Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bé Nổi Mề Đay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Hay Bị Nổi Mề Đay???

Cháu năm nay 19 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng không hiểu vì sao cháu rất hay bị nổi mề đay, xin quý báo hướng dẫn cách chữa.

Nổi mề đay là bệnh hay gặp, là một tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, gây phù tại chỗ làm cho da nổi các nốt đỏ, láng và ngứa nhiều. Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy. Tình trạng của cháu nếu hay bị nổi mề đay có thể cháu bị dạng mạn tính, hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh, cháu cần đi khám tại các chuyên khoa dị ứng để được điều trị thích hợp. Cháu cũng chú ý xem mình thường mắc bệnh sau khi ăn loại thức ăn nào hay vào thời tiết mùa nào… để phòng bệnh hiệu quả.

Bé Bị Nổi Mề Đay Phải Làm Sao Cho Hết?

Trong những năm tháng đầu đời, bé yêu có thể mắc phải những bệnh lý ngoài da khó chữa, trong đó có bệnh nổi mề đay. Bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết trong khi bệnh gây nên nhiều khó chịu và tiềm ẩn những nguy hại khó lường là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm, bởi trên thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm vì cha mẹ điều trị nổi mề đay sai cách.

Mẹ ơi, vì sao con bị nổi mề đay?

Chăm chút con từng li từng tí, giữ con tránh xa những nguy hại từ môi trường xung quanh nên khi bé Nấm bị nổi từng mảng mẩn đỏ trên cơ thể, cứ gãi cành cạch suốt ngày không chịu chơi ngoan, ngủ yên khiến chị Hà vô cùng thảng thốt. Chẳng lẽ con lại bị nổi mề đay như lời mẹ chồng nói? Chị ngồi ngẫm nghĩ lại xem trong quá trình chăm sóc con bản thân đã sai sót chỗ nào để bé Nấm bị như vậy, nhưng càng nghĩ chị càng không tìm ra nguyên nhân.

Trẻ nổi mề đay do di truyền, thời tiết, thực phẩm hoặc tiếp xúc với vật lạ

Các chuyên gia cho biết, rất nhiều cha mẹ không biết vì sao con nổi mề đay, và khi bé bị nổi mề đay phải làm sao cho hết, đó cũng là lý do khiến bệnh dai dẳng, khó chữa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng nổi mề đay ở trẻ như sau:

+ Do trẻ dị ứng với thời tiết: Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới làn da của trẻ. Khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến trẻ bị nổi mề đay.

+ Do di truyền: Nếu bố mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng thời tiết thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay hơn so với những trẻ có bố mẹ bình thường.

+ Do trẻ dị ứng với thực phẩm: Khi cơ thể trẻ tiêu thụ những loại thức ăn không hợp với cơ địa trẻ sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng, nổi mề đay.

+ Do trẻ tiếp xúc với những vật lạ: Những vật lạ đó có thể là đồ chơi, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc lông động vật chó, mèo chứa nhiều vi khuẩn cũng khiến trẻ bị mẫn cảm và nổi mề đay.

+ Do trẻ dị ứng với thuốc: Một số thành phần có trong các loại thuốc trị bệnh cảm, đau đầu, sổ mũi… là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không thể thích ứng và dẫn tới hiện tượng nổi mề đay.

+ Do trẻ bị côn trùng cắn: Sức đề kháng của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện nên khi bị côn trùng cắn sẽ gây mẩn ngứa diện rộng và có thể dẫn tới nổi mề đay.

Bé bị nổi mề đay phải làm sao? Chuyên gia “mách” mẹ 3 cách giải cứu trẻ

Vùng da nổi mề đay của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ

Bước 1: Rửa sạch dị nguyên khiến trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay Nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc do tiếp xúc với lông động vật chó, mèo mẹ cần rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa với xà phòng sát trùng, giúp da trẻ nhanh chóng dịu lại, giảm bớt cơn ngứa.

Muốn điều trị được bệnh, trước tiên cần biết nguyên nhân gây bệnh do đâu. Nếu trẻ bị nổi mề đay do thực phẩm cần ngừng ngay các loại thực phẩm đó lại, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn thực phẩm có độ đạm cao như: sữa đặc có đường, trứng, bơ, hải sản… Bên cạnh đó cần bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết như vitamin để nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Bước 2: Xác định nguyên nhân để biết trẻ bị nổi mề đay phải làm sao

Cơ thể trẻ cần được giữ sạch sẽ bằng cách tắm bằng nước ấm, mẹ có thể dùng sữa tắm có tính sát khuẩn nhẹ để tránh gây kích ứng, nhiễm trùng da bé. Ngoài ra, mẹ cần cắt sạch móng tay cho trẻ, tránh để trẻ đưa tay lên cào gãi gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và khiến bệnh mề đay thêm nặng.

