Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Lại Gọi Là Nga Ngố Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Người Việt Gọi Người Nga Là “Nga Ngố” Còn Người Nga Gọi Người Việt Là “Đồ Khôn Vặt”

Từ cái thời 80-90 khi tôi còn sống ở CCCP thì cái từ “Nga ngố” đã được người Việt ta sử dụng, không biết nó đã xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng lúc đó đã trở thành câu cửa miệng của Cộng nhà ta. Ngược lại thì người Nga gọi Cộng nhà ta bằng câu chẳng nhẹ nhàng gì “Đồ khôn vặt”, chắc chắn ai đã từng sống thời đó thì đều đã bị người Nga gọi như thế, không trước mặt thì cũng sau lưng.

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, thời kỳ của xuất khẩu lao động, hàng chục ngàn lao động Việt Nam từ trẻ đến gần già bằng mọi cách đổ bộ sang CCCP, lúc này hàng hóa tiêu dùng cá nhân ở nước Nga chủ yếu là tự sản tự tiêu, chính vì thế người Việt ta khuân qua nào ống son, chì kẻ mi mắt, chiếc nhẫn dở hơi. Nào quần lót, áo thun, váy bò, váy si, áo phao, quần bò cho đến đồng hồ điện tử phát nhạc ò í e, hay chiếc Citizen vàng chóe, hoặc chiếc SK to đùng dày cộp. Ngay cả bột nghệ, bột ca- ri tha sang cũng được giá. Với người Nga coi tất cả những thứ này như một chuẩn mực mới của đời sống cá nhân, dành dụm tiền lương mua cho được cái quần Jean, khoác trên mình cái áo thun cá sấu, tay đeo đồng hồ điện tử, bước lên xe buýt, tàu điện thấy chững chạc làm sao. Các cô gái Nga cố cho được bộ váy bò, váy si, thêm cái xi-líp bông hồng, mặt tô điểm thêm lớp phấn hồng, môi đỏ chót son Thái, mi mắt xanh rì lớp chì dởm. vậy là đủ để đồng nghiệp thán phục, người yêu ngẩn ngơ vì nàng quá model. Phải chăng vì những quá bỡ ngỡ với những cái mới của hàng hóa tư bản dỏm mà người Nga bị chúng ta gọi là “Nga ngố” không?

Còn người Việt chúng ta, thời đó trong nước là thời bao cấp vô cùng khó khăn, cái gì cũng thiếu thốn, momg muốn duy nhất là được đổi đời khi đặt chân lên CCCP. Hàng hóa gia dụng của Nga thời ấy nhiều và bán được giá khi về tới Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ thứ gì thông dụng thì Cộng ta khuân tất, có khi cả quầy hàng cũng bị quét sạch. Mình đã từng chứng kiến người Nga trợn tròn mắt nhìn Cộng nhà ta khuân cả ô tô hàng về ốp, nói chung là quét sạch, vét sạch những gì có thể đóng hàng về nước. Xếp hàng là văn hóa của người Nga, ấy thế mà Cộng ta chỉ cần một vài người đứng trước là bạn bè cứ chen vào, nhiều khi Nga với Cộng đánh chửi nhau chí chóe chì vì sự chen ngang này. Có lẽ chính vì những việc như trên mà người Nga gọi ta là “đồ khôn lỏi” chăng?

Kể ra thì rất là nhiều chuyện, nhưng theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì chính người Việt ta đã tạo ra những hình ảnh xấu trong con mắt người Nga, cái nghèo khó, sự thiếu hiểu biết luôn làm chúng ta hèn đi trong con mắt của họ. Còn người Nga chẳng qua vì nền kinh tế thời đó chưa mở cửa nên cái gì xa xỉ cũng thiếu, cũng hiếm chính vì thế họ khát khao được tiếp cận những thời trang mới để làm đẹp bản thân mà thôi chứ họ đâu có “ngố” chút nào.

Lê Thắng

Vì Sao Người Việt Gọi Người Nga Là ‘Nga Ngố’ Còn Người Nga Gọi Người Việt Là ‘Đồ Khôn Vặt’?

