thẻ tính giá thành cho từng đơn hàng:

+ Đơn hàng số 1 đã thực hiện xong có thẻ tính giá thành như sau:

+ Do đơn hàng 2 chưa thực hiện xong nên sản phẩm của đơn hàng 2 là sản phẩm dở dang và tổng chi phí dở dang của đơn hàng 2 là:

1.330.000 + 418.000 + 152.000 = 1.900.000 nghìn đồng.

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn (trực tiếp)

Hướng Dẫn Trên Phần Mềm Tính Giá Thành Sản Phẩm Theo Pp Giản Đơn

Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn nghiệp vụ Tính giá thành theo PP Giản đơn – Bước 7 (TT133) Tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

Hướng dẫn chi tiết

Với các doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp Bình quân cuối kỳ, trước khi thực hiện tính giá thành cần phải thực hiện chức năng Tính giá xuất kho trên phân hệ Kho. Sau đó, thực hiện tính giá thành theo hướng dẫn sau:

Vào phân hệ Giá thànhtab Sản xuất liên tục – Giản đơn.

Chọn kỳ tính giá thành trên danh sách và chọn chức năng Tính giá thành bên thanh tác nghiệp (hoặc nhấn chuột phải, chọn chức năng Tính giá thành).

Nhấn Đồng ý.

Việc tính giá thành theo phương pháp giản đơn sẽ được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Phân bổ chi phí chung: hệ thống sẽ tổng hợp các chứng từ xuất kho NVL, hạch toán chi phí lương, chi phí sản xuất chung có hạch toán Nợ TK 154, chọn Khoản mục CP nhưng chưa chọn Đối tượng THCP để thực hiện việc phân bổ:

Nhập tỷ lệ phân bổ và lựa chọn tiêu thức phân bổ.

Nhấn Phân bổ, hệ thống sẽ tự động phân bổ chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ tính giá thành.

Lưu ý: 1. Có thể kiểm tra danh sách chứng được tổng hợp để phân bổ chi phí chung bằng cách sử dụng chức năng Xem tại cột Chi tiết chứng từ trên tab Xác định chi phí phân bổ. 2. Để phân bổ được chi phí chung theo Định mức, cần khai báo định mức chi phí cho từng đối tượng THCP trên menu Nghiệp vụGiá thànhSản xuất liên tục – giản đơnKhai báo định mức phân bổ chi phí theo đối tượng THCP. 3. Sau khi tính giá thành xong, có thể kiểm tra thông tin chi phí chung được phân bổ trên tab Bảng phân bổ chi phí chung của màn hình danh sách kỳ tính giá thành.

Nhấn Tiếp theo để chuyển sang bước Đánh giá dở dang.

Bước 2: Đánh giá dở dang: trường hợp kết thúc kỳ tính giá thành vẫn còn có các thành phẩm chưa sản xuất xong, kế toán cần xác định giá trị dở dang cuối kỳ cho từng đối tượng THCP:

Lựa chọn tiêu thức đánh giá dở dang và nhập số lượng dở dang kèm tỷ lệ hoàn thành của các thành phẩm dở dang.

Nhấn Tính chi phí dở dang, hệ thống sẽ tự động xác định chi phí dở dang cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

Lưu ý: 1. Để đánh giá được chi phí dở dang cuối kỳ theo Định mức, kế toán cần vào menu Nghiệp vụGiá thànhSản xuất liên tục giản đơnKhai báo định mức giá thành thành phẩm để khai báo định mức chi phí cho từng thành phẩm. 2. Sau khi tính giá thành xong, có thể kiểm tra thông tin dở dang cuối kỳ thông qua Bảng tập hợp chi phí theo yếu tố hoặc Bảng tập hợp chi phí theo khoản mục (chức năng chuột phải tại màn hình danh sách kỳ tính giá thành).

Nhấn Tính giá thành để chuyển sang bước Tính giá thành.

Bước 3: Tính giá thành: hệ thống tự động tính ra giá thành cho từng đối tượng THCP.

Sau khi thực hiện tính giá thành xong, nếu chọn:

Cập nhật giá nhập kho, hệ thống sẽ cập nhật giá thành vừa tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm ở Bước 5.

Cập nhật giá xuất kho, hệ thống sẽ tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho. 

Nhấn Cất.

Lưu ý:

1. Sau khi tính giá thành xong, có thể kiểm tra lại giá thành của từng thành phẩm trên tab Bảng tính giá thành của màn hình danh sách kỳ tính giá thành.

2. Trường hợp muốn kiểm tra lại các khoản chi phí trực tiếp, phục vụ cho việc tính giá thành hoặc các khoản chi phí làm giảm giá thành của thành phẩm, kế toán nhấn chuột phải tại màn hình danh sách kỳ tính giá thành và chọn chức năng Tập hợp chi phí trực tiếp hoặc Tập hợp khoản giảm giá thành.