Top 11 # Xem Nhiều Nhất Sự Khác Nhau Giữa Pháp Luật Và Kỉ Luật Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Luật

Trong Pháp Luật Việt Nam có rất nhiều loại văn bản khác nhau như Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Thông tư liên tịch, … Qua bài này, Thế giới Luật sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ ràng về bốn loại văn bản chính là Luật – Nghị định – Nghị quyết – Thông tư.

Trừ Luật ra, còn lại Nghị quyết, Nghị định, Thông tư đều là văn bản dưới luật. Thứ tự các loại văn bản luật và hiệu lực cao thấp như sau :

Cho đến hiện tại, Hiến Pháp vẫn là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất :

Hiến pháp là VBQPPL có giá trị pháp lý cao nhất. Là một đạo luật quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:

Chế độ chính trị

Chế độ kinh tế

Chế độ văn hóa, xã hội

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Vì vậy, Hiến pháp còn được xem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân. Đây là cơ sở để hình thành nên khung pháp lý của quốc gia và là cơ sở để xây dựng các đạo luật. Tất cả các VBQPPL đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Ở nước ta hiện nay chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đổi phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành (Điều 147 Hiến pháp năm 1992).

1. Luật

Là văn bản có giá trị cao sau Hiến Pháp và do Quốc hội ban hành.

Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Bộ luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…

Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sự khác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xương sống” của một ngành luật.

Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật thương mại…

Luật được Quốc hội ban hành để quy định về :

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

Quốc phòng, an ninh quốc gia;

Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

Chính sách cơ bản về đối ngoại;

Trưng cầu ý dân;

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

2. Nghị quyết

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về :

Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

Đại xá;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Họ thường ban hành nghị quyết để quy định:

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;

Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;

Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Nghị định

Nghị định là Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì Nghị định là quy định cho từng lĩnh vực (nhà nước, doanh nghiệp..).

Nghị định được Chính Phủ ban hành để quy định về :

Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Thông tư

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định.

Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.

Thegioiluat.

Điểm Khác Nhau Giữa Bộ Luật Dân Sự 2005 Và Bộ Luật Dân Sự 2022

Từ ngày 01/01/2017, Bộ luật dận sự năm 2015 sẽ chính thức có hiệu lực. Trước việc phải nắm rất nhiều thông tin về quy định mới tại Bộ luật dân sự 2015 có thể khiến bạn bị choáng, do vậy, mà chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn một vài điểm nổi bật cho thấy sự khác biệt giữa 2 Bộ luật này:

Thứ tự căn cứ ưu tiên áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự:

1. Sự thỏa thuận2. Bộ luật dân sự3. Tập quán4. Quy định tương tự pháp luật(Điều 2, 3 Bộ luật dân sự 2005)

1. Sự thỏa thuận2. Bộ luật dân sự3. Tập quán4. Quy định tương tự pháp luật5. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự6. Án lệ7. Lẽ công bằng(Điều 3, 4, 5, 6 Bộ luật dân sự 2015)

Khi có vụ việc thực tế xảy ra nhưng chưa có điều luật áp dụng:

Tòa án có quyền từ chối(vì pháp luật dân sự không có căn cứ để giải quyết vụ việc)

Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc, trường hợp này dựa theo thứ tự trên để giải quyết.(Khoản 2 Điều 14 Bộ luật dân sự 2015)

Các trường hợp quyền và nghĩa vụ dân sự bị hạn chế

– Mất năng lực hành vi dân sự– Hạn chế năng lực hành vi dân sự(Điều 22, 23 Bộ luật dân sự 2005)

– Mất năng lực hành vi dân sự– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi– Hạn chế năng lực hành vi dân sự(Điều 22,23, 24 Bộ luật dân sự 2015)

Có thể đặt tên bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác

Chỉ được đặt tên bằng tiếng Việt(Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015)

Người khác sử dụng hình ảnh của mình vì mục đích thương mạ

Không phải trả tiền

Phải trả tiền, trừ khi có thỏa thuận khác(Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015)

Không được phép

Được phép(Điều 37 Bộ luật dân sự 2015)

Không có giá trị pháp lý(Điều 134 Bộ luật dân sự 2005)

Vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ(Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)

Quyền sở hữu(Điều 164 Bộ luật dân sự 2005)

– Quyền sở hữu– Quyền khác đối với tài sản gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.Đồng thời, quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.(Căn cứ Điều 158, 159, 160 Bộ luật dân sự 2015)

Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên đã giao kết hợp đồng phải:

Không có quy định

– Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng– Chấm dứt hợp đồng– Yêu cầu Tòa án sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích của các bên.(Điều 420 Bộ luật dân sự 2015)

Giới hạn: 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước(Khỏan 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005)

Giới hạn: 20%/năm của khoản tiền vay(Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015)

Không được thừa nhận

Đựơc thừa nhận trong trường hợp không thê viết hoặc nhờ người khác viết, đánh máy được(Điều 634 Bộ luật dân sự 2015)

Sự Khác Biệt Giữa Phạt Vi Phạm Trong Bộ Luật Dân Sự Và Luật Thương Mại

Tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật thi sự khác biệt giữa phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại được thể hiện thế nào?

