Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Chung Mẹ Tôi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tìm Hiểu Chung Về Uy

I. Tác giả

– Cho đến nay, vẫn chưa biết đích xác Hô-me-rơ là ai.

– Có nhiều truyền thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể về ông là con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII trước Công nguyên.

– Ông mang tên Mê-lê-xi-gien (nghĩa là con của dòng sông Mê-lét).

II. Tác phẩm

Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê

– I-li-át gồm 15 693 câu thơ. Tác phẩm kể về cơn giận của anh hùng Asin. I-li-át là bài ca chiến trận. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh thể xác của con người.

– Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành Tơ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.

2. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

a. Tóm tắt

     Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.

b. Tìm hiểu chung

– Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê

– Bố cục (2 phần)

     + Phần 1 (từ đầu … người kém gan dạ): Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật, Pê – nê – lốp chưa chịu nhận chồng

     + Phần 2 (còn lại): Pê-nê-lốp chưa chịu nhận chồng.

III. Giá trị nội dung và nghệ thuật

1. Giá trị nội dung

– Đoạn trích đề cao trí tuệ và lòng chung thuỷ của con người

2. Giá trị nghệ thuật

– Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.

– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết 

Tìm Hiểu Chung Về Phật Giáo

Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của Phật Giáo để hiểu rõ hơn về việc liệu có phải tất cả các phật tử đều phải ăn chay.

Phật Giáo là gì ? Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay. Ngài được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết. Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”.

Trong suốt những năm còn tại thế, đức Phật đã du hành và thuyết pháp độ sinh. Tuy nhiên, Ngài không dạy cho mọi người những gì mà Ngài biết khi chứng ngộ, mà thay vào đó Ngài dạy cho mọi người làm thế nào nhận thức rõ tính giác ngộ vốn có sẵn ngay chính bản thân của họ. Ngài dạy rằng bản chất giác ngộ chỉ đến từ kinh nghiệm trực tiếp, chứ không thể thành tựu thông qua bằng niềm tin và các giáo điều.

Nhiều thế kỷ sau khi Ngài nhập diệt, Phật giáo được truyền bá khắp các nước châu Á và trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng ở lục địa này. Ngày nay, ước tính số lượng Phật tử trên rất lớn, trong đó phải kể đến các nước châu Á, đạo Phật được xem như là đạo chủ chốt, và chúng ta thật khó biết được số lượng chính xác Phật tử ở các nước như Trung Quốc. Ngày nay, ước tính số lượng Phật tử trên thế giới có khoảng 350 triệu người. Điều này đã làm cho Phật giáo trở thành một trong bốn tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Tìm hiểu sự khác biệt Phật Giáo và các tôn giáo khác.

Phật giáo rất khác với các tôn giáo khác.Ví dụ, tâm điểm của hầu hết các tôn giáo là Thượng đế, hoặc Đấng toàn năng, thế nhưng Phật giáo là vô thần. Đức Phật dạy tin vào Thượng đế không mang lại lợi ích trong việc nhận thức chân lý giác ngộ.

Hầu hết các tôn giáo lấy niềm tin làm nền tảng căn bản. Nhưng trong Phật giáo niềm tin về một chủ thuyết nào đó nằm ngoài tầm nhận thức thì không thể chấp nhận. Đức Phật cho rằng, chúng ta không nên đặt niềm tin vào bất cứ một học thuyết nào dù học thuyết đó chúng ta được đọc nó trong kinh điển, hoặc được dạy bởi một vị thầy nào.

Thay vì chúng ta tin tưởng và học thuộc lòng những chủ thuyết, đức Phật dạy cho chúng ta làm thế nào có thể nhận chân được chân lý ngay chính mình. Phật giáo chú trọng việc hành trì hơn là niềm tin. Nguyên tắc chung chủ yếu cho người Phật tử hành trì dựa trên giáo lý Bát chánh đạo.

Phật pháp căn bản

Phật giáo nhấn mạnh tự do trong việc tìm hiểu. Cách tốt nhất để hiểu được Phật giáo, là phải xem Phật giáo như là những phương pháp để hành trì, và phương pháp này đòi hỏi sự tin tấn trong việc thực hành. Người Phật tử không nên chấp nhận niềm tin mù quáng, chỉ có hành trì là phương pháp tốt nhất để có thể cảm nhận và nhận thức đúng đắn những lời Phật dạy.

Có thể nói, giáo pháp căn bản của Phật giáo là giáo lý bốn sự thật cao cả hay còn gọi Tứ diệu đế.

