Top 8 # Xem Nhiều Nhất Sự Khác Nhau Giữa Liên Minh Châu Âu Và Asean Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Sự Khác Nhau Giữa Rồng Châu Âu Và Rồng Châu Á

Sự khác biệt về hình dáng

Rồng phương Đông hay rồng ở các quốc gia châu Á được mô tả trong các truyền thuyết, truyện cổ thường có mình dài, toàn thân có vảy. Không có cánh nhưng lại có thể tự do bay lượn. Đầu có bờm sư tử và sừng hươu. Đa phần rồng ở các quốc gia châu Á được mô tả là có màu vàng.

Trong khi đó rồng phương Tây hay rồng ở các quốc gia châu Âu lại được mô tả là một loài vật có sức mạnh to lớn, thường có 3 đầu. Một số con cũng chỉ có một đầu. Tuy nhiên hình dáng thì khác hẳn so với rồng phương Đông. Nó được mô tả giống như một loài thằn lằn, có thể khè ra lửa. Da dày và rắn chắc. Chúng có đôi cánh như cánh rơi nhưng to khỏe và có thể bay lượn dễ dàng.

Rồng phương Đông mang nhiều ý nghĩa tâm linh

Sự khác biệt về tính biểu tượng.

Trong văn hóa tâm linh của con người thuộc các quốc gia phương Đông, rồng luôn là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ. Đó là đại diện cho những gì cao quý nhất và đáng tôn thờ nhất. Rồng tượng trưng cho vua, cho thần thánh. Đây là biểu tượng của sự ban phát điềm lành, của sự bao bọc mà những thế lực linh thiêng dành cho con người. Nó còn đại diện cho chủ nghĩa anh hùng. Chính vì vậy rồng rất được tôn thờ trong văn hóa phương Đông.

Đối với văn hóa phương Tây thì tính biểu tượng của con rồng lại mang một thái cực hoàn toàn khác. Rồng trong văn hóa phương Tây lại là đại diện cho thứ sức mạnh tà ác. Chúng tồn tại cùng với sức mạnh của mình luôn là một nỗi ám ảnh đối với con người. Tuy nhiên, trong hầu hết các thần thoại Tây phương chúng đều chết thảm dưới tay của các hiệp sĩ.

Rồng phương Tây là đại diện cho sức mạnh hung hãn, đáng sợ.

Sự khác biệt về hành vi.

Rồng trong tưởng tượng của các quốc gia châu Á mang tính linh thiêng. Thường mang sức mạnh to lớn của mình, đại diện cho thần thánh cứu giúp dân lành. Rồng chính là linh thú bảo vệ xã tắc bình an.

Rồng trong thần thoại phương Tây lại thường sử dụng sức mạnh của mình vào mục đích đen tối. Nó thường canh giữ của cải, người đẹp…Tuy nhiên lại tỏ ra là một thứ sức mạnh “hữu dũng vô mưu”. Nó luôn được miêu tả là một loài quái vật hung tợn và tăm tối.

Rồng phương Đông là đại diện cho điềm lành

Sự khác biệt về mặt ý nghĩa xã hội.

Rồng phương Đông đại diện cho vua chúa, cho cuộc sống vương giả. Đây là linh thú đứng đầu trong tứ linh của văn hóa phương Đông là long, ly, quy, phượng. Vì vậy rồng mang ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn trong đời sống văn hóa tâm linh của người châu Á.

Rồng phương Tây mang một ý nghĩa xã hội hoàn toàn khác. Đây là loài vật đại diện cho những gì xấu xa nhất và là thế lực mà con người luôn muốn chống lại.

Rồng phương Tây là thứ sức mạnh mà con người luôn muốn chống lại.

Như vậy sự xung đột văn hóa Đông Tây là điều vẫn luôn luôn hiện diện. Do vị trí địa lý, địa hình, quá trình phát triển… mà sự xung đột này luôn tồn tại. Điều này đã tạo nên sự đa dạng vô cùng thú vị. Sự khác biệt của văn hóa Đông Tây sẽ luôn là một đề tài hay ho cho những ai thích khám phá văn hóa và văn minh nhân loại.

