Top 8 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Tính Giá Thành Theo Hệ Số Quy Đổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Tính Giá Thành Theo Hệ Số

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu đồng thời thu được nhiều loạI sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

– Căn cứ đặc đIểm kinh tế kỹ thuật quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất có hệ số bằng 1.

– Quy đổi sản lượng thực tế từng loạI sản phẩm ra sản lượng sản phẩm Chuẩn.

– Tính tổng giá thành liên sản phẩm theo phương pháp giản đơn:

Tổng giá thành liên sản phẩm

=

Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

– Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm

– Tính giá thành từng loại sản phẩm.

Thí dụ : Tại doanh nghiệp sản xuất “X” có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn. Quá trình sản xuất đồng thời thu được 3 loại sản phẩm: A , B, C . Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng đã hoàn thành nhập kho như sau : Sản phẩm A : 300 tấn; Sản phẩm B : 240 tấn; Sản phẩm C : 200 tấn

Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩnnhư sau :

Sản phẩm A = 1; Sản phẩm B = 1.1; Sản phẩm C = 1.2

Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng – Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng – Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng được tập hợp cho cả nhóm sản phẩm như sau :

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Khoản mục chi phí

Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng

Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng

Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

14.300.000

136.000.000

13.620.000

Chi phí nhân công trực tiếp

1.100.000

20.000.000

1.000.000

Chi phí sản xuất chung

2.200.000

40.000.000

2.000.000

Yêu cầu : Lập bảng tính giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm A, B, C theo từng khoản mục chi phí

1 -Tính đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản phẩm quy chuẩn

Sản phẩm A = 300 tấn x 1 = 300 tấn

Sản phẩm B = 240 tấn x 1,1 = 264 tấn

Tổng sản phẩm quy chuẩn = 804 tấn

Sản phẩm C = 200 tấn x 1,2 = 240 tấn

Tìm kiếm: học kế toán thuế, học kế toán thuế ở đâu, học kế toán thuế ở tphcm, học kế toán thuế ở hcm

Cách Tính Giá Thành Sản Xuất Theo Phương Pháp Hệ Số

Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

1. Điều kiện áp dụng cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số.

Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số áp dụng cho những doanh nghiệp:Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, chăn nuôi…

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của phương pháp tính giá thành hệ số.

Theo phương pháp tính giá thành hệ số thì : nhóm sản phẩm (nếu sản xuất giản đơn); là bộ phận; chi tiết sản phẩm; các giai đoạn chế biến; phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, … (nếu sản xuất phức tạp).

Theo phương pháp tính giá thành hệ số thì : sản phẩm cuối cùng (nếu sản xuất giản đơn); là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo (nếu sản xuất phức tạp).

3. Trình tự của cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số.

Theo cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số thì: Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất và sản phẩm duy nhất này gọi là sản phẩm chuẩn. Để quy đổi được các sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn doanh nghiệp phải xây dựng được hệ số quy đổi sản phẩm cho từng loại sản phẩm gọi là “Hệ số quy đổi sản phẩm” của từng loại sản phẩm.

Xây dựng “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” thường dựa vào mức tiêu hao về nguyên vật liệu hoặc chi phí nhân công hoặc giá bán của từng sản phẩm… Doanh nghiệp chọn một sản phẩm tiêu biểu làm sản phẩm chuẩn và có hệ số là 1, từ đó tính ra hệ số quy đổi của các sản phẩm còn lại, căn cứ vào số lượng từng loại sản phẩm và “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” để tính ra tổng số sản phẩm chuẩn.

Tại doanh nghiệp sản xuất dép cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất dép cho ra nhiều loại dép khác nhau: Dép A, dép B và dép C.

Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số

Giá bán loại dép A là 200.000 đ/đôi.

Giá bán loại dép B là 250.000 đ/đôi.

Giá bán loại dép C là 300.000 đ/đôi.

Doanh nghiệp chọn dép A là sản phẩm tiêu chuẩn với hệ số quy đổi là 1.

Doanh nghiệp xây dựng hệ số quy đổi theo giá bán.

Vậy hệ số quy đổi của từng loại dép được xác định như sau:

Hệ số quy đổi dép A xây dựng là 1.

Hệ số quy đổi dép B = 250.000đ: 200.000đ = 1,25.

Hệ số quy đổi dép C = 300.000đ: 200.000đ = 1,5.

Sau khi xây dựng được “Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm”, kế toán tính giá thành sản xuất theo từng bước như sau:

Bước 1: Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:

– Trước hết tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung cho các loại sản phẩm thu được đồng thời (gọi là “Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm”) theo công thức:

– Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn để tính tổng số sản phẩm chuẩn:

+ Quy đổi từng loại sản phẩm thành sản phẩm chuẩn theo ” Hệ số quy đổi sản phẩm” của từng loại, theo công thức:

+ Tính tổng số sản phẩm chuẩn: Bằng cách tổng cộng các “Số sản phẩm chuẩn của từng loại sản phẩm” lại với nhau.

