Top 13 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Xu Hướng Toàn Cầu Hóa Lại Gia Tăng Khoảng Cách Giàu Nghèo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Khoảng CáCh GiàU NghèO NgàY CàNg Tăng TrêN Quy Mô ToàN Cầu

Thứ sáu, 25/01/2019 04:34

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng

Trong báo cáo “Lợi ích Công hay Tài sản Tư” vừa được Oxfam công bố ngày 21-1-2019, cho thấy khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn đang hủy hoại cuộc chiến chống nghèo đói, gây tổn thất cho nền kinh tế cũng như châm ngòi cho làn sóng bất bình diễn ra trên toàn cầu. Báo cáo cho thấy các chính phủ đang khiến cho bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn qua việc đầu tư không thích đáng cho các dịch vụ công như dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục, mặt khác lại áp thuế thấp cho các tập đoàn và các nhóm giàu có, và thất bại trong việc chống trốn thuế. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bất bình đẳng kinh tế gia tăng.

Báo cáo của Oxfam chỉ ra rằng, hiện số lượng tỉ phú đã tăng gấp đôi kể từ sau khủng hoảng tài chính. Trong giai đoạn 2017-2018, tính trung bình cứ 2 ngày lại có thêm 1 tỉ phú mới. Số tỷ phú trên toàn thế giới hiện đang ở mức kỷ lục là 2.208 người, sở hữu khối tài sản lớn hơn bao giờ hết. Tổng khối lượng tài sản của 26 người giàu nhất thế giới đạt 1,4 nghìn tỷ USD trong năm 2018 – tương đương với tổng tài sản của khoảng 3,8 tỷ người nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế các cá nhân và tập đoàn giàu có hiện lại đang đóng mức thuế thấp hơn so với mức họ phải đóng. Mức thuế mà các cá nhân và tập đoàn giàu có phải đóng cũng đang được cắt giảm đáng kể. Ví dụ, tỉ lệ cao nhất về thuế thu nhập cá nhân ở các nước giàu giảm từ 62% vào năm 1970, xuống còn 38% năm 2013. Tỉ lệ trung bình này ở các nước nghèo là 28%.

Do đó, Oxfam ước tính, nếu như chỉ cần 1% người giàu nhất thế giới đóng thêm 0,5% thuế tài sản, thì chúng ta đã có nhiều tiền hơn cả mức chi phí cho toàn bộ 262 triệu trẻ em đang thất học được tiếp cận giáo dục, và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cứu mạng sống cho 3,3 triệu người trên thế giới. Oxfam đưa ra khuyến cáo rằng, các quốc gia trên thế giới cần áp dụng hệ thống thuế công bằng hơn, nâng tỷ lệ thuế đối với thu nhập cá nhân và tăng thuế doanh nghiệp, cắt giảm tình trạng trốn thuế của các công ty lớn và siêu giàu.

Không những vậy, hiện nay ở nhiều quốc gia, một môi trường giáo dục tốt hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng đã trở thành một khái niệm xa xỉ mà chỉ giới giàu có mới đủ khả năng chi trả. Mỗi ngày, thế giới có khoảng 10.000 người chết vì không tiếp cận được dịch vụ y tế mà họ có khả năng chi trả. Ở các nước đang phát triển, một đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo có khả năng tử vong trước 5 tuổi cao gấp đôi so với đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có. Ở các nước như Kenya, một đứa trẻ của gia đình giàu có sẽ có trình độ học vấn cao gấp đôi so với đứa trẻ của một gia đình nghèo.

Cần giải pháp cụ thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

Báo cáo trên của Oxfam được công bố trong bối cảnh các lãnh đạo chính trị và kinh tế thế giới đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 2019) diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ. Bản báo được đưa ra với mục đích kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trước tình trạng khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng.

Theo các chuyên gia, để giảm khoảng cách giàu nghèo, các quốc gia cần tăng tốc độ thực hiện xóa đói giảm nghèo bằng những nỗ lực to lớn hơn nữa, như tăng phạm vi lựa chọn và khả năng tiếp cận với các nguồn lực hiện có, kiểm soát tốt hơn các rủi ro, đảm bảo môi trường bền vững cũng như bảo đảm sự tham gia rộng rãi hơn của dân chúng trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Việc mở rộng sự lựa chọn trong lĩnh vực phát triển con người là một chiến lược quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của các nước. Người nghèo cần phải có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cũng như lối sống. Đồng thời, người nghèo cũng cần phải được hưởng thụ một cách hợp lý và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.

