Lời người dịch
“Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh) do Giáo sư Hồ Tuấn Hùng , một người đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan dành nhiều công sức nghiên cứu trong những năm qua, được Nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành tại Đài Loan vào ngày 01/11/2008 (mã số ISBN: 9789866820779).
Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, là cháu ruột Hồ Tập Chương (mà ông khẳng định chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh) từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời ông còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan.
Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của ông được tác giả tìm hiểu kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tư liệu cũng như nhân chứng. Tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” dày 342 trang, khổ 15 x 21 cm, bìa cứng, in chữ nổi.
Phần mở đầu gồm các bài giới thiệu của tiên sinh Chung Triệu Chính, luật sư Kiệt Chương và của tác giả. Phần chính được chia làm 6 thiên, thứ tự như sau:
I / Hài kịch tráo rồng đổi phượng (Thâu long chuyển phượng đích hý khúc)II/ Ve sầu lột xác, thật giả kiếp người (Kim thiền thoát xác thực giả nhân sinh)III/ Những năm tháng phiêu bạt (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt)IV/ Khúc ca buồn về tình yêu, hôn nhân (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)V/ Hán văn “Nhật ký trong tù” và “Di chúc” (Hán văn Ngục trung nhật ký dữ Di chúc)VI/ Hạ màn, đôi lời cảm nghĩ (Lạc mạc cảm ngôn)
Cuốn sách khá dày, công việc chuyển ngữ mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên, người dịch đã cố gắng dịch trọn vẹn để cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn mới về nhân vật huyền thoại Hồ Chí Minh, còn việc đúng hay sai xin để công luận thẩm định, chúng tôi không dám lạm bàn.
Lời giới thiệu 1 Người kỳ lạ, chuyện kỳ lạ, sách kỳ lạ
Thay lời tựaMàn đầu bóc gỡ tấm mạng che huyền bí
Lời giới thiệu 2 Tin có bằng chứng, bổ khuyết và dựng lại lịch sử
THIÊN IHài kịch tráo rồng đổi phượngMàn mộtSự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc
Tấm mạng huyền bí che mặt Hồ Chí MinhHồ Chí Minh có phải đến từ Đài Loan?
Màn haiTHIÊN IIVe sầu thoát xác, thật giả kiếp ngườiTiết mục Nguyễn Ái Quốc “chết rồi sống lại”
Những ẩn số về con người Hồ Chí MinhNguyễn Ái Quốc chết thật hay chết giả? Báo chí đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết bởi bệnh lao phổiBí mật về cái chết của Nguyễn Ái QuốcSai lầm của Hồ Chí Minh về việc tự nhận “mình đã bị chết” Hồ sơ bệnh án Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí MinhHồ sơ bệnh lao phổi của Nguyễn Ái Quốc
Vụ án Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Hương CảngVụ án “Tòa Hương Cảng thẩm vấn Nguyễn Ái Quốc”Viện Khu mật Hoàng gia London xét xử – Chống ánVụ án Nguyễn Ái Quốc đến Singapore bị buộc phải quay lại Hương CảngSự kiện Nguyễn Ái Quốc mất tích ở Hương CảngNguyễn Ái Quốc trên đường từ hương Cảng đến Hạ MônSự kiện Hồ Chí Minh từ Hạ Môn đến Thượng HảiBộ phim “Nguyễn Ái Quốc thoát hiểm ở Hương Cảng”.
