Top 3 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Về Trại Dưỡng Lão Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Sự Thật Về Trại “Dưỡng Lão, Cô Nhi” Thánh Đức

Lao động xay đầu cá.

Gọi là “trại” cho oai, chứ thật ra cơ ngơi của Thánh Đức tọa lạc trên khoảnh đất rộng gần 1 hécta, chỉ gồm những căn nhà mái lợp tôn rỉ sét, vách bằng phên tre hoặc được quây bằng những tấm nhựa, mỗi căn rộng trên dưới 100m 2, nhìn rất hoang tàn và thiếu hẳn những điều kiện vệ sinh cần thiết. Đã thế, chung quanh các nhà, cỏ dại mọc um tùm, xen lẫn với những vũng nước tù đọng, bẩn thỉu. Gần đó, là những ao lớn nuôi cá trê, rác thải nổi lềnh bềnh.

Vào thời điểm chúng tôi đến, có khoảng 20 người ở trại – hầu hết là trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Một người ở trại cho biết: “Các cháu bị cha mẹ bỏ rơi, hoặc sống lang thang. Có cháu nhiễm HIV nữa. Thấy hoàn cảnh các cháu cơ cực quá, thầy Vân đưa về nuôi, chi phí phần lớn thầy tự lo hết”.

Bên cạnh đó, còn có “Quyết định ban hành quy chế hoạt động của Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” – và cũng do bà Huỳnh Hoa ký. Trước đây, một nhà hảo tâm khi thăm trại, đã đề nghị được xem giấy phép của cơ quan chức năng như Sở Lao động, Thương binh Xã hội TP HCM hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ – TB&XH) huyện Bình Chánh, thì ông Vân lấp liếm: “À, giấy đó có chứ. Không có sao thầy hoạt động được. Nhưng chị Huỳnh Hoa giữ rồi vì trại trực thuộc trung tâm”.

Để tìm hiểu rõ hơn, căn cứ vào địa chỉ, số điện thoại của TTTTHTNCT in trên các tờ quyết định – là số 1C, đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp TP HCM, thì rất bất ngờ, người trả lời cho chúng tôi lúc chúng tôi gọi điện thoại là ông Tuân, chủ nhà.

Ông Mạc Đường, Chủ tịch Hội Dân tộc học TP HCM khi trao đổi với tôi, đã cho biết: “Trước kia, khoảng năm 1994, bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa là người của Hội, nhưng vì một số hành vi sai phạm nên Hội đã khai trừ bà”. Tuy nhiên, khi ra khỏi Hội, bà Hoa vẫn tiếp tục sử dụng cái mác giám đốc, và khắc dấu giả dưới danh nghĩa TTTTHTNCT để hợp thức hóa cho “trại” Thánh Đức của Lê Tùng Vân, cũng như để thực hiện nhiều phi vụ khác.

Ông Mạc Đường khẳng định, con dấu thật của Trung tâm có dòng chữ “Hội Dân tộc học Việt Nam”, nhưng trong tất cả những tờ “quyết định” do bà Huỳnh Hoa ký mà chúng tôi có, thì chữ “học” đã biến mất, chỉ còn lại “Hội Dân tộc Việt Nam”. Điều này chứng tỏ rằng tất cả những tờ “quyết định” do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký, đều là giả mạo vì cả nước, chẳng có hội nào mang tên như thế.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết ông Lê Tùng Vân chưa bao giờ xuất trình những quyết định này cho LĐ – TB&XH huyện Bình Chánh, cũng như chưa hề đăng ký tạm trú tạm vắng cho tất cả những người ở “trại” với Cơ quan Công an. Và mặc dù các ngành chức năng huyện Bình Chánh đã nhiều lần yêu cầu ông Lê Tùng Vân làm thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo luật định, nhưng mọi sự đâu vẫn vào đấy.

Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức hoạt động như thế nào?

