Top 5 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MINH HÀ PHÁT VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP MINH HÀ PHÁT VIỆT NAM

VIMHP., JSC luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắc khe của sản phẩm dịch vụ có giá trị sử dụng cao đáp ứng tiêu chí sau : “Phù hợp – Thân thiện – Dễ dàng sử dụng – Thẩm mỹ – Dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng”.Có nhiều quá trình được sử dụng để làm sạch nước thải tùy theo loại và mức độ nhiễm bẩn. Nước thải có thể được xử lí trong các nhà máy xử lý trong các nhà máy xử lí nước thải bao gồm các quy trình xử lí vật lý, hóa học và sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

Nước thải công nghiệp cũng như nước thải sinh hoạt thường chứa các chất tan và không tan ở dạng lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn và lỏng, chúng tạo với nước thành dung dịch huyền phù. Để tách rác và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thông thường người ta sử dụng các quá trình cơ học: lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào các hạt, tính chất vật lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ là sạch cần thiết. Xử lí bằng phương pháp cơ nhằm loại bỏ và tách các chất không hòa tan và các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lí cơ học bao gồm:

Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công;

Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động;

Bể điều hòa ổn định lưu lượng;

Bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 tách cặn lơ lửng;

Phương pháp xử lí cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học BOD đến 20%.

Xử lí nước thải bằng phương pháp hóa lý :

Xử lí nước thải bằng công nghệ hấp phụ: được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân hủy bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc áp dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả.  

Xử lí nước bằng công nghệ trao đổi ion:

Xử lý nước thải bằng công nghệ trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ; Phương pháp này cho phép thu hồi các chất và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải; Bản chất của quá trình trao đổi ion là 1 quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước. Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là các anionit và chúng mang tính kiềm; Nếu các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì người ta gọi chúng là ionit lưỡng tính. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo.

Xử lí nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông:

Các hạt trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể bao gồm các hạt từ sét, mùn, vi sinh vật, sản phẩm hữu cơ phân hủy,… kích thước hạt có thể dao động từ vài micromet đến vài milimet. Bằng phương pháp xử lí cơ học chỉ có thể loại bỏ được những hạt có kích thước lớn hơn 1mm. với những hạt có kích thước lớn hơn 1mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì phải tốn thời gian rất dài và khó đạt hiệu quả xử lí cao, do đó cần phải áp dụng phương pháp xử lí hóa lý; Mục đích quá trình keo tụ tạo bông: để tách các hạt cặn có kích thước 0,001 m không thể tách loại bằng quá trình lý học thông thường như lắng, lọc hoặc tuyển nổi. Cơ chế quá trình keo tụ tạo bông:

Quá trình nén lớp điện tích kép, giảm thế điện đông zeta nhờ ion trái dấu.

Quá trình keo tụ do hấp phụ ion trái dấu trên bề mặt, trung hòa điện tích.

Cơ chế hấp phụ-tạo cầu nối;

Xử lí nước thải bằng công nghệ thẩm thấu:

Các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác đóng vai trò quan trọng trong xử lí nước thải. Màng được định nghĩa là lớp đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau, có thể là chất rắn, gel (chất keo) trương nở do dung môi hoặc chất lỏng. Việc ứng dụng màng để tách các chất, phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất qua màng;

Xử lí nước thải bằng công nghệ sinh học

Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nito,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một các tổng quát, phương pháp sử lý sinh học có thể chia làm hai loại:

Phương pháp kỵ khí:sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;

Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa;

Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính sau:

Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;

Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;

Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh lượng và tổng hợp tế bào mới;

Nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp đều có những quy trình xử lí riêng; Đối với nước thải đô thị, việc sử dụng bể phốt và các thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phổ biến rộng rãi ở một số vùng nông thôn; Một hệ thống xử lí hiếu khí là quá trình bùn hoạt tính, dựa trên việc duy trì và tuần hoàn một sinh khối phức tạp gồm vi sinh vật có khả năng hấp thụ và hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải. Quy trình xử lí nước thải hiếu khí cũng được áp dụng rộng rãi trong xử lí nước thải công nghiệp và bùn sinh học. Nước thải sau xử lí còn được tái sử dụng cho sinh hoạt. Các công trình đầm lầy ao hồ cũng đang được sử dụng.      Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của VIMHP., JSC có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn, cũng như giải pháp công nghệ phù hợp với hệ thống của mình, được đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp nhất với hệ thống của mình cũng như quá trình vận hành hệ thống hiệu quả tốt nhất.

