Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bị Bệnh Mất Ngủ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Người Già Hay Bị Mất Ngủ?

Tỉ lệ những người già hay bị mất ngủ ngày càng tăng lên và cao hơn hẳn so với những đối tượng ở lứa tuổi khác. Người ta ước tính rằng khoảng 48% những người trên 50 tuổi bị mất ngủ với các biểu hiện khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại, không thấy khoẻ khoắn sau giấc ngủ…

Hệ thống sinh học thần kinh kiểm soát nhịp sinh học trong ngày của cơ thể bao gồm cả chu kỳ thức ngủ có thể trở nên kém hiệu quả khi người ta già đi và giảm sự thích ứng đối với những thay đổi. Có bằng chứng chỉ ra rằng hoạt động chu kỳ ngày đêm bị suy giảm đi khi tuổi cao và sự điều hoà nhiệt độ cũng bị giảm đi tương tự. Vì vậy chu kỳ ngày đêm ở những người già có thể bị ảnh hưởng và dễ dàng bị gián đoạn giấc ngủ.

Những vấn đề rối loạn giấc ngủ đặc biệt ví dụ như rối loạn vận động có chu kỳ, ngừng thở khi ngủ hoặc rối loạn hành vi trong khi ngủ dường như là tăng lên theo tuổi. Điều này làm cho người già có tỉ lệ mất ngủ tăng cao, đặc biệt là với chứng ngừng thở khi ngủ gặp ở người già với một tỉ lệ cao vì đối tượng này là những người thường có những bệnh lý về đường hô hấp ví dụ như tâm phế mạn hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…

Đối với người già, tỉ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, phổi, đái tháo đường, sa sút trí tuệ. Điều này khiến những người già thường sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau và nó có thể xảy ra tương tác hoặc tác động khác nhau đến giấc ngủ. Hậu quả là thay đổi về giấc ngủ. Người già thường có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc có thể là do bác sỹ kê đơn hoặc tự mua về dùng và những thuốc này có thể gây ra mất ngủ. Những loại thuốc gây ra mất ngủ có thể là methyserginde, nicotin, scopolamine; thuốc giảm xung huyết ở mũi; các dẫn chất của xanthine, thuốc chống tăng huyết áp, steroid, thuốc kích thích tâm thần, hormon tuyến giáp và một số chất kích thích như rượu, caffeine.

Một vấn đề ngày càng gặp nhiều, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, đó là ở những người già phải đối mặt với tình trạng cô đơn, thiếu thốn tình cảm và những người già có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về kinh tế, tài sản, sự mất mát người thân, và tang tóc, con cái hư hỏng… đó cũng chính những nguyên nhân gây ra các tình trạng bệnh lý như là lo âu và trầm cảm, là điều kiện gây nên mất ngủ ở lứa tuổi này.

Và hướng điều trị

Việc trước tiên là cần phải xác định nguyên nhân gây mất ngủ, ví dụ như những bệnh lý xảy ra đồng thời như đau, rối loạn vận động chi có chu kỳ, trầm cảm, và việc điều trị tập trung vào điều trị nguyên nhân này. Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc điều trị bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trong đó biện pháp không dùng thuốc có vai trò cực kỳ quan trọng.

Việc điều trị không dùng thuốc bao gồm các vấn đề cần được thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ:

– Đi ngủ và thức giấc đúng giờ, đặc biệt là thức giấc vào buổi sáng đều đặn vào một giờ nhất định, không nên thức giấc vào lúc 6 giờ khi phải đi làm và những ngày cuối tuần thì ngủ đến tận chiều.

– Phòng ngủ phải yên tĩnh, mát mẻ, nên tắt ti vi hoặc đài trước khi lên giường đi ngủ vì việc để ý đến những thông tin trên ti vi có thể làm cho người bệnh lo lắng và khó đi vào giấc ngủ.

– Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, không làm việc khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, tránh các sự việc gây căng thẳng, chuyển sang các hoạt động khác có lợi hơn cho giấc ngủ như đọc sách báo, nghe nhạc.

– Không nên uống rượu, bia, caffein, tranh luận những vấn đề gây căng thẳng trước khi đi ngủ.

– Bệnh nhân được khuyên là không nên lo lắng khi đi ngủ là mình sẽ không ngủ được hoặc lo lắng về kế hoạch làm việc cho ngày mai. Nếu bệnh nhân cảm thấy không ngủ được sau 30 phút thì họ nên ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm một việc gì đó , sau đó quay trở lại giường khi họ cảm thấy buồn ngủ vì nếu cứ tiếp tục nằm trên giường khi chưa ngủ được chỉ làm tăng thêm sự kích thích, gây khó ngủ.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, khoảng từ 30- 40 phút một ngày, mỗi tuần khoảng 3-4 lần sẽ giúp ngủ tốt hơn.