Quê quán ở Châu Đốc, tỉnh An Giang, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Lê Tùng Vân lên TP HCM, cư ngụ tại đường Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6 và năm 1990, ông chuyển về cư trú tại ấp 2, xã Phạm Văn Hai, rồi thành lập Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức.

Tứ thời bát tiết, ông Vân luôn mặc bộ quần áo màu lam, bắt những người trong “trại” gọi ông là “cha”, hoặc “ông nội”. Nhiều đứa trẻ đưa về, ông đặt tên theo họ “Lê” của ông. Theo một số nguồn tin, bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa – người ký những tờ quyết định cho ông Vân, cũng chính là người đồng sáng lập Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức, và hợp tác với ông Vân trong việc môi giới, hướng dẫn những nhà hảo tâm, từ thiện đến thăm “trại”.

Thời còn là hội viên Hội Dân tộc học TP HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa đã mở một phòng khám từ thiện tại quận Bình Thạnh và sau đó, bà tiếp tục triển khai nhiều dự án từ thiện tại một số địa phương khác như Long An, Gia Lai. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Long An nhận thấy việc làm từ thiện của bà chỉ nhằm mục đích để được cấp đất nên đã từ chối phê duyệt.

Ông Mạc Đường cho biết: “Ở Gia Lai cũng thế, khi nhận được công văn của cơ quan có thẩm quyền, nêu ý kiến về việc bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa xin triển khai một số chương trình từ thiện tại Gia Lai, Hội Dân tộc học TP HCM đã có công văn trả lời rõ rằng, phạm vi hoạt động của Hội chỉ nằm trong địa bàn TP HCM. Mọi chương trình nằm bên ngoài địa bàn này, Hội không chịu trách nhiệm”, nên ý đồ của bà Hoa vì thế mà phá sản.

Ông Mạc Đường nói tiếp: “Bắt nguồn từ các dự án từ thiện ấy, dẫn đến việc những người cùng nhóm bà Hoa, gửi đơn thưa kiện bà”.

Trở lại chuyện Thánh Đức, tính đến thời điểm chúng tôi tiếp cận, “trại” đang “nuôi dưỡng” 56 đối tượng, gồm 22 người dưới 16 tuổi, 4 người từ 17 đến 18 tuổi, 21 người từ 19 đến 50 tuổi và 9 người từ 55 đến 60 tuổi.

Để điều hành, ông Lê Tùng Vân chia những người này làm 2 nhóm là nhóm học tập và nhóm làm việc (tất cả những ai từ 15 tuổi trở lên đều nằm trong nhóm làm việc). Một phụ nữ ở trại cho biết: “Nói là nói vậy thôi chứ học hành gì đâu anh. Thầy cô không có, nhà cửa còn chưa ra hồn, lấy đâu ra trường lớp…”.

Ngày hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” thường bắt đầu vào lúc 6h sáng. Tất cả những ai từ 15 tuổi trở lên, đều phải ra các chợ, thu nhặt đầu cá đem về xay nhỏ để nuôi cá trê trong những ao ở “trại”, còn người ở nhà thì trông trẻ, nấu ăn, giặt giũ.

Thỉnh thoảng, có em bị đánh đập, bị xích chân mà ông Vân giải thích với hàng xóm chung quanh là: “Xích vì cháu bị bệnh tâm thần, sợ đi lạc”. Lại có em khi vi phạm kỷ luật của “trại”, đã bị ông Vân trói, treo lên trần nhà, rồi cho một số người trong trại, mỗi người đánh vài roi.

Ở khu vực xay đầu cá, nền đất lầy lội, chung quanh là nước đọng, là rác rưởi, sợi dây điện nối vào máy được treo cẩu thả trên mấy cây cột gỗ, ruồi nhặng bay vo ve, chúng tôi chứng kiến mấy em nhỏ, tuổi chỉ khoảng 16, 17, đang hì hục vác những bao đầu cá bốc mùi tanh tưởi cho vào máy xay.