Rồng là loài vật hư cấu được phát triển và xuất hiện trong văn hóa nhiều quốc gia châu Á cũng như châu Âu. Theo tác giả Ingersoll Ernest trong cuốn “Hình tượng rồng và văn hóa rồng”, tại Trung Quốc, sinh vật này được xem là biểu tượng của vua (thiên tử) với sức mạnh phi thường như hô phong hoán vũ, lấp trời vá bể.

Trong quan niệm của châu Á, rồng thường có mình dài như rắn, 4 chân và biết bay dù không có cánh. Lí giải điều này, một nguyên nhân cơ bản được đưa ra là bởi rồng đại diện cho thế lực siêu nhiên, có năng lực phi phàm, không cần dùng cánh vẫn bay được. Rồng châu Á có thể phun lửa hoặc hút nước làm mưa vô cùng đa dạng.

Rồng trong quan niệm của người Trung Quốc thể hiện sự trường sinh bất tử, sức mạnh vô song và vượt qua mọi chướng ngại.

Trái lại, rồng châu Âu mang hơi hướng của một loài sinh vật hung dữ với toàn thân phủ vảy như rắn, miệng luôn phun lửa và đôi cánh như cánh dơi để bay lên trời. Trong truyện cổ hay phim ảnh, rồng Tây có vẻ bay khá “vất vả” vì phải tuân theo quy luật vật lý. Điều này dường như phản ánh tư duy thiên về logic của người phương Tây.

Anh Rời Liên Minh Châu Âu: 28

28 là số thành viên hiện tại của Liên minh châu Âu, và trong đó có nước Anh – quốc gia sẽ rời khỏi EU trong thời gian tới. Quyết định này còn được gọi là “Brexit” – ghép chữ của “Britain” (Vương quốc Anh) và “exit” (rời khỏi).

Là một sự kiện lớn của lịch sử, nhưng rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu hết vấn đề của Brexit, đặc biệt là lý do tại sao nước Anh lại làm như vậy.

1. Về thương mại, Anh sẽ có thể tự do thương lượng lại tất cả các thỏa thuận thương mại (về thuế xuất nhập khẩu, luật lệ,…) với EU và các nước khác mà không bị ràng buộc bởi luật của EU.

2. Về ngân sách, Anh sẽ không cần phải đóng 18,2 tỷ USD mỗi năm cho EU nữa. Số tiền này giống như “phí tham gia câu lạc bộ’. Và khi Anh rời cuộc chơi liên minh, số tiền này có thể sẽ được dành cho y tế và giáo dục.

3. Về quyền tự chủ, Anh có thể giành lại quyền ra luật lao động và doanh nghiệp, chứ không phải tuân theo luật chung của EU nữa.

4. Về chính sách nhập cư, Anh có thể r a luật nhập cư chặt chẽ hơn, tránh nhập cư tràn lan, và cũng để giữ việc làm của Anh cho người Anh. (Người nhập cư thường chịu làm việc với lương thấp hơn, nên đông người nhập cư sẽ tạo thất nghiệp cho người Anh bản xứ.)

Tầm nhìn ngắn và logic hẹp

Mỗi lý do được đưa ra này, mới nghe thoáng qua sẽ thấy rất hợp lý. Tuy nhiên, tất cả đều là logic hẹp và đánh vào tâm lý bất an của người dân.

Ví dụ như đánh mạnh vấn đề nhập cư, lợi dụng tinh thần “bài ngoại” vốn đang bùng phát ở nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên, trên thực tế người nhập cư là nguồn cung cấp lao động mà nước Anh rất cần. Họ làm những việc có mức lương cực thấp, để cho công nhân gốc Anh có thể tập trung làm việc có trình độ cao hơn, hoặc là những nhân công kĩ thuật cao mà Anh chưa thể đào tạo đủ. Có thể nói rằng nước Anh có năng suất cao hơn nhờ vào người nhập cư.

Về ngân sách, nước Anh có thể không cần trả tiền cho EU nữa, nhưng họ cũng mất đi khả năng tiếp cận khối thị trường thống nhất này. Và, cái giá phải trả này có thể cao hơn nhiều so với số tiền tiết kiệm được.

Điều này cũng giống như bạn quyết định rời khỏi câu lạc bộ thể hình: bạn không cần đóng tiền cho câu lạc bộ nữa, nhưng từ nay về sau chỉ có thể đi chạy ở công viên.

Về thương mại, khó có thể tin rằng EU sẽ cho Anh một thỏa thuận tốt như xưa (nghĩa là, từ nay về sau Anh sẽ phải chịu thuế cao hơn khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu). Dù rằng thương mại tự do là tốt cho cả Anh lẫn EU, nếu EU không trừng phạt Anh – “thành viên tồi” của khối, điều này sẽ khuyến khích những nước khác làm điều tương tự.

Dù đi chạy ở công viên nhưng bạn vẫn có thể giao lưu với bạn bè trong câu lạc bộ cũ, nhưng chỉ thế thôi, chui vào phòng tập, đụng vào quả tạ là mất tiền đấy.

Brexit ảnh hưởng đến từng cá nhân trên toàn cầu như thế nào?

Hãy thử tưởng tượng hậu quả của Anh rời khỏi EU: trước hết, Anh và EU sẽ ít mua bán hàng hóa với nhau hơn. Nhưng chuyện sẽ không dừng ở đó.

Để dễ hiểu, thử tưởng tượng quy trình sản xuất một chiếc áo:

Người bán áo cần mua áo từ thợ may.

Người thợ may mua vải từ xưởng nhuộm.

Xưởng này cần mua cả thuốc nhuộm lẫn sợi vải từ những làng khác.

Giả sử người bán áo bị cấm bán áo sang làng bên. Điều này không chỉ ảnh hưởng người bán áo, mà còn ảnh hưởng đến cả người thợ may, xưởng nhuộm vải và người sản xuất sợi vải. Rất nhiều gia đình sẽ bị bớt đi một bát cơm trong thương vụ áo xống này.

Mỗi mặt hàng trên thế giới đang được sản xuất theo dây chuyền ở nhiều nước khác nhau như vậy đó. Như vậy, một cú sốc ở Anh có thể sẽ có tác động đến cả Thế giới, đặc biệt tệ hơn khi nền kinh tế thế giới vốn đang bất ổn rồi.

Bảng Anh mất giá không phanh liệu có gây ra điều gì nghiêm trọng?

Sáng nay, khi tin Anh rời EU được công bố, đồng bảng Anh đã rớt giá so với đô la Mỹ xuống mức thấp nhất trong 31 năm gần đây. Thị trường chứng khoán chao đảo, và các nhà đầu tư đua nhau mua những đồng tiền an toàn như đô la Mỹ hay yên Nhật. Tại Việt Nam, giá vàng trong nước đã tăng 1,5 triệu đồng chỉ trong một ngày.

Thế nhưng thị trường tài chính có tiền sử phản ứng thái quá, và có thể chúng ta cũng đang lo hão. Các tính toán của Ngân hàng Anh cho thấy thiệt hại của việc rời EU thực ra khá nhỏ. Hơn nữa, Anh chỉ là một phần nhỏ của thương mại thế giới, không như Mỹ hay Trung Quốc. Do đó, khả năng Anh tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là rất thấp.

Hiện tại, mới chỉ có một số trang web bán hàng online tại Anh sập vì quá nhiều người truy cập vào… order đồ.

Cái đáng lo nhất là tính bất ổn của tương lai.

Ứng cử viên Tổng thống Donald Trump đã hoan hô người Anh vì “giành lại được quyền tự chủ chính trị, biên giới, và nền kinh tế.” “tuyệt vời” và nhiều mỹ từ khác nữa.

Nhưng, chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nước sẽ thổi bùng lên. Tinh thần bài ngoại cũng thế. Các Đảng cánh hữu khác của châu Âu cũng sẽ lợi dụng tình hình để đòi rời khỏi Liên minh châu Âu.

Do đó, dù ảnh hưởng trực tiếp của Brexit rất nhỏ, nhưng khả năng việc này châm ngòi cho một loạt diễn biến phức tạp mới, cuốn thế giới vào vòng xoáy khủng hoảng là rất lớn.

Chúng ta hãy mong điều đó đừng xảy ra.

Sự Khác Nhau Giữa Eu Và Asean 2022

Trong các mô hình liên kết và cộng đồng trên thế giới, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) thường được so sánh nhất với EU (Liên minh châu Âu). Quả vậy, ASEAN cũng thường lấy EU làm tấm gương cho sự liên kết thành công và học tập nhiều kinh nghiệm từ mô hình liên kết của EU.

