Top 11 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Phương Pháp Hóa Lý

Xử lý nước thải sinh hoạt thường có 3 phương pháp xử lý đó là phương pháp cơ học, phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học (Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt và bùn hoạt tính). Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp cơ học đã được tôi giải thích ở bài viết “Đặc tính và nguồn gốc nước thải sinh hoạt “. Bài viết hôm nay tôi sẽ giải thích cho bạn phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải sinh hoạt.

Nói đến phương pháp hóa lý đầu tiên phải nói đến quá trình keo tụ tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông là các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm thường không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng đến biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và liên kết các hạt lơ lửng trong nước tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể. Do đó các bông cặn mới tạo thành dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo thích hợp như: Phèn nhôm Al 2(SO 4)3, phèn sắt loại FeSO 4 hay FeCl 3 . Các loại phèn này được đưa vào dung dịch nước dưới dạng hòa tan.

Bể tuyển nổi dùng để tách các tạp chất (Ở dạng lắng hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi nước. Ngoài ra còn dùng để tách các hợp chất hòa tan như chất hoạt động bề mặt và gọi là bể tách bọt hay làm đặc bọt. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sụt các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn, khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt. Tùy theo phương thức cấp khí vào nước, quá trình tuyển nổi bao gồm các dạng sau:

Tuyển nổi bằng phân tán khí (Dispersed Air Flotation) Tuyển nổi chân không (Vacuum Flotation) Tuyển nổi bằng khí hòa tan (Dissolved air Flotation) Hấp phụ: Phương pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi để làm sạch nước thải triệt để khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học (ứng dụng và bùn hoạt tính), cũng như khi nồng độ của chúng không cao và không bị phân hủy bởi vi sinh vật hay chúng rất độc.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao 80 ÷ 95% có khả năng xử lý nhiều chất trong nước thải đồng thời có khả năng thu hồi các chất này. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc 2 pha không hòa tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bị hấp thụ) sẽ đi qua từ pha lỏng (pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung chất trong dung dịch được cân bằng. Các chất hấp phụ thường được sử dụng: than hoạt tính, tro, xỉ, mạt cưa, silicegen, keo nhôm.

Trao đổi ion: Phương pháp này có thể khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion trong nước như: Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Mn,… cũng như các hợp chất của Asen, Phospho, Cyanua, chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức độ làm sạch cho nên được dùng nhiều trong việc tách muối trong xử lý nước thải.

Đializ – Màng bán thấm: Phương pháp này có thể tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.

Trích ly: Phương pháp này có thể tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng dung môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong nước và độ hòa tan chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.

Chưng bay hơi: Phương pháp này là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay lên theo nước. Ví dụ: người ta chưng nước thải của nhà máy hóa cốc cho phenol bay đi theo hơi nước.

Các phương pháp hóa học:

Phương pháp trung hòa:

Nhằm trung hòa nước thải có pH quá cao hoặc quá thấp nhằm tạo điều kiện cho các quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học.

Mặc dù quá trình rất đơn giản về mặt nguyên lý nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề trong thực tế như: giải phóng các chất ô nhiễm dễ bay hơi, sinh nhiệt, làm sét, xỉ thiết bị máy móc.

Vôi (Ca(OH)2) thường được sử dụng rộng rãi như một bazơ để xử lý các nước thải có tính axit, axit sulfuric (H2SO4) là một chất tương đối rẽ tiền dùng trong xử lý nước thải có tính bazơ.

Phương pháp oxy hóa – khử:

Phương pháp này dùng để khử trùng nước thải.

Chuyển một nguyên tố hòa tan sang kết tủa hay một nguyên tố hòa tan sang thể khí.

Biến đổi một chất lỏng không phân hủy sinh học thành nhiều chất đơn giản có khả năng đồng hóa bằng vi khuẩn.

Loại bỏ các kim loại nặng như: Cu, Pb, Zn, Cr, Ni, As,… và một số độc chất như Cyanua. Các chất oxy hóa thông dụng: Ozon (O3), Chlorine (Cl2), Kali permanganate (KMnO4), Hydroperoxide (H2O2).

Quá trình này thường phụ thuộc rõ rệt váo pH và sự hiện diện của chất xúc tác. Kết tủa hóa học: Kết tủa hóa học thường dùng để loại trừ các kim loại nặng trong nước. Phương pháp kết tủa hóa học thường được sử dụng nhất là phương pháp tạo các kết tủa với soda cũng có thể được sử dụng để kết tủa các kim loại dưới dạng Hydroxide (Fe(OH)3), Carbonate (CdCO3).

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Và Nước Thải Công Nghiệp

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh là loại nước thải có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của con người trong khu dân cư, trung tâm đô thị, khu vui chơi, khu ăn uống, mua sắm, nước thải từ các hoạt động tắm giặt, rửa chén, rửa thực phẩm… Theo đó, nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại: nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh và nước thải nhiễm bẩn do các hoạt động sinh hoạt.