Tôi hỏi một em, ngày làm việc mấy tiếng? Đưa mắt nhìn quanh với vẻ rất e ngại, một lúc sau em mới nói nhát gừng: “Xay hết thì nghỉ chú ơi”. Hóa ra, để kiểm soát và để không một thông tin bất lợi nào lọt ra ngoài, ông Lê Tùng Vân đã bí mật dặn dò người này theo dõi người kia…

Và những việc làm mập mờ khác

Trong suốt quá trình tìm hiểu về “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”, chúng tôi còn phát hiện thêm một số vụ việc. Năm 2001, thông qua những người đến thăm “trại”, ông Lê Tùng Vân bày tỏ ý định muốn bán toàn bộ lô đất, để lấy tiền xây dựng một trại khác, tốt hơn.

Sau đó, ông K., cư ngụ tại đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú TP HCM đã ký một hợp đồng với ông Lê Tùng Vân, nội dung ông Vân bán cho ông K 18.452m 2 đất tại tổ 12, ấp 2 (có trại dưỡng lão, cô nhi) với giá 600 lượng vàng. Sau 4 lần thanh toán, tổng cộng ông K. đã giao cho ông Vân 442 lượng.

Tháng 11/2006, do chưa đủ tiền để thanh toán số còn thiếu (158 lượng), nên ông K. bàn với ông Vân – và được ông Vân đồng ý, là sẽ bán một phần diện tích của lô đất này cho một người khác, là bà B., cư trú tại đường Hàn Hải Nguyên, phường 16 quận 11 TP HCM – để ông K. lấy tiền trả đứt cho ông Vân.

Ngày 2/12/2006, một hợp đồng giữa ông Vân và bà B. đã được ký. Tuy nhiên, ngày 12/12, khi hai bên ra Phòng Công chứng huyện Bình Chánh để làm thủ tục sang tên, thì bất ngờ xuất hiện một công văn của TTTTHTNCT, do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký tên, đóng dấu (dĩ nhiên là trung tâm ma, dấu giả).

Nội dung công văn cho rằng “việc bán đất đã vi phạm điều 3 của hợp đồng hợp tác giữa ông Lê Tùng Vân và TTTTHTNCT, đồng thời phá hủy việc làm từ thiện vì số trẻ em mồ côi sẽ không còn chỗ ở. Vì thế, TTTTHTNCT kịch liệt phản đối việc buôn bán bất hợp tác này, đề nghị các cấp chính quyền địa phương khẩn cấp can thiệp…” (trích nguyên văn).

Không hiểu công văn này là đòn phép của bà Hoa, hay chỉ là sự dàn cảnh giữa bà Hoa và ông Vân để “làm khó” người mua đất, nhưng ngày 26/3/2007, vẫn bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc TTTTHTNCT, ký tờ trình không số, gửi UBND huyện Bình Chánh và UBND xã Phạm Văn Hai, xin “rút công văn (ngăn chặn việc mua bán đất), để việc mua bán giữa ông Vân và bà B. được thuận lợi”. (trích nguyên văn).

Trước những sự việc này, cộng với đơn thư tố cáo, ngày 8/5/2007, huyện Bình Chánh đã thành lập đoàn kiểm tra “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”. Kết quả kiểm tra cho thấy “trại” lập trái phép, địa phương không hay biết, cơ sở vật chất tạm bợ, nhà cửa ẩm thấp, không đảm bảo sức khỏe, phát sinh bệnh tật, không đăng ký tạm trú, con dấu của “trại” là dấu tự khắc, trẻ em trên 15 tuổi phải đi thu lượm đầu cá về xay, nuôi cá trê…

Cuối cùng, Đoàn kiểm tra kiến nghị UBND huyện Bình Chánh đình chỉ hoạt động của “trại”. Riêng về việc mua bán đất đai, hồ sơ đã chuyển cho Công an huyện giải quyết.