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, thời kỳ của xuất khẩu lao động, hàng chục ngàn lao động Việt Nam từ trẻ đến gần già bằng mọi cách đổ bộ sang CCCP, lúc này hàng hóa tiêu dùng cá nhân ở nước Nga chủ yếu là tự sản tự tiêu, chính vì thế người Việt ta khuân qua nào ống son, chì kẻ mi mắt, chiếc nhẫn dở hơi. Nào quần lót, áo thun, váy bò, váy si, áo phao, quần bò cho đến đồng hồ điện tử phát nhạc ò í e, hay chiếc Citizen vàng chóe, hoặc chiếc SK to đùng dày cộp. Ngay cả bột nghệ, bột ca-ri tha sang cũng được giá.

Với người Nga tất cả những thứ này như một chuẩn mực mới của đời sống cá nhân, dành dụm tiền lương mua cho được cái quần Jean, khoác trên mình cái áo thun cá sấu, tay đeo đồng hồ điện tử, bước lên xe buýt, tàu điện thấy chững chạc làm sao. Các cô gái Nga cố cho được bộ váy bò, váy si, thêm cái xi-líp bông hồng, mặt tô điểm thêm lớp phấn hồng, môi đỏ chót son Thái, mi mắt xanh rì lớp chì dởm. Vậy là đủ để đồng nghiệp thán phục, người yêu ngẩn ngơ vì nàng quá model.

Phải chăng vì những quá bỡ ngỡ với những cái mới của hàng hóa tư bản dỏm mà người Nga bị chúng ta gọi là “Nga ngố” không?

Còn người Việt chúng ta, thời đó trong nước là thời bao cấp vô cùng khó khăn, cái gì cũng thiếu thốn, mong muốn duy nhất là được đổi đời khi đặt chân lên CCCP. Hàng hóa gia dụng của Nga thời ấy nhiều và bán được giá khi về tới Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ thứ gì thông dụng thì Cộng ta khuân tất, có khi cả quầy hàng cũng bị quét sạch.

Mình đã từng chứng kiến người Nga trợn tròn mắt nhìn Cộng nhà ta khuân cả ô tô hàng về ốp, nói chung là quét sạch, vét sạch những gì có thể đóng hàng về nước. Xếp hàng là văn hóa của người Nga, ấy thế mà Cộng ta chỉ cần một vài người đứng trước là bạn bè cứ chen vào, nhiều khi Nga với Cộng đánh chửi nhau chí chóe chì vì sự chen ngang này.

Có lẽ chính vì những việc như trên mà người Nga gọi ta là “đồ khôn lỏi” chăng?

Kể ra thì rất là nhiều chuyện, nhưng theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì chính người Việt ta đã tạo ra những hình ảnh xấu trong con mắt người Nga, cái nghèo khó, sự thiếu hiểu biết luôn làm chúng ta hèn đi trong con mắt của họ.

Còn người Nga chẳng qua vì nền kinh tế thời đó chưa mở cửa nên cái gì xa xỉ cũng thiếu, cũng hiếm chính vì thế họ khát khao được tiếp cận những thời trang mới để làm đẹp bản thân mà thôi chứ họ đâu có “ngố” chút nào.

Hiv Là Gì? Tại Sao Lại Gọi Là Căn Bệnh Thế Kỷ?

HIV là gì?

Virus nhiễm HIV.

HIV là viết tắt của “Human immunodeficiency virus”, một loại virus tấn công hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu CD4 hay tế bào T. Virus này truyền từ người sang người qua các dịch cơ thể như máu, tinh trùng, dịch âm đạo… Trong lịch sử, HIV chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm và từ mẹ sang con.

Theo thời gian, HIV phá hủy nhiều tế bào CD4 đến mức cơ thể không thể chống lại viêm nhiễm và bệnh tật, dẫn tới giai đoạn nặng nhất của bệnh: Hội chứng suy giảm miễn dịch hay AIDS. Người mắc AIDS thường không có khả năng chống chọi với các loại bệnh và có thể tử vong vì bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm phổi. Nhiễm virus HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, khiến người bệnh trở nên dễ mắc ung thư và nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tử vong dễ dàng.

Điều khiến HIV đáng sợ là chúng có khả năng tiến hóa liên tục, khiến việc tìm ra vắc-xin phòng chống loại virus này gần như là không thể.

HIV lây qua những con đường nào?

HIV chủ yếu được truyền qua các con đường:

Truyền máu trực tiếp từ người bị bệnh HIV sang người bình thường chính là đường lây lan HIV nhanh nhất. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp bởi trước khi lấy máu phải qua quá trình xét nghiệm xem có đủ điều kiện truyền hay không. Thông thường, HIV lây truyền qua sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm virus không được diệt trùng đúng cách, đặc biệt ở người nghiện chích ma túy. Virus HIV có trong máu của bệnh nhân, khi tiêm chích làm kim tiêm có chứa máu nhiễm HIV. Sau đó kim này không được vệ sinh sạch sẽ lại dùng tiêm cho người khác, dẫn đến lây virus.

Quan hệ tình dục: Đây là phương thức lây phổ biến nhất trên thế giới. Người mang virus HIV khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ. Quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách. Quan hệ bằng miệng ít có khả năng lan truyền bệnh hơn. Tuy nhiên, trong miệng có lở xước hay chảy máu răng mà không biết thì HIV vẫn có khả năng lây bệnh.

Truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ. Tuổi đời của trẻ dương tính với virus HIV chỉ kéo dài đến khoảng 3 năm.

Tuy nhiên, HIV không lây qua các con đường:

Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm HIV

Giai đoạn đầu tiên (hay giai đoạn cửa sổ) là nhiễm trùng cấp tính, thường từ 2-6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm. Lúc này, người bệnh có một vài triệu chứng sớm để nhận biết.

Giai đoạn thứ 2, người bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Giai đoạn này kéo dài, thậm chí nhiều năm. Ở giai đoạn cuối, người bệnh chuyển sang AIDS với nền tảng suy giảm miễn dịch nặng, với rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Sốt: Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn cửa sổ có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Khi sốt thường đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng. Lúc này, virus đi vào mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn nên gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch.

Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu sớm hoặc muộn của HIV. Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt khác thường và buồn ngủ.

Đau nhức người: Người bệnh thường cảm thấy đau cơ, khớp, sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn cửa sổ thường bị nhầm với cúm hoặc các nhiễm trùng khác.

Đau họng, đau đầu: Đây cũng là hai dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn cửa sổ. Nếu người bệnh có các hành vi khiến việc lây nhiễm có thể xảy ra, nên xét nghiệm HIV lúc này bởi đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất. Lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại HIV, vì thế xét nghiệm kháng thể có thể không thấy. Người bệnh nên chọn cách phát hiện ARN virus, nhất là trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.

Buồn nôn, tiêu chảy: Khoảng 30-60% người bệnh có buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ngắn hạn trong giai đoạn sớm của bệnh HIV. Theo khuyến cáo của bác sĩ, để biết kết quả chính xác nhất một người có bị HIV hay không, cách duy nhất là xét nghiệm. Trường hợp chắc chắn có nguy cơ phơi nhiễm, người bệnh ngay lập tức nên uống thuốc chống phơi nhiễm, trước khi dương tính với HIV.

Tại sao lại gọi là căn bệnh thế kỷ

HIV/AIDS căn bệnh không trừ một quốc gia.

Ca nhiễm HIV đầu tiên được xác định vào năm 1959, từ mẫu máu của một người đàn ông ở vùng hiện tại là Kinshasa ở Cộng hòa Congo. Mẫu máu được phân tích và phát hiện ra virus HIV. Trước đó, nhiều trường hợp đã tử vong vì những bệnh bình thường cho thấy có thể HIV là nguyên nhân, nhưng đây là lần đầu tiên mẫu máu khẳng định bệnh nhân nhiễm loại virus này.

Theo số liệu của Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, hiện 37,9 triệu người vẫn sống chung với HIV/AIDS và số ca mắc mới vẫn gia tăng ở khoảng 50 quốc gia. Gần 1.000 trẻ em gái và phụ nữ bị nhiễm HIV mỗi ngày. Các chuyên gia cảnh báo nếu không ngăn chặn tình trạng này nó sẽ lây nhiễm nhiều hơn nữa đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Việc thiếu hụt nguồn lực cho công tác phòng chống HIV nên độ bao phủ của các dịch vụ còn thấp, đặc biệt là đối với các nhóm nguy cơ cao thì hiện nay độ bao phủ dịch vụ đối với họ mới hơn 35%. Số bệnh nhân cần được điều trị đặt mục tiêu 90% thì hiện nay chúng ta mới đạt hơn 50%…

Một yếu tố nữa khiến công tác phòng chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn là ngành y tế hiện đang sáp nhập hệ thống các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh. Sự sáp nhập này làm thay đổi tổ chức hệ thống ở các tuyến, cũng làm ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch.

Chung tay vì đại dịch thế kỷ.

Để thực hiện tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Các chính sách hỗ trợ.

Các đơn vị cần đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là phân phát bơm kim tiêm và bao cao su cho các nhóm nguy cơ cao; tiếp tục duy trì và tích cực mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Bên cạnh đó, ngành y tế và các địa phương cần đẩy mạnh truyền thông, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường phối hợp liên ngành và huy động xã hội tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Sự kỳ thị phân biệt đối xử làm cho những người nhiễm HIV, đặc biệt là những đối tượng có hành vi nguy cơ cao như nghiện ma túy, mại dâm sẽ khiến họ lẩn tránh, không thể tiếp cận với các dịch vụ làm cho dịch bệnh càng tiểm ẩn, lây lan và khó kiểm soát.

Liệu đã có cách để chống lại căn bệnh thế kỷ này

Một nhóm nhà khoa học đa quốc gia đã tìm ra một phát hiện đầy sửng sốt, có thể thay đổi cuộc đời của hàng chục triệu người nhiễm virus HIV.

Thông báo của trường Đại học bang South Ural cho hay phát hiện trên có thể mở ra đường cho một loạt thuốc kháng virus mới, có khả năng chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV. Thống kê cho thấy, có 37,9 triệu người nhiễm AIDS trên toàn thế giới năm 2018. Khoảng 23,3 triệu người được điều trị bằng liệu pháp kháng virus. Số ca mắc HIV mới đã giảm 40% kể từ trận đại dịch năm 1997.

Theo đó, cơ chế tiêu diệt HIV về cơ bản là tách nguyên tử kẽm khỏi các phân tử virus HIV, khiến chúng không thể hoạt động nữa. Qua nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra các loại thuốc có tiềm năng chống virus mạnh mà không “đầu độc” các tế bào gốc khỏe mạnh, làm giảm tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tại Sao Tháng 7 Âm Lịch Lại Được Gọi Là Tháng Cô Hồn?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ hay tháng cô hồn.

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ hay tháng cô hồn. Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa.

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế, có vua cai quản đất nước, người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản – đó chính là Diêm Vương.

Vào ngày 2/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì ”thả cửa” để cho ma quỷ túa ra, đến khi kết thúc các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Nước ta qua quá trình giao thoa văn hóa với Trung Quốc, tục cúng cô hồn vào tháng 7 cũng được áp dụng tới tận hôm nay. Đó chính là lý do vì sao tháng 7 âm lịch thường được xem là ”tháng cô hồn”.

Với quan niệm tháng 7 âm lịch ở trần gian có rất nhiều vong hồn, ma quỷ, quỷ đói… nên người dân cúng cháo, gạo, muối… và hạn chế đi ra đường đêm để không bị xui xẻo, muộn phiền. Tục lệ cúng này thường được kéo dài suốt tháng ”cô hồn”.

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Ngày lễ Vu Lan – ngày lễ chính của Phật giáo

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật – là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng cô hồn hay tháng ”xá tội vong nhân” được người Việt rất coi trọng. Người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối… Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới…

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng.

Ngạ quỷ – nỗi khiếp sợ trong tháng cô hồn

Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.

Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.

Theo Đồng Trang (Đời sống & Pháp luật)