Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trò Chơi Phân Biệt Màu Sắc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Trò Chơi Giúp Bé Phân Biệt Màu Sắc

Bé yêu 3 tuổi của bạn đã có thể phân biệt được màu sắc nếu bạn biết cách dạy bé. Không chỉ phân biệt màu sắc, bé thậm chí còn biết chỉ ra đúng màu khi bạn yêu cầu. Bé cũng có thể thuộc được tên của ít nhất 4 màu.

Để giúp bé phát triển tốt khả năng nhận thức màu sắc, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

“Bình thường hóa” màu sắc

Khi bạn đọc truyện cho bé nghe, bạn cũng có thể bảo bé tìm cho bạn con chim màu đỏ hay con sư tử màu vàng… trong tranh vẽ. Bạn cũng có thể hỏi bé xem con gà có màu gì?…

Phối hợp màu sắc

Bạn hãy chuẩn bị một ít đất nặn hoặc bột bánh và chia vào một số bát nhỏ. C_HANATEC_15 Thêm vào mỗi bát một vài giọt màu thực phẩm khác nhau và trộn đều màu sắc với đất nặn/bột bánh.

Trò chơi giúp bé phân biệt màu sắc

Mặc dù bé chưa có khái niệm về màu sắc hay kích cỡ nhưng bé đã có thể sắp xếp đồ vật theo ý riêng của bé. C2010-530 Vì vậy lúc này bạn có thể bắt đầu dạy bé cách phân loại mọi vật theo đặc tính màu sắc.

Bạn hãy chuẩn bị một số hình khối, miếng ghép nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu sắc (màu đỏ xếp riêng, màu xanh xếp riêng…). Bạn cũng có thể đề nghị bé giúp bạn tìm và sắp xếp những chiếc tất có màu giống nhau. Bạn sẽ rất vui khi thấy bé dần dần nhận thức được các màu sắc cơ bản thông qua quá trình bé tự giải quyết các vấn đề.

Cầu vồng tự tạo

Bạn hãy tìm mua những chiếc rèm trang trí làm bằng nhựa trong nhiều màu sắc, hình dáng và treo ở cửa phòng bé hoặc ở cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Ánh sáng chiếu vào những ô nhựa đầy màu sắc sẽ tạo nên những chiếc “cầu vồng” rực rỡ trên tường. Điều này sẽ làm cho bé yêu vô cùng thích thú. Bạn cũng có thể chỉ cho bé những màu sắc tạo nên “cầu vồng”.

Website: http://dochoiantoanviet.com

Bắp IT

Bé Học Màu Sắc Qua Các Trò Chơi Đơn Giản Đến Không Ngờ

1. Trò chơi lùa cúc vào đúng nhà:

Chuẩn bị: dầu ăn (hoặc dầu mát-xa em bé), túi zíp to (loại túi nhựa dẻo, 1 đầu có khóa), cúc áo (xanh, đỏ, vàng, hoặc tùy màu các mẹ định dạy bé), bút viết bảng (màu tương ứng màu cúc áo), băng dính trắng.

Cách chơi:

– Dùng bút viết bảng vẽ 3 hình tròn lên túi zíp lần lượt với 3 màu xanh, đỏ vàng. Để khô mực để chạm phải vòng tròn k bị mờ đi.

– Đổ dầu ăn/ dầu mát-xa vào 1/3 túi. Cho cúc áo vào, đóng túi zíp cẩn thận.

– Dán 2 đầu túi lên mặt bàn, và hướng dẫn bé dùng tay di chuyển các cúc áo vào đúng vòng tròn có cùng màu.

Trò chơi vừa dạy bé cách phân biệt màu sắc, vừa rèn luyện cơ tay, giúp tay bé khéo léo hơn, đồng thời mang đến cho bé những phút giải trí thú vị.

2. Trồng hoa vào đúng chậu:

Chuẩn bị: giấy các màu, băng dính 2 mặt, và kéo

Cách chơi: mẹ vẽ và cắt hoa, chậu hoa với các màu tương ứng. Sau đó cho hoa vào 1 giỏ, và dán cố định chậu hoa vào 1 tấm bìa cứng. Dùng băng dính 2 mặt dán vào đằng sau mỗi bông hoa.

