Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Chứng Khoán – Kiến Thức Căn Bản (Kỳ 1) Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tìm Hiểu Kiến Thức Về Thị Trường Chứng Khoán Quốc Tế

Nhắc đến “quốc tế” mọi người thường cho rằng nó mang một tầm vĩ mô mà người thường không bao giờ đụng đến được. Chứng khoán quốc tế cũng vậy, các trader Việt Nam cho rằng kiến thức đầu tư cổ phiếu của nước mình còn chưa có, thì lấy đâu ra nền tảng để đâu tư cổ phiếu quốc tế? Họ nghĩ rằng chứng khoán quốc tế rất khó giao dịch, và người Việt Nam không đủ nền tảng kiến thức để giao dịch đâu. Vì những lối suy nghĩ như vậy, họ chỉ đầu tư vào thị trường nội địa mà đã bỏ qua một “miếng mồi” béo bở ngoài kia.

Chứng khoán quốc tế là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam

Lịch sử thị trường quốc tế là cái nôi bắt nguồn cho sự ra đời về các loại cổ phiếu, cổ phiếu,…và ngay khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, còn trong những bước đầu chập chững, thì thị trường quốc tế đã trưởng thành, vững chải và có nhiều kinh nghiệm trên “chiến trường” từ nhiều năm rồi. Chứng khoán quốc tế ngày càng diễn ra sôi động và nhộn nhịp hơn, dù đã từng trải qua những lần biến động tưởng chừng như không thể tồn tại được nữa, nhưng sau đó lại đứng dậy và phát triển mạnh mẽ hơn.

Một thị trường cổ phiếu được đánh giá tốt là một thị trường luôn có thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận, thanh khoản, có chi phí giao dịch thấp và hiệu quả về mặt thông tin. Nhìn chung thị trường cổ phiếu quốc tế có mức độ thanh khoản cao.

Đầu tư vào chứng khoán quốc tế có phải là sự đầu tư tốt?

Bất cứ một sự đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro nhất định, và nhiều người cho rằng nếu có đủ kiến thức và nền tảng để tham gia vào “chiến trường” tài chính quốc tế thì cứ nên đầu tư. Bởi chứng khoán quốc tế là một cơ hội quá tốt để sinh ra lợi nhuận cao, và đương nhiên việc đó đồng nghĩa với rủi ro khá cao.

Không nói trước được bất cứ điều gì, nhưng thị trường quốc tế khả quan hơn cho các trader vì về lâu dài đã có một bề dày lịch sử, ổn định và phát triển, không phải quá khó khăn và nhiều vấn đề như cổ phiếu nội địa. Nhưng xét cho cùng, các nhà đầu tư nên cân bằng đầu tư trong và ngoài nước, và phải cân nhắc kĩ các chi phí đầu tư, khả năng truy cập thông tin, rủi ro về tỷ giá và cập nhật tình hình kinh tế chính trị thế giới.

Kiến Thức Cơ Bản Về Thị Trường Chứng Khoán

Kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán

1. Thị trường Chứng khoán sơ cấp và Thị trường Chứng khoán thứ cấp

So sánh giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp

Thị trường Chứng khoán sơ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được phát hành lần đầu tiên cho các nhà đầu tư, và vì là lần đầu tiên nên vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang cho Tổ chức Phát hành (Thay vì sang cho nhà đầu tư khác như bên thứ cấp). Nên bản chất của hoạt động này chính là tăng vốn điều lệ trên Thị trường Chứng khoán. Phương thức phát hành của thị trường này là Phát hành riêng lẻ và Phát hành ra công chúng.

Thị trường Chứng khoán thứ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được mua đi bán lại với nhau giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu ở Thị trường Chứng khoán sơ cấp. Điều này làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư và do đó Vốn điều lệ của Tổ chức Phát hành hoàn toàn không hề thay đổi gì trong quá trình này. Mục tiêu cao nhất của thị trường này là tạo tính thanh khoản, để khi một nhà đầu tư A cần tiền họ đang sở hữu 1 loại cổ phiếu thì có thể bán ngay lập tức để đổi ra tiền mặt cho một nhà đầu tư B khác đang có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời loại cổ phiếu đó, chính tính thanh khoản này sẽ giúp cho Tổ chức Phát hành trên Thị trường Chứng khoán sơ cấp khi cần vốn cho các dự án kế hoạch kinh doanh của mình có thể tăng vốn điều lệ mở rộng sản xuất kinh doanh.

