Top 14 # Xem Nhiều Nhất Sự Khác Biệt Giữa Nhà Giàu Và Nghèo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Nhà Giàu Và Nhà Nghèo

Những đứa trẻ giàu sợ mình nghèo đi, còn các đứa trẻ khó khăn sợ phải nhìn thấy đám người có tiền.

Cuộc đời của một đứa trẻ có dễ dàng và thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào xuất thân gia đình.

Sự khác biệt về tuổi thơ của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có và gia đình thiếu thốn về vật chất được khắc họa trong chính thái độ của các em với cuộc sống.

Đợi mẹ về

Trẻ nhà giàu sẽ biết mẹ mua cái gì cho nó, mẹ sẽ đáp ứng được những thứ nó thích còn đứa trẻ kém may mắn hơn thì không.

Chỉ cần mẹ về nhà và mua cho nó bất cứ cái gì trên đời này, nó mặc nhiên hài lòng đến độ sung sướng tột cùng.

Trong khi ở nơi khác, ông bố, bà mẹ khác, điều kiện tốt hơn hẳn, trẻ có tất cả mọi thứ tuyệt vời như quà, bánh sinh nhật , mọi lời gửi gắm cưng chiều, nựng nịu nhất.

Đồ chơi

Đồ chơi của đứa trẻ sung sướng là những sản phẩm công nghệ hiện đại, đầy đủ, là công viên, sở thú… Còn của đứa trẻ nghèo là sản phẩm từ lá cây, là diều giấy, ruộng đồng, sông nước…

Con đường đến trường

Một đứa trẻ nghèo sẽ tự đi học về trên đoạn đường từ nhà đến trường, dù trời nắng hay mưa, đường có khó hay dễ đi.

Cảm giác đó dĩ nhiên không có ở đứa trẻ được bố mẹ thay phiên đưa đón trên con đường đến trường mỗi ngày.

Ước mơ

Trẻ nhà giàu ước mình làm gì đó để bố mẹ hãnh diện và tự hào. Trẻ nhà nghèo ước mình làm gì đó để bố mẹ thoát nghèo.

Cái gì cũng sẽ qua, mọi đứa trẻ rồi sẽ lớn lên. Đứa trẻ nghèo lớn lên bằng tuổi thơ “dữ dội”, đen đúa, bẩn thỉu và lam lũ.

Còn đứa trẻ may mắn hơn sẽ lớn lên từ sự bao bọc, che chở đến từng miếng ăn, giấc ngủ, lối đi. Suy cho cùng lớn lên theo số phận nào cũng đáng quý!

Sự Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

17 điểm khác biệt của người giàu và người nghèo trong tư duy và hành động được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker

Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào?

Nếu muốn làm một cái gì đó lớn lao hơn, thì phải tiến lên với tất cả đam mê và cả sự đói khát của mình. Thực sự là phải dùng từ đói khát, bởi chúng ta sẽ rất khó chinh phục đỉnh cao khi chúng ta cứ tự ru mình trong chăn ấm đệm êm, nhàn nhã.

Mọi thất bại trong cuộc sống, trong kinh doanh, học tập đều do suy nghĩ sai lầm của bạn mà ra. Tư tưởng nó là nguyên nhân bên trong của mọi vấn đề. Vậy tại sao bạn không thay đổi tư tưởng để phù hợp hơn với cuộc sống, để trở nên giàu có.

Các nhà tỷ phú là những người có tư tưởng rất đáng để chúng ta học tập. Tôi sẽ cùng các bạn nghiên cứu làm thế nào để thay đổi tư tưởng của mình.

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng… là những tư duy của một người giàu có , trái ngược hoàn toàn với góc nhìn của người nghèo. Bộ tranh được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.

17 điểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo

1/ Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

2/ Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi. Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

– Đổ lỗi cho thị trường, quy trách nhiệm cho chính phủ và nền kinh tế thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.

– Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.

– Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.

– Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.