Một phần quan trọng trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo còn là xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ, vì đói nghèo tác động tới phụ nữ và trẻ em nhiều hơn nam giới. Phụ nữ có ít cơ hội lựa chọn hơn vì bị hạn chế bởi bổn phận đối với xã hội và gia đình, bởi các giá trị và quan niệm truyền thống về giới tính và phụ nữ bị đặt ở địa vị thấp hơn nam giới, thậm chí bị lạm dụng. Xóa nghèo ở nữ giới là mở rộng điều kiện lựa chọn về nghề nghiệp, việc làm và giáo dục, cũng như quyền sử dụng đất đai và khả năng vay vốn. Vấn đề bình đẳng giới cũng phải được đưa vào chiến lược xóa đói giảm nghèo của mỗi nước…

Và quan trọng hơn, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, nếu các chính phủ không tập trung giải quyết vấn đề khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng, thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo cùng cực vào năm 2030 sẽ không thể thực hiện được và gần một nửa tỷ người sẽ vẫn phải sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực.

Tại Sao Nhu Cầu Than Đá Trên Thế Giới Lại Luôn Có Xu Hướng Tăng?

Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, luôn có xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 – 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm.

Tại sao nhu cầu than đá trên thế giới lại có xu hướng tăng?

Lý do chính: Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất 38% lượng điện trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng điện tăng đương nhiên kéo theo tiêu thụ than đá tăng. Trong bài viết “Giải thích thế nào về xu hướng than đá được sử dụng nhiều hơn trên thế giới ?” đăng trên trang mạng The Conversation, nhà kinh tế Carine Sebi thuộc Đại học quản trị Grenoble, Pháp (GEM) cho biết 2/3 lượng than đá được dùng để sản xuất điện, phần còn lại phục vụ cho công nghiệp, chủ yếu là ngành luyện kim.

Chuyên gia Carine Sebi dẫn nguồn dữ liệu của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực năng lượng Enerdata cho biết trong giai đoạn 2010-2017, mức tiêu thụ than đá để sản xuất điện tăng tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ điện nói chung, lần lượt là 2,8%/ năm và 3%/năm.

Nếu như tại Pháp, chỉ có 1,8% lượng điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện dùng than đá, và ở Trung Đông chỉ khoảng gần 3%, thì tại nhiều nước, tỉ trọng này vẫn rất lớn, chẳng hạn Ba Lan (78%), Ấn Độ (75%), Trung Quốc (68%), Indonesia (58%), Philippines (50%). Con số này ở Việt Nam là 34%.

Trung Quốc là nước có nhu cầu cao nhất về than đá. Hiện giờ, Trung Quốc tiêu thụ tới ¼ tổng lượng than đá khai thác được trên toàn thế giới. Các nguồn năng lượng sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên Trung Quốc chủ yếu vẫn phải dựa vào nhiệt điện. Nhu cầu điện của Trung Quốc tăng trung bình 7%/năm kể từ năm 2005. Xét về số lượng, Trung Quốc sử dụng nhiều than đá nhất thế giới để phục vụ ngành sản xuất điện.

Sản lượng than đá tiêu thụ tăng mạnh nhất ở khu vực nào trên thế giới ?

Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng trái ngược nhau. Trong khi một số nước đã giảm tỉ trọng nhiệt điện, thì có một số nước khác lại đẩy mạnh sản xuất điện từ than đá. Nhóm nước thứ hai cũng thường là các quốc gia khai thác nhiều than đá nhất. Ấn Độ, tỉ trọng nhiệt điện đã tăng thêm 7% từ năm 2010 đến năm 2017. Mức tăng ở Indonesia là 18%, Philippines 15%. Việt Nam cũng là nước có tỉ trọng nhiệt điện tăng mạnh (+14%). Tại Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, nhiều nhà máy điện nguyên tử đã phải đóng cửa. Trong bối cảnh đó, nước Nhật phải dựa nhiều vào than đá để sản xuất điện. Tỉ trọng nhiệt điện than tại nước này vì thế tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015. Philippines và Việt Nam là hai trong số các nước có trữ lượng than đá lớn và đã tận dụng nguồn nhiên liệu này để sản xuất điện, tránh phụ thuộc về năng lượng.

Ngược lại, tỉ trọng nhiệt điện than giảm mạnh ở Mỹ (-15%), châu Âu (-10%). Trung Quốc, cho dù vẫn là nước tiêu thụ nhiều than nhất thế giới để sản xuất điện, nhưng chính quyền cũng đã triển khai các chính sách môi trường và năng lượng để hạn chế sử dụng than đá để giảm nạn ô nhiễm môi trường, nhờ vậy tỉ trọng nhiệt điện than cũng được giảm 10%.