3. Cho nút chai vào đúng hộp:

Chuẩn bị: 3 lõi giấy vệ sinh, giấy màu thủ công (xanh, đỏ, vàng), hồ dính, kéo, bìa cứng to, 3 cái hộp giấy nhỏ (ví dụ hộp đựng túi trà, caffe), nút chai tương ứng màu giấy thủ công, băng dính

Cách làm:

– Cắt và dán giấy thủ công vào 3 lõi giấy vệ sinh để tạo ra 3 ống màu khác nhau

– Tiếp tục giấy màu dán quanh hộp giấy.

– Dùng hồ dán 3 ống màu vào phía trên tầm bìa, cách nhau 1 khoảng bằng chiều dài của hộp giấy.

– Cố định tầm bìa vào tường bằng băng dính. Cao hơn mặt đất 1 gang tay. Dưới mỗi ống màu, đặt 1 hộp giấy có màu tương ứng.

– Cho tất cả các nút chai vào 1 cái giỏ, hướng dẫn bé nhặt từng nút chai, thả qua ống màu để rơi xuống hộp. Màu nút chai phải đúng với màu ống và màu hộp.

Với những bạn còn bé, trò chơi này còn cho bé quan sát 1 vật có thể tạm thời biến mất (khi đi qua ống màu), và sẽ quay trở lại sau đó (khi rơi xuống hộp). Mẹ có thể chồng 2 lõi vệ sinh để đường ống dài hơn, khiến bé tò mò hơn.

Dạy Bé Phân Biệt Màu Sắc

Khi đến 18 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ có khả năng nhận ra sự khác nhau về màu sắc. Nhưng lúc đó bé chỉ nhận ra là có sự khác nhau giữa màu này với màu kia thôi, chứ để gọi đúng tên màu gì thì bé phải qua một quá trình “huấn luyện” của ba mẹ nữa. 

1.Dạy bé phân biệt màu sắc qua sách vở:

2. Phân biệt màu sắc qua thực phẩm:

Khi con muốn ăn món gì đó, ba mẹ cũng “tranh thủ” nói cho con biết món ấy có màu gì. Ví dụ quả dâu có màu đỏ, trái nho màu tím, rau màu xanh… Song song với việc học màu sắc, bé sẽ còn biết phân biệt chua, ngọt, hình dáng, và các nhóm thực phẩm khác nhau nữa.

3. Học qua các bức vẽ:

Bạn có thể chỉ bé phân biệt màu sắc trên những tấm poster hoặc bức tranh nào đó treo trong nhà. Hay đơn giản hơn, bạn hãy biến nó thành một trò chơi, cho phép bé dùng bàn tay của mình nhúng vào một hũ màu bất kì rồi in lên một tấm bìa cứng khổ lớn, sau đó bạn rửa sạch tay bé và bắt đầu với màu khác,…

4. Học trong lúc đi dạo:

5. Học qua các loại đồ chơi giáo dục

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi mang tính chất giáo dục. Các bé có thể vừa chơi vừa học.Ví dụ như với trò chơi câu cá, các bé còn có thể phân biệt các màu sắc của con cá,…

6. Củng cố trí nhớ của bé đối với màu sắc:

Bằng cách “luyện tập” cho bé mọi lúc mọi nơi: khi thay quần áo, mẹ có thể hỏi màu sắc bộ đồ bé đang mặc. Khi ăn cơm, mẹ có thể hỏi màu sắc của thức ăn ngày hôm đó.

Khi đi ngủ, mẹ có thể hỏi màu sắc của chăn, màn… và khuyến khích bé trả lời. Kể cả bé có trả lời sai thì mẹ cũng kịp thời uốn nắn và khen bé giỏi nếu bé trả lời đúng. Việc học phân biệt màu sắc sẽ nhanh chóng thành công ngoài mong đợi của cả mẹ và bé cho mà xem.