THIÊN IIINhững năm tháng Phiêu bạtMàn mộtMàn haiTHIÊN IVKhúc ca buồn về chuyện hôn nhân tình áiHồ Chí Minh ở Trung Quốc (1938 – 1945)Hồ Chí Minh ở Liên Xô (1933- 1938)
Thời gian và vũ đài hoạt động trùng nhauCùng lên cũ đài, một ẩn một hiện Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt NamBệnh phổi trầm trọng, sức khỏe suy giảm Cùng tên nên có sự nhầm lẫnHồ sơ Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng ChâuNhững ghi chép về sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng ChâuLương Ích Tân viết về sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng ChâuNgô Trọc Lưu ở Đài Loan và trường thiên tiểu thuyết “Hồ Chí Minh”Hồ Tập Chương bị bắt ở Hà Nam, giam tại nhà ngục “Nam Thạch Đầu”“Hồi ký Trịnh Siêu Lân”: Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng ChâuBí mật “Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu”Tiểu sử giản lược Hồ Tập ChươngTiểu sử Nguyễn Ái Quốc
Phụ lục1 Ảnh của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh trong hồ sơ
Phụ lục 2“Hồi ức Trịnh Siêu Lân – Truyện Phó Đại Khánh”
Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Đỗ Thị LạcMối tình của Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân
Hồ Chí Minh đến Mạc Tư Khoa vào thời gian nào?Sự thật về sự kiện Hồ Chí Minh bị kết án tử hìnhQuốc tế cộng sản đạo diễn vở kịch “Mượn xác hoàn hồn” Vera Vasilieva và Hồ Chí MinhViệc cải tạo và học tập của Hồ Chí MinhĐại hội đại biểu Quốc tế cộng sản lần thứ VIIHồ Chí Minh rời khỏi Mạc Tư Khoa
THIÊN VChữ Hán “Nhật ký trong tù” và “Di chúc”
Ngàn dặm xa xôi đến Diên AnCơ quan Bát lộ quân Quế LâmBan huấn luyện cán bộ chiến tranh du kích Hành Sơn, Hồ NamĐảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông DươngMặt trận Việt Nam độc lập Đồng minhBị bắt ở Quảng Tây và tập thơ “Nhật ký trong tù”Trở lại Bắc Pha, tháng tám khải caCon người thật của Hồ Chí MinhHồ Chí Minh chấp hành “nhiệm vụ bí mật”“Đài Loan nhật nhật tân báo”Bảy bức thư từ Trung QuốcMười một (11) bài viết trong “Cứu vong nhật báo”Hồ Chí Minh ngụy tạo sự kiện Nguyễn Ái Quốc sống lại
THIÊN VIHạ màn và đôi lời cảm nghĩ
Hồ sơ hôn nhân Hồ Chí MinhChuyện hoang đường về đạo đức thánh nhânCầu trả về cầu đường trả về đường
Tài liệu tham khảo
Mối tình đầu của Nguyễn Ái Quốc với cô BreiereBreiere và Bourdon Mối tình đầu của Nguyễn Ái QuốcNghi án ái tình giả tạo
Tăng Tuyết Minh, người vợ đầu tiên của Nguyễn Ái QuốcCâu chuyện hôn nhân, ái tình của Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết MinhHồ sơ về hôn nhân, tình ái giữa Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết MinhTrung Cộng ẩn giấu chuyện hôn nhân Tăng Tuyết MinhHôn nhân Tăng Tuyết Minh, thật giả – một vụ án képTăng Tuyết Minh lúc tuổi già – Tấm ảnh chân dung
Khói lửa chiến tranh chứng kiến tình yêu – Nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai Tự khúc bi ca ái tìnhHồ sơ hôn nhân của Nguyễn Thị Minh KhaiSự thật về quan hệ hôn nhân giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh KhaiHôn ước của Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh KhaiBí danh chúng tôi của Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc
Hồ Chí Minh và tri kỷ má hồng – Lâm Y Lan tiểu thưHồ sơ về mối tình Hồ Chí Minh và Lâm Y LanMối tình của Hồ Chí Minh và Lâm Y LanSự thật về mối tình của Lâm Y Lan
Tổng kết về hôn nhân và tình ái trong cuộc đời Hồ Chí Minh
Khả năng Trung văn của Hồ Chí MinhQuá trình Nguyễn Ái Quốc học tập ngữ văn Trình độ ngữ văn của Hồ Tập ChươngTập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh134 bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù”“Nhật ký trong tù” là tác phẩm của một người thuộc sắc tộc Khách GiaThư pháp chữ Hán của Hồ Chí MinhDi chúc của Hồ Chí Minh lúc lâm chungNội dung “Di chúc” của Hồ Chí MinhNhững nghi vấn về “Di chúc Hồ Chí Minh” Những bí mật về việc bảo tồn di thể Hồ Chí Minh
Lặng lẽ suy tư khi màn hạGhi nhớ lời dặn, nhìn về tương lai
Lời giới thiệu 1Người kỳ lạ, chuyện kỳ lạ, sách kỳ lạ
Mấy ngày trước, ngài hiệu trưởng Lý Tú Bằng, một đồng sự đã hồi hưu cùng tác giả cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh” là Hồ Tuấn Hùng đến thăm tệ xá. Nghe Hồ quân nhẹ nhàng đi tới, khiến tôi càng hiểu rõ về con người kỳ lạ, sự việc kỳ lạ về Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thực làm cho người ta phải đập bàn kinh sợ, nên đã nhận lời viết mấy dòng thô thiển để bày tỏ lòng mình.
Điều khiến cho tác giả gọi là “kỳ lạ”, thứ nhất, Hồ Chí Minh đương nhiên là người Đồng La, Miêu Lật, Đài Loan. Cái mà mọi người đều biết ở Hồ Chí Minh là, vào những năm bốn mươi, năm mươi của thế kỷ XX, ông được xem là bậc anh hùng thời đại mà Đài Đảo của chúng ta có vinh dự sinh ra, vốn là con người người bình thường, bỗng nhiên được một nước khác tôn xưng làm Quốc Phụ.
