Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Về Sự Phát Triển Của Từ Vựng Tech12H Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Soạn Bài Sự Phát Triển Của Từ Vựng

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Từ kinh tế trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là cách nói ngắn gọn của từ kinh bang tế thế, nghĩa là trị nước cứu đời.

– Nghĩa của từ kinh tế ngày nay khác hẳn với nghĩa trong bài thơ, nó chỉ hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối sản phẩm…

→ Nghĩa của từ có thể biến đổi theo, không ngừng bổ sung và phát triển.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– bộ hành chơi xuân (nghĩa gốc) : mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, mùa đầu năm thời tiết ấm dần cây cối phát triển.

– Ngày xuân em … (nghĩa chuyển) : chỉ tuổi trẻ → hình thành theo phương thức ẩn dụ (tương đồng).

– khăn hồng trao tay (nghĩa gốc) : bộ phận cơ thể người, để cầm nắm.

– tay buôn người (nghĩa chuyển) : người chuyên hoạt động giỏi về một môn, một nghề, lĩnh vực nào đó → hình thành theo phương thức hoán dụ (gần gũi).

Luyện tập

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tìm nghĩa của từ “chân” trong các câu:

a. nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể.

b. nghĩa chuyển → hoán dụ.

c. nghĩa chuyển → ẩn dụ.

d. nghĩa chuyển → ẩn dụ.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Trà trong các trường hợp trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng),… được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, để pha nước uống.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Trong các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,… từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : dụng cụ đo có bề ngoài giống đồng hồ.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

“mặt trời” trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Bác Hồ giống như mặt trời mang theo ánh sáng tự do, độc lập. Đây là hiện tượng nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển nhưng mang tính tạm thời, chỉ có nghĩa trong ngữ cảnh này.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài Học: Sự Phát Triển Của Từ Vựng (Tiếp Theo)

Nội dung

I – TẠO TỪ NGỮ MỚI 1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó. Mẫu: điện thoại di động, sở hữu trí tuệ. 2. Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc,…). Hãy tìm những tư ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó. Ghi nhớ Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. II – MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NỨƠC NGOÀI 1. Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau đây: a) Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) 2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau: a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong; b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…). Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

Soạn Văn Bài: Sự Phát Triển Của Từ Vựng (Tiếp Theo) Văn 9 Tập 1

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Tạo từ ngữ mới

1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

Gần đây, có những từ ngữ mới được tạo nên từ các từ điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ: sở hữu trí tuệ, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, điện thoại di động.

Điện thoại di động, máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác bằng vô tuyến điện, sử dụng không cố định một chỗ, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.

Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với sản phẩm do tự mình sản xuất ra, được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền phát minh và sáng chế.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Đặc khu kinh tế là những khu vực được dành riêng để thu hút những nguồn đầu tư và công nghệ từ nước ngoài, chính sách của những khu này có ưu đãi hơn đối với những khu khác.

Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phôi các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

2. Trong tiếng Việt có những từ cấu tạo theo mô hình sau: X + tặc. Hãy tìm những từ ngữ trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình đó. Những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo thành mô hình + tặc như: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

1.Hãy tìm những từ Hán Việt ưong hai đoạn trích sau đây:

a. Thanh minh trong tiết thúng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.Gần xa nô nức yến anh,Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.Dập dìu tài tử giai nhản,Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông cổ linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin lùm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cú, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Các từ Hán Việt:a. thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân; bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.b. bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, Mị Nương, Ngu mĩ, nhược.2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.b. Nghiên cứu một cách có hệ thông những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,…).Những từ này có nguồn gốc từ đâu?a. AIDS: Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.b. Marketing: nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,…Những từ ngữ này có nguồn gốc là từ ngữ của nước ngoài. Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay.

3. Ghi nhớ

Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách phát triển từ vựng tiếng Việt.

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Tìm Hiểu Về Ngành Kinh Tế Phát Triển

Cập nhật: 24/06/2019

Kinh tế phát triển (tiếng Anh là Development Economics) là một trong những khoa học kinh tế khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của Kinh tế phát triển là nhằm cung cấp một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Phát triển sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển. Giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được các vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan Nhà nước, trường đại học…

Theo học ngành này, sinh viên có khả năng phát triển chuyên sâu, có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có khả năng làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau – đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách và quản lý quá trình phát triển – góp phần tích cực vào việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Ngành Kinh tế phát triển

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kinh tế phát triển

– Mã ngành: 7310105

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế phát triển:

A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học

A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh

D01: Toán học, Văn học, Tiếng Anh

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế phát triển những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 13 – 22 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển

– Khu vực miền Bắc: – Khu vực miền Trung:

Nếu bạn muốn học ngành Kinh tế phát triển có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển

Ngành Kinh tế phát triển đào tạo cử nhân kinh tế có thể phân tích, tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, ngành và lĩnh vực; quản lý các quá trình phát triển; xây dựng, phân tích, thẩm định và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án phát triển; phân tích và dự báo kinh tế – xã hội; mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các dự án phát triển với nước ngoài. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển rất rộng mở.

Ngành Kinh tế phát triển tạo mở cơ hội việc làm

Sinh viên theo học ngành Kinh tế phát triển, sau khi ra trường có thể làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với các công việc như:

Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia;

Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển;

Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển;

Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững;

Với những công việc trên, sinh viên có thể làm việc tại:

Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội;

Các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Các viện nghiên cứu kinh tế, các trường Đại học, Cao đẳng;

Làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước;

Bộ Kế hoạch – đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện).

7. Mức lương ngành Kinh tế phát triển

Đối với sinh viên ngành Kinh tế phát triển mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế phát triển thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp để học ngành Kinh tế phát triển

Để theo học ngành Kinh tế phát triển, bạn cần phải có những tố chất sau:

Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;

Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;

Khả năng ngoại ngữ tốt;

Sáng tạo, tự tin, quyết đoán;

Khả năng thu thập và xử lí thông tin;

Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;

Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết đã giúp các bạn nắm rõ hơn về ngành Kinh tế phát triển, để từ đó có lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.