Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vd Phương Pháp Luận Siêu Hình Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

So Sánh Phương Pháp Biện Chứng Và Phương Pháp Siêu Hình?

Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là hệthống các nguyên tắcđược sửdụngnhất quán trong hoạt động nói chung của con người. Phương pháp bao gồm có phương pháp nhận thức và phương pháp thực tiễn. Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Trong lịch sử phát triển của triết học, đã tồn tại hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó làphương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thếgiới với quanđiểm cơbảncho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những qui luật khách quan vốn có của nó.

Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức thếgiới với quanđiểm cơbản chorằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sửtriếthọc chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc

tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình là thế giới quan khoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

Mong Các Anh Cho Em Bít Quan Điểm Siêu Hình Và Các Phương Pháp Luận Của Chúng Là Gì?

Song qua các cuộc trao đổi đó cũng như qua các tài liệu khoa học ở nước ngoài, sự thiếu nhất trí trong cách hiểu bản thân khái niệm phương pháp luận nổi lên rất rõ. Chẳng hạn, trong các tài liệu của Liên Xô và một phần nào của Bungari mà chúng tôi được biết, khái niệm này thường được dùng:

Như vậy, hiện nay khái niệm phương pháp luận còn đang được dùng theo nhiều nghĩa rất khác nhau. Các nhà triết học cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học cụ thể đã viết rất nhiều về phương pháp luận và những vấn đề phương pháp luận, song bản thân phương pháp luận là gì thì lại chưa được xác định thật rõ ràng. Phương pháp luận là mọi học thuyết về phương pháp hay chỉ là học thuyết triết học về phương pháp? Nó là hệ thống các nguyên lý thế giới quan hay chỉ là sự vận dụng các nguyên lý này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn? Nó là phương pháp duy vật biện chứng hay là tập hợp các phương pháp được dùng trong một ngành khoa học nào đó? Nó là một chức năng của triết học hay là một khoa học riêng biệt?

Để giải quyết được những vấn đề này ta cần lưu ý rằng, bất cứ một bộ môn khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng và có hệ thống tri thức riêng. Không có đối tượng thì không có và không thể có bất cứ bộ môn khoa học nào vì không có đối tượng thì không xác định được phải nghiên cứu cái gì? Nhưng sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu rồi, mỗi khoa học còn cần phải tìm ra được những phương pháp nghiên cứu thích ứng. Các phương pháp đó không thể là tuỳ tiện. Các phương pháp của vật lý học được xác định bởi những đặc điểm của hình thức vận động vật lý của vật chất, bởi các quy luật và bản chất của nó. Tương tự như vậy, các phương pháp của một bộ môn khoa học này không thể dùng hoàn toàn để nghiên cứu một đối tượng khác của một bộ môn khoa học khác. Tuy nhiên, có thể có một số phương pháp nào đó của một bộ môn khoa học này được áp dụng để nghiên cứu rộng rãi trong một số lĩnh vực khác, chẳng hạn, một số phương pháp của vật lý học có thể được dùng để nghiên cứu trong hoá học, sinh vật học, khảo cổ học v.v.. Đó là do các đối tượng nghiên cứu của hoá học, sinh vật họe, khảo cổ học… bao gồm dưới dạng này hay dạng khác các hình thức vận động vật lý của vật chất. Như vậy, tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của mình mà mỗi khoa học có các phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Việc tìm tòi những phương pháp nghiên cứu thích ứng với mỗi bộ môn khoa học nhất định, xác định xem những phương pháp đó là những phương pháp nào, nội dung của mỗi phương pháp là gì, cách áp dụng nó ra sao, phạm vi áp đụng của nó đến đâu v.v. do lý luận về phương pháp của môn khoa họe này giải quyết. Lý luận về phương pháp đó chính là phương pháp luận.

Do chỗ phương pháp nghiên cứu của mỗi bộ môn khoa học đều phụ thuộc vào bản chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học đó nên muốn tìm ra được các phương pháp nghiên cứu thích ứng cần phải xuất phát từ bản thân đối tượng. Nhưng đối tượng nghiên cứu của mỗi bộ môn khoa học cụ thể chỉ là một bộ phận nhỏ, một “mảnh” nhỏ của thế giới hiện thực. Bộ phận nhỏ ấy, “mảnh” nhỏ ấy nằm trong một mối liên hệ qua lại chằng chịt hết sức phức tạp với các bộ phận khác, với các “mảnh” khác. Vì vậy, để xác định được hướng đi và cách đi thích ứng, để khỏi bị lạc trong mớ quan hệ chằng chịt các hiện tượng ấy, để luôn luôn nhắm trúng được đối tượng của mình, trước hết cần dựa vào các nguyên lý thế giới quan.

