Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Sôi Nổi Hoạt Động Ngoại Khóa Tìm Hiểu Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đại tá Nguyễn Xuân Thiệp, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ CHQS tỉnh cho biết: Trong những ngày tháng lịch sử hào hùng này, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) quân sự tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thi đua, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu năm 2016, thiết thực chào mừng các ngày kỷ niệm và hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập LLVT quân sự tỉnh (7/3/1947 – 7/3/2017). Trong khí thế đó, LLVT quân sự tỉnh càng vui mừng hơn khi có sự cổ vũ, động viên, khích lệ của giáo viên, học sinh, phụ huynh của các nhà trường đến tham quan, học tập ngoại khóa.

Bà Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sữa cho biết: Thông qua buổi ngoại khóa này giúp các học sinh thêm hiểu và yêu quý anh “Bộ đội Cụ Hồ”, hiểu biết lịch sử QĐND Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động truyền thống mang tính giáo dục cao của các nhà trường trong nhiều năm qua. Qua hoạt động nhằm đánh giá năng lực tổ chức, điều hành hoạt động của các giáo viên phụ trách lớp học và ý thức tổ chức kỉ luật học tập của học sinh.

Trong chương trình học tập ngoại khóa, học sinh các trường đã có buổi biểu diễn giao lưu văn nghệ, nghe cán bộ, chiến sĩ đơn vị kể chuyện lịch sử QĐND Việt Nam, xem phim tư liệu truyền thống QĐND Việt Nam, xem các chú bộ đội biểu diễn võ thể dục; tham quan doanh trại và nhà xe của Đại đội thiết giáp, đơn vị trực sẵn sàng chiến đấu. Em Trần Quốc Hưng, học sinh lớp 7A3, Trường THCS Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn bộc bạch: Qua học tập ở trường, bản thân cũng như các bạn chỉ biết về lịch sử QĐND Việt Nam qua sách giáo khoa, kiến thức và những hình ảnh sưu tầm minh họa của giáo viên giảng dạy. Hôm nay, khi nghe các chú bộ đội kể chuyện lịch sử, xem phim về những hoạt động của QĐND Việt Nam, rồi được trực tiếp tham quan doanh trại, xem các chú bộ đội trình diễn võ thuật và được chạm tay vào chiếc xe thiết giáp, em và các bạn nắm rõ, hiểu biết thực tế về các chú bộ đội, cùng trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của QĐND Việt Nam.

Thông qua tuyên truyền, giáo dục, học tập ngoại khóa đã giúp học sinh có nhận thức sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ chủ quyền độc lập của Tổ quốc.

Lịch Sử Và Ý Nghĩa Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22

Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…, đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc…”.

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 22/12/1944, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao – Bắc – Lạng, Cứu quốc quân,… là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập và đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và sáng ngày 26/12/1944 lại đột nhập vào đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), giết hết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh trận đầu của quân đội ta.

Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang khác…) thành Việt Nam Giải phóng quân; đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thương, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải phóng quân. Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lễ diễu binh quân đội nhân dân Việt Nam

Lịch sử 71 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-phu-chia anh em.  

Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 71 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Lịch Sử &Amp; Ý Nghĩa Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Việt Nam 22/12.

22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân – Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25-12-1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.Lịch sử 62 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em.Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thi Tìm Hiểu Lịch Sử, Văn Hóa Dân Tộc “Tự Hào Việt Nam” Lần Thứ Iii

Ngày 11/11 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 – 2020 dành cho đối tượng là học sinh đang theo học tại các trường trung học phổ thông (THPT) và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (TTGDNN- GDTX) trên cả nước.

Cuộc thi nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030”; thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2013 – 2020” của Ban Bí thư Trung ương Đoàn; chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên; 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Trường Giang (thứ 2 từ phải qua),Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn (áo xanh) cùng các đại biểuthực hiện nghi thức khai mạc cuộc thi.

Nội dung cuộc thi gồm những kiến thức về lịch sử, văn hóa Việt Nam đã được dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông; các cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước; các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, anh hùng liệt sĩ, người Việt Nam tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực, qua các thời kỳ; thành tựu trên các lĩnh vực của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Phát biểu khai mạc cuộc thi, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, Bác Hồ đã từng nhắn nhủ “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thời gian qua, ngành Giáo dục đã nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, thầy cô, các bậc phụ huynh đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của việc học Lịch sử nhưng thực tế, điểm trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia là 4,4, với 70% thí sinh dưới điểm trung bình.