Giúp Trẻ Biết Phân Biệt Màu Sắc

(VnMedia) – Trẻ nhỏ thường rất thích tò mò tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua quan sát. Trong vài tháng đầu đời trẻ đã hay chú ý tới những màu tương phản như đỏ, đen.

Khoảng 18 tháng tuổi trẻ biết phân biệt các màu khác nhau, nhưng chưa gọi tên được màu sắc. Thường từ 3 tuổi, bắt đầu tuổi mẫu giáo, trẻ mới gọi tên được màu đỏ, màu xanh. Tới 3 tuổi rưỡi – 4 tuổi trẻ mới nhận biết và phân biệt được nhiều màu hơn. Những trẻ nhận biết màu sắc sớm khi lớn lên thường có óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú.

Ths. Bs Quách Thúy Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nếu cha mẹ dạy con màu sắc quá sớm so với khả năng nhận biết của con thì con chưa thể gọi tên đúng màu sắc được, khi đó nhiều cha mẹ lo lắng cho là con chậm phát triển trí khôn. Nhưng cũng không nên cứ chờ cho trẻ đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ không khuyến khích trẻ quan sát, làm giảm khả năng nhạy bén và tinh tế của giác quan.

Để hướng dẫn trẻ nhận biết và nhớ được màu sắc, cha mẹ nên sử dụng những đồ chơi đồ dùng xung quanh trẻ hàng ngày để dạy trẻ. Chẳng hạn mẹ bảo trẻ: “Con đưa cho mẹ con gấu màu nâu kia nào” hoặc “Ôi cái áo đỏ của con bị bẩn rồi kìa”, hoặc là: “Con xem mẹ mua cho con cái ô tô màu xanh đẹp chưa”… Trong cuộc sống hàng ngày trẻ được tiếp xúc với nhiều đồ vật có nhiều màu sắc khác nhau – đó chính là những cơ hội tốt để trẻ nhận biết không chỉ màu sắc mà còn cả thuộc tính của đồ vật. Cha mẹ nên tận dụng mọi lúc khi gần trẻ để dạy trẻ màu sắc một cách thường xuyên, gọi tên và so sánh các vật có màu khác nhau thì trẻ dễ nhận biết và nhớ được lâu hơn.

Thường lúc đầu cha mẹ chỉ nên dạy trẻ những màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, đen sau đó mới dần dần dạy phân biệt tỉ mỉ như: xanh lá cây, xanh nước biển, xanh da trời, nâu, màu cam, màu trắng, hồng… gắn liền với những gì trẻ nhìn thấy hàng ngày vì những tông màu này khó phân biệt hơn đối với trẻ.

Có những trò chơi khác nhau để giúp trẻ phân biệt màu sắc:

– Cho trẻ chơi nhặt đồ vật có cùng màu vào mỗi hộp từ đống đồ chơi có màu khác nhau.

– Trò chơi đố vui: đưa một đồ chơi có màu xanh ra chẳng hạn, bảo trẻ tìm một đồ chơi khác có màu xanh ở trong phòng và bảo trẻ gọi tên màu đó ra.

– Cho trẻ chơi thi đua xem ai tìm được đồ chơi cùng màu nhiều nhất trong một đống đồ chơi.

– Cho trẻ chơi tô màu theo mẫu hình những bông hoa, con cá, cái cây…

– Cho trẻ tập vẽ và tô màu hình vẽ và gọi tên màu vẽ.

– Cho trẻ chơi đất nặn, nặn những thứ khác nhau với màu khác nhau.

– Cho chơi những ruy băng khác màu.

Tùy trong cuộc sống thực tế của gia đình có đồ chơi gì thì cho trẻ chơi thứ ấy, nhưng đối với trẻ nên mua những đồ chơi có màu sắc khác nhau để làm tăng sự hấp dẫn. Những vật dụng hàng ngày của trẻ như quần áo, tất, giày dép, túi, ba lô đựng đồ… cũng nên sử dụng mẫu mã ngộ nghĩnh và màu sắc tươi tắn sẽ khuyến khích sự quan sát của trẻ và làm cho trẻ dễ nhớ dễ tìm đồ của mình.