Có nhiều nước mới phát triển về nhiệt điện than hay không ?

Điều đáng ngạc nhiên, theo nhà kinh tế Carine Sebi, là trong bối cảnh thế giới đấu tranh chống biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đề ra mục tiêu đóng cửa triệt để các nhà máy nhiệt điện than (Pháp – năm 2022, Anh và Ý – năm 2025, Hà Lan – năm 2030 và Đức – năm 2035), thì hiện giờ lại có thêm khoảng 20 nước, trong đó có 9 nước châu Phi, 3 nước Trung Mỹ, hai nước Trung Đông và 2 nước châu Á đang hướng về than đá. Từ nay đến năm 2025, hơn 70 nhà máy nhiệt điện than tại những nước này sẽ được đưa vào hoạt động.

Nhu cầu than đá sẽ tăng hay giảm trong những năm tới ?

Theo dự báo mà cơ quan dự báo Enerfuture của tổ chức nghiên cứu năng lượng Enerdata công bố vào tháng 01/2019 và được chuyên gia Carine Sebi trích dẫn, từ nay đến năm 2040, tỉ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện trên thế giới sẽ chỉ giảm 10 điểm, xuống còn 27,6%. Trung Đông, châu Mỹ la-tinh và châu Âu sẽ là 3 khu vực có tỉ trọng nhiệt điện than thấp nhất thế giới, lần lượt là 1,9%, 4% và 7,4%. Ấn Độ (54,2%), Indonesia (44,3%) và Trung Quốc (38,7%) vẫn sẽ là 3 nước có tỉ trọng nhiệt điện than cao nhất do có trữ lượng than đá dồi dào và mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế. Nhưng nếu xét về mức độ giảm, thì Trung Quốc sẽ dẫn đầu (-24,6%).

Xét về ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu điện trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, nhất là do nhu cầu ở các nước có nền kinh tế mới nổi tăng mạnh, đồng thời sẽ có thêm nhiều lĩnh vực sử dụng điện, nhất là xe hơi chạy bằng điện. Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế công bố ngày 30/05/2018, từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2017, số xe hơi chạy điện trên thế giới đã tăng gấp 5 lần. Tính đến cuối năm 2017, trên thế giới có khoảng 3,1 triệu xe hơi điện lưu thông, gần 2/3 số đó là xe chạy điện 100%. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2030, số xe hơi chạy điện sẽ tăng lên đến 125-220 triệu chiếc.

Trong năm 2017, hơn 50% số xe hơi điện bán được là tại Trung Quốc. Nhưng nếu so sánh với các nước khác, trong khi số xe hơi điện chỉ chiếm 2,2% tổng số xe bán được tại Trung Quốc, thì tại Bắc Âu, tỉ lệ này là cao hơn rất nhiều (Na Uy 39,2%, Island 11,7% và Thụy Điển 6,3%). Tại Pháp, so với năm 2016, số xe hơi bán được tăng 18%, còn tại Đức và Nhật, con số này tăng gấp đôi.

Hiện giờ, chính phủ nhiều nước đã đề ra kế hoạch cấm xe chạy bằng xăng và diesel, chuyển hoàn toàn sang xe hơi chạy điện : Na Uy – năm 2025, Hà Lan – năm 2030, Scotland – năm 2032, Pháp và Anh – năm 2040. Xe hơi chạy điện sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng, nhu cầu than đá vì thế khó có thể giảm nhanh.

LIÊN HỆ HỢP TÁC MUA BÁN THAN VỚI LEC THÔNG QUA HÌNH THỨC

Gọi điện đến số hotline: (+84) 901 388 136.

Gửi yêu cầu đến địa chỉ email: info@lecvietnam.com

Liên hệ qua facebook tại: https://www.facebook.com/LecGroupVietNam

Tại Sao Châu Phi ‘Giàu’ Nhưng Người Dân Lại Nghèo?

Nghịch lý này vẫn hiện hữu ở châu Phi như cách nó tồn tại hàng thế kỷ ở châu lục này.

Tỉnh Katanga thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, bao gồm cả các khoáng sản giá trị với trữ lượng lớn như kim cương, vàng hay tantalum.

Ở Katanga, một sự bùng nổ về khai thác đã diễn ra trong giai đoạn chuyển giao thế kỷ, khi Tổng thống Laurent – Desire Kabila và con trai ông cho phép các công ty khai mỏ quốc tế thu lợi từ kho báu quốc gia.