3. Người giàu: Quyết tâm làm giàu. Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

4. Người giàu: Suy nghĩ lớn. Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

5. Người giàu: Tập trung vào các cơ hội. Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

Nhân vật Giàu luôn mang nét biểu cảm tích cực, đứng trên lập trường chủ động với cuộc đời của mình, còn Nghèo lại mang thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.

6. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác. Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

7/ Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công. Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

8. Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ. Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.

9. Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ. Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

10/ Người giàu: Rất biết đón nhận. Người nghèo: Không biết đón nhận.

11/ Người giàu: Suy nghĩ “cả hai”. Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc”

12/ Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả. Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

13/ Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản. Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.

14/ Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ. Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.

15/ Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ. Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.

16/ Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi. Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

Người giàu vươn lên trên sự sợ hãi để hành động. Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản hành động của mình. Hành động là “chiếc cầu nối” giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Nhưng hành động được bắt nguồn từ suy nghĩ. Không nhất thiết phải vượt qua các nỗi sợ hãi bạn mới có được thành công.

17/ Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển. Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hết.

Kết luận

Tiền chỉ là một quan niệm. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ của mình. Hãy bắt đầu thật sớm. Hãy mua những cuốn sách, hãy đến các cuộc hội thảo, hãy luyện tập, hãy bắt đầu nhỏ thôi. Chính những gì trong đầu bạn sẽ quyết định những gì trong tay bạn.

Tất cả mọi người đều được ông trời tặng cho hai món quà đó là trí óc và thời gian. Bạn có quyền làm mọi điều mình muốn với cả hai thứ này. Và chúng ta là những con người ưu tú nhất, đang sống ở thời đại công nghệ thông tin, hãy nắm bắt và phát huy khả năng, năng lực của mình để đem lại nguồn tài sản vô giá, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

tu khoa

su khac biet giua nguoi giau va ke ngheo

diem khac nhau giua nguoi giau va nguoi ngheo

nguoi giau va nguoi ngheo khac nhau nhu the nao

Có thế bạn quan tâm :

Sự Khác Biệt Trong Tư Duy Mua Nhà Giữa Người Giàu Và Người Nghèo Tại Sao Có Ngư…

【1】Tải Sách Hay (PDF) miễn phí ở đây: https://lejapan.com và https://akirale.com .

SỰ KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY MUA NHÀ GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO

Tại sao có người nghèo vì mua nhà, lại có người sau khi mua nhà cuộc sống lại trở nên giàu có?

ĐIỀU 1. Người nghèo mua nhà chỉ để “ở”, người giàu mua nhà là để làm “tài sản”

Trước tiên tự hỏi mình một câu: Nhà của bạn mua để làm gì? Câu trả lời sẽ cho bạn biết căn nhà của bạn là “tài sản” hay “tiêu sản”.

Đây là Video Phát Triển Bản Thân được xem nhiều nhất của LeJapan trên Youtube:

– Nhà là TIÊU SẢN khi bạn trả lời là “MUA ĐỂ THOÁT CẢNH Ở TRỌ”. Nếu giờ bạn chỉ nghĩ mua cái nhà để có mái che đi ra đi vào thì chắc chắn căn nhà đó chỉ là thứ khiến bạn nghèo thêm. Vì sao?

Vì bạn phải sống vật vã để mua nó, tiết kiệm để có tiền đặt cọc xong lại cày vì nó để trả hết số nợ. Cuộc sống không bao giờ sáng sủa, chỉ có cày và sống tiết kiệm để trả nợ. Vòng xoáy đó khiến bạn luôn mang tâm lý “phải sống tiết kiệm” phải “cố tiết kiệm” mà chẳng bao giờ thoải mái.

Trong cuốn “Cha giàu, cha nghèo”, tác giả đề cập: “Nhà là tài sản hay tiêu sản, quyết định bởi phương hướng lưu động dòng tiền mặt của nó”.

