Top 4 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Mắt Thường Xuyên Bị Ngứa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Nối Mi Bị Ngứa Mắt? Nối Mi Bị Ngứa Mắt Phải Làm Sao?

Tại sao nối mi bị ngứa mắt?

Các chị em đều muốn mình sở hữu một hàng mi cong dài tự nhiên, một trong những cách để nhanh chóng có được hàng mi như trong mơ chính là đi nối mi. Chưa biết các chị em có đạt được mong muốn hay không nhưng những tác hại của nối mi thì đã được cảnh báo khá nhiều. Và tình huống dễ gặp nhất chính là ngứa mắt, đỏ mắt. vậy nguyên nhân là gì?

Keo nối mi không đảm bảo chất lượng

Các tiệm vì muốn mi giữ được lâu nên sử dụng một vài loại keo không đảm bảo chất lượng, có chứa formaldehyde có thể gây ra kích ứng và dị ứng cho mắt.

Kỹ thuật của nhân viên nối mi

Nếu người gắn mi thiếu kinh nghiệm thì lớp keo này có thể lan ra mắt gây tổn thương cho giác mạc, hoặc nối quá sát chân mi gây viêm giác mạc, đỏ mắt và sưng mắt.

Việc trong quá trình nối mi khi dán băng keo không đúng phương pháp làm hơi keo bay vào mắt cũng gây ra tình trạng đỏ mắt sau khi nối.

Thời gian nối mi quá lâu cũng là một lý do gây ra những trường hợp đỏ, cộm hoặc ngứa mắt.

Chia sẻ chị em cách chọn cơ sở uy tín để tránh những rủi ro từ nối mi: nối mi an toàn uy tín tại hà nội

Nối mi bị ngứa mắt phải làm sao?

Sau khi nối mi nên nhắm mắt khoảng 10 phút để có thể hơi keo không gây tác hại đến mắt vì nếu mở ra khi đó keo chưa khô sẽ khiến mắt hơi cay.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt để hạn giảm thiểu ảnh hưởng của keo nối mi với mắt.

Nếu vừa đỏ mắt lại có tình trạng ngứa, cộm mắt thì nên đến các tiệm nối mi gỡ mi giả vừa nối ra bởi để lâu có thể gây viêm giác mạc.

Không nên dùng tay gỡ mi, bứt mi vì sẽ gây rụng mi thật không tốt.

Không nên dụi mắt với sẽ gây ảnh hưởng nặng hơn có thể gây sưng mắt.

Nên vệ sinh mi mỗi ngày một lần và dùng phương tiện chải mi để đảm bảo mi đẹp và không gây tác hại đến mắt.

Nên chọn lọc một số tiệm nối mi uy tín và chất lượng để có được bộ mi đẹp và không bị các tác dụng phụ như trên. Đừng vì ham chi phí rẻ mà tìm đến những địa chỉ không đảm bảo chất lượng bởi mắt là khu vực khá nhạy cảm, nếu để xảy ra đỏ mắt quá nhiều lần sẽ không tốt.

Nên nối mi tại những tiệm uy tín để không bị đỏ mắt hay những tác hại đến mắt và mi thật, để có thể không xảy ra một số trường hợp đáng tiếc như bị đỏ mắt hãy lưu ý các vấn đề sau đây nếu không muốn tiền mất tật mang.

Nếu bị đỏ mắt thì các bạn nên tìm hiểu tại bài viết sau: Nguyên nhân nối mi bị đau mắt đỏ và cách xử lí hiệu quả

Tại Sao Trẻ Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên?

Trẻ em chảy máu cam thường xuyên sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất là gây mất máu, thiếu máu, làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não của bé.

Các chuyên gia cho rằng, máu cam chính là máu chảy từ mũi trẻ mà ra. Đặc biệt do niêm mạc mũi có nhiều các mạch máu nông và gần bề mặt nên rất dễ gây chảy máu. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ máu chảy nhiều hay ít, tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên cũng đều gây mất máu. Do đó cần phải nắm được nguyên nhân để có cách xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam thường xuyên

– Do ảnh hưởng bởi thời tiết: chảy máu cam hay xảy ra vào những khi thời tiết nắng nóng và hanh khô, độ ẩm không khí thấp, dễ khiến mũi bị khô và kích ứng ngăn mũi. Vì thế mà tạo thành các vảy trong mũi gây ngứa, mạch máu vỡ ra và dễ dàng gây chảy máu.

– Do bé có thói quen ngoáy mũi: các mẹ nên biết niêm mạc mũi của con mỏng và có chứa nhiều mạch máu. Do vậy mà nếu bé hay đưa tay lên mũi ngoáy kèm theo móng tay cứng sắc sẽ càng dễ khiến mũi bị chảy máu hơn.

– Do trẻ mắc các bệnh lý về máu: nếu trẻ bị chảy máu cam liên tục mẹ hãy nghĩ ngay đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân bởi rất có thể là do bé đang mắc bệnh nào đó về máu.

– Ngoài ra nếu như bé mà bị thiếu hụt vitamin C hoặc là mạch máu của bé quá nhạy cảm cũng sẽ làm tăng tính thấm thành mạch và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Phải làm gì khi trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên?

– Xử lý đúng cách khi con bị chảy máu cam: mẹ cần cho đầu và cổ con hơi ngả về phía trước nhằm cho máu chảy ra, tránh máu chảy ngược vào trong sẽ gây tắc thở. Sau đó lau mũi, dùng ngón cái và ngón trỏ tay giữ chặt mũi bé tầm 5-10p cho máu đông lại.

– Cho bé ngồi nghỉ ngơi yên tĩnh một chỗ để máu không chảy nữa, tránh vận động mạnh hoặc là chạy nhảy sẽ dễ gây chảy máu trở lại.

– Mẹ có thể dùng khăn mát hoặc ít đá bọc vào khăn, chườm lên gốc mũi và má để giúp các mạch máu co lại, tránh chảy máu và giúp làm ngưng chảy máu cam.

– Cắt gọn móng tay thường xuyên cho bé để không gây xước mũi, rèn luyện cho bé từ bỏ thói quen ngoáy mũi để không làm ảnh hưởng tới mũi.

– Khi trẻ bị chảy máu cam thường xuyên mẹ nhớ phải vệ sinh sạch sẽ khoang mũi đều đặn cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý. Qua đó vừa làm sạch mũi mà còn làm ẩm mũi, tránh gây khô mũi và tránh bị chảy máu mũi.

Không để bé ngoáy mũi, cắt hết móng tay cho bé.

– Để giúp con không bị chảy máu cam tiếp, mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm trong mũi cho bé. Nhất là vào những lúc thời tiết hanh khô cần bôi để làm ẩm mũi cho bé.

Ngoài ra nếu như trẻ em chảy máu cam thường xuyên số lượng nhiều, áp dụng các cách mà không thuyên giảm thì tốt nhất mẹ hãy cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý tốt nhất giúp bé mau khỏi, tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Khóe Mắt Bị Ngứa – Vì Sao Lại Vậy?

Nguyên nhân gây ngứa khóe mắt

Đôi mắt của chúng ta dễ dàng bị “tổn thương” bởi quá nhiều yếu tố, có thể bắt nguồn từ thói quen vệ sinh mắt chưa được sạch sẽ, khăn rửa mặt lâu ngày chưa thay dẫn đến việc xuất hiện nhiều vi khuẩn hay như vi khuẩn lưu lại trên tay xâm nhập vào mắt…

Dị ứng

Có nhiều yếu tố khiến khóe mắt bị ngứa, đôi mắt bị tổn thương.

Dị ứng điển hình:

Từ môi trường

Động vật

Mỹ phẩm.

Hoàn toàn có thể bị ngứa mắt chỉ vì tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà như chó, mèo hay như việc trang điểm cá nhân bằng những loại mỹ phẩm không phù hợp.

Mắt bị khô

Dấu hiệu này thường gặp hơn hết ở người lớn tuổi, khi mắt không có đủ nước để điều tiết bôi trơn và nuôi dưỡng. Đây là tình trạng mãn tính phổ biến và cần được điều tị gấp. Nó gây nóng, ngứa khóe mắt, suy giảm thị lực…

Dị vật vướng trong mắt

Biểu hiện khô mắt thường gặp hơn cả ở những người lớn tuổi

Dị vật vướng trong mắt gây ngứa khóe mắt gây cảm giác khó chịu, đau rát không ngừng, kéo dài dẫn đến bài mòn giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Bất cứ vật thể li ti nào hay như gió, bụi, cát… đều có thể bay vào mắt.

Sử dụng kính áp tròng quá nhiều

Sử dụng kính áp tròng thường ngày, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng với dấu hiệu bắt đầu là ngứa khóe mắt. Vệ sinh không đúng cách có thể đẫn tới viêm màng kết, điều đó khiến cho đôi mắt nhạy cảm, đỏ, ngứa.

Viêm mí

Căn bệnh này gây ra tình trạng ngứa rát, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô mắt. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây mờ mỏi mắt, viêm mô mắt (đặc biệt là giác mạc), hoặc rụng hết lông mi.

Các yếu tố nguy cơ từ biểu hiện khóe mắt bị ngứa

Mụn lẹo trong mắt: Ung thư biểu mô tuyến bã

Chấn thương mắt: dị vật trong mắt gây xước nhãn mạc, xuất huyết nhãn cầu…

Điểm vàng ở mí mắt: Báo hiệu sự tích tụ của chất béo cũng như nồng độ Cholesterol cao hơn bình thường.

Giả u viêm hốc mắt: người bệnh thường bị đau, có biểu hiện sốt, tổn thương gân cơ khiến cơ vân nhãn dày ra.

Nếu có biểu hiện ngứa rát lâu ngày, người bệnh nên đến các trung tâm ý tế để thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe, không được chủ quan trước mọi dấu hiệu dù cho là nhỏ nhất.

Thường Xuyên Bị Chuột Rút Bắp Chân, Phải Làm Sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Một cơn đau do chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng cũng có lúc cơn đau kéo dài đến 10 phút. Vậy phải xử trí thế nào khi thường xuyên bị chuột rút bắp chân?

1. Chuột rút bắp chân là gì?

Chuột bắp rút chân là cơn đau đến từ cơ bắp chân do sự co thắt cơ bắp khi một vận động trong cơ bắp quá khó. Nó thường xảy ra ở bắp chân, dưới và phía sau đầu gối. Các cơ nhỏ của bàn chân đôi khi bị ảnh hưởng.

Một cơn đau chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp, có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 10 phút.

Chuột rút bắp chân thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất vào ban đêm khi ở trên giường và thường được gọi là chuột rút ban đêm. Chuột rút có thể làm bạn thức giấc và trở thành một điều cực kỳ khó chịu khi giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy.

2. Thường xuyên chuột rút bắp chân cảnh báo điều gì?

Người ta thường nghĩ bị chuột rút bắp chân hay gặp ở các vận động viên, ở những người hay phải vận động cơ bắp nhiều hoặc khi ngày hôm đó bạn phải vận động nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, có những lý do gây ra chuột rút mà bạn chắc chắn không thể ngờ tới. Đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý tiêu cực:

Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ thể không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước.

Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Điều này dễ kiểm chứng nhất khi bạn phải ngồi làm việc hoặc đứng nguyên một vị trí trong thời gian lâu dài. Các bó cơ trong thời gian này bị căng ra và khi bạn đột ngột di chuyển chúng bị co lại một cách bất ngờ, gây nên cơn chuột rút ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như chuột rút lưng, bắp chân, mông,…

Bất cứ điều gì cũng có thể khiến một dây thần kinh bị chèn ép như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng… đều có thể gây kích thích dây thần kinh dẫn đến chuột rút.

Nếu bạn có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người, chẳng hạn như tư thế khi đẩy một giỏ hàng đi trước sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng chuột rút.

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút. Triệu chứng chuột rút này thường xảy ra ở khu vực bắp chân và khởi phát vào ban đêm trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút bắp chân hoặc các cơ quan khác là do sự thiếu hụt calcium, photpho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể, do trọng lượng của thai nhi.

Đây là lý do có thể gây chuột rút cơ. Thiếu máu nghĩa là bạn không có đủ lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể khiến bạn bị chuột rút bàn chân, cánh tay,… dẫn đến đau đớn.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân không được tìm ra. Một giả thuyết cho rằng chuột rút chân xảy ra khi một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn và bị kích thích co cơ. Khi cơ bắp bị rút ngắn, co rút tiếp tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt. Điều này thường xảy ra vào ban đêm trên giường, như vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong (uốn cong), và với bàn chân chỉ hơi xuống. Ở vị trí này cơ bắp chân là tương đối ngắn và có thể dễ bị chuột rút.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ chuột rút chân, hoặc làm cho chuột rút xảy ra thường xuyên hơn. Một số người đang trong quá trình lọc máu thận có bị chuột rút ở chân; một số bệnh lý khác như tuyến giáp kém không được phát hiện và điều trị, bệnh động mạch ngoại biên (thu hẹp các động mạch chân gây ra lưu thông kém), một số rối loạn phổ biến của các dây thần kinh hoặc một số bệnh lý hiếm gặp bao gồm bệnh xơ gan, nhiễm độc chì; uống nhiều rượu, bia cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân.

Vì thế, khi gặp quá nhiều tình huống chuột rút bất ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác, đồng thời tìm cách khắc phục triệu chứng đau đớn, khó chịu này.

3. Chuột rút bắp chân, phải làm sao?

Khi cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, khi đó triệu chứng đau sẽ giảm đi rất nhiều.

Trước khi bạn đi ngủ, để ngăn ngừa chứng chuột rút xảy ra ban đêm, bạn hãy kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ. Ví dụ nếu bị chuột rút bắp chân thì tập căng cơ này bằng cách kéo gập lưng bàn chân hết mức trong vài phút để làm căng cơ này, nếu bị co rút cơ mặt trước cẳng chân thì ngược lại duỗi bàn chân hết mức trong vài phút.

Khi ngủ, giữ chăn dưới chân giường để ngăn chặn các ngón chân và bàn chân khỏi bị gập xuống trong khi ngủ khiến bạn bị chuột rút bàn chân.

Có nhiều loại thuốc có thể dùng điều trị chuột rút chân, liệu pháp bổ sung canxi và magne. Tuy nhiên cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ vì tác dụng phụ của chúng khá nhiều.

4. Phòng ngừa chứng chuột rút chân

Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước;

Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ;

Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất;

Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Chuột rút bắp chân không phải hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám, bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh bảo một số vấn đề sức khỏe.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.