Chất lượng tốt nhất – Tiến độ nhanh nhất – Dịch vụ tốt nhất. Hãy liên hệ với Chúng tôi theo địa chỉ  trên website hoặc để lại lời nhắn qua e-mail :contact.vimhp@gmail.com/ contact@vimhpgroup.vn.Chúng tôi sẽ liên hệ lại Quý đối tác thời gian sớm nhất có thể !

Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Vật Lý

Nước thải là môi trường tồn tại của nhiều chất ô nhiễm dưới nhiều trạng thái khác nhau. Chất ô nhiễm thường gặp là hợp chất tan, không tan và chất lơ lửng. Những cặn bẩn này rất khó xử lý nên người ta thường ứng dụng xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý. Mục tiêu của phương pháp này là tách hạt lơ lửng, hạt keo khó lắng, ion kim loại nặng hoặc chất hữu cơ ra khỏi nước.

Một số phương pháp vật lý trong xử lý nước thải

Màng lọc là nơi thực hiện chức năng tách và tập trung chất hòa tan và không hòa tan. Trong điều kiện áp suất cao, các lỗ màng tiến hành loại bỏ các hạt và phân tử có kích thước nhỏ. Phương pháp lọc màng thường được sử dụng để xử lý nước thải, lọc nước hoặc tái chế nước.

Trong đó người ta thường ứng dụng thêm hệ thống vi lọc. Chúng có tác dụng tách phân tử, vi khuẩn và nấm men. Đối với nước thải nhiễm dầu, vi lọc có tác dụng khử trùng lạnh và tách nhũ tương.

Tại các khu vực nông thôn, phương pháp lọc màng thẩm thấu ngược này dùng để xử lý nước lọc, khử mặn và khử nước nồi hơi trong các nhà máy nhiệt điện. Màng bán thấm này tạo ra nguồn áp suất nhất định. Khi áp suất cao thúc đẩy phân tử dung môi khuếch tán sang màng tế bào.

Tuyển nổi thực chất là quá trình tách chất rắn tan hoặc không tan có tỷ trọng nhỏ hơn nước. Hiệu quả xử lý phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt (tách hoặc làm đặc bọt). Đây là phương pháp loại bỏ chất rắn lơ lửng và dầu mỡ ra khỏi hỗn hợp nước thải hoặc cô đặc bùn sinh học.

Nguyên tắc hoạt động của bể tuyển nổi căn cứ vào sự phân tán các phần tử có khả năng tự lắng kém. Nước và không khí được hòa trộn trong bồn khí tan nhờ máy nén khí. Khi đó nước chảy vào ngăn tuyển nổi và được giảm áp suất đột ngột. Dòng khí tách ra và bám vào các hạt cặn trong nước, quá trình tuyển nổi được hình thành.

Điều kiện xảy ra là các chất rắn này phải có khả năng kết dính vào các bọt khí và nổi lên trên mặt nước. Theo đó, các bọt khí dính bọt khí được tách ra khỏi nguồn nước. Phương pháp này được ứng dụng trong xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng, thu hồi khoáng sản quý hiếm.

Nếu chỉ được xử lý cơ học, nước thải vẫn còn tồn tại các hạt có kích thước nhỏ dưới dạng các hạt keo không thể lắng. Cách tốt nhất để lắng các hạt này đó là làm tăng kích thước của chúng nhờ tác dụng tương hỗ. Khi đó chúng sẽ liên kết thành những hạt có kích thước lớn hơn. Để quá trình liên kết diễn ra thuận lợi cần trung hòa điện tích của các hạt này.

Các hạt hình thành sau đó có thể mang điện tích âm hoặc dương. Hạt có nguồn gốc silic, hợp chất hữu cơ mang điện tích âm. Hạt hydroxyt sắt, hydroxyt nhôm mang điện tích dương. Có 2 loại bông keo gồm loại kỵ nước và loại ưa nước. Trong đó loại ưa nước tập trung nhiều vi khuẩn, vi rút. Loại keo kỵ nước đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý hiện nay.

Quá trình hình thành các bông cặn gọi là keo tụ. Trong đó có sự tham gia của muối nhôm hoặc muối sắt. Nhưng phèn PAC được ưu tiên lựa chọn sử dụng vì chúng có giá thành rẻ, không tác động đến nồng độ pH, hiệu quả cao và khử màu.