Sự dàn xếp này tạo ra nguồn của cải dồi dào, đem đến sự giàu có cho các tầng lớp dân chúng ở Congo, đặc biệt là những người khai mỏ. Nhưng với người nghèo, lợi ích được hưởng là không đáng kể. Theo một điều tra của Liên Hợp Quốc, từ năm 1999 đến năm 2000, chế độ Kabila “đã chuyển giao ít nhất 5 tỷ đô la Mỹ quyền sở hữu thuộc về khu vực nhà nước sang các công ty tư nhân mà không có bất cứ bồi thường hay trợ cấp cho Kho bạc Nhà nước”.

Sự phồn thịnh này diễn ra đồng thời với một cuộc đàn áp tàn nhẫn do bất đồng chính kiến. Năm 2004, một nhóm nhỏ tiếp quản một mỏ đang khai thác bởi công ty Anvil Mining của Úc, phản đối việc các công ty thu được nguồn lợi khổng lồ mà không khen thưởng cho lực lượng lao động địa phương. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, quân đội Congo đã đàn áp cuộc nổi dậy và giết hơn 100 người.

Các công nhân khai thác coban từ một hồ nước tại tỉnh Katanga, Cộng hòa Congo. Ảnh: Getty

Chủ nghĩa thực dân hiện đại

Không phải ngẫu nhiên mà sự giàu có đáng kinh ngạc, bạo lực tràn lan và nghèo đói ở Cộng hòa Congo lại kết hợp “hài hòa” với nhau. Đây được coi như một phần của khuôn mẫu gây ra sự tàn phá khắp châu Phi. Trong một ấn phẩm mới của The Looting Machine, tác giả của cuốn sách Tom Burgis đã tiến hành điều tra về nghịch lý giữa “một bên là lục địa nghèo nhất thế giới, nhưng cũng có thể cho rằng, đây là lục địa giàu có nhất”.

Nên đọc

Burgis, một cựu phóng viên cho Lagos và Johannesburg, đã chứng kiến một loạt các chính phủ bất lương qua chuyến đi của mình đến hàng chục các quốc gia giàu tài nguyên. Nhưng một trong những vấn đề chính được phát hiện đó là sự tước đoạt nguồn tài nguyên với số lượng lớn trong thời kỳ thuộc địa đã chỉ chậm lại suốt giai đoạn sau độc lập.

“Khi thế lực bên ngoài rời đi, bạn chỉ còn lại một tầng lớp không có sự phân chia giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Nguồn thu duy nhất để giàu có là mỏ hoặc giếng dầu, và đó là công thức chung xuất hiện ở các quốc gia mắc căn bệnh tham nhũng trầm trọng. Ở một nơi nào đó như Nigeria, giới tinh hoa muốn tự tạo ra các thứ thuế từ nguồn tài nguyên dầu mỏ hay khai khoáng mang lại”.

Burgis trích dẫn một tàn tích khác của thời kỳ thuộc địa trong sự hiện diện liên tục và sức mạnh của các công ty dầu khí và khai mỏ. Burgis cho rằng có “các công ty xuyên quốc gia nắm giữ một quyền lực về kinh tế cũng như chính trị khủng khiếp ở châu Phi sau độc lập. Bằng cách này, một sợi dây kết nối từ khai thác thời thuộc địa với khai thác thời hiện đại được hình thành”.

“Cung cấp nhiên liệu” cho đàn áp

Burgis lập luận, các chính phủ phải dựa vào nguồn doanh thu từ tài nguyên dẫn đến tham nhũng và đàn áp, cuối cùng là không có trách nhiệm với người dân của mình. Ông lấy Angola – đất nước có nguồn thu từ dầu chiếm một nửa GDP, như một ví dụ cho việc chính phủ là “dịch vụ của tầng lớp thượng lưu”. Theo số liệu kiểm toán của IMF năm 2011 cho thấy, 32 tỷ đô la Mỹ biến mất khỏi tài khoản chính thức trong giai đoạn 2007-2010, chiếm 25% thu nhập của nhà nước.

Trong tác phẩm của mình, tác giả có viết “chính phủ có thể hành xử như vậy nếu thấy không cần sự đồng ý của người dân”. Angola đã có những hành động để giải quyết những chỉ trích trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện trong cuộc bầu cử năm 2012 được các quan sát viên trung lập nhận xét là “tự do và công bằng”. Tuy vậy, những nhóm nhân quyền chứng thực rằng đàn áp vẫn là một thực tế của cuộc sống.