2. Ngày giao dịch, Ngày Thanh toán, Ngày T và Ngày T+2 trong chứng khoán

Ngày T, T+1, T+2, T+3: trong giao dịch chứng khoán, khi bạn giao dịch mua bán thành công thì có nghĩa là bạn đã chốt giá, và ngày đó tính theo mốc thời gian được gọi là ngày T, tiếp sau đó 01 ngày làm việc được gọi là T+1, tiếp sau đó thêm 01 ngày làm việc nữa được gọi là T+2 và thêm 01 ngày sau đó nữa là ngày T+3.

Ngày Giao dịch: là ngày mà bạn quyết định mua/ bán cổ phiếu và đã mua/ bán thành công trên thị trường

Ngày Thanh toán: là ngày mà tại đó cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng giữa người mua và bán, theo quy định mới nhất thì từ 01/01/2016, ngày thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2 tức là sau giờ giao dịch hàng ngày kết thúc vào lúc 14h45.

3. Chứng khoán chưa Lưu ký và Chứng khoán đã Lưu ký

Lưu ký Chứng khoán là các cổ đông mà đại diện là Hội đồng quản trị Công ty Đại chúng đã ký gửi số chứng khoán chúng ta đang sở hữu cho một tổ chức mà ở đây ở Việt Nam là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam quản lý và bảo đảm quyền sở hữu chứng khoán của mọi cổ đông.

Chứng khoán chưa lưu ký được hiểu là loại chứng khoán vẫn đang tồn tại dưới dạng sổ cổ đông/ Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Nếu đó là các Công ty Cổ phần chưa phải Đại chúng hoặc đã là Đại chúng nhưng chưa đăng ký lưu ký với Trung tâm lưu ký Chứng khoán VN thì vẫn giao dịch mua bán được, mọi quyền lợi như cổ tức tiền mặt, đại hội cổ đông sẽ được thực hiện qua Công ty cổ phần đó hết. Còn ngược lại nếu đó là các Công ty Đại chúng đã đăng ký lưu ký với Trung tâm và cũng đã có mã chứng khoán thì nếu cầm sổ cổ đông như vậy chắc chắn là không mua bán được. Khi đó muốn bán được sổ cổ phiếu đó, bạn cần phải mở tài khoản tại một Công ty Chứng khoán, gửi sổ cổ đông cho Công ty Chứng khoán đó (Trước khi Công ty Chứng khoán đó gửi cho Trung tâm Lưu ký) để lưu ký số cổ phiếu đó lên sàn và chuyển sang trạng thái Chứng khoán đã Lưu ký rồi mới bán được trên sàn như bình thường chúng ta vẫn thấy hàng ngày.

4. Giá Tham chiếu và Cách tính

Trên sàn HOSE và HNX,, Giá đóng cửa hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai (Giá đóng cửa chính là Giá giao dịch thành công cuối cùng của ngày). Giá đóng cửa ngày mai lại là Giá tham chiếu ngày kia… Cứ như thế suốt tạo ra 1 sự liền mạch về Giá thị trường.

Trên sàn UPCoM, Giá bình quân gia quyền hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai hay Giá tham chiếu của hôm nay chính bình quân gia quyền toàn bộ giao dịch Phiên hôm qua. Trong một số trường hợp Đặc biệt, Giá tham chiếu không theo Quy tắc trên, Giá tham chiếu thường bị tụt rất sâu so với Giá Đóng cửa (HOSE / HNX) hoặc Giá Trung bình (UPCoM). Khi đó là trường hợp Đặc biệt và Giá tham chiếu có thể bị Điều chỉnh bởi việc Cổ tức Tiền mặt, Cổ tức Cổ phiếu hay Quyền mua của Công ty Niêm yết đó. (Ngày giao dịch không hưởng quyền”

5. Vốn hóa Thị trường và Cổ phiếu Blue-Chip, Penny, MidCap

Vốn hóa Thị trường hay Giá trị Vốn hóa Thị trường (Market Capitalization) được hiểu là Giá trị của một Công ty tính theo Giá Thị trường. Như vậy, Vốn hóa Thị trường = Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành x Giá thị trường của Cổ phiếu.

Vốn hóa Thị trường được ứng dụng trong rất nhiều vấn đề, đáng kể nhất là trong việc đánh giá Quy mô của 1 Công ty. Ngoài ra Vốn hóa Thị trường cũng được ứng dụng mạnh mẽ trong việc Định giá Doanh nghiệp bằng cách so sánh Vốn hóa Thị trường với Lợi nhuận Doanh nghiệp đó đang làm ra.

Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Phái Sinh Và Hợp Đồng Tương Lai

Lượt xem: 1351 – Ngày:

Nhận thấy nhu cầu về chứng khoán phái sinh hiện tại ngày một cao, nhất là khi thị trường cơ sở biến động một cách khó dự đoán như hiện tại. Chúng tôi nghĩ rằng việc các nhà đầu tư tự trang bị cho mình những kiến thức về chứng khoán phái sinh là rất cần thiết. Trong những bài viết tới đây về chứng khoán phái sinh, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các khái niệm cơ bản nhất về loại hình sản phẩm này.

Tất cả các sản phẩm CKPS đều được phát hành dựa trên một tài sản hoặc biến cơ sở. Các tài sản cơ sở có thể rất đa dạng bao gồm: hàng hoá, trái phiếu, cổ phiếu, các chỉ số chứng khoán, và ngoại tệ… Về mặt lý thuyết tất cả các yếu tố có sự biến động (phát sinh rủi ro) làm nảy sinh nhu cầu phòng ngừa rủi ro cũng như nhu cầu đặt cược để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư đều có thể trở thành tài sản cơ sở (hay biến cơ sở) của một CKPS.

CKPS được chia ra 4 loại chính:

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng hoán đổi

Là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước tại ngày thực

hiện giao dịch.

Là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (sở

chứng khoán).

Là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở

theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm xác định trong tương lai.

Là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của

một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của

công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoản thời gian nhất định.

CKPS có lịch sử lâu đời. Từ thời cổ đại trong tác phẩm Chính trị học, Aristotle đã kể câu chuyện về một triết gia người Hy Lạp tên là Thales dựa trên dự đoán về thời tiết đã mua quyền chọn với một số lượng lớn máy ép ô liu, trong đó Thales sẽ chỉ phải chịu thiệt hại một số tiền nhất định nếu như thời tiết không thuận lợi cho vụ ô liu đó. Tới thời trung cổ, các hợp đồng kỳ hạn đã xuất hiện ở châu Âu và tới thế kỷ 16, Hợp đồng tương lai cho mặt hàng gạo đã được giao dịch tại Osaka (Nhật Bản).

Tại Hà Lan, cơn cuồng hoa Tulip đã dẫn tới các dạng hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn với hoa Tulip, đến khoảng thế kỷ 17, CKPS với cổ phiếu được giao dịch tại Sở Giao dịch Amsterdam.

Từ những năm 1790, quyền chọn cổ phiếu đã được giao dịch tại Mỹ, sau đó là các hình thức giao dịch kỳ hạn với các giao dịch ngũ cốc, bông. Đến đầu những năm 70, thị trường phái sinh bước vào giai đoạn phát triển mới với các sản phẩm phái sinh tài chính như Hợp đồng tương lai tiền tệ (CME, 1972), Hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc Mỹ (CBOT, 1975), Quyền chọn với Hợp đồng tương lai cổ phiếu (CBOT, 1982).

Cho tới nay, thị trường phái sinh trên toàn thế giới đã đạt đến quy mô rất lớn. Theo BIS (Tên cụ thể), tính tới năm 2013, giá trị danh nghĩa của các vị thế mở là 64.628 tỷ đô la Mỹ đối với thị trường phái sinh tập trung (so với vốn hóa của 58 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới là 63.400 tỷ đô la Mỹ) và 710.182 tỷ đô la Mỹ với thị trường phái sinh phi tập trung.

Vai trò của các sản phẩm CKPS là:

1) Để phòng ngừa rủi ro biến động về giá của tài sản cơ sở dành cho các nhà đầu tư có nhu cầu phòng ngừa rủi ro và

2) Để đặt cược vào sự biến động giá của tài sản cơ sở để có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận đối với các nhà đầu cơ.