Là những quan điểm khái quát của con người về thế giới nói chung và về vị trí của con người trong thế giới ấy, các nguyên lý thế giới quan có tác dụng định hướng cho người nghiên cứu, không những định hướng trong quá trình tìm ra phương pháp mà còn định hướng ngay cả trong quá trình vận dụng phương pháp. Xuất phát từ những nguyên lý thế giới quan nhất định, những nguyên lý gắn liền với bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, người nghiên cứu xác định được những phương pháp nghiên cứu thích hợp. Vì vậy, các nguyên lý thế giới quan chính là cơ sở của các phương pháp, có tác dụng soi sáng cho các phương pháp, đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.

Thế giới quan đúng sẽ đảm bảo tìm ra các phương pháp nghiên cứu đúng. Ngược lại, nếu thế giới quan sai lầm thì các phương pháp nghiên cứu tìm được để nghiên cứu đối tượng đó cũng sẽ sai lầm. Chẳng hạn, xuất phát từ luận điểm cho rằng, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp, những người mác xít đòi hỏi khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội cần áp dụng phương pháp phân tích giai cấp, cần đứng vững trên quan điểm giai cấp. Ngược lại những người theo trường. phái tâm lý trong xã hội học lại xuất phát từ chỗ cho rằng, kinh nghiệm tâm lý và những xúc cảm của con người tạo nên bản chất của các hiện tượng và các quá trình xã hội, vì vậy, họ đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng các phương pháp của tâm lý học và việc nghiên cứu phải được bắt đầu từ tâm lý cá thể là những đơn vị quan sát cơ bản. Rõ ràng là xuất phát từ những nguyên lý thế giới quan khác nhau, người ta đã đi đến khẳng định những phương pháp nghiên cứu khác nhau và tính chất đúng đắn hay sai lầm của thế giới quan có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của việc tìm tòi và vận đụng các phương pháp. Vì vậy, các nguyên lý thế giới quan tạo nên bộ phận quan trọng nhất trong nội dung của phương pháp luận.

Ngoài các nguyên lý thế giới quan, trong nội dung phương pháp luận của mỗi bộ môn khoa học còn có một loạt nguyên lý khác. Đó là các nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, là các nguyên tắc chung về sự vận dụng các phương pháp, về việc sử dụng các tài liệu, sự kiện v.v. trong một ngành khoa học nhất định. Những nguyên lý và nguyên tắc chung này xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Chúng không phải là những nguyên lý thế giới quan nhưng cũng không trực tiếp nằm trong nội đung của các phương pháp. Chẳng hạn, đối tượng nghiên cứu của kibécnêtic là các hệ thống tự điều khiển với bất kỳ cấu trúc nào với bất kỳ nguyên tắc hoạt động nào và với bất kỳ thực thể vật chất nào (có thể đó là cơ thể sống, là các máy tính tự động, là các hệ thống điều khiển các quá trình kỹ thuật…)

Do những đặc điểm đó nên ngoài các nguyên lý thế giới quan, nội dung phương pháp luận của kibécnêtic còn bao gồm những nguyên lý quan trọng khác đặc trưng riêng cho kibécnêtic: nguyên lý trừu tượng hoá khỏi những đặc điểm chất lượng tập trung sự chú ý vào việc tìm những đặc điểm chung trong hoạt động của các hệ thống tự điều khiển, nguyên lý chung về sự sử dụng như nhau của tất cả các công thức và lý thuyết toán học, không tuỳ thuộc vào loại hình hay sự phức tạp của các hệ thống tự điều khiển mà nó nghiên cứu v.v.. Rõ ràng các nguyên lý này không phải là các nguyên lý thế giới quan, tuy chúng gắn bó mật thiết với các nguyên lý thế giới quan, cụ thể ở đây với nguyên lý phản ánh; đồng thời chúng cũng không trực tiếp nằm trong nội dung của các phương pháp nghiên cứu của kibécnêtic, cụ thể là không trực tiếp tạo nên nội dung của các phương pháp mô hình hoá, phương pháp thuật toán hoá và phương pháp “hộp đen” là những phương pháp nghiên cứu cơ bản của kibécnêtic. Tuy vậy, chúng là cơ sở của các phương pháp này, là những nguyên lý chỉ đạo và có tác đụng định hướng rất lớn đối với người nghiên cứu trong lĩnh vực kibécnêtic khi thu thập, sử dụng các tài liệu cũng như khi vận dụng các phương pháp. Vì vậy, chúng cũng tạo nên một bộ phận rất quan trọng trong nội dung của phương pháp luận.