Video cực đỉnh sẽ làm bạn thức tỉnh:

Ông nói: “Tài sản chính là thứ có thể bỏ tiền vào túi của bạn còn tiêu sản chính là thứ khiến tiền của bạn từ trong túi mà đi ra”.

ĐIỀU 2. Người nghèo chỉ dùng lương/tiền tiết kiệm mua nhà, người giàu lại dùng tiền thừa

Người nghèo thông thường là sử dụng tiền lương của mình để chi trả cho chi phí sinh hoạt, và dùng số tiền để dành mỗi tháng của mình mua các sản phẩm gọi là “tiêu sản”, sau đó vì trả tiền lãi mà phải chi tiêu càng ngày càng nhiều, dẫn đến việc không để dư được đồng nào dẫu thu nhập có tăng.

Trong khi người giàu không nghĩ thế, họ chỉ mua nhà khi thừa khả năng, không động chạm đến tiền lương, tiền gửi tiết kiệm của họ.

ĐIỀU 3. Người nghèo mua nhà là không để mắc nợ, người giàu sẵn sàng mang nợ để đổi lấy căn nhà

Nghe có vẻ ngược ha. Bình thường là người nghèo mới cần mượn nợ để mua nhà vì họ ít tiền; người giàu sẽ dư dả cần gì vay mượn.

Nhưng thực tế ngược lại, người nghèo thường chỉ thấy bất an, không dám vay mượn sợ trả không nổi nên chỉ ráng cày, nhịn ăn cho đủ mua căn nhà.

Và người giàu thì lại không “khờ” như thế. Họ dư tiền nhưng chả bao giờ ôm nguyên cục tiền để mua cái nhà về làm món đồ đi ra đi vô. Bí quyết của họ nằm ở sự tính toán, căn nhà có giá trị không nhỏ. Dù có 5 tỷ, thừa sức cầm cục 3 tỷ đi mua 1 căn. Nhưng họ sẽ không bao giờ cầm hết 3 tỷ đi mua 1 căn nhà. Vì tiền đã đi là tiền NGU, tiền đổi lấy 1 căn nhà là tiền đã chết.

Cho nên họ sẽ không dại dột giết chết tiền của họ. Họ muốn mua nhà 3 tỷ ư? Dùng 700 triệu để đặt cọc nhà sau đó vay trả từ từ. Số tiền kia để họ chia ra kiếm lời để trả tiền vay đó. Tính ra cuối cùng căn nhà có, 5 tỷ vẫn còn đó không hao hụt bao nhiêu cả.

ĐIỀU 4. Người nghèo đi mua nhà để nở mày nở mặt, người giàu mua nhà chỉ để lo tương lai

Mọi người có nhớ tới câu chuyện ông nhà giàu chạy xe tiền tỷ lại đi thế chấp chiếc xe để vay 100 triệu gì chưa? Nhân viên ngân hàng chê người đó khùng tự nhiên đem cầm chiếc xe hơi chỉ để lấy 100 triệu nhưng thực ra ổng dùng cách này để thuê 1 chỗ giữ xe rẻ và an toàn nhất mà thôi. Nói riêng về chuyện mua nhà thì người thông minh đi vay chỉ là họ muốn vay để có 1 đống người tư vấn có tâm thôi (họ bỏ ra tiền lãi cho NH cũng được NH, NH muốn cho vay sẽ phải đi nghiên cứu căn nhà đó các thứ gọi là quá trình thẩm định dự án vay rồi từ đó thấy tốt mới cho vay thì có khác nào tư vấn nhà cho bạn nhỉ).

Cũng là câu chuyện đó, người giàu lợi dụng NH cũng là hình thức bảo đảm tài sản căn nhà đó chứ nhỉ. Thay vì để sổ đỏ, giấy tờ nhà bị người ta lấy cắp, bị hư hao; thay vì lo lắng tranh chấp thì coi như trả phí cho NH giữ giùm thôi mà (bị gì NH chịu). Mua bảo hiểm cho căn nhà chưa chắc gì an toàn bằng gửi Ngân hàng.