Xin chào luật sư! Tôi có thắc mắc như sau rất mong nhận được sự giáp đáp, giúp đỡ của luật sư. Tôi muốn hỏi sự khác biệt giữa phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Phạt vi phạm có sự khác nhau trong quy định của Bộ luật dân sự và Luật Thương mại như sau:

Đối với Bộ luật Dân sự, phạt vi phạm được đề cập chủ yếu với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trong khi đó, đối với Luật Thương mại nó được coi là một trong những biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng.

” Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Do đó mà chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng là có thể bị phạt vi phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuân, dù hành vi vi phạm đã gây hậu quả hay chưa”

BLDS: Theo Bộ luật Dân sự ( BLDS) 2005 tại Điều 422, mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự thỏa thuận. Tự thỏa thuận ở đây có nghĩa là các bên được phép tự do ấn định mức phạt mà không bị khống chế bởi những quy định của pháp luật, thể hiện rõ nguyên tắc tự do thỏa thuận được ghi nhận trong pháp luật dân sự

Quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH

Quy định trong BLDS: không có một điều luật độc lập quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH mà chỉ được đề cập một phần nhỏ trong Điều 422 BLDS 2005:

“Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm” ( khoản 3 Điều 422)

Trong khi Luật Thương mại 2005 có quy định riêng về mối quan hệ này tại Điều 307:

“Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”

Bước Đầu Nghiên Cứu Mối Liên Hệ Giữa Luật Tục Và Luật Pháp

LUẬT TỤC LÀ GÌ? Theo Từ điển Luật học, luật tục là tập tục, phong tục tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, luật tục là toàn bộ những nguyên tắc ứng xử không thành văn được hình thành trong xã hội, sau một thời gian dài áp dụng đã trở thành truyền thống và được mọi người tuân thủ.

Như vậy luật tục hình thành từ phong tục, tập quán nhưng nó không còn thuần tuý là phong tục, tập quán. Không phải tất cả phong tục, tập quán đều là luật tục, hội quan trọng mới trở thành luật tục.

Nếu pháp luật là “ý chí của giai cấp thống trị” được đề lên thành luật, thì luật tục thể hiện ý chí của cộng đồng mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ tuân theo.

Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, không thể phủ nhận rằng, hiện nay luật tục vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, không những ở Việt Nam mà ở cả những nước phát triển.

MỐI LIÊN HỆ GIỮ LUẬT TỤC VÀ PHÁP LUẬT Luật tục, ở một góc độ nhất định cũng có vai trò, giá trị quan trọng tương tự như pháp luật là điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng, duy trì và đảm bảo trật tự chung.

Mỗi cá nhân trong xã hội ngoài việc tuân thủ pháp luật của nhà nước, còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm xã hội khác như đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật của nhà nước không thể giải quyết mọi vấn đề, không thể dùng pháp luật tác động đến mọi quan hệ xã hội. Nắm vững luật tục để thực thi hiệu quả pháp luật là mục tiêu hướng tới trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

a) Phân biệt giữa luật tục và pháp luật:

Luật tục ra đời và tồn tại trước pháp luật, do đó sự khác biệt giữa luật tục với pháp luật là đương nhiên.

Luật tục tồn tại dưới dạng lời nói có vần, điệu, giàu hình ảnh, cụ thể, sinh động, đa phần là truyền miệng, làm cho người ta có thể hình dung và nhận thức bằng trực giác. Điều này khác hẳn với ngôn ngữ pháp luật là ngôn ngữ văn bản ở trình độ khái quát hoá cao, ngắn gọn, chính xác.

Về phạm vi điều chỉnh, luật tục điều chỉnh quan hệ xã hội trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quan hệ cộng đồng, quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ, đến nghi lễ, tín ngưỡng trong phạm vi từng cộng đồng buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc… còn pháp luật điều chỉnh các mỗi quan hệ xã hội trên phạm vi cả nước.