Thành phần chủ yếu trong nước thải sinh hoạt là các loại hóa chất BOD5, COD, Nitro, Photpho đặc trưng. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt luôn tồn tại vi khuẩn gây bệnh, virus, giun sán, các chất và hợp chất hữu cơ gây bệnh. Thành phần gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ và vô cơ, trong đó có đến khoảng 60% là chất hữu cơ. Trong đó phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy.

Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là phương pháp loại bỏ các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải.

Dùng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các tạp chất không hoà tan lớn hoặc chất bẩn lơ lửng

Dùng bể lắng: để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước 

Xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là bước tiền xử lý cơ bản chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hoá lý

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà quá trình xử lý cơ học ở trên chưa giải quyết được. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm:

Bể keo tụ, tạo bông

Bể tuyển nổi

Phương pháp hấp phụ

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp xử lý hoá học

Phương pháp xử lý hóa học là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất như Clo hoặc Ozone. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là bước cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi thải ra môi trường.

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học là nhờ các lọa vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật ăn các hợp chất hữu cơ này, kết quả là các chất bẩn hữu cơ được loại bỏ khỏi nước thải.

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là loại nước thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần, cũng như lượng thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, trình dộ quản lý cơ sở….

Nước thải công nghiệp được chia thành hai loại:

Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, nướ thải sản xuất bẩn chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn,…

Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước thải có nguồn gốc từ quá trình làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước vì vậy loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.

Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học

Xử lý cơ học là phương pháp lọc tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn.

Quy trình xử lý cơ học cụ thể như sau: rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô đặc biệt là cát. Việc tách cát ra khỏi nước cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, giúp các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo. Quá trình lắng cát và các chất vô cơ khác có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình. 

Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa học (trung hòa, kết tủa)

Đối với phương pháp này, hóa chất được kiến nghị sử dụng để trung hòa hoặc kết tủa là acid HCl, H2SO4, Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc bất kỳ loại acid kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến pH cho phép, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp.

Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng quá trình sinh hóa

Phương pháp xử lý sinh hóa  dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hữu cơ ra khỏi nước thải. Phương pháp này nhờ vào quá trình sống của vi sinh vật. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ như nitơ, cacbon, photpho… có trong nước thải để làm thức ăn. Từ đó loại bỏ được các chất thải hữu cơ có trong nước thải công nghiêp.

Tùy vào loại nước thải mà sẽ có các phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Nhưng tất cả các loại nước thải đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường để tránh làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tuy nhiên, hiện nay theo nghiên cứu phần lớn nước thải sinh hoạt (khoảng 600 nghìn m3/ngày) và nước thải công nghiệp (khoảng 240 nghìn m3/ngày) ở nước ta không được xử lý mà xả thẳng vào ao, hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn.

TN

NPP máy lọc nước điện giải ion kiềm – Thế Giới Điện Giải

Chọn Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Nhiễm Dầu

Khi xử lý nước thải dính dầu bạn cần chú ý dạng tồn tại của dầu có trong nguồn nước thải để có phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Mặc dù dầu thường tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau và khó xác định thành phần nhưng thông thường, dầu tồn tại ở 4 dạng cơ bản sau:

Dạng tự do: Ở dạng này thì dầu sẽ nổi lên thành các váng dầu. Dầu tự do có do trọng lượng nhỏ hơn nước nên nổi lên trên.

Dạng nhũ tương hóa học: Ở dạng này, dầu tồn tại là do các tác nhân hóa học hoặc asphaten làm thay đổi sức căng của bền mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.

Dạng nhũ tương cơ học: Ở dạng này thì dầu tồn thại theo 2 thể tùy vào đường kính của giọt dầu; có thể là giọt vài chục micromet tứ là độ ổn định thấp hoặc loại nhỏ hơn tức là có độ ổn định cao hơn, tương tự như dạng keo.

Dạng phân tử hòa tan: Dạng phân tử hòa tan như là các chất thơm. Dầu không tan sẽ tạo thành lớp mang bọc quấn quanh chất rắn lơ lửng trong bề mặt nước. Gây ảnh hưởng đến khả năng lắng đọng và khó khăn cho việc xử lý nước thải.

Nguồn nước thải nhiễm dầu từ đâu mà ra?

Nước thải nhiễm dầu do quá trình sử dụng xăng dầu: Do quá trình sử dụng xăng thì khó mà có thể trành khỏi bởi nó chỉ là những thất thoát nhỏ, không đáng kể tuy nhiên sau một thời gian dài nó tích tụ sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nước thải nhiễm đầu do quá trình lọc hóa dầu: Đây là nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu lớn, cần phải được xử lý ngay trước khi xả ra ngoài môi trường.