Đống rác này ngày một cao lên trong khi tiền bạc mà Angola dành cho cộng đồng quá ít ỏi. Ảnh: Getty

Những thỏa thuận bí mật

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài trong những năm cuối thế kỷ XX đã tạo ra các cơ hội mới cho các ông trùm tài nguyên, để che giấu dấu vết, một thực tế đã được phơi bày trong hồ sơ Panama.

Nên đọc

Doanh nhân Israel Dan Gertler là người đi tiên phong từ rất sớm. Sau khi gây dựng được một tình bạn thân thiết với Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila, Gertler gần như nắm giữ độc quyền việc xuất khẩu kim cương của quốc gia này, và nhanh chóng trở thành tỷ phú. Gertler chuyển tiền mặt thông qua một mạng lưới phức tạp các tài khoản nước ngoài trong “thiên đường” thuế, đồng thời giữ bí mật thông tin chi tiết các giao dịch gây tranh cãi.

Burgis cho biết, “Trong trường hợp của các giao dịch tài nguyên ở châu Phi, các quỹ nước ngoài sẽ che dấu các giao dịch đáng ngờ. Trong những năm 1980, theo nghĩa đen, hối lộ là những chiếc xe chứa đầy tiền mặt và bạn chuyển giao chiếc chìa khóa cho nỗ lực hối lộ của bạn”.

“Ngày nay, hối lộ phức tạp hơn nhiều, và trở nên khó xác định hơn. Bạn phải xâm nhập rất nhiều những bí mật ở nước ngoài để có thể nhìn được những mâu thuẫn của lợi ích nằm sâu trong trung tâm”.

Thời đại của tài chính toàn cầu đã tạo cơ hội cho các thị trường ở châu Phi hình thành một thế hệ mới các thương nhân bí ẩn. Burgis dành nhiều thời gian để lần theo dấu vết Sam Pa, một thương nhân kín tiếng người Trung Quốc, người đã sử dụng rất nhiều mật danh khi tiến hành giao dịch trên khắp lục địa, từ dầu mỏ ở Angola đến kim cương ở Zimbabwe. Pa được cho là dẫn đầu nhóm đầu tư bí mật Queensway. Burgis cho rằng Pa chính là người đại diện cho nhà nước Trung Quốc, mặc dù chính phủ phủ nhận điều này.

Phá vỡ dây chuyền

Burgis hoài nghi việc ngành công nghiệp tài nguyên có thể sẽ được cải tổ. “Có một khả năng đáng lo ngại rằng không thể đưa các nguồn lực tự nhiên ở các nước này đóng góp cho lợi ích chung. Hầu như ở khắp các nơi nhận được một nguồn lợi đáng kể từ dầu mỏ hay khai khoáng thì thường xảy ra bạo lực – điều đó được thể hiện trong bản chất của các ngành công nghiệp khi nó là nguyên nhân gây ra những vấn đề”.

Botswana và Nam Phi đã thích nghi từ sự tăng lên của chuỗi giá trị – đó là phát triển các ngành công nghiệp có tay nghề cao từ các ngành tài nguyên thiên nhiên thay vì chỉ xuất khẩu thô, chẳng hạn như đánh bóng kim cương hoặc các cho ra đời các sản phẩm hàng hóa kim loại. Burgis tin rằng đa dạng hóa nền kinh tế đi từ một nguồn tài nguyên đơn lẻ – như chính phủ của Tổng thống Buhari ở Nigeria đang cố gắng làm – có thể làm giảm những ảnh hưởng từ sự lệ thuộc.

Burgis cũng gợi ý một lựa chọn khác đó là giữ nguồn tài nguyên ở trong nước và nâng giá thuế quan để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi không muốn áp dụng biện pháp đó.

Burgis cho hay “Chúng ta có một hệ thống thương mại quốc tế với các quy định ngặt nghèo về thuế quan. Các nước châu Phi đã thông qua một thị trường chính thống để từ đó buộc họ phải cắt giảm các bang và nắm lấy thời cơ từ nền kinh tế thị trường – nơi mà đa số họ là những kẻ thua cuộc”.

Đánh bóng kim cương ở Bostwana, một trong những ngành công nghiệp kỹ thuật cao tại nước này. Ảnh: Getty

Đồng lõa tập thể

Trách nhiệm đối với sự tuyệt vọng của các quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vượt xa tầm kiểm soát của các thương nhân cũng như các nhà độc tài. Các nền kinh tế toàn cầu vẫn đòi hỏi một nguồn cung cấp nguyên liệu lớn từ các nước châu Phi, hình thành một tình thế bắt buộc để duy trì hiện tại.