Mặt khác, luật tục được hình thành do nhu cầu quản lý xã hội cộng đồng, tính chất của hoạt động quản lý còn khá đơn giản. Bằng nhiều cách thức như giáo dục, răn đe, xử phạt…, luật tục đã tác động đến nhận thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng, tạo nên một trật tự cần thiết cho các hoạt động chung như tổ chức sản xuất, bảo vệ buôn làng, bảo vệ lợi ích từng cá nhân, từng dòng họ. Tuy nhiên, luật pháp lại bao gồm một hệ thống quy phạm, chế tài xử lý nghiêm ngặt và một hệ thống thiết chế đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có hiệu quả.

b) Luật tục có vai trò bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật:

Vì nhiều lý do khác nhau, không phải bất cứ quy định nào của pháp luật được ban hành cũng đều được nghiêm chỉnh thực hiện và không phải lúc nào pháp luật cũng có hiệu lực như nhau ở các vùng miền khác nhau, với những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau. Điều đó lý giải tại sao, nhiều quy định của pháp luật đã ban hành nhưng không có hiệu lực ở một số vùng nhất định. Khi đó, chúng ta thấy rõ vai trò bổ sung, hỗ trợ của luật tục đối với pháp luật.

Qua nghiên cứu hai bộ luật tục Ê Đê (236 điều với 8.000 câu) và luật tục Mơ Nông (215 điều với 7.000 câu) được phổ biến ở vùng Tây Nguyên, chúng ta thấy có nhiều điều lý thú. Ví dụ, luật tục hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Trong khi nhiều nơi ở Tây Nguyên đất đai đã bị xói mòn đến mức báo động, thì tại Đăk Lăk, hiện vẫn còn những vùng rừng tươi tốt như ở đồi Chư Lâm, xã Chư Sê, huyện Chư M’ga. Cánh rừng này là dấu ấn đậm nét về sự tôn trọng của dân làng đối với những răn dạy trong luật tục bảo vệ rừng và quy định của già làng về cách “ăn rừng”.Vì rừng có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư Tây Nguyên, nên từ xa xưa, người dân nơi đây đã rất có ý thức bảo vệ rừng, tôn trọng các quy tắc của cộng đồng về xác lập chủ quyền đối với rừng và đất rừng của từng gia đình, dòng họ. Điều 80 của luật tục Ê Đê quy định rất rõ về các tội đốt, phá rừng.

Luật tục Ê Đê coi đất là mẹ, kẻ xâm lấn rừng và đất rừng của người khác nhất định phải đưa ra xét xử: “Đất đai, sông suối, cây rừng là cái nong cái nia, cái lưng của ông bà. Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây K’tơng, cây kdjar” (điều 231).

Hoặc khi nói về việc khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên, hệ sinh thái, luật tục quy định: “Bắt cá con phải chừa cá mẹ/ Bắt ếch con phải chừa ếch mẹ/ Chặt cây to phải chừa cây con/ Đốt tổ ong phải chừa ong chúa”

Như vậy, cùng với luật định, trong một số trường hợp, luật tục có vai trò hết sức quan trọng trong việc bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật trên thực tế.

c) Sự lạc hậu và xung đột giữa Luật tục và Luật pháp:

Luật tục ra đời từ rất lâu, trong điều kiện nền kinh tế-xã hội nông nghiệp lạc hậu (du canh, du cư, săn bắt, hái lượm…). Nó dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng cộng đồng tộc người nhỏ hẹp (buôn, làng, bản), do đó không thể tránh khỏi sự lạc hậu và đôi khi là sự xung đột với pháp luật của nhà nước.

Ví dụ: Tục nối dây (Tục chuê nuê), khi chồng chết, người vợ phải lấy anh hoặc em chồng đang còn độc thân, và cũng như vậy người đàn ông phải lấy chị vợ hoặc em vợ còn độc thân, khi vợ chết. Đây là một luật tục lạc hậu cần phải nghiêm cấm vì trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Các lĩnh vực khác như hình sự, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quan hệ cộng đồng, quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ, đến nghi lễ, tín ngưỡng… cũng có những điểm lạc hậu và xung đột tương tự.

VẬN DỤNG LUẬT TỤC TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Hiến pháp 1992 khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân” với tinh thần thượng tôn pháp luật. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, không thể ngay lập tức loại bỏ luật tục ra khỏi đời sống xã hội, việc tiếp tục vận dụng luật tục là cần thiết, nhưng phải có chọn lọc và có cách thức sử dụng phù hợp. Bởi lẽ, luật tục tồn tại khách quan và ở một góc độ nhất định có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho luật pháp, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, để phát huy mặt tích cực, giữ gìn, tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp hạn chế tối đa các xung đột, tiêu cực lạc hậu của luật tục, chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng hương ước, quy ước mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, khắc phục tình trạng “phép vua thua lệ làng”; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24/1998/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ nội dung việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của buôn làng, phải căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của địa phương, không được lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ tục, tập quán lạc hậu…

Phan Hồng Thủy