ĐIỀU 5. Người nghèo đi mua nhà âm thầm, người giàu mua nhà trong phô trương

Thường người nghèo mua nhà chẳng mục đích gì đâu, chỉ vì muốn thoát cảnh ở trọ thôi. Và sợ cảnh phải trả nhiều tiền cho môi giới, sợ mang tiếng nên mua trong thầm lặng khi nào mua xong mới thông báo.

Trong khi đó, người giàu lại khác, khi làm việc, giao thiệp và hợp tác kinh doanh, …thậm chí là quản lý nhân viên thì họ lại cố tình khui mẽ ra chuẩn bị mua nhà. Chi?

Để người ta biết mà giới thiệu, để người ta biết mà góp ý. Ví dụ như anh tôi ngày xưa định mua nhà khu q7 vì nghe nó sang, khu đó toàn khu nhà giàu, cỡ nào giá nhà sau này cũng tăng hốt bạc hoặc chí ít là khu đó sẽ cực kỳ tốt để ở. Nhưng khi hỏi ra mới biết khu đó cũng dơ lắm, nào là rác rưởi, nào là đường xá xa trung tâm,….và hỏi ra mới biết khu quận 2, khu Gò Vấp lại có thể phát triển hơn. Nhờ chiêu mộ thông tin mà cuối cùng anh bạn lại có thể mua căn tốt hơn.

Đó là chưa kể khi có mối quan hệ, người giàu có thể liên hệ những nhân viên ngân hàng, nhân viên trong nghề bất động sản, chứng khoán để moi được thông tin bí mật riêng hơn nữa

Tại sao người nghèo vì mua nhà lại trở nên nghèo hơn? Vì sao người giàu lại mua nhà trong sự giàu có và ngày càng giàu thêm? Đó là ở 5 điểm phân tích trên. Hãy thử thay đổi theo cách suy nghĩ của một người giàu để trở thành người mua nhà thông minh nhen.

Sự Khác Biệt Lớn Nhất Giữa Người Giàu Và Người Nghèo Là Gì?

Sự khác biệt giữa đạt được tự do tài chính trong lối tư duy của người giàu và người nghèo

Người phương Đông chú trọng vào việc tiết kiệm tiền, người phương Tây quan tâm đến việc tiêu tiền. Trong suy nghĩ của người phương Tây, tiền là thứ thiết yếu để phục vụ nhu cầu đời sống của con người. Nhưng đối với người phương Đông, tiền chính là mục tiêu phấn đấu, chính vì như vậy mà họ không tiêu tiền một cách tùy tiện.

Không tiêu tiền, tiền sẽ không biến thành đồng tiền chết và xã hội sẽ không tiến bộ. Tư tưởng của của người phương Đông là sợ thiếu nợ, cảm thấy xấu hổ vì thiếu nợ. Người phương Tây không sợ thiếu nợ, ít nhất trong lòng họ không cảm thấy lo lắng vì vấn đề đó. Các thương nhân phương Tây sẵn sàng cung cấp cho bạn mọi thứ trước, cho bạn thiếu nợ, rồi bạn từ từ trả sau. Nếu bạn dám thiếu nợ, chứng tỏ bạn có bản lĩnh và có khả năng thanh toán.

Người phương Đông thời xưa khi nghe thấy hai từ “vay nợ”, ai nấy đều sẽ thấy phản cảm, không ai muốn sống trong nợ nần, sống bằng cách vay nợ là một biểu hiện của sự bất lực. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại và áp lực của cuộc sống thực tại đã buộc chúng ta phải từ bỏ nhiều suy nghĩ sâu xa trong quá khứ.