Trong các mô hình liên kết và cộng đồng trên thế giới, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) thường được so sánh nhất với EU (Liên minh châu Âu). Quả vậy, ASEAN cũng thường lấy EU làm tấm gương cho sự liên kết thành công và học tập nhiều kinh nghiệm từ mô hình liên kết của EU. Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều sự khác biệt giữa đặc điểm của liên kết châu Á và liên kết châu Âu, khiến cho mô hình liên kết EU chưa thể áp dụng được đối với ASEAN hiện nay.

Thứ nhất, bối cảnh lịch sử ra đời của liên minh Châu Âu khác so với bối cảnh liên kết ASEAN thời “hậu chiến tranh lạnh” sau khi ASEAN mở rộng. Sau thế chiến thứ hai (năm 1945), Tây Âu đổ nát, và nước gây ra cuộc chiến này lại là quốc gia lớn nhất nằm ngay giữa châu Âu (nước Đức). Vì vậy, nguyện vọng được sống trong nền hòa bình vĩnh viễn để cùng nhau phát triển kinh tế và hóa giải mối hận thù truyền thống giữa hai quốc gia lớn nhất châu Âu nằm cận kề nhau: Đức – Pháp, xóa bỏ tận gốc rễ nguy cơ chiến tranh, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời vào năm 1951 của Cộng đồng Than, Thép châu Âu (ECSC), tiền thân của Liên minh châu Âu (EU). Điều đó cũng phù hợp với khát vọng hòa bình, hợp tác chính trị và kinh tế của các nước châu Âu láng giềng khác. Châu Âu những năm 50 có quyết tâm chính trị rất cao, nhất là liên kết mạnh mẽ về an ninh để khỏi lặp lại thảm cảnh của chiến tranh thế giói thứ hai. Quyết tâm đó khiến việc thiết lập một cơ chế siêu quốc gia dễ dàng hơn nhiều so với bối cảnh của ASEAN đầu những năm 90 khi mọi quan hệ quốc tế đều đang mở bung ra và xu thế chủ đạo của mọi quốc gia là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ để không bị lệ thuộc vào một mối quan hệ nào.

Thời gian ra đời của EU và ASEAN tuy cách nhau gần 2 thập kỷ, nhưng cả hai tổ chức này đều chịu ảnh hưởng và sự chi phối mạnh mẽ của trật tự thế giới hai cực dưới thời Chiến tranh lạnh. Điểm khác biệt sâu xa dẫn đến sự ra đời của EU chính là sự chín muồi của thời điểm biến ý tưởng và nguyện vọng thống nhất châu Âu thành hiện thực. Chính vì vậy mà trong hơn nửa thế kỷ tồn tại, EU luôn bộc lộ xu hướng phát triển chung là ngày càng thu hẹp tính chất là một tập hợp các quốc gia dân tộc có chủ quyền. Có lẽ đây là điểm khác biệt cơ bản nhất quy định mọi sự khác nhau giữa mô hình EU và ASEAN

Thứ hai, trong môi trường toàn cầu hóa phát triển mạnh đầu những năm 90, khi quá trình liên kết ASEAN bắt đầu, ASEAN cũng không thể chọn con đường hướng nội mạnh mẽ như các nước EU lúc khởi đầu quá trình liên kết và xây dựng thị trường chung châu Âu, do đa số các nền kinh tế ASEAN lúc đó đều phải hướng ngoại mạnh để phát triển. Với đặc thù “hướng ngoại” này, ASEAN không thể có động lực chính trị đủ mạnh để tạo ra sự liên kết chính trị mạnh như EU vào những năm 50-60.

Thứ ba, ở Đông Nam Á không có các cường quốc lớn như Pháp và Đức ở châu Âu để làm trụ cột cho các liên kết. Các nước Đông Nam Á đều là những nước vừa và nhỏ, hoặc trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hoặc quy mô kinh tế quá nhỏ, không thể đóng vai trò trụ cột cho liên kết, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

Thứ tư, các nước ASEAN có trình độ phát triển khác nhau, các chính sách được hình thành xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như thể chế chính trị, hoàn cảnh lịch sử, yếu tố văn hóa…. Trình độ phát triển của các nước Đông Nam Á quá chênh lệch, khoảng cách giữa nước giàu nhất và nghèo nhất ASEAN (các nước Singapore và Brunei có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm các nước hàng đầu thế giới, trong khi những nước như Lào, Myanma có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới), trong khi ở EU không có quá nhiều sự chênh lệch trong trình độ phát triển giữa các nước.