Bước 3: Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ cào gãi

Nha đam có tác dụng chữa mề đay ở trẻ

Rất nhiều cha mẹ khi thắc mắc bé bị nổi mề đay phải làm sao đã được bạn bè và những người xung quanh “mách” nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: tắm lá khế, xông hơi lá kinh giới, đắp gel nha đam… Phương pháp này phù hợp với cơ địa từng trẻ nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng.

Trong trường hợp bé bị nổi mề đay kéo dài nhiều ngày không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Bước 4: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc đưa trẻ tới bác sĩ khi bệnh trở nặng

Nổi Mề Đay: Vì Sao Bệnh Lý Này Lại Phổ Biến

Nổi mề đay là một chứng bệnh da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của nổi mề đay sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh hiệu quả và nhận biết cũng như chữa trị kịp thời khi mắc bệnh.

Nổi mề đay là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm da do sự tác động của chất trung gian hóa học histamin gây nên, nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, dị ứng, nhiễm khuẩn,…

Bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, đặc biệt là ở trẻ em. Nổi mề đay ở trẻ em khá phổ biến khi thời tiết thay đổi thất thường.

Bên cạnh đó, những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc virus viêm gan hay bị bệnh viêm dạ dày… cũng có nguy cơ nổi mề đay rất cao.

Ban đầu mề đay thường xuất hiện dưới hình thức là những mảng ngứa trên da, khi bệnh nặng hơn thì những mảng ngứa đó chuyển sang màu đỏ và sưng phồng lên.

Mề đay có hai loại là cấp tính và mãn tính. Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và nhanh chóng biến mất sau 1-2h hoặc 1-2 ngày. Mề đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần và đa số là tự phát (vô căn).

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Khi bị nổi mề đay, người bệnh thường có các triệu chứng đặc trưng của bệnh như:

+ Ngứa trên da: Đây là triệu chứng đầu tiên khi bị nổi mề đay, tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và cảm giác vô cùng khó chịu, nếu gãi thì sẽ gây ra nhiều vết xước và tổn thương ở da, càng gãi càng ngứa.

+ Da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, phát ban sưng tấy.

+ Các nốt ban đỏ có thể nổi ở bất kỳ bộ phận nào trên vùng da cơ thể như: nổi mề đay ở mặt, ở tay, ở chân, ở lưng, ở vùng ngực, ở mí mắt và thậm chí là vùng kín,… sẽ lây lan nhanh và kèm theo bọng nước, dễ gây nhiễm trùng.

+ Nếu bệnh chuyển biến nặng thì người bệnh có thể bị khó thở, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp,…

+ Nếu sau khoảng 2 tháng mà tình trạng nổi mề đay liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng thường phức tạp hơn với những nốt sẩn ngứa hình vòng và nổi mề đay liên tục,….

Các dạng mề đay thường gặp

– Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột và rầm rộ ở các vùng da trên cơ thể với những sẩn phù rất ngứa và có thể hợp lại thành từng mảng, sau ít phút hoặc ít giờ thì lặn mất và có thể lặn chỗ này nhưng lại nổi chỗ khác.

– Mề đay phù mạch: nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài,…) và thường cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa.

– Da vẽ nổi: Đây còn gọi là mề đay giả khi dùng một vật xát nhẹ lên da và sau ít phút thì trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng, có thể đi kèm nổi mề đay.

– Ngoài ra mề đay còn có một số dạng khác như: sẩn nhỏ, mụn nước hay xuất huyết.

Nổi mề đay có sao không?

Nổi mề đay khiến người bệnh luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu,… gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu không được chữa trị hiệu quả thì mề đay sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể gây rối loạn giấc ngủ, thậm chí là sốc phản vệ và suy hô hấp,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, khi bị nổi mề đay thì người bệnh nên chủ động thăm khám, tư vấn bác sỹ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Nổi mề đay có bị lây không? Có được tắm không?

Bệnh nổi mề đay không lây, tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính khi không được điều trị hiệu quả chứ không lây từ người này sang người khác.