► Tính giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn theo công thức sau:

Bước 2: Xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:

Bước 3: Xác định tổng giá thành từng loại sản phẩm:

Ví dụ 2: Tiếp theo ví dụ 1 (tính toán với số liệu cụ thể):

Tại doanh sản xuất dép cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất dép cho ra nhiều loại dép khác nhau: Dép A, dép B và dép C.

Doanh nghiệp xây dựng “Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm” như sau:

Hệ số quy đổi dép A xây dựng là 1.

Hệ số quy đổi dép B tính được 1,25 (theo cách tính ví dụ trên).

Hệ số quy đổi dép C tính được 1,5 (theo cách tính ví dụ trên).

∗Trong tháng kế toán tính toán được như sau:

– Số lượng dép A hoàn thành nhập kho: 2.000 đôi.

– Số lượng dép B hoàn thành nhập kho: 3.000 đôi.

– Số lượng dép C hoàn thành nhập kho: 4.000 đôi.

►Với số liệu trên, kế toán tính giá thành của từng loại sản phẩm như sau:

Đơn vị tính: Số lượng đôi; số tiền 1.000 đồng.

1. Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm được xác định như sau:

2. Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn theo bảng sau:

3. Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn (dép A) = 1.650.000 : 11.750 = 140,42553 nghìn đồng /đôi.

4. Lập bảng tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm như sau:

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn (trực tiếp)

– Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp đơn đặt hàng

Tính Giá Thành Sản Phẩm Theo Phương Pháp Giản Đơn Và Hệ Số

1. Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn. Số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Trường hợp: Nếu không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định.

Với trường hợp này, tổng chi phí được tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng đúng bằng giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ kết thúc trong kỳ.

Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần đánh giá lại theo phương pháp phù hợp.

Công ty TNHH Tiến Sinh tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm B và D. Cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đơn vị tính: VNĐ)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 500.000

Chi phí nhân công trực tiếp: 300.000

Chi phí SX chung: 1.200.000

Số lượng hoàn thành trong tháng: SP B Nhập kho 900, SP D hoàn thành gửi bán ngay: 400

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết:

– Chi phí NVL trực tiếp: SP A: 3.200.000; SP B: 1.800.000

– Chi phí SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp.

– Chi phí nhân công trực tiếp: SP A: 900.000; SP B: 600.000

– Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: SP A: 400.000; SP B: 600.000

– Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: SP A: 768.000; SP B: 232.000

Giải:

Cho SP B: (1.200.000 / 5.000.000) x 3.200.000 = 768.000đ

Cho SP D: 1.200.000 – 768.000 = 432.000đ

Tổng giá thành: 400.000 + ( 3.200.000 + 900.000 + 768.000 ) – 768.000 = 4.500.000đ

Giá thành mỗi sản phẩm: (4.500.000 : 900) = 5.000đ

Tổng giá thành: 600.000 + ( 1.800.000 + 600.000 + 432.000 ) – 232.000 = 2.800.000đ

Giá thành mỗi sản phẩm: (2.800.000 : 400) = 7000đ

Tính giá thành theo phương pháp hệ số

1. Đối tượng áp dụng:

Các doanh nghiệp: Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, chăn nuôi…

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra.

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung của các loại sản phẩm thu được đồng thời.

Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:

Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:

Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:

DN Anzanzo có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản. Quá trình sản xuất đồng thời 2 sản phẩm: A, D. Số lượng sản phẩm sản xuất mặt hàng A là 300 chiếc, mặt hàng D là 240 chiếc, mặt hàng C là 200 chiếc. Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn được quy định như sau: SP A là 1 và SP D là 1.1. SP C là 1.2 Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết: (ĐVT: đồng) Hướng dẫn:

Tính đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản phẩm quy chuẩn:

Sản phẩm A: 300 chiếc x 1 = 300 chiếc

Sản phẩm D: 240 chiếc x 1.1 = 264 chiếc

Sản phẩm C: 200 chiếc x 1.2 = 240 chiếc

Tổng sản phẩm quy chuẩn = 804 chiếc

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm A

(17.600.000 + 196.000.000 – 16.620.000) /804 = 245.000đ

Giá thành sản phẩm D = 245.000 x 1.1 = 269.500đ

Giá thành sản phẩm C = 245.000 x 1.2 = 294.000đ

Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Phân Bước Có Tính Giá Thành Nửa Thành Phẩm

Tin tức kế toán: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (hay còn gọi là tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự).

Đối với doanh nghiệp sản xuất, tính giá thành sản phẩm là điều bắt buộc. Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm. Kế Toán Hà Nội xin được trình bày cách tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Cụ thể là: Điều kiện áp dụng tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm; Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành; Trình tự và cách tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm; Ví dụ cụ thể về cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp phân bước.