Thứ năm, các quốc gia Đông Nam Á ngoại trừ Thái Lan đều mới giành độc lập sau thế chiến thứ 2, về cơ bản là các quốc gia non trẻ, đang trong quá trình dựng nước và đặt nặng vấn đề chủ quyền quốc gia. Với các quốc gia này, các chuẩn mực quan hệ quốc tế cơ bản vẫn là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau v.v… trong khi các nước Châu Âu đã có hơn 400 năm áp dụng các chuẩn mực đó và đã sẵn sàng hơn trong việc xây dựng các chuẩn mực mới.

Thứ sáu, trong khi các nước EU tương đối đồng nhất và gần gũi về sắc tộc, về văn hóa, tôn giáo, thể chế chính trị và mô hình phát triển kinh tế, ASEAN lại có nhiều khác biệt rất sâu sắc về các nền tảng giá trị và chuẩn mực đó, khiến cho việc tìm ra các chuẩn mực giá trị chung để liên kết sâu hơn trong ASEAN còn gặp nhiều khó khăn.

Đặc điểm chính của ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức siêu quốc gia có quyền lực bao trùm lên chủ quyền của các nước thành viên. Mọi quyết định của ASEAN đều có sự tham gia đóng góp của các nước thành viên. Đặc điểm này làm ASEAN khác nhiều tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), hay Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), là các tổ chức khu vực vừa có thành tố hợp tác liên chính phủ, vừa tạo ra các thể chế siêu quốc gia có thể ra phán quyết buộc các nước thành viên phải tuân thủ.

Một đặc điểm nổi trội nữa của ASEAN là sự đa dạng về mọi mặt của các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Các nước ASEAN có sự ưu tiên an ninh và kinh tế khác nhau. Đặc điểm này tạo nên sự phong phú, đa dạng của Cộng đồng ASEAN, song cũng gây không ít khó khăn trong quá trình hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau. So với EU, tuy các quốc gia châu Âu cũng có bản sắc phong phú và đa dạng về nhiều mặt, song lại khá gần gũi về mặt sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hóa, có thể chế chính trị cơ bản giống nhau và không chênh lênh nhau nhiều về trình độ phát triển. Các nước EU cũng cơ bản chia sẻ các giá trị, tầm nhìn và định hướng phát triển cũng như về các thách thức chung của khu vực.

Bên cạnh đó, cần chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á, mà hợp tác ASEAN là một biểu hiện, cũng còn khá non trẻ. Trong khi sự phát triển và suy tàn của các đế chế ở châu Âu với tầm ảnh hưởng bao trùm rộng lớn đã góp phần tạo điều kiện cho các dân tộc ở châu Âu có sự giao thoa, hình thành bản sắc riêng của châu lục thì tại Đông Nam Á, sự chia rẽ về mặt địa lý, ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực, của các đế quốc trong giai đoạn thuộc địa và ảnh hưởng của Chiến tranh Lạnh, khiến các dân tộc Đông Nam Á phần nào bị chia rẽ, ít giao lưu và hiểu biết về nhau hơn, đặc biệt so với EU.

“Lưỡi Dao” Nga Giữa Lòng Châu Âu Khiến Mỹ

Vào tháng 4/2017, một tiểu đoàn quân NATO đã diễu hành tới biên giới Ba Lan- Kaliningrad để cho Nga thấy rằng NATO hết sức cảnh giác với nguy cơ này.

Phản ứng từ phía NATO dấy lên một câu hỏi: liệu một mảnh đất nhỏ bé như Kaliningrad thì có ý nghĩa gì trong cuộc xung đột Nga- NATO?

Theo National Interest, Kaliningrad là cảng duy nhất của Nga ở bờ biển Baltic không bị đóng băng vào mùa đông. Nhưng vùng đất này lại tách rời nước Nga, cách Nga hàng trăm dặm.