Khi bị nổi mề đay thì người bệnh nên tắm và vệ sinh cơ thể thường xuyên, tuy nhiên không nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm có độ kích ứng cao.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm như: hải sản, thịt gà, thịt bò,… vì chúng có thể gây dị ứng và gây ngứa mạnh hơn. Cần kiêng những thực phẩm cay nóng, kích thích như: tiêu, ớt, gừng và các loại rượu, bia, đồ uống có cồn,… bởi chúng có thể làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Đặc biệt, khi bị nổi mề đay thì người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc. Bởi việc lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng tới da và chức năng gan thận dẫn đến việc bệnh tái phát nhiều lần, nổi mề đay liên tục và mức độ bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.

Điều trị nổi mề đay hiệu quả

– Để điều trị nổi mề đay hiệu quả thì tốt nhất là cần loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.

– Cần tránh một số thức ăn và một thuốc có khả năng gây dị ứng. Bên cạnh đó cần tránh các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích, các loại gia vị cay nóng,

– Không được tự mua thuốc uống khi bị ban đỏ hoặc ngứa.

– Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin để thoa lên vùng da bị ngứa, nổi mề đay vì dễ gây viêm da dị ứng.

Vì Sao Hay Bị Nổi Mề Đay Băn Khoăn Của Nhiều Người

Bệnh mề đay là một hiện tượng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể là những nguyên nhân sau:

Yếu tố di truyền: Mề đay là bệnh lý có yếu tố di truyền, nó chủ yếu xuất hiện khi bạn bị dị ứng với thời tiết, nếu trong gia đình có người mắc phải bệnh này thì nó có thể sẽ được di truyền sang thế hệ sau.

Do sức đề kháng của cơ thể yếu: Sức đề kháng yếu cũng là một trong những nguyên nhân bị nổi mề đay, bởi khi cơ thể không có sức đề kháng sẽ khó chống lại được các tác nhân gây nên bệnh mề đay trong quá trình sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.

Lượng nước uống mỗi ngày không đủ: Thói quen uống ít nước mỗi ngày sẽ khiến da bạn bị khô, khiến các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết là nguyên nhân dị ứng nổi mề đay.

Do bị dị ứng với thực phẩm:Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất, những thực phẩm dễ bị dị ứng bao gồm: hải sản biển, các loại mắm, thịt bò, trứng, phô mai, tương, sôcôla, rượu, bia, đồ uống có cồn hay những thức ăn cay nóng, chế biến sẵn có chứa nhiều chất tạo màu, bảo quản,

Do dị ứng với một số loại thuốc gây nổi mề đay: Những thuốc này có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da bao gồm: Aspirin, Pennicillin, thuốc hạ nhiệt, thuốc điều trị cao huyết áp, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, một số loại vaccin, thuốc tránh thai…

Do tâm lý: Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chứng mề đay. Khi bạn bị stress, căng thẳng, áp lực bạn sẽ dễ dàng mắc mề đay hơn.

Do yếu tố khí hậu, thời tiết: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi giao mùa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, có độ ẩm không khí cao.

Do những virut tồn tại trong cơ thể: Các bệnh nhân nhiễm bệnh viêm gan A, B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn các cơ quan trong như hệ tiêu hóa, tai, mũi, họng, viêm xoang…thường có nguy cơ nhiễm bệnh mề đay cao.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác giải thích vì sao hay bị nổi mề đay có thể do dùng thuốc hoặc cách đó khoảng 5-10 ngày. Do nọc độc của một số loại động vật như sâu bọ, ong, kiến, muỗi, rệp… Do dị ứng với lông động vật, phấn hoa, rơm rạ, bụi nhà, lông vũ, men mốc, kí sinh trùng. Một số bệnh ác tính như cường giáp trạng, ung thư, luput ban đỏ cũng dẫn đến nổi mề đay.

Chính vì nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay nên việc xác định vì sao hay bị nổi mề đay rất khó. Bởi nó phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có bệnh nhân thì do một yếu tố gây nên nhưng ở một số người có sự kết hợp của nhiều yếu tố nên khó chữa nổi mề đay một cách triệt để.

Bệnh mề đay nếu chữa trị không cẩn thận sẽ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như phù mạch, sốt cao, tiêu chảy, tụt huyết áp khó thở… khá nguy hiểm đặc biệt với trẻ em. Khi bị mề đay bạn nên đến địa chỉ phòng khám da liễu uy tín để khám và có hướng chữa trị phù hợp nhất. Xác định rõ vì sao hay bị nổi mề đay bằng những phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm.