Top 4 # Xem Nhiều Nhất Tai Sao Vao Wifi Duoc Ma Khong Vao Mang Duoc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tai Sao Phai An Chay Vao Ngay 15 Va Mung 1

…… … .  . .  .  .

 

Tại sao phải ăn chay vào những ngày mùng một và ngày rằm?

Nguyễn Thị Mỹ Hằng hỏi; Thích Giác Hoàng trả lời

Câu hỏi:

Kính gởi Ban phụ trách hộp thư Phật học

Em hiện đang là student của một University ở Mỹ. Em đang cần làm một essay về “Ăn chay trong Đạo Phật”. Em đã đọc khá nhiều những bài viết về các quan điểm ăn chay trong đạo Phật để có thể tìm thêm thông tin cho bài essay của mình. Nhưng có một vấn đề mà em rất quan tâm và thắc mắc nhưng không tìm thấy câu trả lời, đó là vì sao mà người Phật tử lại thường ăn chay vào những ngày mùng một và ngày rằm âm lịch, mà không phải là ngày khác trong tháng. Có thể là theo như giáo lý nhà Phật thì hai ngày này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nào không?

Em rất chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban phụ trách hộp thư có thể cung cấp cho em những thông tin này, nhằm giúp em hiểu biết thêm về quan điểm ăn chay của đạo Phật, đồng thời để em có thêm tư liệu để hoàn tất bài essay của mình một cách hoàn chỉnh và chính xác hơn.

Rất chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban phụ trách.

Nguyễn Thị Mỹ Hằng.

Trả lời:

Phật tử Mỹ Hằng mến,

Quý Thầy Cô trong Ban phụ trách hộp thư Phật học rất   ca ngợi tinh thần học hỏi của Mỹ Hằng, cũng như đã chọn đề tài cho bài essay của mình về Quan điểm ăn chay của đạo Phật. Giờ  Thầy đại diện quý Thầy Cô gởi  vài gợi ý đến  MH,  hy vọng nó sẽ  tháo gỡ phần nào mối  băn khoăn của MH.

Vấn đề ăn chay là để trưởng dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật và cũng để giảm bớt nghiệp sát cho chính bản thân của người ăn chay. Do đó, việc ăn chay càng nhiều ngày càng quý, không kể vào ngày nào. Nếu ăn chay bất cứ ngày nào trong tuần và tu tập tâm thương người mến vật cũng đều được, mấy ngày ấy đều trở nên cát tường quý báu cả.

Vấn đề Phật tử MH đặt ra khá lý thú, gần như ít có người đề cập đến, nếu không muốn nói là không có. Theo chỗ biết giới hạn của Thầy, thì chưa có bài sách nào trình bày vấn đề này, nên Thầy đưa ra hai cách lý giải của Thầy như sau.

1) Nhìn từ góc độ lịch sử

Để giải quyết vấn đề này chúng ta đặt nó trong bối cảnh nó ra đời, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra lý do tại sao. Vấn đề ăn chay như là một pháp môn tu đầu tiên, tối thiểu cho các Phật tử tại gia, mỗi tháng ăn chay 2 ngày là kể đến công của các bậc Tổ Sư Phật giáo Đại thừa. Các nhà Đại thừa thực hiện rất đúng tôn ý của Đức Phật. Để khuyến khích Phật tử hạn chế nghiệp sát và phát triển bi tâm, trong buổi đầu tu học Phật, chư Tăng Đại thừa đã chọn các ngày trong tháng như mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 để tiêu chuẩn hoá các ngày ăn chay tuỳ theo sự phát tâm của mỗi người, 2 ngày, 4 , 6, hoặc 10 ngày. Theo truyền thống của cả Nam truyền và Bắc truyền, vào ngày đầu tháng (mùng một) và ngày trăng tròn (rằm) chư Tăng của hai truyền thống đều tụ họp lại tại một trú xứ nào đó gần nhất để lắng nghe vị cao đức trùng tuyên giới luật và để phát lồ sám-hối những  điều sai lầm mà đã lỡ tạo. Đây là truyền thống có từ thời Phật còn tại thế. Do đó, việc chư tăng hội họp lại vào ngày đầu tháng và rằm để kiểm thảo, nhắc nhở lẫn nhau, hai ngày này trở thành ngày hội của chư Tăng lúc bấy giờ. Và cũng từ đó, hai ngày này có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo không những cho hàng xuất gia mà cả cho hàng cư sĩ tại gia. Sau này các bậc Tổ sư đã giới thiệu 2 ngày (mùng một và rằm) hàng Phật tử tại gia không nên dùng huyết nhục của loài động vật và cũng để  nuôi lớn lòng bi mẫn đối với chúng sanh.

Như vậy Phật tử MH có thể đặt vấn đề tiếp: tại sao Đức Phật không chọn ngày khác mà lại chọn vào ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch ?

Việc thành lập truyền thống tụng giới của  Tăng đoàn của Phật cũng rất là vì nhu cầu chung. Đức Phật không bao giờ đặt ra một đạo luật, giới điều để thiết chế tăng đoàn khi sự kiện đó chưa xảy ra. Ngày Bố-tát (Uposatha// Observance day) cũng tương tự, không phải do Đức Phật tự đặt ra, mà do vua Seniya Bimbisàra (Tần-bà-sa-la) thưa với Đức Phật truyền thống tổ chức tốt đẹp của các giáo phái khác, họ biết quy tụ vào ngày mùng 8, 14, 15 của nửa tháng đầu, tương tự tụ họp vào ngày 23, 29 và 30 cho nửa tháng sau  ở tại một nơi để thuyết giảng giáo thuyết của họ cho tín đồ. Đức Phật đã lắng nghe lời thưa của vua Seniya Bimbisàra và đã  dạy bảo các vị Tỳ-kheo cũng tụ họp lại vào những ngày giống như truyền thống của các tôn giáo khác để kiểm thảo và tụng Giới bổn (Pà.timokkha). Câu chuyện này được ghi lại trong  Đại Phẩm  (Mahavagga) thuộc Luật Tạng (The Book  of Discipline, vol. IV tr. by I.B. Honer, Oxfort: The Pali Text Society, 1993, pp. 130f). Cũng theo câu chuyện trên, Đức Phật không rập khuôn với những truyền thống khác  mà chỉ cho phép các vị Tỳ-kheo tụng giới và kiểm thảo vào ngày 14 hoặc ngày 15, và tương tự cho nửa tháng sau là cuối tháng hoặc đầu tháng tới.  Đó là nguyên nhân Phật giáo có ngày hội họp vào 14, hoặc 15, cũng như 30 cuối tháng hoặc đầu tháng (mùng một) của mỗi tháng.

Chưa hết, sẽ có vị tiếp tục đặt câu hỏi: như vậy thì tại sao khi các Phật tử phát tâm ăn chay một tháng 4 ngày, 6 ngày, hoặc 10 ngày thì  lại chọn một vài ngày khác như là mùng 8,14 , 23, 24, 28 và  29 ?

Câu trả lời đơn giản là các ngày đó được phân bố đều trong tuần của tháng để nhắc nhở các Phật tử thường xuyên tu tập tâm từ bi đến với các loài động vật mà không nỡ giết để làm thực phẩm cho mình và đấy cũng là phương pháp gieo nhân lành, tránh nghiệp sát để kiếp sau khỏi phải trả nợ máu cho chúng sanh. Truyền thống này cũng được các Phật tử tại Ấn Độ thời đó đã thực hiện tu tập Bát Quan Trai Giới (thọ trì 8 giới, tập tu giống như một vị xuất gia trong một ngày) ngay khi Phật còn tại thế qua nhiều câu chuyện trong Chuyện Tiền Thân của Đức Phật (Jàtaka).

Theo ý của Thầy, vì để tổ chức hoá thời gian nên ăn chay cũng như đến chùa lễ Phật, tụng kinh, tu thiền, làm các việc phúc lợi xã hội, các bậc Tổ  Sư, Thánh triết sau này đã chọn ngày đầu tháng thay vì ngày 30 để nhắc nhở hàng Phật tử một tháng đã đi qua, hôm nay là ngày khởi điểm của một tháng mới, nên sống như thế nào để có ý nghĩa trong tháng này.

Hơn nữa, chúng ta thấy dân tộc Trung Hoa rất chú trọng đến ngày mới của một năm, một mùa hoặc một tháng, thậm chí giờ mới của một ngày, đó cũng là lý do tại sao các vị Tổ Sư lại chọn ngày mùng một không chọn ngày 30. Còn ngày rằm cũng vậy, gần như các nước trên thế giới, khi nền khoa học điện quang chưa phát triển, họ đều lấy ngày ấy như là ngày vui chơi, lễ hội, những ngày trao đổi tình duyên, v.v… Các bậc Thánh thời xưa đã khéo chọn ngày ấy để khuyên nhân dân làm lành, tu nhân tích đức. Thay vì họ tổ chức các lễ hội (có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh) để mua vui, thì Phật giáo cũng có những tổ chức lễ hội để làm đẹp cuộc sống bằng chất liệu của chân, thiện và mỹ, chứ không nhắm đến cái “đẹp” như một số truyền thống lễ hội của các quốc gia hoặc của các bộ tộc của các nền văn minh thời cổ trung đại.

2) Nhìn từ góc độ vũ trụ học

Nếu câu trả lời dừng lại ở trên, chắc chắn độc giả chưa hài lòng vì những giải đáp đơn giản như vậy. Ở đây, xin  đưa ra cách giải thích khác, đó là cách lý giải dựa theo nhịp sinh học của vũ trụ. Cách lý giải này, cách đây khoảng 5 năm, có một bài viết ngắn đăng trên Bán nguyệt san Giác Ngộ cũng đặt vấn đề tại sao Phật tử phải đi chùa vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch? Tác giả bài báo đó cũng trình bày vài  điểm khá độc đáo do dựa theo chu kỳ của vũ trụ. Ở đây, Thầy cũng tán đồng quan điểm đó.

Cũng cần nên lưu ý, Đức Phật đặt căn bản giáo lý của Ngài trên nền tảng của tu tập đạo đức, tu tập tâm thức và hướng đến giải thoát, giác ngộ tối thượng, chứ không  hướng  mục đích giáo pháp của Ngài đến những vấn đề triết lý siêu hình hay giải thích về những hiện tượng đa phức của vũ trụ. Nhưng những khoa học gia phương Tây ngày nay và các Thần y lừng danh Trung Hoa đã khám phá  ra rằng tất cả những gì Đức Phật giảng dạy cho đệ   tử Ngài đặc biệt về ăn, uống, ngủ nghỉ, các tư thế  đi, đứng, ngồi, nằm không những phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay mà còn đi trước những thành tựu khoa học và khoa học còn phải tiếp tục khám phá nhiều hơn nữa mới hy vọng bắt kịp với hệ thống triết học nhân sinh của Phật giáo.

Đức Phật dạy, con người do các duyên mà thành, thế giới vạn hữu này cũng do các duyên mà thành, tất cả đều cộng trụ tương sanh và tương diệt. Sự hiện hữu của cái này cũng là sự hiện hữu của cái kia, sự vắng mặt của cái này cũng là sự vắng mặt của cái khác, đây là định lý “duyên khởi pháp”. Mọi sự vật hiện tượng đều tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. 

Các nhà đại thần y Trung Hoa xa xưa đã đưa ra lý thuyết sự vận hành các nhâm mạch của con người cũng như sự vận hành 4 mùa của Trời Đất (Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn) để vận dụng trong cách trị liệu của mình và khuyên con người nên sống đúng theo vận hành trời đất để tăng thêm tuổi thọ và  làm đẹp cuộc đời. Ngày nay các nhà y khoa phương Tây đã tính ra được nhịp sinh học của mỗi người, vào giờ nào con người có thể hưng phấn nhất trong một ngày, tương tự giờ nào có thể xuất hiện những âm tính như quạu, cáu, gắt, khó chịu, buồn, giận, v.v… nhiều nhất.

Tương tự, nhịp sinh học của  trái đất, của mặt trăng và mặt trời, nói chung là các thiên thể cũng có những chu kỳ nhất định.  Hiện tượng trăng tròn và trăng khuyết có ảnh hưởng đến  thuỷ triều và các con nước ròng của các con sông và ngay cả những sóng ngầm dưới lòng đất. Không những các hành tinh xa lắc xa lơ đó tác động mạnh đến các  yếu tố môi trường chung quanh của con người mà ngay cả chi phối, điều động cả con người.  Ta có thể lấy một ví dụ bệnh phong cùi, hen, suyễn, đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động trời đất, như trăng tròn và khuyết và sự thay đổi bốn mùa! Cho nên triết học vũ trụ quan của người Trung Hoa rất nhấn mạnh mối liên hệ hỗ tương giữa các Thiên thể, hành tinh của chúng ta và con người (thiên địa nhân tương ứng).

Theo các nhà thống kê về tội phạm và tai nạn giao thông (rất tiếc là không có con số và thông tin cụ thể ở đây!), phần lớn các tội phạm và tai nạn thường xảy ra nhiều nhất vào những ngày đầu tháng, cuối tháng và những ngày trăng tròn. Nếu chúng ta quan sát kỹ  thì chính dòng máu của chính bản thân của ta cũng bị chi phối bởi  mặt trăng tròn và khuyết và những tánh tình kỳ cục nhất thường xảy ra vào những ngày ấy.

Do đó, thật là kỳ diệu, các vị Thánh triết thời cổ đại đã chọn những ngày như vậy để khuyên mọi người nên tu nhân tích đức.  Truyền thống Phật giáo hay tổ chức lễ hội vào ngày đầu tháng và ngày rằm và khuyên mọi người nên ăn chay để tránh được tối đa những hội chứng tâm lý bất thiện có thể phát sinh.

Để hiểu triệt để những vấn đề huyền bí trên, chúng ta không thể giới hạn trong những tác phẩm thuộc Ấn Độ học mà phải mò mẫm trong các tác phẩm cổ điển Trung Hoa về y dược và Dịch học cũng như những phát minh của khoa học về mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người. Nhưng vấn đề khó ở đây, muốn hiểu triệt để những vấn đề trên, đòi hỏi người nghiên cứu phải có  vốn ngôn ngữ  và chuyên ngành về lãnh vực đó, mới hy vọng có thể  hiểu vấn nay tại Việt Nam cũng có một vài đã được dịch sang Việt ngữ, và với số lượng sách tiếng Anh khổng lồ tại các thư viện ở Mỹ, hy vọng Phật của con người và vũ trụ.

Một trong số tài liệu tham khảo tổng quát bằng tiếng Việt về các vấn đề huyền bí của vũ trụ, ngày giờ, tương sinh tương khắc và nhiều thông tin trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận được đó là bài khảo cứu  của tác giả Nguyễn Hoàng Điệp, cũng là thư ký biên soạn cuốn gần như bách khoa:  Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới  (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Hoá –Thông Tin, 1996, từ trang 520 đến 529). Thầy trích lại những đoạn khá độc đáo sau:

Trong vũ trụ, mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình  tới tất cả những gì trên Trái đất, Mặt trăng, một vật thể gần Trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới Trái đất. Mọi sinh vật và cả những đồ vật vô tri vô giác đều “hưởng ứng” với nó và thay đổi cùng với nó. Các con sông thay đổi theo dòng cùng ánh sáng Mặt trăng, các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của Mặt trăng. Các đợt “triều lên” không chỉ bao gồm nước của biển và đại dương mà còn cả lớp không khí của Trái đất, và lớp vỏ cứng (mặt đất) cũng có hiện tượng “triều lên -xuống”, hiện tượng “triều lên xuống” cũng diễn ra ngay trong sinh thể của con người và tất cả sinh vật nói chung.

Các nhà vật lý, y – sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể của con người: chu kỳ ngắn nhất có thể từ vài phần giây đến vài giây, như tần số của những dòng điẹn sinh học, nhịp tim, nhịp thở, nhu động đường ruột, sóng điện não (chừng xấp xỉ một giây). Nhưng nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết và môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ, như chức năng cua thận, của máu, và hoạt động trí óc…

…Có những nhịp điệu dài hơn 24 giờ, như nhịp điệu tháng, năm… được chi phối bởi ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng . Mặt trời quay xung quanh trục của nó trung bình là 27,3  ngày. Còn Mặt trăng quay xung quanh Trái đất là  29,5 ngày. điều đó cho ta tới chu kỳ hoạt động sinh vật trên Trái đất, điển hình là chu kỳ rụng buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nhịp điệu sinh lý – thụ thai ở con người, và chu kỳ động hớn của động hơn. Chính vì thế, thời cổ xưa đã cho rằng Mặt trăng là thần của ái tình, thần của dục khí, thần của tâm hồn… như vậy hiện tượng này đã được phát hiện từ rất xưa.

Dưới tác dụng sức hút của Mặt trăng, trong con người cũng diến ra thuỷ triều học . Sự i-on hoá của khí quyển, hoặc sự biến động về từ trường của Trái đất  đều lệ thuộc vào các pha của mặt trăng. Theo các quan sát này, đối chiếu với số thống kê cho thấy, con số các rối loạn về tâm lý, trạng thái sinh lý mạnh mẽ đều tăng vọt vào đầu tuần trăng và giữa tuần trăng trong khi những biểu hiện về trạng thái thần kinh não, tim mạch lại chịu tác động mạnh mẽ với vòng quay (chu kỳ) của Mặt trời, và xuất hiện những tai biến đối với con người, xã hội cũng gia tăng khác thường.

Như vậy, nhịp sinh học trên Trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học của con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu của vũ trụ, những ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng  là yếu tố chính, chủ yếu, trực tiếp.

Có thể nói Con Người và Vũ trụ tuy hai nhưng mà một, tuy là một nhưng vẫn là hai. Đó là định lý thuận – nghịch, là mối quan hệ sinh biến tương đồng với nhịp điệu vũ trụ. Ít có nhịp điệu nào của vũ trụ bỏ qua con người và đời người. Phải chăng khoa học đương thời đã gặp lại những trí tuệ mà một thời từng huy hoàng ở phương Đông?

***

Qua đó, chúng ta thấy lời  Đức Phật dạy “trùng trùng duyên khởi”, “hữu hoá duyên sanh” của các pháp trong Kinh Hoa nghiêm , vạn pháp nương nhau mà tạo thành, nương nhau mà biến hoại trong hệ thống duyên khởi (Paticasamuppada) của hệ Nikàya mà Đức Phật đã lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần ttrong suốt cuộc đời giảng dạy của Ngài. Đến đây chúng ta cũng có thể hiểu tại sao các nhà khoa học gia nổi tiếng của thế kỷ XX như Albert Einstein (1879 – 1955) đã tìm đến với Phật giáo và không ngớt lời ca ngợi đạo Phật như là một tôn giáo của  khoa học trong thế kỷ XXI này: “Nếu có một Tôn giáo nào đương đầu với những nhu cầu khoa học hiện đại tân tiến, thì đó là Phật giáo” (If there is religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong khả năng có hạn, Thầy chỉ giới thiệu vài cách lý giải mang tính gợi ý, để người thực hiện essay của mình có thể phát huy tối đa về sức độc sáng trong nghiên cứu và hoàn thành một bài luận ăn chay liên hệ khá sâu sắc lòng khi chưa có những con số thống kê, hoặc chưa giới thiệu sách nào cụ giả một  nguồn cảm hứng thật sự, một bài essay có tính nghiên cứu cao có thể đóng góp vào học giới, và cũng là nền tảng để Phật tử MH tiếp tục nghiên cứu rộng sâu hơn sau này.

Quý Thầy Cô trong Ban phụ trách hộp thư Phật học mến chúc Phật tử Mỹ Hằng luôn có  tinh thần học hỏi như vậy, và dồi dào nghị lực để  tiếp cận được giáo pháp cao siêu, nhiệm mầu của Đức Điều Ngự, làm đẹp cuộc đời cho mình và cho xã hội nhân sinh.

http://www.buddhismtoday.com/viet/anchay/ngay_ram_mung_mot.htm

Top 10 , Nckhspud, Skkn, Diem Chuan Vao 10, Mmo, Crypto, Coin, Token, Stock, : Vì Sao Khi Uống Nhiều Rượu Thường Cảm Thấy Khát Nước Và Mất Nhiều Nước Qua Nước Tiểu?

Hướng dẫn mua – bán bitcoin chi tiết, Bấm vào đây

Cài app kiếm tiền, Bấm vào đây

Hỏi. Vì sao khi uống nhiều rượu thường cảm thấy khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu?

– Hoocmôn ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu nên lượng nước tiểu giảm.

– Rượu làm giảm tiết ADH. Vì vậy làm giảm tái hấp thu nước ở ống thận. Lượng nước không được tái hấp thu ở ống thận sẽ đi theo nước tiểu ra ngoài.

– Mất nước làm áp suất thẩm thấu tăng cao kích thích lên vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát.

Những biến chứng thần kinh do rượu

Nghiện rượu gây ra rất nhiều biến chứng về tiêu hóa, gan mật cũng như về thần kinh và tâm thần.

Rượu có thể gây tổn thương đồng thời cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, ảnh hưởng đến bản thân người bệnh và những người thân trong gia đình cũng như những người xung quanh.

Chúng tôi xin giới thiệu về các biến chứng thần kinh do rượu tùy theo số lượng rượu uống vào và mức độ ảnh hưởng đến thần kinh, nhằm khuyến cáo người dân không nên lạm dụng rượu, nhất là hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều rượu giả, rượu chưng cất không đảm bảo đúng quy trình…

Say rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu đột ngột, gồm say rượu đơn thuần và say rượu bệnh lý. Say rượu đơn thuần thể hiện bởi sự thay đổi về khí sắc (thông thường theo hướng “trò hề”); mất ức chế về thái độ hay còn gọi là chứng tháo lời (nói liên tục không ngừng), xâm lấn, kích thích; nói khó và mất điều hòa động tác (đi loạng choạng, đi hình zíc zắc).

Say rượu bệnh lý thể hiện bởi những rối loạn nặng về thái độ như say hưng phấn vận động với những cơn quá khích và bạo lực; say hoang tưởng với ảo giác, hay gặp nhất là hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại.

Say rượu có thể dẫn đến hôn mê do rượu, khi nồng rượu trong máu vượt quá 4 g/lít, biểu hiện bằng hôn mê yên tĩnh (giảm trương lực cơ, giãn đồng tử hai bên đối xứng kém phản ứng với ánh sáng, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, trừ trường hợp có chấn thương sọ não kèm theo); hạ thân nhiệt (hay gặp).

Hôn mê do rượu có thể dẫn đến những biến chứng nặng như truỵ mạch, tụt huyết áp, suy hô hấp, co giật, tiêu cơ vân có thể dẫn đến nguy cơ tăng kali máu và suy thận cấp, hạ đường máu, toan máu, viêm gan cấp hay viêm tuỵ cấp.

“Ngưng rượu” là do ngừng hoặc giảm đột ngột uống rượu ở những người nghiện rượu mạn tính. Ngưng rượu dẫn đến những rối loạn về thần kinh và tim mạch. Những triệu chứng sớm của ngưng rượu như run; lo lắng, cáu gắt, mất ngủ; nôn, ăn kém; nhịp tim nhanh, tăng nhẹ huyết áp, tăng tiết mồ hôi; động kinh toàn bộ cơn lớn có thể xuất hiện ngay sau cai rượu 6 giờ.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây nên tình trạng “sảng rượu”. “Sảng rượu” biểu hiện bằng mất định hướng không gian và thời gian; ảo giác; mất ngủ, đảo ngược nhịp ngày đêm; kích thích, rối loạn nhân cách với những hoạt động tưởng tượng phù hợp với tình trạng sảng, kèm theo những dấu hiệu thần kinh như run; nói khó; rối loạn thăng bằng và phối hợp động tác; cơn động kinh. Triệu chứng toàn thân bao gồm sốt; tăng nhịp tim, hạ huyết áp; mồ hôi nhiều; có dấu hiệu mất nước. Sảng rượu có thể gây biến chứng truỵ tim mạch do mất nước cấp; tự sát hoặc tấn công.