Cũng tương tự như Crimea, từ năm 1991-2014 là một vùng nước ấm cũng bị tách rời khỏi Nga. Năm 2014, Nga đã sáp nhập Crimea để có thể tạo lối đi tiến nhanh ra Địa Trung Hải. Hiện nay phương Tây đang cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin cũng định nối Kaliningrad với trung tâm nước Nga để kích động NATO.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra hôm 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ duy trì Điều 5- điều khoản bảo vệ lẫn nhau của NATO. Nhưng Kaliningrad hiện giờ vẫn chưa phải là mối quan tâm của Phòng Bầu dục. Dường như lãnh đạo chính trị phương Tây chưa nhận ra ý nghĩa của vùng đất này.

Nhìn lại lịch sử nước Nga vĩ đại, có thể nhận ra rằng tham vọng nối liền Nga với Kaliningrad của ông Putin không phải là mới mẻ. Khi Sa hoàng Peter Đại đế cầm quyền năm 1682, ông đã nghiên cứu phương Tây và sớm nhận ra rằng các cảng biển đóng băng của Nga khiến hải quân và ngành hàng hải hoạt động kém linh hoạt.

Trong khi Bồ Đào Nha có thể hoạt động cả 12 tháng trong năm thì các thương gia Nga lại hoàn toàn đóng băng hoạt động vào mùa đông.

Do đó Peter Đại đế đã tăng cường sức mạnh hải quân của Nga và chiến đấu giành lấy lối tiếp cận đến biển Baltic, chiếm được phần lãnh thổ của Thụy Điển. Nhưng đời sau của Peter Đại đế lại không giữ được vùng lãnh thổ này, tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực cũng bị suy yếu cho đến tận triều đại của Nữ hoàng Catherine II.

Tên lửa Iskander nếu được Nga triển khai tại Kaliningrad sẽ uy hiếp một khu vực rộng lớn ở châu Âu

Catherine Đại đế đã khôi phục lại sức mạnh hải quân Nga. Bà đã đánh bại người anh họ Gustav III trong cuộc chiến Nga-Thụy Điển (1788-1790) và sau đó hướng về phía Nam. Cho dù bà đã thất bại ở Địa Trung Hải nhưng bà cũng đã chiếm được các cảng dọc theo Biển Đen ở phía bắc, nơi từng là khu vực chiếm đóng của Ottoman. Và điều này đã mở ra cuộc đối đầu giữa đế chế Ottoman và Nga kéo dài suốt một thế kỷ hòng giành quyền kiểm soát các cảng biển này.

Nhưng cũng giống như Peter Đại đế, người thừa kế của Nữ hoàng Catherine lại chẳng thể giữ được những vùng đất khó khăn lắm mới giành được này. Cuối cùng, khi Nicholas I lên nắm quyền năm 1825, Đế chế Ottoman đã bắt đầu sụp đổ. Táo bạo với mong ước chinh phục Biển Đen và lãnh thổ tiếp giáp Đế chế Ottoman, Nicholas đã gây ra cuộc chiến Crimea. Tây Âu lo sợ trước tham vọng của Nga đã hỗ trợ cho Ottoman để bảo đảm sự cân bằng quyền lực.

Cuộc chiến đã biến Florence Nightingale thành anh hùng, còn Nicholas lại trở thành một kẻ ngốc. Khi Nga thất bại trong các cuộc chiến thì Biển Đen đã trở thành khu vực mang lại nguồn lợi kinh tế cho phương Tây, và Nga buộc phải rút quân khỏi vùng Baltic.

Hơn nửa thế kỷ sau, Nicholas II lại tìm cách khôi phục lại hải quân Nga và nối các cảng còn lại của Nga với nhau, tuy nhiên kết quả đem lại cũng không như mong muốn. Vladivostok, khu vực nằm ở rìa phía đông nước Nga, giáp với Triều Tiên là cửa ngõ tiến vào thị trường châu Á. Với hy vọng kết nối hải cảng quan trọng này, Nicholas II đã hoàn thiện tuyến đường sắt xuyên Siberia, một phần gây ra cuộc chiến Nga- Nhật năm 1905 mà Nicholas đã thua thảm hại.