Thứ hai, Căn cứ vào “Lời nói đầu” của Hồ quân, Hồ Chí Minh và nhà văn hóa nổi tiếng Đài Loan Ngô Trọc Lưu trước đây từng quen biết nhau. Ngô tiên sinh còn được coi là tác gia lớn văn học Đài Loan viết tác phẩm “Đứa con côi châu Á”. Theo cách hiểu của Hồ quân, “Á thư” chính là viết về con người và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Trong ký ức các bậc cao niên gia đình tôi, Ngô tiên sinh từng nói, “Á thư” nguyên tên là “Hồ Chí Minh”, nhân vì các thủ lĩnh cộng sản phụ họa theo, ở thời kỳ phản cộng, chống Nga Xô mãnh liệt, nên buộc phải đổi thành “Hồ Thái Minh”. Đến khi cuốn sách được được xuất bản tại Nhật lại đổi tên một lần nữa thành “Đứa con côi châu Á”. Khó mà tưởng tượng Ông và Hồ Chí Minh lại là chỗ quen biết.
Thật ra trên đời này không thiếu gì chuyện lạ, nhưng chuyện mà tác giả đã kể quả tình làm tôi choáng váng. Để đáp lại lời thỉnh cầu của Hồ quân, tôi viết bài tự này.
Tháng 7 năm 2008Tiền Tổng thống phủ Tư chínhChung Triệu Chính
* * * * *
Tấm mạng huyền bí che mặt Hồ Chí Minh
Lời giới thiệu 2Tin có bằng chứng, bổ khuyết và dựng lại lịch sử
Tôi quen biết tác giả Hồ Tuấn Hùng đã hơn ba mươi năm, nói là bạn thân cũng không quá. Mấy năm trước, trong một cuộc trò truyện mà tiếng Khách Gia gọi là “đánh trống miệng”, ông nói đã hoàn thành sự phó thác của gia tộc là tìm hiểu được người chú Hồ Tập Chương đã mất tích nhiều năm trong thời loạn. Thật đáng tiếc là lúc đầu, gia tộc không mấy tin tưởng, vì thế ông phải đầu tư thời gian, công sức sưu tầm tư liệu, dẫn nhiều luận cứ từ các nguồn khác nhau, thậm chí còn nhiều lần ra nước ngoài, tìm hiểu tại các văn khố lớn, cuối cùng đã viết được một công trình khảo cứu nổi tiếng, dựng lại chân tướng lịch sử về con người Hồ Chí Minh. Tấm lòng của ông thật đáng kính, tình cảm của ông thật đáng trân trọng.
Hồ quân đã lấy tư cách thân tộc, vì người chú mà tìm được lời giải câu đố khó. Về tình, ông đã tận lực làm việc đến nơi đến chốn, về lý, ông luôn giữ được tinh thần khách quan, trung thực. Điều may mắn cho cuốn sách là lý trí đã vượt lên trên tình cảm. Tôi khâm phục tư cách của Hồ quân bèn viết bài tự này.
Ngày 10 tháng 8 năm 2008Văn phòng luật sư pháp luật Kiệt ChươngLuật sư Ông Nhị Đạo
* * * * *
Thay lời tựaMàn đầu bóc gỡ tấm mạng che huyền bí
Hồ Chí Minh có phải đến từ Đài Loan?
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử hiện đại, ít nhiều đều có những bí mật riêng giống như tấm mạng che mặt. Những bí mật này rất ít khi được công khai minh bạch, trong đó, Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam là một trường hợp điển hình. Cho dù hiện giờ đã là thiên niên kỷ thứ hai, kỹ thuật truyền thông hiện đại có mặt khắp nơi, Hồ Chí Minh yên nghỉ trong quan tài thủy tinh tại lăng Ba Đình Hà Nội đã bốn mươi năm, nhưng hoàn cảnh gia đình, lịch trình học tập, khả năng ngôn ngữ, lý tưởng động cơ cách mạng, thực trạng hôn nhân, quá trình hoạt động tại Quốc tế cộng sản, thậm chỉ ngày sinh và ngày mất cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn. Mặc cho các tác giả viết truyện ký tìm mọi cách lắp ghép tư liệu, cuối cùng, vẫn không thể nào dựng lại được và trình bày một cách thuyết phục chân dung lịch sử Hồ Chí Minh.