Những người nghiện rượu thường xuất hiện các cơn co giật. Đây là nguyên nhân đứng hàng đầu của cơn động kinh sau 20 tuổi. Cơn động kinh do rượu bao gồm những cơn động kinh khi ngưng rượu; những cơn động kinh do ngộ độc rượu cấp; những cơn thứ phát ở bệnh nhân có tiền sử chấn thương sọ não cũ; những cơn động kinh trong đợt mắc bệnh não…

Bệnh xuất hiện do kết hợp 2 cơ chế: ngộ độc rượu mạnh và thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu nhiều loại vitamin (B1, B2, PP). Bệnh đa dây thần kinh chiếm khoảng 10% ở những bệnh nhân nghiện rượu. Bệnh tiến triển chậm, biểu hiện bằng tê bì kiến bò, rát bỏng kèm liệt nhẹ ở hai chân hoặc tứ chi, có thể kèm theo teo cơ hoặc không.

Đây là loại biến chứng hay gặp, nguyên nhân chưa rõ. Teo khu trú thùy nhộng và hai bán cầu tiểu não. Bệnh hay gặp ở nam giới, xung quanh tuổi 50.

Đây là bệnh hay gặp, xuất hiện ở những người nghiện rượu mạn nhưng cũng có thể gặp ở những người suy dinh dưỡng không nghiện rượu. Yếu tố khởi phát cơn đó là thiếu vitamin B1 (vitamin B1 có vai trò quan trọng trong chuyển hoá Glucid), mặt khác nó cũng được giải phóng ở cúc tận cùng của hệ Cholinergic.

Vị trí tổn thương ở vùng xung quanh cống Sylvius, não thất ba và não thất bốn, nhất là củ núm vú (tổn thương hỗn hợp Nơron, mạch máu, thần kinh đệm). Biểu hiện lâm sàng gồm rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), gầy sút cân, ý tưởng chậm chạp với khuynh hướng ngủ gà, giai đoạn khởi phát kéo dài vài ngày đến vài tuần, bệnh tiến triển nặng dần, một số trường hợp khởi phát cấp tính do ăn quá nhiều Glucid.

Tiếp theo, bệnh nhân lú lẫn, ngủ nhiều, bịa chuyện, rối loạn trí nhớ, nhận biết sai gợi ý hội chứng Korsakoff; rối loạn dáng đi; các biểu hiện ở mắt như rung giật nhãn cầu, liệt dây VI và dây III. Các dấu hiệu khác như tăng trương lực chống đối, tăng nhịp tim.

Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những rối loạn về dáng đi và thị giác hồi phục nhanh. Nếu điều trị muộn, nguy cơ gây tử vong hoặc để lại di chứng hội chứng Korsakoff.

Đây là hội chứng quên ngược chiều, không có khả năng ghi nhận thông tin mới, mất định hướng trong không gian và thời gian, bịa chuyện, nhận biết sai, mất nhận biết đồ vật.

Nguyên nhân hay gặp là thiếu vitamin B1 ở bệnh nhân nghịên rượu mạn dẫn đến tổn thương hai bên (không nhất thiết cân xứng) của vòng cá ngựa – thể múm vú và đồi thị. Triệu chứng lâm sàng được hình thành một cách từ từ, và trong 80% trường hợp tiếp theo bị bệnh não Wernick nếu không được điều trị kịp thời.

Một số câu hỏi về cân bằng nội môi có đáp án Phần 2

Kiến thức, Kiến thức THPT, Lớp 11, Sinh học, SInh học 11, SInh học THPT, THPT,

Mua gì cũng được giảm giá, khuyến mại – Bấm vào đây

Tải SKKN + Tài liệu – Bấm vào đây

Ù Tai Khi Mang Thai Do Đâu? Nguy Hiểm Không Và Phải Làm Sao?

Bị ù tai khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Trong quá trình ốm nghén, rất nhiều bà bầu bầu có hiện tượng bất thường ở tai. Cụ thể là cảm giác ù tai diễn ra liên tục trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, thậm chí nhiều người mắc phải trong suốt thời kỳ mang thai.

Do mắc bệnh về tai mũi họng: Nguyên nhân dẫn đến ù tai có thể do bà bầu mắc phải một số bệnh lý về tai như: viêm màng nhĩ, viêm tai giữa, mắt phải một số vấn đề về tai mũi họng…

Do tâm trạng không tốt: Khi mang thai, nhiều bà mẹ có tâm trạng bất ổn định. Tâm trạng không tốt dẫn đến nhiều hiện tượng như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ… Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến ù tai.

Do thiếu dinh dưỡng: Thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin C… khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ. Tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến các cơ quan bị ảnh hưởng, trong đó có thính giác. So với người thông thường, nhu cầu dinh dưỡng sắt của bà bầu luôn cao hơn hẳn.

Do tiếng môi trường xung quanh: Một không gian ồn ã, đông đúc người cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai ở bà bầu.

Bị ù tai khi mang thai có nguy hiểm không?

Thính giác là một trong những cơ quan quan trọng nhưng cũng nhạy cảm nhất. Hiện tượng ù tai không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn khiến không ít mẹ bầu hoang mang lo lắng.

Trên thực tế nhiều chuyên gia đã khẳng định, hiện tượng ù tai khi mang thai không phải là bệnh lý và không nguy hiểm. Đây là một hiện tượng khá bình thường, trong quá trình mang thai người mẹ không thể tránh khỏi ít nhiều sự biến đổi trong cơ thể. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đối với người mẹ và thai nhi.

Ù tai khi mang thai có nên uống thuốc không?

Một số người khi bị ù tai đều tìm đến các loại thuốc khác nhau với mong muốn nhanh chóng giảm đi cảm giác khó chịu này. Các loại thuốc Bắc được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng chữa ù tai hiệu quả cho bà bầu.

Không nên tự ý dùng thuốc khi đang mang thai, bởi tác động của thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không ngờ tới thai nhi. Các chị em khi mắc chứng ù tai nên áp dụng các biện pháp cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Bà bầu bị ù tai phải làm sao?

Khi bị ù tai bà bầu nên làm gì? Trước hết muốn tìm được giải pháp đúng đắn, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ù tai. Có những cách cải thiện hiện tượng này ngay tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Việc cung cấp đủ dinh dưỡng không chỉ tốt cho cơ thể của người mẹ mà tốt cho cả thai nhi. Trong quá trình mang thai, bà bầu hấp thụ rất nhiều sắt. Chính vì thế cần tăng cường bổ sung đầy đủ các chất quan trọng đặc biệt là sắt, vitamin C… Gan lợn, đậu phụ, củ dền, bông cải xanh, hạt bí xanh, thịt bò, bột mì, ngũ cốc, bí đỏ… đều là những loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu.

Nghỉ ngơi đầy đủ, luôn giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng giải quyết định rất nhiều tới trạng thái sức khỏe. Để tránh tình trạng ù tai hay các hiện tượng nguy hiểm khác, bà bầu cần bạn bảo được nghỉ ngơi đầy đủ. Cần chọn không gian yên tĩnh để có giấc ngủ tốt. Tránh làm việc nặng nhọc và không tiếp xúc với các môi trường ồn ào, bụi bẩn.

Tránh xa các chất kích thích

Tất cả các chất kích thích như rượu bia thuốc lá đều có thể làm giảm sức khỏe của bà bầu. Không những thế nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Nếu bà bầu mắc các bệnh về tai mũi họng, việc sử dụng các chất kích thích có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

Massage tai kết hợp với các bài tập

Ngoài ra để giảm đi tình trạng ừ tai, các chị em có thể áp dụng một số bài tập massage vùng tai vùng đầu. Các bài tập kích thích lên dây thần kinh sẽ giảm đi đáng kể hiện tượng đau đầu ù tai.

Tìm đến bác sĩ trong trường hợp cần thiết

Nếu tình trạng ù tai diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm trạng và sức khỏe, bà bầu cần được đưa tới các phòng khám để nhận được lời tư vấn từ bác sĩ. Các giải pháp tại nhà mà chỉ có thể làm giảm bớt ù tai trong trường hợp bà bầu chịu các tác động từ bên ngoài. Các bệnh lý về tai mũi họng cần được khám xét kỹ càng để tránh những hậu quả về sau.

Bị ù tai khi mang thai không phải vấn đề xa lạ đối với bà bầu, tuy nhiên mỗi người vẫn cần phải cẩn trọng để tránh những ảnh hưởng xấu về sau. Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, đi khám định kỳ vài tháng một lần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23