Nhiều bạn trẻ cứ nghĩ rằng những kiến thức về Lịch sử có thể tra trên google nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhất là khi môi trường giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, các bạn trẻ phải nói làm sao, giới thiệu thế nào về lịch sử, văn hóa dân tộc để bạn bè quốc tế hiểu về đất nước, con người Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, đây là lần thứ 3 Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” được tổ chức. Năm nay, cuộc thi có nhiều đổi mới với thời gian thi lâu hơn, tương tác nhiều hơn, ngoài nội dung thi kiến thức, sản xuất video, còn có thiết kế inforgraphic để thu hút nhiều hơn thí sinh tham gia.

Cụ thể, cuộc thi gồm ba nội dung thi độc lập: Thi kiến thức gồm 03 vòng: vòng thi tuần (đợt 1: từ ngày 11/11 đến 08/12/2019 (4 tuần); đợt 2: từ 02/02/2020 đến 01/3/2020 (4 tuần), vòng chung kết cấp tỉnh, thành phố (dự kiến vào ngày 07/3/2020) và vòng chung kết xếp hạng toàn quốc (ngày 21-22/3/2020).

Thí sinh tham gia vòng thi tuần Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III

Ở nội dung này, học sinh đăng ký tham gia thi trực tuyến tại địa chỉ website: http://www.tuhaovietnam.edu.vn. Trong vòng thi tuần, mỗi thí sinh sẽ trải qua 4 phần thi: Theo dòng lịch sử, Giải mã lịch sử, Danh nhân đất Việt, Tự hào Việt Nam với ngân hàng câu hỏi phong phú, đa dạng, gắn liền với lịch sử, văn hóa dân tộc; giao diện trang thi được thiết kế hiện đại, sinh động, dễ truy cập; lượng câu hỏi các phần thi được bổ sung phong phú hứa hẹn sẽ mang đến sự hấp dẫn, kịch tính, bất ngờ cho người chơi.

Sau 8 tuần thi, tại mỗi tỉnh, thành phố, 20 thí sinh được tham gia vòng thi chung kết cấp tỉnh, thành phố. Kết thúc vòng thi cấp tỉnh, thành phố, tối đa 65 thí sinh đại diện cho 63 tỉnh, thành phố sẽ tham gia vòng chung kết toàn quốc. Các đại diện tham gia vòng chung kết toàn quốc là các thí sinh cao điểm nhất, có thời gian làm bài thi ngắn nhất.

Với nội dung thi sản xuất video, tác giả có thể lựa chọn xây dựng video có nội dung giới thiệu về các sự kiện lịch sử hoặc địa danh, di tích lịch sử hoặc nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam; giới thiệu về các di tích văn hóa, các vùng văn hóa, các loại hình văn hóa, nghệ thuật, làng nghề truyền thống; hoặc giới thiệu về nguồn gốc ra đời, tập quán, văn hóa, trang phục của đồng bào các dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam.

Nội dung thi thiết kế inforgraphic là phần thi mới được triển khai so với các năm trước, theo đó, tác giả thiết kế inforgraphic về một sự kiện lịch sử Việt Nam để tham gia dự thi.

Giải thưởng cho phần thi kiến thức gồm: giải thưởng tuần; giải thưởng vòng thi chung kết cá nhân cấp tỉnh; giải thưởng vòng thi chung kết cá nhân toàn quốc; giải thưởng dành cho trường THPT, TTGDNN-GDTX có số lượng học sinh, tỷ lệ học sinh tham gia thi nhiều nhất; giải thưởng dành cho tỉnh, thành đoàn có số lượng, tỷ lệ học sinh tham gia thi nhiều nhất. Các cá nhân đoạt giải cao nhất của cuộc thi được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tiền thưởng.

Giải thưởng cho các phần thi sản xuất video và phần thi thiết kế inforgraphic gồm các giải dành cho sản phẩm và dành cho tỉnh, thành đoàn có số lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất. Tổng giá trị các giải thưởng là hơn 300 triệu đồng./.