Ứng dụng của phương pháp keo tụ:

Đông tụ là cách xử lý nước thải dầu nhớt giúp quá trình lắng cặn diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Với cách này nồng độ chất màu, mùi và cặn sẽ giảm xuống. Trong đó, nồng độ pH thích hợp để quá trình đông tụ diễn ra nhanh hơn thường dao động từ 4 – 8,5.

Khi thêm các chất động tụ chúng sẽ phân ly ion OH- tạo ra kết tủa hydroxit và còn có khả năng kết dính các hạt keo. Những hạt này liên kết với nhau hình thành hạt có kích thước lớn, đó gọi là bông cặn. Nhờ trọng lực, những bông cặn dễ dàng lắng xuống và hoàn toàn tách ra khỏi nước.

Một số chất đông tụ thường dùng:

Phức nhôm – clo (PAC): đây là chất đông tụ hiệu quả gấp 1/3 – ¼ so với nhôm sunfat và đồng thời giảm tính bazo trong nước.

Sắt (III) clorua: được sử dụng rộng rãi nhưng nó thường có tính ăn mòn mạnh.

Polyme hữu cơ: các khối chất vững chắc được hình thành thông qua chuỗi phân tử đông tụ hữu cơ. Chúng tồn tại bền vững, không dễ bị phân hủy và có khả năng khử tốt trong bùn.

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý là một trong những phương pháp không thể thiếu bất kỳ ở HTXLNT nào. Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải hãy liên hệ với công ty xử lý nước thải Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768!

Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chứa Nitơ

Bản chất của phương pháp:

Amôni ở trong nước tồn tại dưới dạng cân bằng:

Như vậy, ở pH gần 7 chỉ có một lượng rất nhỏ amôniac khí so với amôni. Nếu ta nâng pH tới 9,5 tỷ lệ [NH 3]/[NH 4+] = 1, và càng tăng pH cân bằng càng chuyển về phía tạo thành NH 3. Khi đó nếu áp dụng các kỹ thuật sục hoặc thổi khí thì amôniac sẽ bay hơi theo định luật Henry, làm chuyển cân bằng về phía phải:

Trong thực tế pH phải nâng lên xấp xỉ 11, lượng khí cần để đuổi amôniac ở mức 1600 m 3 không khí/1 m 3 nước và quá trình rất phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Phương pháp này áp dụng được cho nước thải, khó có thể đưa nồng độ N xuống dưới 3 mg/L nên rất hiếm khi được áp dụng để xử lý nước cấp.

Phương pháp clo hoá đến điểm đột biến:

Bản chất của phương pháp:

Clo gần như là hoá chất duy nhất có khả năng ôxy hoá amôni/amôniac ở nhiệt độ phòng thành N 2. Phản ứng khá phức tạp, thường xảy ra qua các giai đoạn tạo môno-, đi-, tricloamin … và cuối cùng tạo N 2 theo các phản ứng sau:

Thường lượng clo tiêu tốn được đánh giá sơ bộ theo phương trình tổng, khi đó ta có lượng clo hoạt động: 1 gam amôniac = 3,12. Nếu quy về clo ta phải nhân đôi con số này vì clo trong nước chuyển hoá một nửa thành HCl, một nửa thành HClO, khi đó ta có tỷ lệ khối lượng Cl 2 : NH 3 = 6,3. Trong thực tế, con số này thường là 8-10 g Cl 2 : 1 gam amôniac do trong nước ngầm còn nhiều chất có khả năng phản ứng với clo như H 2S, Fe 2+, nitrit và đặc biệt là hữu cơ tự nhiên (các axit humic, fulvic …) và lượng chất cần lấy dư để phản ứng hoàn toàn. Do các phản ứng đã nêu, quá trình clo hoá thực tế diễn ra theo một đường cong có dạng đặc biệt, có “điểm đột biến”.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, tốc độ phản ứng của clo với hữu cơ bằng nửa so với phản ứng với amôni . Khi amôni phản ứng gần hết, clo dư sẽ phản ứng với các chất hữu cơ có trong nước để hình thành nhiều chất cơ clo có mùi đặc trưng khó chịu, trong đó, khoảng 15% là các hợp chất nhóm THM-trihalometan và HAA- axit axetic halogen hoá đều là các chất có khả năng gây ung thư và bị hạn chế nồng độ nghiêm ngặt. Ngoài ra, với lượng clo cần dùng rất lớn, vấn đề an toàn trở nên khó giải quyết đối với các nhà máy nước lớn. Đây là những lý do khiến phương pháp clo hoá mặc dù rất đơn giản và rẻ về mặt thiết bị và xây dựng cơ bản nhưng rất khó áp dụng.