– Những thuốc giảm đau không cần phải kê đơn nên được sử dụng một cách hạn chế. Khi phải dùng đến thuốc thì cần phải lưu ý những vấn đề sau đây ở người già: Một bệnh nhân có thể được điều trị bởi nhiều bác sỹ trong những lĩnh vực khác nhau và được sử dụng số lượng đơn tương ứng với từng bệnh lý trong những phạm vi đó. Một điều cần thiết là một bác sỹ nên quản lý tất cả các loại thuốc để biết được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân một cách tổng hợp nhất.

Các cụ ta có câu “ăn được ngủ được là tiên”, vì vậy chúng ta cần có một thói quen tốt để có giấc ngủ tốt, không nên lạm dụng nhiều loại thuốc, tránh lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng tới giấc ngủ.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền

Sức Khỏe: Vì Sao Bị Mất Ngủ Thường Xuyên?

Hội bác sỹ –

Tôi bị mất ngủ thường xuyên đã gần năm nay, tôi dùng thuốc Amitriptilin, Atarax, cũng có bớt nhưng khi ngưng thuốc thì tái lại. Tôi dùng tim sem, hạt sen, tập yoga… cũng không thuyên giảm, mặc dù tôi không lo nghĩ, không căng thẳng, trầm cảm. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì?

(Phạm Tư Mạnh, Đồng Hới, Quảng Bình) ​

Trả lời:

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm đề kháng, suy giảm trí nhớ. Sử dụng thuốc an thần thời gian dài dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.

Do vậy, bạn nên xác định rõ nguyên nhân: Mất ngủ có thể do bệnh tật (tim mạch, hô hấp, xương khớp), do môi trường, điều kiện sinh sống (tiếng ồn, mất vệ sinh), do ăn uống không điều độ, hay sử dụng chất kích thích, do rối loạn tâm sinh lý hoặc do suy giảm các chức năng của cơ thể đi kèm với sự suy giảm hàm lượng hormone…

Khi tuổi tác càng cao, việc suy giảm hàm lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Do đó, không chỉ có stress, lo nghĩ mới khiến bạn mất ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để rõ nguyên nhân mới trị dứt điểm bệnh này.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn​

Hội bác sỹ –

Tôi bị mất ngủ thường xuyên đã gần năm nay, tôi dùng thuốc Amitriptilin, Atarax, cũng có bớt nhưng khi ngưng thuốc thì tái lại. Tôi dùng tim sem, hạt sen, tập yoga… cũng không thuyên giảm, mặc dù tôi không lo nghĩ, không căng thẳng, trầm cảm. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì?

(Phạm Tư Mạnh, Đồng Hới, Quảng Bình) ​

Trả lời:

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm đề kháng, suy giảm trí nhớ. Sử dụng thuốc an thần thời gian dài dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.

Do vậy, bạn nên xác định rõ nguyên nhân: Mất ngủ có thể do bệnh tật (tim mạch, hô hấp, xương khớp), do môi trường, điều kiện sinh sống (tiếng ồn, mất vệ sinh), do ăn uống không điều độ, hay sử dụng chất kích thích, do rối loạn tâm sinh lý hoặc do suy giảm các chức năng của cơ thể đi kèm với sự suy giảm hàm lượng hormone…

Khi tuổi tác càng cao, việc suy giảm hàm lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Do đó, không chỉ có stress, lo nghĩ mới khiến bạn mất ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để rõ nguyên nhân mới trị dứt điểm bệnh này.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn​

Vì Sao Hay Bị Mất Ngủ Và Tim Đập Nhanh?

Chào bạn,

Công việc bạn mang tính đặc thù, giờ giấc ngủ không ổn định, điều này khiến cho bạn bị rối loạn nhịp sinh học tự nhiên. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Cộng thêm thời gian này bạn đang lo lắng nhiều dẫn đến căng thẳng, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp trường hợp tim đập nhanh khi nằm xuống ngủ.

Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng là nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh rất nhiều gốc tự do, tác nhân chính gây mất ngủ. Gốc tự do gây tổn thương thành mạch máu, hình thành nên các mảng xơ vữa, huyết khối làm hẹp động mạch, giảm lưu lượng máu lên não. Lúc này, não thiếu oxy và dưỡng chất để duy trì tốt các hoạt động, chức năng hệ thần kinh cũng bị suy giảm gây mất ngủ, đồng thời chức năng của hệ thần kinh thực vật cũng bị rối loạn dẫn đến tình trạng tim đập nhanh lên. Tim đập nhanh lại càng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Căng thẳng, tim đập nhanh và mất ngủ cứ diễn ra khiến bạn rơi vào vòng lẩn quẩn và ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và gia đình.

Công việc giờ giấc không ổn định nên ảnh hưởng đến nhịp sinh học

Để cải thiện mất ngủ và tình trạng tim đập nhanh, bạn cần chú ý 4 vấn đề sau:

Tạo môi trường ngủ thuận lợi nhất: Khi không công tác, bạn nên dành thời gian ngủ – thức đúng giờ, phòng ngủ mát mẻ, sạch, yên tĩnh và không có ánh sáng. Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ và để chúng xa giường ngủ của bạn.

Chế độ ăn uống và vận động lành mạnh: Tránh sử dụng nhiều chất kích thích trong ngày như café, rượu bia, thuốc lá ngay cả khi bạn đang công tác, vì những chất chứa nhiều cafein cũng có thể là nguyên nhân khiến tim đập nhanh; không sử dụng các thức ăn nhanh, đóng hộp, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Không ăn quá no trước khi ngủ. Duy trì thói quen luyện tập thể dục – thể thao hàng ngày để điều hòa nhịp tim và giúp ngủ ngon.

Giảm căng thẳng: Chia sẻ với người thân để cùng tìm hướng giải quyết khó khăn, động viên bản thân rằng mọi việc sẽ ổn với sự cố gắng của bạn, dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình, gặp gỡ bạn bè… Khi căng thẳng giảm bớt, bạn sẽ không còn bị tim đập nhanh khi ngủ nữa.

Chế ngự quá trình tăng sinh và ức chế gốc tự do: Các nhà khoa học khuyến cáo việc bổ sung tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (sinh trưởng tại khu vực Bắc Mỹ) có tác dụng giúp chống lại gốc tự do. Hai hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry có trong sản phẩm OTiV, có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa và chống gốc tự do được hình thành trong quá trình chuyển hóa và hoạt động của não. Nhờ vậy, mạch máu não được nuôi dưỡng, tình trạng lưu thông máu lên não tốt hơn giúp các hoạt động truyền dẫn thần kinh trơn tru, chức năng thần kinh được phục hồi từng bước đưa giấc ngủ về nhịp sinh học.

Trân trọng,

Trung tâm tư vấn y khoa – Công ty CPDP ECO

Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ 1800 556 889

Tại Sao Bị Bệnh Gan Lại Rối Loạn Giấc Ngủ, Mất Ngủ

Tại sao gan của bạn rất quan trọng?

Gan của bạn được cho là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể – đó là cơ quan duy nhất trong toàn bộ cơ thể bạn có khả năng tự sửa chữa và nó thực hiện hơn 500 chức năng cơ thể quan trọng. Tuy nhiên, gan có thể dễ dàng bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố, từ căng thẳng, béo phì đến quá tải, nhưng đôi khi các triệu chứng được biểu hiện không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Ví dụ, một vài triệu chứng bạn có thể gặp nếu gan bị tổn thương như:

Đây là một vấn đề thực sự quan trọng là phải nhận thức được các triệu chứng của bạn và cố gắng hỗ trợ sức khỏe của ban bất cứ lúc nào có thể. Tuy nhiên, điều thú vị là các nghiên cứu đã tiết lộ rằng có mối tương quan tồn tại giữa gan và giấc ngủ của bạn, với những người mắc các vấn đề về gan thường biểu hiện giấc ngủ bị xáo trộn hoặc khó chịu.

Tại sao bị bệnh gan lại rối loạn giấc ngủ, mất ngủ?

Gạn chịu trách nhiệm vô hiệu hóa hormone

Cortisol là một loại hormone gây căng thẳng thường được tiết ra ngay trước khi bạn thức dậy vào buổi sáng để bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng cho ngày mới. Mặt khác, melatonin được sản xuất dưới dạng ánh sáng tự nhiên mờ dần, giúp bạn cảm thấy thư giãn và buồn ngủ để chuẩn bị cho giờ đi ngủ.