2. Sự thật về nguyên nhân của khổ (Samudaya) 3. Sự thật về chấm dứt khổ (Nirhodha) 4. Sự thật về con đường thoát khỏi khổ (Magga)

Thông qua Tứ diệu đế, tôi nhận thấy chân lý dường như không có nhiều. Thế nhưng, ở tầm thấp hơn chân lý thì có vô số các lời dạy về bản chất tồn tại của cái ngã, về đời sống và cái chết, đề cập đến khổ đau. Tứ diệu đế không đề cập đến niềm tin vào giáo pháp, mà là một phương pháp giải thích về bản chất của Phật pháp, cách thấu hiểu, cách thực nghiệm Phật pháp thông qua kinh nghiệm của chính bản thân trong đời sống hằng ngày. Đây cũng chính là tiến trình của sự giải thích, nhận thức, thực nghiệm theo quan điểm Phật giáo.

Các trường phái khác nhau trong Phật giáo

Cách đây khoảng 2.000 năm, Phật giáo đã phân chia thành hai trường phái chính là Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo Nguyên thủy đã có ảnh hưởng và truyền bá qua các nước như Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện và Lào. Trong khi đó Phật giáo Đại thừa lại được truyền bá sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nepal, Mông Cổ, Triều Tiên và Việt Nam. Trong những năm gần đây, Phật giáo Đại thừa cũng có số lượng Phật tử rất lớn ở Ấn Độ. Trong Phật giáo Đại thừa lại được phân chia thành nhiều tông phái như là Tịnh Độ tông và Thiền Tông.

Hai trường phái trên có sự bất đồng chủ yếu trong học thuyết về Vô ngã, mà ngôn ngữ Pali gọi là anatman hay anatta. Theo học thuyết này, không có gì gọi là tự ngã, bởi mọi trạng thái vô thường, bản thể đều là không. Vô ngã là một học thuyết khó có thể hiểu được, thế nhưng đây là triết lý tinh ba mà chúng ta chỉ tìm thấy trong Phật giáo.

Rất cơ bản, Phật giáo Nguyên thủy xem vô ngã hàm nghĩa sự tồn tại về “cái tôi” của mỗi cá nhân, hoặc cá tính nào đó đều là một ảo tưởng. Một người khi giải thoát khỏi những ra khỏi ảo tưởng sai lầm này thì người đó có thể sống trong cảnh an lạc thảnh thơi mà danh từ Phật học gọi là Niết bàn (Nirvana). Quan điểm về Vô ngã của Phật giáo Đại thừa cao hơn, theo quan điểm Phật giáo Đại thừa thì tất cả các hiện tượng bản chất vốn là không, và chúng có mối tương quan mật thiết với các hiện tượng khác. Bản chất của vạn pháp vốn không có thật mà chỉ là mang tính tương đối. Quan điểm này Phật giáo Đại thừa gọi là “Duyên sinh, Không” (Shunyata).

Trí tuệ, tình thương và đạo đức

Có thể nói trí tuệ và tình thương là đôi mắt của Phật giáo. Trí tuệ mang tính chất đặc thù trong Phật giáo Đại thừa, dùng biểu thị cho những ai nhận chân được bản chất vô ngã của vạn pháp. Có hai từ để phiên dịch từ “Từ bi” là Metta và Karuna. Metta theo ngôn ngữ Pali có nghĩa là lòng nhân từ đối với tất cả chúng sinh, một tình thương không có phân biệt, vượt lên sự chấp trước ích kỷ của cái tôi. Trong khi đó từ Karuna dùng để ám chỉ cho hành động cảm thông, tình thương không biên giới, là một sự tự nguyện không mang đau khổ đến cho những người khác, và đó chính là lòng trắc ẩn. Từ (metta), Bi (karuna), Hỷ (mudita) và Xả (upeksha) được xem là bốn đức hạnh cao cả mênh mông mà người Phật tử cần phải tự thân tu tập.

Một người khi họ đã hoàn thiện về đức hạnh thì sẽ có hành động đúng trong mọi hoàn cảnh. Đối với người sơ cơ cần phải gìn giữ giới luật.

Một số hiểu lầm thường gặp

Có hai điều mà hầu hết mọi người cho rằng họ hiểu biết về Phật giáo là Phật giáo tin tưởng sự tái sinh và tất cả người Phật tử đều ăn chay. Tuy nhiên, hai quan niệm này hoàn không đúng, sự tái sinh trong Phật pháp rất khác so với những gì mà hầu hết mọi người gọi là sự đầu thai. Trong khi đó việc ăn chay được khuyến khích trong một số trường phái, ăn chay chỉ là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mà hoàn toàn không có một sự bắt buộc nào.