Burgis hoan nghênh các bước tiến như “Quá trình Kimberley” để ngăn ngừa hiện tượng thương mại “kim cương máu”. “Bài học cho những người phương Tây đang muốn giải quyết những thiệt hại từ các ngành công nghiệp dầu mỏ cũng như khai khoáng. Và tham nhũng sẽ đi cùng với họ. Vấn đề này hiện vẫn tồn tại trong hệ thống tài chính quốc tế”.

Burgis đề nghị tiến hành đăng ký công cộng toàn cầu dành cho các công ty để chống lại việc các công ty sử dụng vỏ bọc trong các giao dịch bất hợp pháp. Burgis cho biết thêm “những bí mật tài chính hiện thời có thể không phải là lỗi của các nước châu Phi”.

Bản chất của chuỗi cung ứng toàn cầu có nghĩa là đồng lõa với những tội ác xung quanh việc khai thác nguồn tài nguyên, được kéo dài từ những nhà độc tài châu Phi đến những người mua điện thoại ở châu Âu.

Ở mọi cấp độ, ảo tưởng là một rào cản lớn cần phải gỡ bỏ. Burgis nhớ lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật hàng đầu của chế độ độc tài Angola, người đã tranh luận nhiệt tình rằng ông đã bảo vệ người dân của mình khỏi sự lạm dụng tồi tệ hơn.

“Đó là bản chất con người. Chẳng ai nghĩ rằng mình là người xấu cả”, Burgis cho hay.

Vấn Đề Chênh Lệch Giàu Nghèo Với Quá Trình Hội Nhập Thương Mại Toàn Cầu

Toàn cầu hoá, với luồng thông tin thông thoáng, đã khiến người ta cảm nhận rõ ràng hơn sự nghèođói trong mối tương phản với sự giàu có của những dân tộc khác. Cũng bởi thế mà một số người vội vã đổ lỗi cho toàn cầu hoá, không thấy được rằng chính nó đã, đang và sẽ đem đến cho dân tộc mình rất nhiều cơ hội phát triển. Cần phải có một cái nhìn đúng đắn hơn về toàn cầu hoá, về sự chênh lệch giàu nghèo, về mối liên hệ giữa chúng để từ đó tìm được chiến lược thích hợp nhằm xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh hội nhập thương mại toàn cầu Toàn cầu hóa: Những thách thức

Toàn cầu hoá đã thổi vào các quốc gia một luồng sinh khí mới, hay ít ra, buộc các quốc gia, thêm một lần nữa, phải nhìn lại chính mình, phải xác định những mặtđúng và giữ nguyên màu sắc nguyên thuỷ của nó nữa. Trước đây, các nước giàu chỉ khai thác lao động về mặt số lượng, hay chỉ tận dụng những lao động cơ học, thay vì tạo điều kiệnđể tăng cường hàm lượng “chất xám” củamạnh, mặt yếu của chính mình để tận dụng các cơ hội và đối mặt với những thách thức mà nó mang lại.Những diễn biến gần đây của thế giới cho thấy, sự luân chuyển mạnh mẽ dòng vốn giữa các quốc gia, quá trình chuyển giao công nghệ sôiđộng cùng với sự phổ biến các tiêu chuẩn về lao động và môi truờng đã giúp và buộc các quốc gia, nhất lànhững nước đang phát triển phải,

‘ Toàn cầu hoá chưa bao giờ làm người ta nghèo đói hơn mà chỉ làm cho vấn đề nghèo đói và khoảng cách giàuư nghèo được ý thức một cách rõ ràng vàđầy đủ hơn mà thôi ‘