Gan có thể ảnh hưởng đến các hormone này theo một số cách. Đầu tiên, nếu bạn dễ bị căng thẳng hoặc lo lắng, điều đó có nghĩa là nồng độ cortisol trong máu của bạn tăng cao, do đó làm tăng khối lượng công việc của gan khi loại hormone đặc biệt này ngừng hoạt động. Trong trường hợp căng thẳng kéo dài, gan của bạn có thể bị quá tải, có nghĩa là cortisol dư thừa có thể tồn tại trong hệ thống của bạn lâu hơn, không lý tưởng cho mức độ melatonin hoặc giấc ngủ của bạn.

Có thể dư thừa melatonin trong hệ thống của cơ thể như cortisol? Có, nhưng vì cortisol được giải phóng như là một phần của phản ứng căng thẳng, nông độ cortisol trong máu cao hơn là phổ biến hơn. Tuy nhiên, nếu gạn đang bị ảnh hưởng, rất có thể gan đang phải vật lộn để phân hủy melatonin. Điều này dẫn đến những cơn mệt mỏi vào ban ngày tăng lên sau đó là sự tỉnh táo vào ban đêm khi gan của bạn cuối cùng cũng hoạt động để vô hiệu hóa melatonin vẫn đang được lưu hành trong hệ thống.

Gan lưu trữ và sản xuất glycogen

Glycogen được sản xuất trong gan bằng cách sử dụng glucose (đường) còn sót lại và được lưu trữ dưới dạng nguồn năng lượng có thể được sử dụng bởi cơ thể. Ví dụ, khi mức đường huyết của bạn bắt đầu giảm, gan của bạn có thể phá vỡ glycogen để giải phóng glucose vào máu để giúp cung cấp cho cơ thể bạn một số nhiên liệu.

Trong trường hợp bình thường, hệ thống này hoạt động tốt, tuy nhiên vấn đề có thể phát sinh. Căng thẳng thực sự có thể gây tổn hại cho gan vì nó làm cạn kiệt kho dự trữ glycogen của gan, được sử dụng để sản xuất hormone gây căng thẳng như adrenaline. Cuối cùng, gan sẽ trở nên mệt mỏi do sản xuất ngày càng nhiều glycogen, điều này sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn trở nên rất cao, làm đảo lộn giấc ngủ của bạn.

Bạn cũng phải cân nhắc rằng, khi mức đường huyết của bạn cao, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Thật không may, khi nồng độ insulin cao, nó có thể khiến gan sản xuất nhiều chất béo và cholesterol hơn, điều này có thể khiến bạn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.

Gan ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi gan bị tổn thương nó có thể tác động đến hệ thống tiêu hóa. Gan chịu trách nhiệm phân hủy chất béo và nếu không thực hiện đúng vai trò này, điều đó có nghĩa là chất béo có thể xâm nhập vào ruột, làm phát sinh các triệu chứng như tiêu chảy hay táo bón.

Ngoài ra, tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ dù ít hay nhiều, nói chung nếu tiêu hóa kém trong đêm bạn chắc chắn sẽ nhận thấy rõ ràng. Thật không may, thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn để một vòng luẩn quẩn có thể hình thành, với một triệu chứng liên tục kích động và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ gan

Cách hỗ trợ dễ dàng và hiệu quả nhất cho gan là thông qua chế độ ăn uống. Hãy bổ sung nhiều trái cây, rau và protein dễ phân nhánh vào chế độ ăn uống và cần lưu ý rằng một số loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến gan, rõ ràng nhất là rượu bia. Cần hạn chế nạp quá nhiều đường và carbohydrate tinh chế có thể có tác dụng phụ bằng cách đảo lộn mức đường huyết của cơ thể.

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giữ dáng, khiến tim bạn đập mạnh và thậm chí hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn. Khi bạn tập thể dục, máu sẽ được bơm xung quanh cơ thể nhanh hơn, như vậy có nghĩa là gan cũng đang được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng lành mạnh trong khi mọi chất thải được lọc đi cho phép gan khỏe mạnh và hiệu quả hơn.

Nếu bạn đang muốn tìm một loại thuốc hay một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan thì không thể bỏ qua Dr.Liver, người bạn đồng hành không thể thiếu đối với người bị bệnh gan. Nhận được sự tin tưởng của người dân trên 36 tỉnh thành trong nước về độ an toàn và hiệu quả cao, mang đến cho người bệnh sự yên tâm trong quá trình điều trị phục hồi chức năng gan. Có thể nói Dr.Liver là sản phẩm điều trị bệnh gan tốt nhất trên thị trường hiện nay.