Các biến động của tài sản cơ sở (như biến động giá cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá các loại hàng hóa cơ bản…) luôn làm nảy sinh nhu cầu phòng ngừa rủi ro đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản cơ sở này và nhu cầu đặt cược vào sự biến động tương lai của chúng đối với các nhà đầu cơ. Sự xuất hiện của các sản phẩm CKPS đã đáp ứng nhu cầu này qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng.

Ví dụ: Một nhà đầu tư mua cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 của TTCK Việt Nam. Nhà đầu tư đối mặt với rủi ro thị trường chung có thể suy giảm qua đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, do đó có nhu cầu phòng ngừa rủi ro. Nhà đầu tư này sẽ có nhu cầu bán hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Một nhà đầu tư khác đặt cược vào khả năng chỉ số không giảm mà sẽ tăng.

Nhà đầu tư này có khả năng chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhuận do đó sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Tham khảo tài liệu quốc tế, chúng tôi nhận thấy trung bình nhu cầu phòng ngừa sẽ chiếm khoảng gần 45% giao dịch chứng khoán Phái sinh, khoảng 45% cho mục đích đầu cơ và 10% đến từ các giao dịch mua bán chênh lệch giá arbitrage.

Hợp đồng tương lai (HĐTL) là cam kết đã được chuẩn hóa về việc mua và bán tài sản cơ sở với giá xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai. HĐTL được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.

Do được chuẩn hóa và đảm bảo tính đồng nhất của hợp đồng, các bên của Hợp đồng có thể dễ dàng giao dịch HĐTL trên thị trường tập trung theo nguyên tắc tương tự như giao dịch chứng khoán cơ sở. Việc tham gia vào một hợp đồng mới hoặc thoát khỏi một hợp đồng có thể được thực hiện thông qua hoạt động giao dịch mua/bán hợp đồng trên thị trường.

Các yếu tố được chuẩn hóa trong HĐTL là tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, bước giá, thời gian đáo hạn, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán bù trừ, giới hạn biến động giá hàng ngày…

Các yếu tố được chuẩn hóa bởi các điều khoản trong hợp đồng do tổ chức quản lý thị trường là Sở Giao dịch Chứng khoán quy định. Các điều khoản được chuẩn hóa sẽ được quy định tại Mẫu hợp đồng và bao gồm những điều khoản cụ thể về việc giao dịch và thanh toán của các bên.

HĐTL chỉ số cổ phiếu là loại hợp đồng tương lai có tài sản/công cụ cơ sở là một chỉ số cổ phiếu. Tương tự như các loại hợp đồng tương lai khác, HĐTL chỉ số cổ phiếu là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa đó về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng.

HĐTL chỉ số nào sẽ được giao dịch tại Việt Nam?

Dự kiến quý II/2017, Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ đưa ra sản phẩm CKPS đầu tiên:

HĐTL dựa trên chỉ số VN30

Giá tham chiếu

Giá đóng cửa của chỉ số cơ sở của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trường hợp hợp đồng mới niêm yết)

Phương thức xác định giá cuối cùng

Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai.

Do giao dịch phái sinh cho phép sử dụng đòn bảy lên tới 10 lần, như vậy, chỉ cần số tiền tối thiếu chỉ 7 – 10 triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể tham gia vị thế mua/bán một hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Hợp đồng trên sẽ có bước giá 0.1 điểm chỉ số và biên độ giống thị trường cơ sở (+/-7%), được giao dịch sớm hơn 15 phút và đóng cửa cùng so với thị trường cơ sở, qua đó, có tác dụng xác định biến động giá đối với thị trường cơ sở. Ở một thời điểm ví dụ như ngày 2/6/2017, sẽ tồn tại 4 loại hợp đồng tương lai là HĐTL đáo hạn tháng 6 (VN30F1706), HĐTL đáo hạn tháng 7 (VN30F1707), HĐTL tháng 9 (VN30F1709) và HĐTL đáo hạn tháng 12 (VN30F1712). Khi hợp đồng tương lai tháng 6 đáo hạn (ngày 16/6/2017), lúc đó sẽ tồn tại HĐTL đáo hạn tháng 7, HĐTL tháng 8, HĐTL tháng 9 và HĐTL tháng 12.

Theo lộ trình phát triển của thị trường CKPS được phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg, sau năm 2020 và về dài hạn các công cụ tài chính phái sinh là HĐTL và HĐQC dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, HĐTL tiền tệ và hàng hóa sẽ được tập trung giao dịch thống nhất trên SGDCK. Dựa trên kinh nghiệm phát triển thị trường Phái sinh của các nước, chúng tôi kỳ vọng trong tương lai thị trường Phái sinh sẽ đạt quy mô tương đương thị trường cơ sở, mở ra những cơ hội đầu tư và phòng ngừa rủi ro chủ động cho nhà đầu tư chứng khoán.

Nguồn: Internet

Chứng Khoán Phái Sinh: Kiến Thức Cần Biết (Update 2022)

Thị trường phái sinh mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2017 và có sức hút không hề nhỏ khi có thể giúp những nhà đầu tư lãi gấp nhiều lần sau một khoảng thời gian ngắn.

Chính vì thế đa số những nhà “đầu tư” hiện tại đều sử dụng các sản phẩm phái sinh như một công cụ để đầu tư kiếm lời, thay vì mục tiêu ban đầu của chúng là để phòng tránh rủi ro (hedging), dẫn tới những rủi ro khôn lường.

Trong bài viết này, GoValue sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản để có thể bắt đầu đầu tư chứng khoán phái sinh mà vẫn tránh được những rủi ro tiềm ẩn.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là 1 hợp đồng tài chính q uy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

Chính nhờ việc ấn định giá giao dịch ở thời điểm hiện tại này mà các sản phẩm phái sinh đã được sử dụng từ rất lâu (khoảng 4 ngàn năm trước CN tại khu vực Lưỡng Hà) với mục đích cốt lõi ban đầu là đề phòng rủi ro.

Bạn là nông dân trồng lúa, giá gạo ở thời điểm hiện tại (1/4) khi chưa tới vụ thu hoạch là vào khoảng 15.000đ/kg, khá cao so mọi năm.

Với kinh nghiệm lâu năm của mình bạn biết rằng giá gạo nhiều khả năng sẽ giảm trong tương lai khi vào chính vụ thu hoạch, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bán giá thấp hơn và làm lợi nhuận suy giảm.

Đây chính là những sản phẩm phái sinh sơ khai nhất của thị trường hàng hóa mà sau này được giới “đầu cơ” sử dụng như một công cụ để tìm kiếm lợi nhuận.

Nếu bạn không phải là nông dân trồng lúa, bạn chẳng có hạt gạo nào để giao cho người mua tại thời điểm thu hoạch.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể ký hợp đồng tương lai với người mua và sau đó mua lại gạo trên thị trường để giao ở thời điểm 30/4.

Lúc này bạn muốn tham gia thị trường phái sinh đơn giản chỉ là vì bạn tin rằng giá gạo sẽ giảm trong tương lai và bạn muốn kiếm lời dựa trên khoản chênh lệch đó chứ không phải để giảm thiểu rủi ro giảm giá.

Các loại chứng khoán phái sinh

Sau này rất nhiều quy định được ban hành quy định về quyền, nghĩa vụ, thời gian, số tiền đảm bảo cho các loại hợp đồng.

Từ đó người ta mới chia chứng khoán phái sinh làm 4 loại chính để dễ phân biệt:

Hợp đồng tương lai (Future Contract) là gì?

Hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá chuyển giao (future price) tài sản đó tại một thời điểm có hiệu lực trong tương lai và việc chuyển giao này được thực hiện theo các quy định của Sở giao dịch có tổ chức.

Trở lại với ví dụ ban đầu, về việc mua bán gạo. Hợp đồng 2 bên ký kết gọi là hợp đồng kỳ hạn (forward contract) khi khối lượng gạo, giá bán, thời gian giao hàng… tùy thuộc vào 2 bên thương lượng.

Cả người mua và người bán đều phải đối mặt với rủi ro hợp đồng không được thực hiện khi 1 trong 2 bên có thể hủy ngang hợp đồng.

Tài sản cơ sở có thể là: Ngũ cốc, thực phẩm, năng lượng, kim loại, tiền tệ, chỉ số tài chính…

Quy cách của hàng hóa giao dịch trong Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và được giao dịch tại các sàn tập trung.

Tuy nhiên với hợp đồng tương lai (future contract) thì khác, đây chính là hợp đồng kỳ hạn được sở giao dịch chuẩn hóa, quy định về:

Nói cách khác, bạn sẽ không trực tiếp đến gặp người B để đàm phán hợp đồng mà sẽ trực tiếp mua hợp đồng trên sàn giao dịch.

Ở đây toàn bộ hợp đồng mua bán đã được chuẩn hóa và yêu cầu tỷ lệ ký quỹ nhất định để đảm bảo khả năng thực hiện của 2 bên.

Loại tài sản;

Quy mô hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở được chuyển giao đối với mỗi đơn vị hợp đồng);

Loại và đơn vị tiền tệ đối với giá chuyển giao mỗi phiên;

Biên độ dao động giá chuyển giao;

Địa điểm và thời gian thực hiện việc chuyển giao;

Tỷ lệ ký quỹ (đảm bảo khả năng thực hiện của 2 bên);

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

#1. Mức giá chuyển giao được điều chỉnh theo tình hình thị trường

Mức giá này được ấn định ban đầu và thay đổi sau mỗi phiên trên thị trường.

Giá chuyển giao của Hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và liên tục thay đổi theo thời gian.

Nếu giá giao ngay của tài sản cơ sở tăng thì thông thường giá chuyển giao cũng tăng và ngược lại. Vào cuối phiên, mức giá chuyển giao của Hợp đồng tương lai sẽ được công bố và có hiệu lực cho đến phiên tiếp theo.

#2. Hợp đồng tương lai yêu cầu tỷ lệ ký quỹ

Khi tham gia Hợp đồng tương lai, người mua và người bán phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn, và ký quỹ một tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng.

Số dư tài khoản ký quỹ của bên tham gia giao dịch sẽ luôn thay đổi theo giá hàng ngày và không được thấp hơn mức ký quỹ duy trì (theo quy định của Sở giao dịch ).

#3. Giá trị lỗ lãi của Hợp đồng tương lai được xác định hàng ngày

Nhà đầu tư đứng ở vị thế mua (Long-position – người mua) được lợi nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường tăng lên.

Nhà đầu tư đứng ở vị thế bán (Short-position – người bán) sẽ được lợi nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường giảm xuống.

Nếu bạn đang tự hỏi nếu bạn dự báo giá gạo (tài sản cơ sở) sẽ tăng trong tương lai, tại sao chúng ta không mua trực tiếp gạo mà phải mua qua hợp đồng tương lai?

Đây chính là điểm hấp dẫn của sản phẩm phái sinh này khi:

Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có duy nhất sản phẩm chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Bạn không cần phải có đủ 100% số tiền để mua tài sản cơ sở

Bạn Không lo ngại vấn đề bảo quản, vận chuyển hàng hóa

Dễ dàng giao dịch

Bạn mở vị thế mua 01 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 12/2020, và kỳ vọng thị trường (chỉ số VN30) sẽ tăng trong tương lai.

Giá trị ký quỹ của nhà đầu tư tăng lên: 15 triệu + 1 triệu = 16 triệu đồng

Phần trăm lãi của nhà đầu tư khi đó là: 1/15 = 7%

Còn nếu tham gia trên thị trường cơ sở, phần trăm lãi của nhà đầu tư chỉ là: (1.010 -1.000)/1.000 x 100% = 1%

Như vậy, nhờ chỉ phải bỏ số tiền ký quỹ ban đầu (15%) mà chỉ với một biến động nhỏ về giá của hợp đồng tương lai có thể tạo ra mức lãi/lỗ lớn hơn nhiều lần so với việc đầu tư vào tài sản cơ sở.

Rất nhiều nhà đầu tư đã tham gia thị trường phái sinh với mục đích duy nhất là kiếm tiền nhanh nhưng lại quên rằng mục đích ban đầu của thị trường phái sinh là phòng tránh rủi ro, không phải kiếm lời.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau về 2 chiến lược này ngay sau đây…

Chiến lược khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh

#1. Chiến lược đầu cơ, đòn bẩy lớn

Với việc chỉ cần bỏ ra 15% tỷ lệ ký quỹ ban đầu và sử dụng tới 85% tiền của công ty chứng khoán thì mức lời/lỗ của bạn sẽ được đẩy lên rất cao (khoảng 6 lần).

Thay vì bỏ 100 triệu của mình ra để mua các cổ phiếu trong VN30 thì bạn lại sử dụng số tiền đó để mua hợp đồng tương lai.

Đây là ví dụ điển hình của chiến lược đầu cơ.

Cứ mỗi 1% tăng hoặc giảm của VN30, bạn sẽ lãi hoặc lỗ tương ứng xấp xỉ 7%.

Cuối mỗi ngày giao dịch bạn buộc phải duy trì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu của mình nếu không muốn bị công ty chứng khoán bán tài sản (margin call).

Đương nhiên với biến động mạnh như vậy thì bạn sẽ có nhiều khả năng bị cháy tài khoản trước khi chỉ số VN30 kịp tăng trở lại.

Đó là tâm lý hành vi tài chính thông thường. Áp lực bị call margin sẽ khiến bạn khó có thể đưa ra những quyết định đúng.

#2. Chiến lược hạn chế rủi ro – Hedging

Đây mới chính là mục tiêu hướng tới của thị trường phái sinh.

Ví dụ bạn có 1 tỷ đồng và phân bổ 90% tức là 900 triệu để mua cổ phiếu trong nhóm VN30 và 100 triệu để hedging – tức short 6 hợp đồng chỉ số VN30 (15 triệu 1 hợp đồng).

Chúng ta luôn cảm thấy đau đớn khi lỗ nhiều hơn là lãi

Bạn lời từ chứng khoán cơ sở: 900 x (1.010/1.000 – 1) = 9 triệu.

Lỗ từ việc short chỉ số HNX: (1.010 – 1.000) x 6 x 100.000 = 6 triệu.

Tổng cộng bạn sẽ lãi = 9 – 6 = 3 triệu.

TH1: Khi chỉ số HNX tăng 1% từ 1.000 điểm lên 1010 điểm

Bạn sẽ lỗ từ thị trường cơ sở: 900 x (990/1.000 – 1) = – 9 triệu

Tuy nhiên bạn sẽ lãi ở thị trường phái sinh: (1.000 – 990) x 6 = 6 triệu

Tổng cộng bạn sẽ lỗ: 9 – 6 = 3 triệu

TH2: Khi chỉ số VN30 giảm 1% từ 1.000 điểm xuống 990 điểm

Đây cũng chính là công cụ được các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng để đảm bảo tỷ lệ rủi ro tối đa mà mình có thể chịu đựng.

Có thể bạn sẽ thấy nực cười khi thấy việc tham gia vào thị trường phái sinh theo chiến lược hedging sẽ chỉ khiến bạn bị giảm lãi trong trường hợp dự đoán đúng và bớt lỗ trong trường hợp bạn dự đoán sai.

Tuy nhiên với các tổ chức đầu tư lớn sẽ thường có mục tiêu kỳ vọng/rủi ro chịu đựng rất rõ ràng, thị trường phái sinh lúc này là công cụ tuyệt vời để họ có thực hiện mục tiêu đó.

Rất nhiều nhà đầu tư lão làng đã phải thừa nhận rằng tham gia thị trường phái sinh theo chiến lược đầu cơ là cực kỳ rủi ro và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với thị trường chứng khoán cơ sở…

Hãy cẩn trọng và thực sự hiểu rõ chiến lược đầu tư của bạn trước khi tham gia thị trường phái sinh!

Khác biệt giữa: Hợp đồng tương lai vs. Chứng khoán cơ sở (cổ phiếu thường)

Bên cạnh đó, Hợp đồng tương lai có một số ưu điểm như:

Tuy vậy, các hợp đồng tương lai sẽ có thời gian đáo hạn, do đó nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

Những rủi ro khi tham gia vào chứng khoán phái sinh?

Khi giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng có lợi, nhà đầu tư sẽ ghi nhận khoản tiền lãi lớn trên mức ký quỹ ban đầu.

Khi giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng bất lợi, nhà đầu tư sẽ chịu khoản thiệt hại lớn trên tài khoản ký quỹ.

Tổng số lượng hợp đồng tương lai lưu hành không bị giới hạn: số lượng hợp đồng lưu hành trên thị trường phụ thuộc vào nhu cầu nhà đầu tư;

Nhà đầu tư có thể tham gia Vị thế bán mà không cần sở hữu tài sản cơ sở của hợp đồng đó;

Nếu giá trị ký quỹ xuống thấp hơn Mức ký quỹ duy trì , nhà đầu tư sẽ phải bổ sung ký quỹ.

Nếu không nộp bổ sung, nhà đầu tư buộc phải đóng 1 phần/toàn bộ vị thế đang nắm giữ bằng việc đặt lệnh đối ứng trên thị trường. Khi đóng được vị thế, nhà đầu tư vẫn phải thanh toán thiệt hại cho TTTTBT và công ty chứng khoán nếu như giá trị ký quỹ không đủ để chi trả.

Để tham gia giao dịch Chứng khoán phái sinh, bạn cần làm gì?

“Lợi thế đòn bẩy được coi là con dao 2 lưỡi khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường”

Để tham gia giao dịch HĐTL, Nhà đầu tư có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh và một tài khoản ký quỹ tại một thành viên bù trừ (có thể là tổ chức khác nếu thành viên giao dịch của nhà đầu tư không phải thành viên bù trừ).

Bước 2: Trước khi giao dịch, nhà đầu tư nộp tiền (ký quỹ) theo quy định.

Bước 3: Nhà đầu tư tiến hành tham gia giao dịch HĐTL theo hướng dẫn và bổ sung ký quỹ (khi được yêu cầu).

Sản phẩm chứng khoán phái sinh nào được triển khai đầu tiên ở Việt Nam?

Ngày 10/8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chính thức mở cửa. Trong đó, sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30.

Hợp đồng tương lai chỉ số là một hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là một chỉ số chứng khoán. Hợp đồng được giao dịch trên Sở giao dịch tập trung với một số điều khoản chuẩn hóa (được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng).

Ví dụ, tại thời điểm tháng 12/2020, sẽ tồn tại 4 hợp đồng gồm: HĐTL đáo hạn tháng 12/2020 (tháng hiện tại – VN30F2012), HĐTL đáo hạn tháng 1/2021 (tháng tiếp theo – VN30F2101), HĐTL đáo hạn tháng 3/2021 (VN30F2103) và HĐTL đáo hạn tháng 6/2021 (VN30F2106) ( tương ứng với 2 tháng cuối 2 quý gần nhất ).

Hệ số nhân đối với VN30-Index là 100.000 đồng, tương ứng với quy mô một hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index tại mức 700 điểm là 70.000.000 đồng (100.000 đồng x 700).

Theo quy định của VSD, mức ký quỹ ban đầu vào khoảng 10-15% giá trị hợp đồng ( * Chi tiết tính mức ký quỹ ban đầu theo công thức tính tại Quy chế Ký quỹ của VSD ), nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 70.000.000 đồng thì mức ký quỹ ban đầu để mua 1 hợp đồng vào khoảng 7-10,5 triệu đồng. Với mức ký quỹ này, các nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể tham gia vị thế mua/bán một hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index.

Hợp đồng trên có bước giá 0,1 điểm chỉ số và biên độ giống thị trường cơ sở (± 7%), được giao dịch sớm hơn 15 phút và đóng cửa cùng thời gian so với thị trường cơ sở.

Làm sao để thành công với giao dịch chứng khoán phái sinh?

Để có thể thành công với giao dịch phái sinh, bạn phải xác định được mục đích của mình khi tham gia giao dịch đó là gì? Để phòng ngừa rủi ro hay để đầu cơ (trading) sinh lợi?

Hầu hết nhà đầu tư cá nhân tiếp cận với các hợp đồng phái sinh dưới góc độ đầu cơ (trading), do đó, GoValue khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về phân tích kỹ thuật.

Việc hiểu về các chỉ báo kỹ thuật sẽ giúp bạn có được những tín hiệu mua bán ngắn hạn chính xác và dễ dàng thu lợi từ hoạt động đầu cơ.

Tất nhiên, bạn cần có những hiểu biết nhất định về phân tích kỹ thuật và xây dựng cho mình 1 hệ thống chỉ báo riêng trước khi nghĩ đến việc làm giàu từ hợp đồng phái sinh.