Nước thải nhiễm đầu do hoạt động của kho chứa xăng dầu: Nước thải do quá trình vệ sinh bồn làm mát và hệ thống mày móc thiết bị chứa xăng dầu…

Nước thải nhiễm đầu do sự cố tràn dầu: Một số sự cố tràn dầu do chìm tàu, do thiết bị máy móc gặp sự cố dẫn đến dầu bị thoát ra ngoài.

Tác động của nước thải nhiễm dầu đến môi trường

Nước thải nhiễm dầu ảnh hưởng đến rất nhiều thứ trong đó có 3 khía cạnh cần quan tâm đó là môi trường sống, sinh vật và con người. Khi ảnh hưởng đến môi trường, nước thải nhiễm dầu làm thay đổi đặc tính lý hóa của nước như DO giảm, pH mất cân bằng, các chuyển đổi thành hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi ảnh hưởng tới sinh vật, nước thải nhiễm dầu sẽ làm động vật khó thích nghi với sự thay đổi của nguồn nước, giảm độ nổi trên mặt nước, giảm khả nang trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt, giảm khả năng tiêu hòa và bị mất nước. Nước thải nhiễm dầu còn làm hạn chế sự quang hộ của thực vật trong nước, nếu kéo dài sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái. Khi ảnh hưởng tới con người, nước thải nhiễm dầu làm con người mắc phải một số bệnh như bệnh về da, bệnh đường ruột, ung thư. Nếu hít phải hơi dầu cũng khiến bạn có cảm giác khó chịu, buồn nôn , ngộ độc. Nếu nước cấp cho nuôi trồng sẽ khiến thủy sản bị nhiễm dầu, vật nuôi chậm phát triểm hoặc chết. Nhiều khi ăn phải những thực phẩm nhiễm dầu còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính con người.

Phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu

Xử lý bằng phương pháp hóa lý

Với các quá trình như: lọc qua song chắn, lắng tụ, lọc bùn, đông tụ và keo tụ, tuyến nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc, tách và thẩm thấu điện, điện hóa. Xử lý nước thải nhiễm dầu bằng phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt này có ưu điểm là hiệụ quả cao, chiếm ít diện tích lắp đặt, có thể tự động hóa, có thể thu hồi các chất, có khả năng loại bỏ các chất độc không bị oxy hóa sinh học, không cần theo dõi hoạt động của vi khuẩn.

Xử lý bằng phương pháp hóa học

TOÀN Á – ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ NƯỚC

➡️➡️➡️ Liên hệ ngay với chúng tôi:

Địa chỉ: Km12 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: (+84) 913 543 469

Email: toanajsc@toan.vn

Website: www.toana.vn

Facebook: facebook.com/TOANAJSC2003/

Youtube: youtube.com/c/toanajsc/

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp

Nước thải sinh hoạt và công nghiệp chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm khác nhau, để xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm này, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia thành 3 loại:

A. Phương pháp xử lý cơ học Trong phương pháp này, các lực vật lý như lực trọng trường, lực ly tâm, được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý cơ học thường đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao với các thiết bị cơ khí vận hành thủ công hoặc tự động. Các hạng mục công trình xử lý cơ học thường được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là: thiết bị tách rác, thiết bị nghiền rác, bể điều hòa, khuấy trộn, lắng, lắng cao tốc, tuyển nổi, lọc, bay hơi và tách khí, … Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng, để tách các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

B. Phương pháp hoá học Tùy thuộc vào đặc tính của nước thải, công đoạn xử lý hóa học thường được áp dụng trước khi vào giai đoạn sinh hóa hay xử lý bậc ba (Loại bỏ nitơ, phospho, chất lơ lửng…) đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Xử lý hóa học được áp dụng cho NMXLNT bao gồm phương pháp trung hòa và phương pháp kết tủa. Phương pháp trung hòa: nước thải đầu vào của NMXLNT tập trung có thể có độ acid hay kiềm cao nên để tạo môi trường thuận lợi cho các quá trình sinh hóa trong hệ thống (Kỵ khí và hiếu khí) không bị ảnh hưởng, nước thải sẽ được trung hòa đến giá trị pH nằm trong khoảng từ 6,5-7,5 trước khi vào hệ thống xử lý sinh học. Phương pháp kết tủa, tách cặn: Khi nước thải đầu vào có nồng độ các chất ô nhiễm quá cao hoặc nước thải chứa các thành phần chất độc hại gây bất lợi cho quá trình xử lý sinh học thì thường được bổ sung các chất hóa học để thực hiện các phản ứng keo tụ kết tủa sau đó tách cặn. Khi đó nước thải đảm bảo độ ổn định sẽ được đưa qua bước xử lý sinh học.C. Phương pháp xử lý sinh học Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H 2S, sunfit, ammonia, nitơ, … dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2 loại: · Phương pháp kị khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy; · Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau: – Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật; – Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào; – Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.