Top 3 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Sau Sinh Kinh Nguyệt Không Đều Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Kinh Nguyệt Không Đều Sau Sinh?

Chào chị Hằng Nga!

Như thắc mắc bạn nói, có thể bạn đã bị chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Có đến 45% phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng này. Biểu hiện có thể là đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh khi nhiều khi ít có khi vón cục…Hậu quả có thể làm giảm trí nhớ, mệt mỏi

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều sau sinh có thể là do ở phụ nữ trong suốt thai kì và sau sinh, hormone nội tiết tố nữ đã bị đảo lộn, sự phát triển của các hệ bị ảnh hưởng, vì thế chu kì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ở giai đoạn tuổi sinh đẻ thì nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phức tạp hơn. Có người trong một tháng có hai lần kinh, trường hợp này hay gặp là do rụng trứng gây xuất huyết, vì có sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể.

Cũng có người kinh thưa 2-3 tháng mới có một lần, thậm chí có người trong 1 năm chỉ có hai lần. Những trường hợp này là không bình thường, thường là do các bệnh lý như: đa nang buồng trứng, suy yếu buồng trứng – suy yếu buồng trứng thường xảy ra ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, nhưng cũng có thể xảy ra sớm ở lứa tuổi 30.

Thông thường từ 3- 8 tháng sau khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, kì kinh sẽ trở lên ổn định như trước khi có con, tuy nhiên cũng có những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tới vài năm.

Sự căng thẳng thần kinh, những vui buồn quá mức, thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng gây rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, vì bạn sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai cũng có thể làm thay đổi các hormone sinh dục, là nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt của bạn bị đảo lộn.

Cách phòng ngừa khi bị kinh nguyệt không đều

Để phòng ngừa không bị rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều đặn và bảo vệ sức khoẻ nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:

Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh mỗi ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.

Bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia…

Sử dụng thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi: phương thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể hoặc bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày giúp chu kỳ kinh trở nên đều đặn hơn

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này. Vì vậy, nếu kinh nguyệt rối loạn tới hơn 8 tháng vẫn chưa ổn định, bạn nên đến các bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ điều trị.

Vì Sao Sau Sinh Kinh Nguyệt Không Đều

Thưa bác sĩ, tôi mới sinh con được 5 tháng, và đã có kinh nguyệt trở lại, nhưng chu kì kinh của tôi lúc đến sớm, lúc đến muộn. Bác sĩ cho tôi hỏi vì sao sau kinh kinh nguyệt không đều và cách khắc phục như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.(Thanh Thược- Kiên Giang)

Lý do chị em bị kinh nguyệt không đều sau sinh

Các bác sĩ phụ khoa của phòng khám đa khoa An Giang cho biết, sau sinh kinh nguyệt không đều là hiện tượng phụ khoa phổ biến mà chị em phụ nữ gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây lên như do thay đổi nội tiết tố, áp lực tinh thần, do mắc các bệnh phụ khoa…

Cơ thể chị em có sự thay đổi lớn về nội tiết sau khi sinh em bé, đặc biệt với những bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nội tiết tố là yếu tố quyết định đến chu kỳ kinh nguyệt. Một khi nội tiết tố bị ảnh hưởng, thì đương nhiên, việc kéo theo những thay đổi bất thường hoặc rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt là chuyện có thể xảy ra.

Một nguyên nhân chủ yếu khác là hậu quả của các bệnh phụ khoa. Trải qua quá trình sinh nở đầy khó khăn, đặc biệt với những ai sinh thường sẽ rất dễ gặp phải nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nhiều bà mẹ sau khi sinh kiêng khem rất nhiều. Đặc biệt là việc kiêng không tắm rửa, vệ sinh. Điều này càng khiến vùng kín bị vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập và gây bệnh.

Một số căn bệnh thường xuyên gặp phải ở phụ nữ sau khi sinh là viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ… Các bệnh này đều gây lên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Ngoài chỉ ra những nguyên nhân, các bác sỹ còn đưa ra lời khuyên cho chị em để phòng tránh hiện tượng này.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Bạn nên khám phụ khoa định kỳ 3 tháng 1 lần giúp phát hiện bệnh sớm và chính xác cũng như điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất nhằm tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này nếu bạn muốn có con.

Tại Sao Kinh Nguyệt Không Đều?

Kinh nguyệt không đều có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều hòa hormone có thể là nguyên nhân kinh nguyệt không đều.

Chảy máu nhiều có thể là tác dụng phụ khi đặt các dụng cụ ngừa thai trong tử cung.

2. Mất cân bằng hormone

Các hormone estrogen và progesterone điều hòa sự tích tụ của lớp niêm mạc tử cung. Sự dư thừa các kích thích tố này có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Sự mất cân bằng hormone phổ biến nhất ở những cô gái bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng một năm rưỡi. Ngoài ra, điều này cũng phổ biến ở phụ nữ gần mãn kinh.

3. Điều kiện sức khỏe

Bệnh viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cũng như bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng mô ở bên trong tử cung bắt đầu phát triển ở đâu đó bên trong cơ thể. Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng và đau.

Hội chứng rối loạn máu di truyền: Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

Tăng sinh khối u lành tính hoặc ung thư: Ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng, nhưng những điều kiện này không phổ biến. U lành tính trong tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài. Sự tăng sinh khối u lành tính trong nội mạc tử cung có thể làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu. Những khối u lành tính này gọi là polyp nếu khối u được tạo thành từ mô nội mạc và được gọi là u xơ tử cung nếu khối u hình thành từ mô cơ.

4. Những nguyên nhân khác

Không rụng trứng: Thiếu sự rụng trứng gây ra thiếu hụt hormone progesterone, có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.

Lạc nội mạc tử cung: Khi các tuyến từ niêm mạc tử cung nằm trong cơ tử cung, chảy máu nghiêm trọng có thể xảy ra.

Có thai ngoài tử cung

Tôi là người luôn tìm kiếm và chia sẻ những điều giá trị dành cho mọi người.

Tại Sao Bị Kinh Nguyệt Không Đều

Kinh nguyệt không đều gây nên nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em. Vì vậy, các chị em cần hiểu rõ kinh nguyệt không đều do đâu để có phương pháp điều trị hợp lý cho mình.

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ nhất định, kinh sớm, kinh trễ hay vô kinh. Thời gian và mức độ chảy máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ khác nhau ở mỗi người.

Hiện tượng chảy máu quá nhiều do rong kinh có thể gây thiếu máu hoặc thiếu sắt báo hiệu tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Việc ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 4-5 ngày và mất đi một lượng máu khoảng 40 ml. Tuy nhiên, đó là mức trung bình và thường gặp, một số phụ nữ có thể có độ dài chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu nằm ngoài phạm vi này. Nếu bạn mất đi lượng máu tới 80 ml hoặc nhiều hơn được gọi là chảy máu nghiêm trọng bất thường.

“””” CLICK TẠI ĐÂY để tìm hiểu thêm về nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Các dấu hiệu phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt không đều (thường là kéo dài do rong kinh) bao gồm:

* Bị ướt nhiều hơn một băng vệ sinh hoặc miếng lót trong một giờ, hiện tượng này xảy ra trong vài giờ mỗi lần. Điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm vì bạn cần phải thay băng vệ sinh.

* Bạn không thể hoặc không sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bình thường vì bị chảy máu quá nhiều. Đôi khi, chảy máu bất thường sẽ có những cục máu đông lớn, hoặc kéo dài hơn một tuần.

* Ngoài ra, chảy máu bất thường nghiêm trọng có thể khiến bạn mắc những triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, thở dốc, chóng mặt là các dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

Mang thai có thể gây mất kinh hoặc ra máu ít. Các triệu chứng sớm khác của mang thai là: nghén, buồn nôn, nhạy cảm với mùi, vú có cảm giác kiến bò hoặc nề, mệt mỏi

Nếu bạn bị mất kinh hoặc nhận thấy những thay đổi về kinh nguyệt và trước đó có quan hệ tình dục, bạn có thể thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để xem mình có thai hay không.

Nếu bạn có thai và cảm thấy đau dữ dội như dao đâm ở vùng chậu hoặc ổ bụng kéo dài hơn một vài phút, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để loại trừ thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Thuốc uống tránh thai nội tiết và dụng cụ tử cung chứa hoóc-môn (IUDs) có thể gây ra máu bất thường.

Thuốc uống tránh thai có thể gây ra ra máu giữa chu kỳ kinh và dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều.

Dụng cụ tử cung, hay vòng tránh thai, có thể gây ra máu nặng.

Prolactin là hoóc-môn chịu trách nhiệm sản sinh sữa mẹ. Prolactin ức chế hoóc-môn sinh sản dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại ngay sau khi cai sữa.

Bạn có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài từ 4 đến 8 năm, bắt đầu với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền mãn kinh bao gồm: bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, khô âm đạo

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu phổ biến nhất của PCOS. Nếu bị PCOS, bạn có thể bị mất kinh và ra máu nhiều khi có kinh.

PCOS cũng có thể gây ra: vô sinh, nhiều lông ở mặt và trên người, hói đầu kiểu nam, tăng cân hoặc béo phì

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng 44% những người có kinh nguyệt không đều cũng bị rối loạn tuyến giáp.

Suy giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động kém, có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn cũng như đau bụng nhiều hơn. Bạn cũng có thể bị mệt mỏi, sợ lạnh và tăng cân.

Mức hoóc-môn tuyến giáp cao hơn, thấy trong cường giáp, có thể khiến kinh nguyệt ngắn hơn, ít hơn. Bạn cũng có thể bị: giảm cân đột ngột, lo lắng và căng thẳng, tim đập nhanh

Sưng ở nền cổ là một dấu hiệu phổ biến khác của rối loạn tuyến giáp.

U xơ là những khối u cơ phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các u xơ tử cung không phải ung thư và có thể có kích thước từ nhỏ như hạt táo đến to như quả cam.

U xơ có thể khiến kinh nguyệt rất đau và nhiều đến mức gây thiếu máu. Bạn cũng có thể bị: đau hoặc tức vùng chậu, đau lưng, đau chân, đau khi quan hệ tình dục

Hầu hết các u xơ tử cung không cần điều trị và có thể xử lý các triệu chứng bằng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) và bổ sung sắt nếu bị thiếu máu.

Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở 1/10 số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng trong đó mô bình thường bao phủ trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng lao động. Lạc nội mạc cũng khiến kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều và chảy máu giữa các kỳ kinh.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: đau đường tiêu hóa, nhu động ruột gây đau, đau trong và sau khi giao hợp, vô sinh

Phẫu thuật thăm dò là cách duy nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Hiện tại chưa có cách nào chữa khỏi bệnh này, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc hoặc liệu pháp hoóc-môn.

Béo phì được biết là gây ra bất thường kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy thừa cân tác động đến các hoóc-môn và mức insulin, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.

Tăng cân nhanh cũng có thể gây ra bất thường kinh nguyệt. Tăng cân và kinh nguyêt không đều là dấu hiệu phổ biến của PCOS và suy giáp, và cần được bác sĩ đánh giá.

Giảm cân quá nhiều hoặc quá nhanh có thể gây mất kinh. Không ăn đủ calo có thể cản trở sản sinh các hoóc-môn cần thiết cho rụng trứng.

Sẽ bị coi là thiếu cân nếu bạn có chỉ số khối cơ thể thấp hơn 18.5. Cùng với mất kinh, bạn cũng có thể bị mệt mỏi, đau đầu và rụng tóc.

* bị thiếu cân

* sụt cân nhiều dù không cố giảm cân

* bị rối loạn ăn uống

Tập thể dục nặng hoặc quá sức đã được chứng minh là gây trở ngại cho các hoóc-môn chịu trách nhiệm về kinh nguyệt.

Các vận động viên nữ và phụ nữ tham gia tập luyện và hoạt động thể chất nặng, như nghê sĩ múa ba lê, thường bị vô kinh.

Giảm cường độ tập và tăng lượng calo có thể giúp khôi phục lại kinh nguyệt.

Nghiên cứu cho thấy stress có thể cản trở chu kỳ kinh nguyệt do tạm thời can thiệp vào vùng não kiểm soát các hoóc-môn điều chỉnh chu kỳ kinh. Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi giảm stress.

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống đông máu, thuốc tuyến giáp, thuốc động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, aspirin và ibuprofen. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi thuốc.

Ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo ra máu giữa kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều. Ra máu trong hoặc sau khi giao hợp và khí hư bất thường là những dấu hiệu và triệu chứng khác của những căn bệnh này.

Trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ đầu, việc tính ngày dễ thụ thai là rất khó và khả năng có thai chỉ ở mức 50/50. Vậy khi kinh nguyệt không đều chị em có thể kiểm tra xem mình có thai hay không bằng các cách đơn giản sau:

– Kiểm tra bằng que thử thai: Sau 7 – 10 ngày bạn có thể dùng que thử để biết kết quả.

– Tới cơ sở y tế kiểm tra, siêu âm.

– Quan sát chu kỳ kinh tiếp theo.

– Cơ thể có những sự thay đổi như thèm ăn, mệt mỏi, buồn nôn… thì bạn đã có thai.

Kinh nguyệt không đều là bệnh gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Vì thế để ngăn ngừa khả năng vô sinh xảy ra bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình tốt nhất, khoa học và khi phát hiện dấu hiệu kinh nguyệt không đều nên tới bệnh viện khám, điều trị sớm nhất. Bệnh càng để lâu càng khó chữa và gây nhiều biến chứng, đặc biệt sẽ khiến bạn mất khả năng làm mẹ, vô sinh

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang cảm thấy lo lắng khi có một trong những dấu hiệu, nguyên nhân trên theo số Hotline hoặc