Nhà sử học Việt Nam, giáo sư Nguyễn Thế Anh, tiến sĩ văn học và nhân văn Đại học Sorbonne, Paris, Pháp, từng là giám đôc Đại học Thuận Hóa, chủ nhiệm khoa Văn Sử Đại học Sài Gòn, giáo sư thỉnh giảng Đại học Harvard Hoa Kỳ, chủ nhiệm khoa Lịch sử văn hóa Đông Dương, Đại học Sorbonne, đã dày công nghiên cứu về Hồ Chí Minh và có những kiến giải độc đáo. Trong tác phẩm “Con đường chính trị của Hồ Chí Minh”, Nguyễn giáo sư từng nói: “Cho dù không thiếu những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh, cho dù ông đã mất từ lâu, nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều nghi vấn và mâu thuẫn trong cuộc đời nhân vật chính trị này. Do ông có thói quen che giấu quá khứ và những hoạt động của mình, cố ý xóa sạch các dấu vết, vì thế, mọi cố gắng tìm hiểu những chi tiết chân thực trong cuộc đời hoạt động của ông chẳng khác gì đứng trong đám mây mù vần vụ mà thưởng hoa vậy. Vì thế, ta chỉ có thể suy đoán mà thôi. Hồ Chí Minh có đến 3 cái tên giả, tự mình kể chuyện về mình đầy tràn sắc thái thần bí với nhiều sự hàm hồ, vô vàn tình tiết nghi hoặc, chẳng những không thể phân tích rõ ràng, mà còn bỗng nhiên tự tâng bốc mình với mục đích tuyên truyền cho sự nghiệp chính trị hoặc là một thánh nhân. Tuy vậy, các nhà sử học đã trường kỳ nghiên cứu, nỗ lực bóc gỡ dần lớp màn che phủ vốn làm chân dung Hồ Chí Mịnh bị biến dạng hoặc bị tô vẽ thái quá qua các tác phẩm truyện ký, chỉ có điều là vẫn chưa tìm ra điểm mấu chốt.
Năm 1962, nhà Việt Nam học Bernard Fall phỏng vấn Hồ Chí Minh, có hỏi đến những chi tiết mập mờ trong cuộc đời của ông, Hồ Chí Minh trả lời: “Các ông già khi vui vẻ thường tự tạo ra cho mình một chút thần bí. Tôi cũng bắt chước người xưa làm ra vẻ thần bí một chút, chắc ngài có thể hiểu được”. Việc này chẳng biết Bernard Fall có hiểu được hay không, nhưng William J.Duiker trong cuốn sách nổi tiếng “Truyện Hồ Chí Minh” đã viết: “Không khí thần bí bao bọc xung quanh Hồ Chí Minh luôn luôn được duy trì, chí ít ra là trong các tác phẩm tự truyện như thế này”.
1 – Hồ Chí Minh thời kỳ (1890 – 1932) là Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam.
2 – Hồ Chí Minh thời kỳ (1933 – 1969) là Hồ Tập Chương của Đài Loan.
Nói cách khác, truyền kỳ về Chủ tịch nước Việt nam Hồ Chí Minh, nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc, nửa đời sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan. Hai người cùng có quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đạt được những thành tựu trong cuộc đời hoạt động.
Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là đại biểu Quốc tế cộng sản. Do đảng viên cộng sản Pháp Joseph Ducroix, bí thư Công hội Thái Bình Dương, Quốc tế cộng sản bị bắt tại Singapore, sau khi truy vấn, cảnh sát đã bắt được hai phái viên của Cục Viễn Đông Quốc tế cộng sản là Hilaire Noulens ở Thượng Hải và Nguyễn Ái Quốc ở Hương Cảng. Không may, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc trên đường trốn chạy từ Hương Cảng đến Thượng Hải bị mắc bệnh lao phổi qua đời.
Hồ Chí Minh nửa đời về sau (1933 – 1969) là Hồ Tập Chương, người Đài Loan. Tuy nhiên, sự kiện động trời này chưa từng được lịch sử biết đến, khiến các cho các chuyên gia nghiên cứu hoặc độc giả có hứng thú với nhân vật Hồ Chí Minh vừa sững sờ vừa nghi vấn. Các chứng cứ của luận điểm này? Độ tin cậy của thông tin như thế nào? Nguồn gốc của tư liệu ở đâu? Mối quan hệ nhân quả về thời gian, không gian và tính logic của vấn đề?
1 – “Hài kịch tráo rồng đổi phượng” (Nguyễn Ái Quốc chết mà sống lại).
2- “Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người” (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng lên vũ đài lịch sử).
3 -“Cuộc sống lưu vong phiêu bạt” (Hồ Chí Minh ở Liên Xô và Trung Quốc).
4- “Khúc bi ca về tình yêu và hôn nhân” (Sự thật về tình yêu, hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).
5 – “Nhật ký trong tù và Di chúc” (Làm rõ khả năng Hán văn của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).
Từ cách nhìn lịch sử ở những góc độ khác nhau, lật lại sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết bệnh vào năm 1932, và Hồ Chí Minh của năm 1933 là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan tiếp tục tiếp tục đăng đài thực hiện nhiệm vụ Quốc tế cộng sản giao phó, rất mong được các chuyên gia học giả cùng bạn đọc chỉ giáo.
Nguồn: http://ethongluan.org, 14/01/2013
www.geocities.ws/xoathantuong