Thất bại này đã hạ gục Nga và cũng tạo ra chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản. Lần thua trận này đã thúc đẩy các cuộc nổi dậy khắp đất nước, và củng cố các cuộc cách mạng nông dân dưới sự dẫn dắt của những người cộng sản.

Hiện nay ông Putin đang phải đối mặt với những thách thức tương tự như các Sa hoàng trước đây, đó là làm cách nào để kết nối Kaliningrad, cảng nước ấm duy nhất của Nga ở tận Baltic tới trung tâm nước Nga nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế và quân sự?

Khu vực Kaliningrad đã phát triển rực rỡ trong thập kỷ qua và ông Putin mong muốn động lực phát triển này được đưa vào Nga. Nếu như Vladivostok là cửa ngõ vào Thái Bình Dương thì Kaliningrad là cửa ngõ ra Đại Tây Dương. Nền công nghiệp của Kaliningrad đang bùng nổ mạnh mẽ, hơn nữa khu vực này mang lại tiềm năng kinh tế biển lớn nhất ở Nga (bao gồm cả hoạt động đánh bắt hải sản lẫn vận tải).

Với vị trí chiến lược này, Kaliningrad còn có thể bác bỏ thành tố châu Âu trong hệ thống phòng thủ do Mỹ lập ra. Với căng thẳng ngày càng tăng cao giữa Nga với Latvia và Lithuania, xung đột dường như sẽ dễ dàng xảy ra. Nếu tổng thống Putin có thể tìm ra cách kết nối Kaliningrad với đất mẹ Nga mà không phải phụ thuộc vào những nước láng giềng thù địch, ông Putin có thể tự do đưa quân lính cùng vũ khí và tên lửa đến khu vực này.

Câu trả lời cho mối băn khoăn của ông Putin nằm ở Belarus, nước láng giềng gần gũi nối thẳng với Nga bằng đường xe lửa. Belarus và Kaliningrad cách nhau bởi đường biên giới hẹp 60 dặm giữa Ba Lan và Lithuania. Nói cách khác, nếu kết nối được với Kaliningrad, ông Putin chỉ cách Baltic 60 dặm và lần đầu tiên nước Nga có thể kiểm soát được Đông Âu kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Nếu Nga đặt tên lửa hành trình Kalibr tại Kalingrad sẽ bao trùm gần như toàn bộ Tây Âu

Và đây là phạm vi khống chế của hệ thống tên lửa phòng không S-400 nếu triển khai tại Kalingrad

Việc nối Belarus với Kaliningrad có thể cô lập ba nước Latvia, Estonia và Lithuania; mở rộng ảnh hưởng của Nga và là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nga. National Interest cho rằng giới lãnh đạo quân sự NATO hiểu điều này, nhưng dường như lãnh đạo chính trị vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của mảnh đất nhỏ bé Kaliningrad và nguy cơ của nó gây ra với châu Âu.

Trước đây giới quân sự phương Tây từ lâu đã lo lắng Nga sẽ tìm cách chiếm lấy Crimea để giành được lối vào Biển Đen nhưng các nhà chính trị lại không ý thức được điều này.

National Interest nhận định, tổng thống Putin giờ đây đã nhận ra vai trò của các cảng nước ấm đối với thương mại, cũng như khả năng quyền lực của Nga. Ông đã mở đường đến Baltic bằng cách sáp nhập Crimea. Ông cũng đã cố gắng kết nối cảng nước ấm quan trọng Kaliningrad với lục địa Nga. Có thể chính ông Putin sẽ là người hiện thực hóa giấc mơ Nga từ thế kỷ XVII, đó là kiểm soát được các cảng ở Thái Bình Dương, Biển Đen, Địa Trung Hải và Biển Baltic.

Tham vọng của Nga sẽ buộc phương Tây phải xem xét lại khả năng quân sự, quyết tâm của các lãnh đạo, cùng nỗi lo sợ trước ý định của Nga. Phương Tây sẽ không thể lẩn tránh hai câu hỏi: Liệu tham vọng của ông Putin là một khu vực quan trọng về quân sự và kinh tế để đảm bảo an ninh hàng hải hay là nỗi khao khát mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh? Và liệu Nga và phương Tây có thể làm gì và sẽ làm những gì?