Tiếp theo, ngày 24/5, Sở LĐ – TB&XH TP HCM, Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em TP HCM lại tiếp tục làm việc với UBND huyện Bình Chánh, và đề nghị phải chấm dứt mọi hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” ngay trong tuần sau (nghĩa là kể từ ngày 28/5/2007).

Tuy nhiên, trước khi đóng cửa, các ngành chức năng cũng cần có giải pháp cho số phận của gần 60 con người

Liệu Trại Dưỡng Lão Tại Hà Nội Có Cần Thiết Không?

Sự ra đời của các trại dưỡng lão, viện dưỡng lão đã góp phần giảm tải những gánh nặng của xã hội khi phải tốn rất nhiều chi phí, tiền bạc cho công ích xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi. Điều này thì đặc biệt quan trọng tại các thành phồ lớn như Hà Nội, tp.HCM,… vì nơi đây tập trung dân cư đông, hoạt động kinh tế xã hội nhộn nhịp và có cơ hội tiếp thu nhanh chóng những cái mới của nước ngoài. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lý do cho sự ra đời của trại dưỡng lão tại hà nội ngày nay.

Những vấn đề với người cao tuổi tại các thành phố lớn hiện nay

Đối với nhiều người cao tuổi, đặc biệt người cao tuổi tại những thành phố lớn thì họ chỉ có một mong muốn đó chính là được tận hưởng quãng thời gian tuổi già trong bình yên, mạnh khỏe cùng người thân của mình. Tuy nhiên, những yếu tố về sức khỏe, bệnh tật đã mang đến cho không chỉ họ mà cả những người thân cũng như xã hội rất nhiều phiền muội. Nói về cơ bản thì khi con người ta già đi sẽ kéo theo đó là sức đề kháng cũng thấp xuống, khả năng chịu đựng kém đi và bệnh tật có nhiều cơ hội làm phiền hơn. Những người cao tuối sẽ dễ mắc các hội chứng về mắt, về xương do sự thoái hóa của con người cùng thời gian gây nên sự bất tiện trong cuộc sống thường nhật.

Điều này thì cực kì quan trọng đối với người dân sống tại các thành phố, nơi có mật độ dân cư lớn, hoạt động sống tấp nập, phương tiện khoa học kĩ thuật tập trung nên đối với một người cao tuổi thì đây không khác gì sự ô nhiễm nặng nề về không gian sống với những âm thanh, tiếng động máy móc, phương tiện đi lại cùng sự ô nhiễm của môi trường công nghiệp ngày nay. Thế nên việc tận hưởng khoảng thời gian về già của con người cùng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Sự ra đời và phát triển của các trung tâm dưỡng lão hà nội

Đứng trước những nhu cầu về không gian sống yên bình, tĩnh lặng, cũng sự thoải mái trong tư tưởng, tinh thần của người cao tuổi thủ đô thì các tổ chức xã hội đã cho xây dựng những trung tâm dưỡng lão, trại dưỡng lão tại hà nội. Đây chính là những nơi mà hội tụ đầy đủ các yếu tố về môi trường trong lành, không gian bình yên tránh được sự ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm không khí và đặc biệt là có được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ nhân viên y tế túc trực thường xuyên. Chính vì vậy mà hiện nay, xu hướng sử dụng các dịch vụ của trung tâm dưỡng lão tại Hà Nội đã không ngừng gia tăng và ngày càng mở rộng thêm với nhiều sự chăm sóc đặc biệt hơn.

Tìm Hiểu Về Ắc Quy Xe Đạp Điện, Bảo Dưỡng, Sửa Chữa

Bài viết này để bạn hiểu rõ về ắc quy xe đạp điện trước khi mua mới hoặc thay thế, sửa chữa bình ắc quy. Những kiến thức này nhằm giúp bạn tránh phải bị mất tiền mà lại mua trúng sản phẩm kém chất lượng, không vừa ý.

Phân loại ắc quy xe đạp điện hiện nay

Ắc quy xe đạp điện trên thị trường hiện nay có khoảng gần 10 hãng. Gần giống nhau về giá thành và 80% nhập khẩu từ Đài loan và Trung quốc (vì hiện nay Ắc quy chuyên dụng cho xe đạp điện tại việt nam chưa có nhà máy sản xuất).

Ắc quy xe đạp điện điều là loại Ắc quy khô và được phân làm 2 loại sau:

Loại thứ nhất: Bình 12Ah-12Volt

Loại thứ hai: Bình 20Ah-12Volt

Trên thị trường việt nam hiện có một số Ắc quy sản xuất tại Việt nam, tuy nhiên loại này không chuyên dụng cho xe điện, chỉ thích hợp với các thiết bị chạy tải đột ngột như đề xe máy, đề ô tô, đặc tính dòng phóng nạp của xe đạp điện không phù hợp với ắc quy loại này. Ắc quy xe đạp điện được thiết kế với chu kỳ nạp xả gần như 1 ngày/1 lần, còn đối với ắc quy để đề thì chỉ hoạt động khi đề máy sau đó được nạp bổ sung lại khi xe chạy do đó loại này lại được thiết kế với chu kỳ nạp xả lâu hơn (có khi vài tháng mới thực hiện nạp đầy và xả sạch bình). Như vậy nếu sử dụng ắc quy đề để thay cho ắc quy xe đạp điện thì tuổi thọ bình sẽ rất thấp.

Có nhiều nơi lắp ắc quy trong nước để cạnh tranh giá. Một số thương hiệu Ắc quy Việt Nam như Phoenix, đồng nai, Globe, Long, Tia Sáng, Vision…

Dòng sản phẩm và giá cả ắc quy xe đạp điện

Hiện nay, có khoảng 20 nhãn hiệu xe đạp điện trên thị trường Việt nam và được chia làm 2 dòng sản phẩm là: dòng xe đạp điện chạy ắc quy và dòng xe đạp điện chạy Pin. Đối với xe điện chạy ắc quy sẽ sử dụng ắc quy khô chuyên dụng: 12Ah-12Volt (dùng cho xe đạp điện) và 20Ah-12Volt (dùng cho xe máy điện). Ắc quy xe điện cùng loại có thể lắp được cho nhau.

Các tỉnh thành thuộc khu vực Miền Nam đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh được xem là thị trường tiêu thụ xe đạp điện lớn nhất cả nước. Một trong các thương hiệu xe đạp điện phổ biến ở đây đó là xe đạp điện Hitasa, xe đạp điện Asama và xe đạp điện Yamaha. Đi đôi với các dòng xe đạp điện đó là các dòng sản phẩm ắc quy xe đạp điện Hitasa, ắc quy xe đạp điện Asama và ắc quy xe đạp điện Yamaha chuyên dụng. Người dùng cần phải biết cách chọn lựa bình ắc quy thay thế chất lượng và phù hợp ứng với từng dòng xe mình đang sử dụng.

Ắc quy xe đạp điện giá cả dao động từ 1.400.000 VNĐ đến 2.200.000vnđ tùy chất lượng sản phẩm và thời điểm thị trường (ví dụ: sắp vào mùa khai trường thường khan hàng, giá cao).

Mỗi xe đạp điện thường sử dụng 4 bình ắc quy mắc nối tiếp, cũng có một số xe đạp điện đời đầu sử dụng 3 bình ắc quy.

Quãng đường đi được ứng với mỗi lần sạc đầy ắc quy

Quãng đường đi được cho mỗi lần sạc điện phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng ắc quy tích được trong mỗi lần sạc và tải trọng của xe.

Như vậy nếu ắc quy kém chất lượng thì dung lượng điện ắc quy tích được trong mỗi lần sạc sẽ ít hơn vì vậy quãng đường đi được sẽ ngắn hơn. Nếu xe sử dụng ắc quy xe đạp điện loại 4 bình 20Ah-12 Volt sẽ đi được quãng đường dài hơn xe sử dụng 4 bình 12Ah-12Volt. Các loại xe đạp điện hiện nay trên thị trường sử dụng 4 bình 12Ah-12Volt trung bình quãng đường đi được mỗi lần sạc đầy khoảng 40 – 50km (tùy thuộc chất lượng bình ắc quy xe đạp điện và trọng lượng tải của xe).