-ST-

Tìm Hiểu Chung Về Mạng Máy Tính

19:52 15-04-2021

Bachkhoa-Aptech

Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại… để chia sẻ dữ liệu cho nhau.

Nội dung

Định nghĩa mạng máy tính

Tầm quan trọng của hệ thống mạng trong cuộc sống

Phân loại mạng máy tính

Các thành phần mạng

Cách tư duy về một mạng máy tính

1. Định nghĩa mạng máy tính

Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ, tia hồng ngoại… để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác đều là các bit nhị phân 0 và 1, sau khi biến đổi thành xung điện, xung ánh sáng hay sóng điện từ, sẽ được truyền qua phương tiện truyền dẫn.

Mạng máy tính có nhiều ích lợi:

Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng

Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng

Chia sẻ ứng dụng

Tập trung dữ liệu, dễ bảo mật, dễ sao lưu

Sử dụng được internet….

2. Tầm quan trọng của hệ thống mạng trong cuộc sống

+ Các ứng dụng quan trọng hiện tại qua mạng là: thư điện tử, hội nghị truyền hình (video conference), điện thoại Internet, giao dịch và lớp học ảo (e-learning hay virtual class), dịch vụ tìm kiếm.

+ Hệ thống mạng cung cấp nhiều tiện lợi cho sự truyền thông tin trong các mối quan hệ người với người như là:

Cập nhật thông tin nhanh

Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá nhân

Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân với nhau

Làm việc từ xa và thuận tiện trong di chuyển: dữ liệu ở trong công ty nhưng vẫn truy cập được từ bên ngoài vào thông qua các giao thức như VPN, FTP

Làm phương tiện giải trí chung: như các trò chơi, chia sẻ phim ảnh qua mạng, chat, facebook

3. Phân loại mạng máy tính (type of network)

Dựa vào các tiêu chí: là Vị trí địa lý, chức năng, công nghệ và mô hình mạng:

a. Theo ví trí địa lý

Mạng LAN (Local Area Network): là mạng nội bộ trong công ty, các doanh nghiệp, trong một tòa nhà.

WAN (Wide Area Network): là mạng diện rộng kết nối các máy tính trong phạm vi giữa các tòa nhà, các thành phố hay một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc giữa các vùng lãnh thổ trong một châu lục bằng đường viễn thông hoặc tín hiệu vệ tinh.

MAN (metropolitan area network) là loại mạng kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố với đường truyền tốc độc cao như đường cáp quang (FTTH).

GAN (global area network) là mạng kết nối các máy tính trên phạm vi toàn thế giới. Các bạn đừng nhầm tưởng rằng mạng GAN chính là mạng Internet mà Internet chỉ là một dạng của mạng GAN thôi. Các máy tính trong mạng được kết nối với nhau bằng mạng viễn thông, hoặc tín hiệu vệ tinh.

Intranet là mạng của riêng 1 tổ chức như mạng của Viettel, VNPT, FPT.

Extranet là mạng các tổ chức khác nhau được kết nối lại. Ta có kết nối mạng của Viettel, VNPT, FPT nên mới truyền thông được từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Hoặc các ngân hàng này kết nối với các ngân hàng khác.

Brach là mạng chinh nhánh. Trụ sở đặt ở Hà nội còn chi nhánh ở Hải phòng và HCM

Campus là mạng trụ sở chính.

Internet là mạng toàn cầu kết nối các loại mạng lại với nhau.

b. Phân loại theo chức năng

Mạng Peer to Peer (mạng ngang hàng): là một kiểu mạng được thiết kế cho các thiết bị trong đó có chức năng và khả năng của các thiết bị đó là như nhau, mạng không có khái niệm máy trạm (client) hay máy chủ (server), mà chỉ có khái niệm các nốt (peers) đóng vai trò như cả client và server. Adhoc là một công nghệ ứng dụng mạng ngang hàng.

Mạng Client-Server: là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính nó được áp dụng rất rộng rãi như ứng dụng vào Web Server. Ý tưởng của mô hình này là máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách.

Mạng Boot room: là hệ thống mạng cho phép một số máy tính thành viên trong mạng không gắn đĩa cứng riêng mà vẫn có thể hoạt động như một máy tính thông thường.

c. Công nghệ tích hợp

LAN là công nghệ đóng gói theo chuẩn của Ethernet cụ thể là chuẩn 802.3.

WAN sử dụng công nghệ đóng gói bằng các công nghệ như: Công nghệ X25, Công nghệ Frame relay, ATM, PPP, HDLC.

Do có công nghệ LAN và WAN phức tạp nên cần phải nắm tốt công nghệ

d. Mô hình mạng (Topologies of network)

+ Start: là mạng hình sao. Tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các máy trạm và chuyển đến máy đích. Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là Switch, router, hub. Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết Point to Point.

Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các máy trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý.

Khuyết điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay).

+ Bus: là mạng trục tuyến tính (Bus). Máy chủ cũng như tất cả các máy tính khác, các nút đều được nối vào 1 đường trục cáp chính, sử dụng ít dây cáp nhất, hoạt động theo các liên kết Point to Multipoint hay Broadcast.

Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp.

Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động.

+ Token Ring: là mạng được bô trí theo dạng xoay vòng khép kín. Mạng hình vòng sử dụng thẻ bài. Tín hiệu được truyền đi kèm theo thẻ bài và chạy trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng sẽ kiểm tra thẻ bài nếu đúng của nó thì xử lý còn không đúng sẽ chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point to Point giữa các điểm.

Ưu điểm: có thể nới rộng, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với Bus và Star

Nhược điểm: Nếu bị ngắt ở một nút nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng

Thẻ bài sẽ có thông tin người gửi, người nhận được gán vào đầu của dữ liệu

+ Mesh: được sử dụng trong các mạng có độ quan trọng cao mà không thể ngừng hoạt động.

4. Các thành phần trong mạng máy tính

Bao gồm 4 thành phần:

Thiết bị đầu cuối: máy tính, laptop, Server, điện thoại, ti vi….

Đường truyền: dây, Switch, Router, Modem được kết nối lại với nhau.

Thông tin: nội dung website được gửi gửi tới người xem, thư điện tử, nội dung chat

Luật lệ (rule): cho phép truy cập tới đâu, được tải những phần dữ liệu nào, giao thức nào được áp dụng.

5. Bốn yếu tố của mạng máy tính

Một hệ thống mạng khi xây dựng cần chú ý các yếu tố sau:

Tính chống lỗi (giải thích về mặt đầu tư, mặt quản trị),

Tính mở rộng (tận dụng trên nguồn hệ thống có sẵn, chỉ việc mở rộng thêm),

Chất lượng dịch vụ

Bảo mật

Phòng Chuyên môn Mạng

Tìm Hiểu Chung Về Văn Tự Sự

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Văn tự sự là loại văn mà người viết (nói) nhằm giới thiệu, thuyết minh, miêu tả hành động tâm tư, tình cảm và nhân vật, kể lại câu chuyện trong một không gian, thời gian nhất định… nhằm làm cho người đọc (người nghe) hình dung được diễn biến câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện.

1. Trong đời sống thường ngày, có bao nhiêu chuyện mà con người muốn biết.

Một em nhỏ muốn nghe bà kể chuyện cổ tích: – Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

Một học sinh muốn biết vì sao bạn mình lại thôi học: – Cậu kể cho mình nghe, gia cảnh Lan như thế nào?

Một bà mẹ muốn biết bạn của con mình là người như thế nào? – Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học? vv…

Tự sự sẽ đáp ứng yêu cầu muốn hiểu biết một điều gì đó của con người. Khi ta yêu cầu ai đó kể chuyện cho mình nghe là ta chờ đợi một điều mà ta chưa biết và mong muốn hiểu biết điều đó. Điều đó bao gồm sự việc, sự vật. Vì vậy, tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật. Những văn bản được viết theo phương thức này đều là văn tự sự, như các truyện Con Rồng Cháu Tiên; Bánh Chưng, Bánh Giầy; Thánh Gióng vừa học.

2. Tự sự giúp tìm hiểu sự việc bằng phương thức nào?

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, đã cho biết những điều:

– Sự ra đời của Thánh Gióng (bà mẹ ra đồng sớm, ướm vào vết chân lạ, về có thai 12 tháng mới sinh con, đứa bé lên ba vẫn không biết nói cười).

– Ở đời Hùng Vương thứ 6 nước ta có giặc Ân xâm lược.

– Sự việc người anh hùng đánh tan giặc Ân.

Sự việc lớn đó được kể lại bằng một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa:

Bà mẹ thụ thai kì lạ → sinh ra đứa bé kì lạ (3 năm nằm im không nói) → sứ giả đến, bỗng nói lên câu nói đầu tiên kì lạ (xin đi đánh giặc và sẽ thắng giặc) → lớn lên kì lạ (nhanh như thổi) → nhân dân góp gạo nuôi chú bé → giặc đến, vươn vai thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt → ra trận, đánh giặc kì lạ (ngựa sắt phun lửa, roi sắt gãy, nhổ tre quật giặc chết như rạ) → bay về trời lại càng kì lạ → vua phong sắc, lập đền thờ, lễ hội hàng năm → dấu ấn chiến công vẫn còn đó.