những lao động ấy. Ngày nay,toàn cầu hoá buộc các quốc gia phải tăng cường chất lượng laođộng cũng như tiêu chuẩn hoá laođộng, phải đặt lại vấn đề về việc sử dụng lao động tù nhân, laođộng trẻ em…Toàn cầu hoá cũng đã làm thayđổi tư duy của mọi người về hoạtđộng đầu tư của các nước giàu có. Từ việc nhìn nhận nó đơn thuầnlàm thế nào để cải thiện bức tranh kinh tếưxã hội của mình. Toàn cầu hoá có tác động quan trọng, nhất là ở việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả lợi thế so sánh của các quốc gia. Hơn thế nữa, nó giúp các quốc gia phát huy những lợi thế ấy. Lý thuyết về việc khai thác chi phí nhân công rẻ đã không còn tuyệt đốinhư một quá trình khai thác tàinguyên, mà người hưởng lợi duy nhất là những nước đi đầu tư, hoạt động này ngày nayđã được công nhận như một quá trình hợp tác ” winưwin “ư đôi bên đều có lợi. Các nước đầu tư đã, đang và sẽ tái phân phối sự giàu có của mình, giúp các nước đang phát triển khai thác và gợi ý cho họ cách thức để tạo ra sự giàu cócho riêng mình. Bên cạnh đó, các nước đầu tư cũng có thể mở rộng thị trường qua việc làm cho một bộ phận dân cư ở các nước nhận đầu tư trở nên giàu có hơn, do đó, có điều kiện tiêu dùng sản phẩm của nước đầu tư. Cũng nhờ thế, quá trình này phần nào giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề việc làm và gia tăng những điều kiện thuận lợi để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo.Tuy nhiên, cũng nên ý thức về những thách thức mà toàn cầu hoá mang đến.tâm hàng đầu, bởi lẽ chỉ có dân chủ hoá mới cho phép chúng ta huy động tiềm năng sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, hợp lý hoá đời sống kinh tế chính trị, tăng sức cạnh tranhvà sự phát triển bền vững.

Nhận thức về vấn đề chênh lệch giàuư nghèo

Xét về mặt xã hội học, sự chênh lệch giàuư nghèo trở thành vấn đề xã hội thực sự và làm nảy sinh những vấn đề mang tính tâm lý tácđộng không tốt tới nhiều mặt của

Thứ nhất, toàn cầu hoá buộc các quốc gia phải đối mặt với những nguy cơ tụt hậu và cũng buộc các quốc gia phải chấp nhận thay đổi, mà đôi khi là đau đớn. Toàn cầu hoá sẽ chỉ ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sẽ khiến các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc chơi với những luật chơi

‘ Toàn cầu hoá buộc các quốc gia phải đối mặt với những nguy cơ tụt hậu và cũng buộc các quốc gia phải chấp nhận thay đổi, mà đôi khi là đau đớn’

đời sống xã hội. Điều này thể hiện qua tâm lý hằn học với sự giàu có, đố kỵ với những nhà kinh doanh, những người thànhđạt không theo quan niệm truyền thống cũ. Người ta đổ lỗi cho kinh tế thị trường, cho toàn cầu hoá hoặc tự do thương mại, coiđó như là “mảnh đất màu mỡ” cho tham nhũng, buôn lậu và cáckhắc nghiệt, để hoặc tận hưởng những cơ hội mà nó mang lại, hoặc chấp nhận bị phá sản. Vì thế, nó sẽ kéo theo thất nghiệp như là một nguyên nhân của sự lan tràn các tệ nạn xã hội.

Thứ hai, toàn cầu hoá chỉ ra một cách rõ ràng sự lạc hậu trong năng lực của một dân tộc, của doanh nghiệp và của cá nhân. Hơn bất kỳ lúc nào, ngườita sẽ phải đánh giá một cách sâu sắc về “tính có thể mua bán được ” của những giá trị lao động của mình.

Tiến tới một chương trình tổng thể để vượt qua nghèo đói

Trong một cuộc hội thảo về kinh tế tri thứcđược phát trên truyền hình, một bạn trẻ đặt câu hỏi, liệu anh ta có thể thoát khỏi nghèo đói không, nếu anh ta bán ruộng vườn, trâu bò, những thứ mà phần nhiều do cha ông để lại, để theo học lớp lập trình viên. Câu hỏi này cho thấy tâm lý nóng vội muốn “đốt cháy” nhiều thứ để phát triển, nhưng cũng cho thấy cả sự phiến diện trong cách tư duy của chúng ta về một sự phát triển thực sự. Giàu có, thịnh vượng không phải là một toà lâu đài đẹp được xâydựng chỉ sau một đêm như ước mơ của anh bạn trẻ nêu trên. Vấn đề phải được giải quyết trên quy mô quốc gia và quốc tế, trên cơ sở phối hợp các chính sách đã được phân tích và nghiên cứu thấu đáo. Một số người chủ trương rằng để giải quyết vấn đề nghèo đói, tạo lập sự bình đẳng xã hội phải thực hiện nhiều hơn nữa các giải pháp ưu đãi người nghèo thông qua các biện pháp điều tiết thu nhập của Nhà nước. Nhưng các hình thức ưu đãi như vậy không thể là giải pháp dài hạn. Về thực chất, đó chỉ là sự “bố thí” trên quy mô xã hội và sẽ không bao giờ cho phép chúng ta giải quyết được cơ bản vấn đề nghèo đói. Hơn thế nữa, trong tương lai, khi tiến trình hội nhập kinh tế đạt đến quy mô và trình độ cao, nhiều hình thức ưu đãi sẽ không còn có thể áp dụng, bởi sẽ bị coi là “trợ cấp thương mại” ư điều cấm kỵ trong xu thế tự do hoá thương mại. Rõ ràng, phải đi con đường khác để tìm ra những giải pháp cơ bản có thể xoá đói, giảm nghèo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế cũng như xu hướng phát triển của thời đại. Theo tôi, trên phương diện vĩ mô, chúng ta có thể tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nâng cao năng lực cho người lao động để họ có thể cạnh tranh thắng lợi, hoặc chí ít, giúp họ không bị thua thiệt trong quá trình toàn cầu hoá ‘Nông thôn là địa bàn chính, phát triển nông thôn là một giải pháp cốt lõi để xoá đói giảm nghèo ‘

Trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập thương mại, cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, trong khi năng lực tự nhiên của người laođộng tại các nước nghèo lại nhanh chóng trở nên lạc hậu với yêu cầu của thị trường và rất dễ bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Người laođộng tại các nước nghèo cần được nâng caonăng lực để tham gia vào quá trình hội nhập,đó mới là hạt nhân của chính sách xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.Để làm được như vậy, đổi mới giáo dục ư đào tạo phải là bước đi đầu tiên và tất yếu. Vấn đề không chỉ bởi nhiều người nghèo không cóđiều kiện tiếp cận hệ thống giáo dục ư đào tạo, mà còn ở chỗ hệ thống giáo dục ư đào tạo hiện nay còn xa rời thực tế thị trường lao động, chưa bảo đảm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Vì thế, năng lực cạnh tranh cá nhân của họ vẫn rất yếu kém, khiến họ ltình trạng chuyển từ một lĩnh vực kém hiệu quả này sang một lĩnh vực kém hiệu quả khác. Kết quả là đã nghèo lại còn nghèo hơn, vì việc đầu tư sai hướng đã gây lãng phí cả năng lực cũng như thời gian. Bởi vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cần được nghiên cứu một cách khoa học để tạo ra những thay đổi tích cực và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong mọi trường hợp, chúng ta không được quy quá trình chuyển dịch cơ cấu đơn thuần về các đối tượng sản xuất, mà còn phải chuyển dịch cơ cấu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu quản lý và cả cơ cấu thị trường lao động. Nếu không, chuyểnnhững người đầu tiênthua thiệt trong cạnh tranh khi quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc.

dịch cơ cấu có thể lại là sựthua thiệt của người nghèo và rốt cục, khoảng cách giàuư nghèo không những không bị thu hẹp mà còn có nguy cơ mở rộng hơn. dịch cơ cấu một cách linh hoạt và thích hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình hội nhập Chuyển dịch cơ cấu là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chuyển dịch đến đâu, chuyển dịch như thế nào, chuyển dịch chất lượng lao động theo hướng nào là một vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn và nghiêm túc hơn. Chẳng hạn, chúng ta luôn nói về việc phát triển các làng nghề mà quên mất rằng nghề ấy hay làng nghề ấy không còn những giá trị thị trường như trước nữa và do đó, thị trường lao động ấy cũng không nên khuyến khích. Tuy đã bàn nhiều về chuyển dịch lĩnh vực sản xuất, nhưng do những nghiên cứu nửa vời, chúng ta lại rơi vào.

Thứba,pháttriểnnôngthônư hạt nhân của chiến lược xoá đói giảm nghèo Với một quốc gia mà đa số người dân sống ở nông thôn như Việt Nam thì khu vực nông thôn là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong chiến lược xoá đói, giảm nghèo. Theo những số liệu chính thức, hiện còn quá nhiều người nông dân Việt Nam có mức sống dưới 1đôla/ngày1. Vì thế, nông thôn là địa bàn chính, phát triển nông thôn là một giải pháp cốt lõi để xoá đói giảm nghèo. Nếu được đào tạo kỹ năng để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, người lao động nông thôn sẽ không phải ra thành thị chỉ để làm các nghề nặng nhọc. Họ có thể xây dựng cuộc sống mới và hưởng thụ thành quả ngay trên mảnh đất quê hương bởi cuộc sống ở đây .