Loại bình ắc quy 20Ah-12Volt có quãng đường đi được trung bình từ 50 – 80 km (loại này hay được sử dụng cho xe máy điện).

Về giá cả hai loại chênh lệch nhau khoảng 1 triệu đồng.

Nguyên nhân ắc quy xe đạp điện không đi vẫn bị hỏng

Không phải do ắc quy của bạn kém chất lượng mà do cách của bạn sử dụng không đúng. Nếu một bình ắc quy không được sử dụng, không được sạc điện trong 3-5 tháng sẽ tự nhiên bị chết. Nguyên nhân là do trong xe đạp điện luôn có những thiết bị tiêu thụ điện ở “chế độ chờ” (hay standby) vì thế ắc quy luôn phải tiêu thụ điện cho chúng. Do đó, nếu ắc quy xe đạp điện 12V bị tiêu thụ điện đến dưới ngưỡng 10,4Volt thì ắc quy sẽ bị chết.

Để tránh trường hợp này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện việc sạc đầy điện cho ắc quy và rút dây nguồn điện của xe ra khỏi ắc quy là bạn có thể để thoải mái mà không lo hỏng.

Dấu hiệu nên thay mới bình ắc quy xe đạp điện

Nếu xe của bạn có những biểu hiện sau thì nên thay ắc quy

Xe đi được quãng đường ngắn dần và không còn đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày nữa.

Xe đi yếu, rất yếu đôi khi ngồi lên thì xe không chạy được trong khi dựng chân chống lên động cơ vẫn quay.

Ắc quy bị phồng, rộp và rất nóng khi chạy hoặc khi sạc.

Ắc quy sạc không vào điện.

Gọi dịch vụ sửa chữa

Cập nhật bởi Admin-Rada

Con Nghịch Ngợm, Bố Mẹ Có Được Đưa Vào Trại Giáo Dưỡng?

Con cái tuổi dở ương thường nghịch ngợm và khó kiểm soát khiến cho nhiều bố mẹ nảy ra suy nghĩ: Hay gửi quách vào trại giáo dưỡng để họ dạy bảo thay mình. Trường hợp tự đăng ký cho con tham gia trường giáo dưỡng liệu có được chấp nhận? Hay nói cách khác là những trường hợp nào sẽ được áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?

1. Trường giáo dưỡng là gì?

Trường giáo dưỡng thực chấp là một nơi để thực hiện việc thi hành biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại điều 91, 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể như sau:

Điều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.

Do đó, không phải đối tượng nào cũng “thích là vào” trường giáo dưỡng mà phải đáp ứng điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 92 Luật này.

2. Điều kiện để “được” tham gia trường giáo dưỡng

Như đã nói, những điều kiện này được quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính:

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Có thể thấy, để vào trường giáo dưỡng phải đáp ứng điều kiện về tuổi (Từ 12 đến dưới 18) và mắc những tội danh theo quy định của từng khung tuổi.

Thêm nữa, cũng có một số trường hợp đáp ứng độ tuổi và tội danh nhưng không phải tham gia trường giáo dưỡng, đó là theo Khoản 5 Điều 92 này:

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

3. Con ngỗ nghịch, cha mẹ cho đi trại được không?

Có thể thấy rằng, không thể chủ động để đưa con cái vào trường giáo dưỡng mà con cái phải đáp ứng điều kiện tại Điều 91, 92 vừa kể trên mới có thể “góp mặt”.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Nguồn : luật sư X

#Con #nghịch #ngợm #bố #mẹ #có #được #đưa #vào #trại #giáo #dưỡng.