Ngày nay, vay nợ là một phương thức giúp bạn nhanh giàu hơn, người càng có năng lực càng có nhu cầu vay tiền. Ngân hàng sẽ không tùy tiện cho chúng ta vay thế chấp, để kiểm soát rủi ro, ngân hàng sẽ chọn đối tượng cho vay. Đối với những đối tượng càng có năng lực, ngân hàng luôn sẵn sàng cho người đó vay tiền, bởi vì ngân hàng biết rằng năng lực đó thể hiện thực lực và là nguồn đảm bảo người đó có khả năng trả nợ.

Người càng có năng lực, họ càng phải suy nghĩ về cách làm thể nào để vay tiền, làm thế nào để sử dụng tiền vay thực hiện ước mơ làm giàu. Họ biết tận dụng những ưu đãi của ngân hàng dành cho người vay, ví dụ, thẻ tín dụng, về lâu dài, miễn là có thể hoàn trả lại khoản vay trong thời gian qui định thì có thể nhận được một khoản vay không lãi suất từ ngân hàng, nếu năng lực của chúng ta đủ mạnh, ngân hàng thậm chí có thể cung cấp cho chúng ta hơn hàng chục ngàn đô la. Hay, đối với thẻ bạch kim, giới hạn thấu chi là 5000 USD, điều đó có nghĩa là không có bất kỳ phí tổn nào. Mỗi tháng, mỗi tháng sẽ có 5000 USD có thể quay vòng. Nếu tiếp tục sử dụng thêm vài thập kỷ nữa, ngân hàng tặng cho người vay tiếp tục sử dụng số tiền đó trong mấy thập kỷ đó mà không phải trả bất kỳ chi phí nào…

Vì vậy có thể nói, lựa chọn các khoản vay thực tế chính là học cách lợi dụng tín dụng cá nhân, lợi dụng vay nợ để càng nhanh chóng đạt được tự do tài chính. Có một khái niệm của một doanh nhân người nước ngoài thật chính xác: Vay càng nhiều tiền từ ngân hàng, tự do tài chính của người này càng cao, cũng có nghĩa là người này rất có bản lĩnh.

Chúng ta có thể căn cứ vào tình hình của bản thân để lựa chọn một cách sống phù hợp với bản thân. Nhưng nếu bạn muốn tận hưởng một cuộc sống giàu có nhanh hơn trong tương lai, bạn cần chọn cách tiếp cận tích cực hơn.

Ngoài những nỗ lực của bản thân, bạn có thể thông qua vay nợ, một mặt kiếm tiền một mặt huy động tiền không thuộc của bạn để phục vụ bạn. Như nhiều người đã nói, chỉ khi bạn nợ bạn mới làm việc chăm chỉ hơn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là gì?

Nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng người nghèo có ít tiền hơn và người giàu có nhiều tiền hơn. Cách nghĩ này không hoàn toàn đúng! Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách đối xử với tiền, cách sử dụng tiền để phục vụ bản thân.

Sự tích lũy của cải trong tư duy của người nghèo là: làm việc chăm chỉ – kiếm tiền lương – chi tiêu – để dành. Người nghèo rất muốn kiếm tiền, nhưng họ luôn để tiền trong ngân hàng.

Sự tích lũy của cải trong tư duy của người giàu là: làm việc chăm chỉ – kiếm thu nhập – nghĩ ra nhiều cách để vay tiền ngân hàng – dùng số tiền vay nợ để tạo ra tiền – làm giàu một cách nhẹ nhàng. Người giàu luôn nghĩ đến việc mượn gà để đẻ trứng, sử dụng tiền của ngân hàng, tiền của người khác để phục vụ cho mình và cuối cùng để họ dấn thân vào con đường dẫn đến sự giàu có.

Nếu bạn phải đợi cho đến khi bạn tiết kiệm đủ tiền để đạt được tự do tài chính và tận hưởng cuộc sống, có thể bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Muốn nhanh chóng đạt được tự do về tài chính thì ngay từ hôm nay hãy học theo tư duy của những người giàu, mạnh dạn vay nợ và biến những đồng tiền vay nợ thành công cụ làm giàu.

Hiền Nguyễn