Như vậy, truyện giúp ta giải thích được sự việc đánh giặc của Thánh Gióng, tìm hiểu tài năng, phẩm chất của Thánh Gióng, nêu lên vấn đề về người anh hùng đánh giặc và bày tỏ sự khâm phục, ngợi ca của nhân dân đối với người anh hùng. Tự sự giúp người ta giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

II. LUYỆN TẬP

1. Trả lời câu hỏi:

– Trong truyện ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT, phương thức tự sự được thể hiện: theo phương thức đối thoại.

Các sự việc được trình bày thành chuỗi: việc ông già đẵn củi xong phải mang củi về. Việc mang củi về dẫn đến việc ông già kiệt sức và thốt ra lời nói tỏ ý muốn Thần Chết đến mang lão đi.

Sự việc này dẫn đến sự xuất hiện của Thần Chết và câu hỏi của hắn ta.

Sự việc Thần Chết hỏi ý kiến; lão già sợ và lại nói: muốn nhờ Thần Chết nhấc hộ bó củi lên.

– Truyện này có ý nghĩa là: con người dù ở hoàn cảnh nào vẫn muốn được sống.

2. Bài thơ SA BẪY là một bài thơ tự sự.

Kể lại câu chuyện bằng miệng cần lưu ý các chi tiết: Bé Mây và mèo con rủ nhau đánh bẫy chuột nhắt bằng cách dùng cạm sắt, trong cạm có cá nướng ngon gài làm mồi nhử chuột bò vào. Hai bạn chắc mẩm chuột sẽ mắc bẫy vì chúng ngốc nghếch, tham ăn. Hai bạn cười đắc chí.

Đêm nằm ngủ Bé Mây mơ thấy trong lồng có rất nhiều chuột và mèo con đem chúng ra xử khiến chúng khóc sướt mướt xin tha chết.

Sáng mai vào bếp Mây thấy bẫy đã sập nhưng trong lồng cá mồi đã hết mà chẳng có con chuột nào, chỉ có mèo con nằm ngủ! (kết thúc thật bất ngờ, thú vị).

3. Văn bản “Huế khai mạc Trại Điêu khắc Quốc tế lần thứ ba”

Có nội dung tự sự vì nó kể lại sự việc về Trại Điêu khắc Quốc tế lần thứ ba tại Huế: thời gian khai mạc, các thành phần tham gia, thời gian bế mạc, mục đích của trại.

– Văn bản NGƯỜI ÂU LẠC ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC cũng có nội dung tự sự vì văn bản này kể lại quá trình dân Âu Lạc đánh tan quân Tần: thời gian quân Tần sang xâm lược, lực lượng của quân Tần, sự đô hộ của quân Tần. Người Lạc Việt chống lại quân Tần bằng cách đánh lâu dài với những căn cứ lập trong rừng sâu, núi cao. Thục Phán là người tài giỏi được tôn làm người chỉ huy. Quân Tần luôn bị đánh tỉa, bị tiêu hao dần lực lượng.

Qua nhiều năm chiến đấu, người Âu Lạc giết được nhiều địch quân, tướng Đồ Thư của chúng cũng phải bỏ mạng, sau cùng chúng phải rút chạy.

Tự sự ở đây có vai trò trình bày diễn biến của sự việc dẫn đến một kết thúc.

4. Kể câu chuyện và cho biết vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên:

Lạc Long Quân là con của thần Long Nữ. Thần sinh ra ở miền đất Lạc Việt, quen ở dưới nước, nhưng có lúc cũng lên trên cạn sống. Thần khỏe mạnh khác thường, lại có nhiều phép lạ nên trừ diệt được nhiều loài yêu quái làm hại dân lành. Thần lại biết dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Khi Lạc Long Quân gặp được nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, một người con gái đẹp tuyệt trần, thì hai người đã kết duyên chồng vợ.

Âu Cơ có thai rồi đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng nở thành một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ, khỏe mạnh như thần.

Khi các con đã khôn lớn hai người từ biệt nhau. Âu Cơ cùng năm mươi người con trai ở lại chốn non cao vì nàng vốn dòng tiên. Còn Lạc Long Quân thuộc nòi rồng thì dẫn năm mươi con xuống biển. Tuy kẻ miền núi, người vùng biển nhưng vẫn luôn hỗ trợ lẫn nhau.

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Các vua Hùng là tổ tiên của người Việt Nam ta.

Người Việt Nam tự xem nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên, cũng là thể hiện niềm tự hào và tôn kính tổ tiên, nhắc nhở tình đoàn kết, gắn bó giữa các miền.