Như vậy, khi nói rằng phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là học thuyết về các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực, là nói tới bản chất của nó. Nhưng bản chất chưa phải là toàn bộ nội dung, mặc dầu bản chất là những cái cơ bản nhất, chung nhất trong nội dung. Đứng về không phải đơn thuần chỉ là một hệ thống trình tự các quy trình và các biện pháp nghiên cứu, cũng không phải là một tập hợp tuỳ tiện các nguyên lý nào đó mà là một hệ thống lý luận chặt chẽ với những loại nguyên lý nhất định gắn bó hữu cơ với nhau: Thứ nhất, đó là các nguyên lý thế giới quan gắn liền với bản chất của đối tượng nghiên cứu. Thứ hai, đó là các nguyên lý chung về các cách xem xét, nghiên cứu sự vật, các nguyên tắc chung về việc vận dụng các phương pháp, về sự sử đụng tài liệu, sự kiện… trong một ngành khoa học nhất định; các nguyên lý và nguyên tắc chung này gắn liền với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng, đó là lý luận về bản thân các phương pháp (về nội dung, phạm vi và mối quan hệ qua lại giữa các phương pháp) của ngành khoa học ấy. Tất cả các bộ phận này gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một hệ thống lý luận chặt chẽ, thống nhất và là một thành phần không thể thiếu được của bất cứ bộ môn khoa học nào.

Vì vậy, phương pháp luận không phải là một tập hợp lý luận tuỳ tiện, càng không phải chỉ là một tập hợp đơn thuần các phương pháp được dùng trong một ngành khoa học nào đấy, nhưng đồng thời nó cũng không phải là một khoa học riêng biệt đứng độc lập như các khoa học khác. Phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được của mỗi bộ môn khoa học, là học thuyết về các phương pháp. Chính vì thế, phương pháp luận không phải chỉ là một học thuyết triết học về các phương pháp như một số tác giả khẳng định.

Sự Đối Lập Giữa Phương Pháp Siêu Hình Và Phương Pháp Biện Chứng

Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

a) Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. + Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b) Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp: + Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. + Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới

Phương Pháp Luận Là Gì? Ý Nghĩa Nghiên Cứu Phương Pháp Luận

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý qúa trình ấy. Vậy khái niệm phương pháp luận là gì, ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì? Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

+ Tổng hợp mẫu lời mở đầu bài tiểu luận các ngành mới nhất

+ Tổng hợp các đề tài luận văn thương mại điện tử hay nhất

1. Phương pháp luận là gì?

Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri thức về các quy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định.

Vậy phương pháp luận là gì? Phương pháp luận (Methodology) là học thuyết hay lý luận về phương pháp. Đó là hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo, xây dựng các nguyên tắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng có hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là các nguyên ly có quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Phương pháp và phương pháp luận là khác nhau.

Phương pháp là phạm trù rất rộng, cho liên phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đặt ra cho mình hàng loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết các quy luật phát triển của khoa học hiện đại.

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức của nhà khoa học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.

+ Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượng nhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học, với tư cách là con đường, cách thức và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận.

+ Phương pháp luận khẳng định phương pháp nghiên cứu khoa học không những nằm trong lôgíc nhận thức mà còn nằm trong cấu trúc nội dung một công trình khoa học. Cho nên Phương pháp luận nghiên cứu khoa học một mặt xác định các bước đi trong tiến trình nghiên cứu một đề tài, mặt khác còn tìm ra cấu trúc lôgic nội dung của các công trình khoa học đó.

+ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi đó là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao.

Tóm lại phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và lôgíc tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý qúa trình ấy.

– Khoa học hiện đại có kết cấu bởi nhiều thành phần, trong đó có ba bộ 4 phận chủ yếu và quan trọng sau đây:

+ Hệ thống những khái niệm phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học thuyết khoa học.

+ Hệ thống trí thức ứng dụng đưa các thành tựu khoa học vào sản xuất và quản lý xã hội, nhằm cải tạo thực tiễn.

+ Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm tòi, sáng tạo khoa học.

Vậy vị trí của phương pháp luận là gì? Phương pháp luận chính là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa học.

– Nghiên cứu khoa học luôn là sáng tạo và cách mạng, trong mỗi giai đoạn phát triển của khoa học hiện đại đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với khoa học, phải tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới, phải phát hiện ra các con đường mới để ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Có thể nói: Hoàn thiện về phương pháp luận là sự đòi hỏi thường xuyên của sự phát triển khoa học hiện đại.

– Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và nó trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn tất cả các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạo khoa học.

– Ngày nay trong thế giới hiện đại, để hoàn thành có chất lượng bất cứ một loại công việc nào, nhà chuyên môn cũng phải là người sáng tạo, có ý thức tìm tòi các con đường, các phương pháp tạo động mới. Thiếu tinh thần sáng tạo không có chỗ đứng trong cuộc sống đầy sôi động. Cải tiến chuyên môn thông qua con đường hoạt động thực tiễn của mình đã góp phần làm phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ phận quan trọng của khoa học. Hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học là sự tự ý thức về sự phát triển của bản thân khoa học. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.

Tham khảo tại nguồn: Tri Thức Cộng Đồng