Phương pháp trao đổi ion:

Quá trình trao đổi ion là một quá trình hoá lý thuận nghịch trong đó xảy ra phản ứng trao đổi giữa các ion trong dung dịch với các ion trên bề mặt hoặc bên trong của pha rắn tiếp xúc với nó. Phản ứng trao đổi ion đ­ược biểu diễn nh­ư sau:

Trong đó AX chất trao đổi anion, CY chất trao đổi cation.

Chất trao đổi ion có thể có sẵn trong tự nhiên nh­ư các loại khoáng sét, trong đó quan trong nhất là zeolit, các loại sợi,…. Tuy nhiên, trong thực tế các chất trao đổi ion vô cơ tổng hợp (aluminosilicát, aluminophốtphát, zeolit…) hoặc hữu cơ (nhựa trao đổi ion) được ứng dụng rộng rãi hơn, nhất là các loại nhựa trao đổi ion.

Quá trình trao đổi ion thư­ờng đư­ợc thực hiện trong các thiết bị dạng cột đặc trư­ng bởi chiều cao, thiết diện cột, l­ưu lư­ợng nước qua cột. Việc tái sinh được thực hiện bằng cách trao đổi với dung dịch NaCl khá rẻ.

Trong công nghệ xử lý nư­ớc cấp cho công nghiệp, phư­ơng pháp trao đổi ion tỏ rỏ tính ­ưu việt trong việc làm mềm nư­ớc, loại bỏ chất khoáng, hữu cơ độc hại… Ưu điểm của ph­ương pháp là tốc độ nhanh, công suất lớn trên một đơn vị thể tích thiết bị và vật liệu, chất lư­ợng nước xử lý cao. Như­ợc điểm là chi phí đầu tư­ cao do giá nhựa (cationit ở mức 1,5-2,0; anionit gần 4 $/L), chi phí vận hành trong một số trường hợp vẫn cao.

Ứng dụng pp trao đổi ion để xử lý các hợp chất nitơ trong nước:

Cho đến năm 1990, trong số 21 trạm xử lý nitơ đư­ợc xây dựng ở Pháp có 16 trạm dùng phư­ơng pháp trao đổi ion và 5 trạm còn lại dùng ph­ương pháp sinh học. Điều đó cho thấy tính ưu việt nhất định của phư­ơng pháp này so với các phư­ơng pháp khác. Tuy nhiên, trao đổi ion chủ yếu dùng để loại bỏ NO 3–. Để xử lý NH 4+ sẽ vấp phải vấn đề hấp phụ cạnh tranh từ phía các ion Ca 2+, Mg 2+ mà nước ngầm ở VN khá nhiều. Ngoài ra, đề chi phí cao của nhựa trao đổi cũng cần quan tâm. Đó là những lý do hạn chế ứng dụng của phương pháp này [5].

Từ những năm 1980, phương pháp sinh học ngày càng được hoàn thiện cả về khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn nên được ứng dụng ngày càng phổ biến, nhất là ở châu Âu, sau đó là Mỹ, Nhật.

Xử lý nitơ trong nước cấp bằng phương pháp vi sinh

Về mặt nguyên tắc, quá trình xử lý amôni trong nước bằng vi sinh dựa trên hai quá trình sinh hoá nối tiếp và rất khác nhau là nitrat hoá và đề-nitrat hoá:

Quá trình thứ nhất được thực hiện nhờ các vi khuẩn nitrát hoá là nitrosomonas và nitrobacter thuộc nhóm tự dưỡng ( autotroph) nghĩa là chúng dùng CO 2 hoặc HCO 3– (độ kiềm) có trong nước để xây dựng tế bào mới. Ngược lại, quá trình thứ hai cần cácbon hữu cơ (HC) để thực hiện phản ứng khử nitrat (đề-nitrat hoá) tương tự như quá trình ôxy hoá các chất ô nhiễm hữu cơ trong xử lý nước thải. Quá trình này được thực hiện nhờ nhóm vi khuẩn đề-nitrát hoá thuộc loại dị dưỡng ( heterotroph) trong điều kiện thiếu khí (ôxy hoà tan-DO < 0,5 mg/L). Nói chung các vi khuẩn dị dưỡng “khoẻ” hơn các vi khuẩn tự dưỡng, đặc biệt trong quá trình xử lý nước cấp khi mà sự tăng trưởng của chúng bị giới hạn bởi lượng cơ chất (N-amôni trong trường hợp 1 và N-nitrat, HC trong trường hợp 2). Vì lý do này, nếu áp dụng các kỹ thuật sinh học cổ điển kiểu bùn hoạt tính cần thời gian lưu nước rất lâu tới 7 ngày ở 20 o C [8]. Chính vì vậy, để tăng lượng sinh khối đến mức cần thiết nhằm giảm thời gian phản ứng thì các phương pháp lọc sinh học với vật liệu mang vi sinh thích hợp có thể thực hiện điều này và tỏ ra có ưu thế tuyệt đối trong các kỹ thuật sinh học để xử lý N trong nước ăn uống. Trong lĩnh vực này người châu Âu có ưu thế vượt trội.

Những kỹ thuật thường được áp dụng là lọc sinh học ngập nước, lọc cát nhanh, lọc với lớp đệm mở rộng/hoặc giả lỏng (fluidized hoặc expanded bed reactor), và lọc với lớp vật liệu lọc (VLL) là than hoạt tính dạng hạt.

Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa

Môi trường hiện nay đã và đang trở thành một trong những vấn đề nổi cộm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh vật tự nhiên cũng như con người. Đáng nói không đâu xa sự phát triển ồ ạt, không chú trọng đến công tác xử lý nước thải của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được xem là nguyên nhân chủ yếu.

Cơ chế của phương pháp hóa lý được hiểu là việc đưa vào nước thải chất phản ứng cụ thể nào đó. Chất này phản ứng với các tạp chất bẩn tồn tại trong nguồn nước thải và đặc biệt nó có khả năng loại bỏ những tạp chất đó ra khỏi nước thải một cách triệt để. Đó có thể là dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan và quan trọng là nước thải quan xử lý không còn có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trương xung quanh cũng như sức khỏe của con người. Các phượng pháp hóa lý hiện nay được áp dụng để khử nguồn nước thải chủ yếu là quá trình keo tụ, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi…

Quá trình keo tụ tạo bông Quá trình keo tụ tạo bông được sử dụng với mục đích khử màu, giảm tối đa độ đục, cặn lơ lửng và các loại vi sinh vật tồn tại trong nguồn nước. Điểm đáng chú ý của quá trình này là khi chúng ta cho chất keo tụ vào nguồn nước thải có chứa cặn lắng, các hạt mịn kết hợp lại với nhau tạo thành các bông cặn lớn hơn và có trọng lượng nặng. Và đương nhiên các bông cặn này có thể tự tách ra khỏi nước bằng lắng trọng lực.

Phương pháp trích ly Trích ly pha lỏng thông thường được biết đến với mục đích làm sạch nước thải có chứa thành phần phenol, dầu, axit hữu cơ cũng như các ion kim loại… Phương pháp này chủ yếu được ứng dụng khi nồng độ các thành phần đó trong chất thải lớn hơn 3 – 4g/l, bởi vì chỉ khi đó giá trị chất thu hồi mới có thể bù đắp được các chi phí cho quá trình trích ly.

Phương pháp làm sạch nước thải bằng trích ly được tiến hành qua ba giai đoạn. Trước hết trộn mạnh nước thải với chất trích ly trong điều kiện bề mặt tiếp xúc giữa các chất lỏng để từ đó hình thành hai pha lỏng. Cụ thể một pha là chất trích ly với chất được trích ly, một pha là nước thải với chất trích ly. Tiếp ngay sau đó người ta sẽ thực hiện việc phân riêng hai pha lỏng vừa đề cập. Và công đoạn cuối cùng là tái sinh chất trích ly. Ngoài ra một điểm đáng chú ý ở đây đó là để có thể giảm nồng độ chất tan xuống thấp hơn so với giới hạn cho phép đòi hỏi cần phải chọn đúng chất trích ly cũng như vận tốc của nó khi cho vào nguồn nước thải.