1. Điều kiện áp dụng tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (kết chuyển tuần tự).

 – Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm được áp dụng đối với các doanh nghiệp:

Có quy trình công nghệ chế biến, sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Các lĩnh vực doanh nghiệp thường áp dụng như: Doanh nghiệp dệt, cơ khí chế tạo, may mặc, sản xuất nội thất…Quy trình công nghệ chế biến, sản xuất phức tạp kiểu liên tục được hiểu như sau: Để chế biến, sản xuất ra một loại sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến, sản xuất (bộ phận, phân xưởng chế biến, sản xuất). Mỗi bước công nghệ (mỗi bộ phận, phân xưởng) tạo ra nữa thành phẩm (bán thành phẩm). Nữa thành phẩm của giai đoạn trước (bộ phận trước, phân xưởng trước) là đối tượng chế biến, sản xuất của giai đoạn sau (bộ phận, phân xưởng sau) và giai đoạn cuối cùng (bộ phận, phân xưởng cuối cùng) mới tạo ra thành phẩm.

– Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm được áp dụng đối với các Doanh nghiệp:

DN có nhu cầu bán nữa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ cao giữa các giai đoạn công nghệ (bộ phận, phân xưởng) trong Doanh nghiệp, đòi hỏi phải xác định giá thành nữa thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm kết chuyển tuần tự.

– Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là từng giai đoạn công nghệ (từng bộ phận, phân xưởng chế biến, sản xuất)

– Đối tượng tính giá thành: Là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.

3. Trình tự tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm kết chuyển tuần tự.

Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm được thực hiện lần lượt như sau:

– Căn cứ chi phí phát sinh ở giai đoạn 1 và giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1.

– Căn cứ giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2 và giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 2 để tính ra giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn 2.

– Căn cứ giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn (n-1) chuyển qua, chi phí phát sinh ở giai đoạn (n) và giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn (n) để tính ra giá thành thành phẩm ở giai đoạn n (giai đoạn cuối cùng).

Giả sử một quy trình sản xuất liên tục gồm 3 giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí và tính giá thành theo sơ đồ sau:

5. Ví dụ cụ thể tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (kết chuyển tuần tự).

Tại Công ty may Đức Giang, sản xuất loại áo sơ mi A phải qua 2 phân xưởng. Một là phân xưởng Cắt may (giai đoạn 1). Hai là phân xưởng Hoàn thiện – 

là áo và kiểm soát chất lượng sản phẩm 

(giai đoạn 2 – cuối).

Trong tháng 5/2017 có các tài liệu sau:

● Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng phân xưởng theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

● Đơn vị tiền tệ 1.000 đồng Việt Nam, đơn vị sản phẩm sản phẩm Cái.

● Phân xưởng Cắt May T5/2017 có số liệu sau:

– Giá trị sản phẩm dở dang đầu T5/17 và chi phí sản xuất phát sinh trong T5/17 như sau:

– Hoàn thành 11.000 bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng Hoàn Thiện tiếp tục sản xuất, còn lại 640 sản phẩm dở với mức độ hoàn thành 90%.

● Phân xưởng Hoàn Thiện T5/2017 có số liệu sau:

– Giá trị sản phẩm dở dang đầu T5/17 và chi phí sản xuất phát sinh trong T5/17 như sau:

– Nhập kho 11.000 bán thành phẩm từ phân xưởng Cắt May chuyển sang và cuối T5/17 hoàn thành nhập kho 11.000 áo sơ mi A (không có sản phẩm dở dang).

Với số liệu trên, kế toán tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm như sau:

a) Tính giá thành bán thành phẩm T5/17 tại phân xưởng Cắt May:

a1) Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17

-Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

– Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 theo chi phí nhân công trực tiếp và chi phi sản xuất chung:

Để tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 theo chi phí nhân công trực tiếp và chi phi sản xuất chung, kế toán phải quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương như sau:

+ Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 theo chi phí nhân công trực tiếp:

+ Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 theo chi phí sản xuất chung:

⇒ Vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 tại phân xưởng Cắt May là:

84.673 + 53.241+ 14.927= 152.842 nghìn đồng.

a2) Lập bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt May.

Sau khi tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T5/17 tại phân xưởng Cắt May, kế toán lập bảng tính giá thành bán thành phẩm ở phân xưởng Cắt May như sau:

b) Tính giá thành thành phẩm T5/17 tại phân xưởng Hoàn Thiện:

Tại Phân xưởng Hoàn Thiện không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kế toán lập bảng tính giá thành thành phẩm ở phân xưởng Hoàn Thiện như sau:

Kế Toán Hà Nôi đã trình bày cách tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (còn gọi là tính giá thành theo PP kết chuyển tuần tự).